Con Đường Phát Triển Kĩ Năng Tổ Chức Hđtn Cho Giáo Viên Các Trường Mầm Non

Tóm lại, sự phát triển kỹ năng là một quá trình phức tạp, một quá trình chuyển hóa liên tục, biện chứng. Trên thực tế, các giai đoạn trên không thể tách bạch và phân chia có ranh giới rõ ràng. Trong khi giai đoạn này biểu hiện rõ thì đã có mầm mống của giai đoạn sau và vẫn còn dấu ấn của giai đoạn trước.

Vận dụng cách hiểu trên về lý luận các giai đoạn phát triển kỹ năng, sử dụng chuẩn đánh giá theo quan điểm của B.J. Bloom, chúng tôi xây dựng các mức độ phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN của giáo viên trong đó thể hiện những nhận định chung nhất cho toàn bộ các kỹ năng cơ bản thuộc nhóm kỹ năng thiết kế hoạt động, nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện hoạt động, nhóm kĩ năng đánh giá và nhóm kĩ năng bổ trợ. Nội dung này thể hiện khái quát qua bảng sau:

Trình độ

Biểu hiện

Sự thực hiện để đánh giá

1. Bắt chước

Quan sát và làm rập khuôn được

Khi tri giác trực tiếp quá trình thể hiện các kỹ năng của tập huấn viên, GV bắt chước và làm theo được một cách rập khuôn, máy móc; sự gắn kết giữa tri thức và kỹ năng chưa đạt tính thống nhất, chưa có sự liên hệ chủ động ở phía GV về mối quan hệ giữa tri thức hình thành được và kỹ năng cần hình thành vì vậy, nếu có thay đổi chủ đề hoạt động thì GV không thiết

kế và tổ chức được hoạt động.

2. Làm được

Biết cách làm và tự làm được

Khi tri giác trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình thể hiện kỹ năng của tập huấn viên, GV tái hiện, bắt chước làm theo được về trình tự các thao tác; thiết lập được mối quan hệ thống nhất giữa tri thức cơ sở và sự hình thành kỹ năng. Nếu có sự thay đổi chủ đề hoạt động thì bước đầu GV cũng thiết kế và tổ chức được hoạt động, hoàn thành được công việc song ở mức độ chuẩn

thấp, có thể có sai sót nhỏ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 6

Biểu hiện

Sự thực hiện để đánh giá

3. Chính xác

Thực hiện một cách chính xác

Thực hiện các kỹ năng tổ chức HĐTN theo sự hợp lý, chính xác về trình tự các thao tác, hoàn thành được công việc không có sai sót

về kỹ năng, đạt chuẩn quy định.

4. Phối hợp

Thực hiện một cách chính xác công việc và có

phần sáng tạo.

Hoàn thành được các kỹ năng tổ chức HĐTN đạt chuẩn.

5. Thuần thục

Thực hiện công việc chính xác với tốc độ cao, sáng tạo.

Hoàn thành được các kỹ năng tổ chức HĐTN một cách thuần thục, tiết kiệm được thời gian thực hiện, đảm bảo tính chính xác, linh hoạt, sáng tạo và đạt vượt chuẩn, có thể mang lại

chất lượng cao của hoạt động.

Trình độ


Những nghiên cứu lý luận về trình độ phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN được thể hiện trong bảng trên là tiêu chí để chúng tôi đánh giá mức độ hình thành và phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN của giáo viên.

1.3.1.3. Con đường phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường mầm non

a. Tự luyện tập, tự học:

Con đường cơ bản giúp mỗi giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp liên tục trong xã hội hiện đại là tự học, tự bồi dưỡng. Cùng với sự phát triển của chương trình giáo dục nhà trường, sự phát triển của những ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo làm cho nguồn tài nguyên về giáo dục ngày càng nhiều với các dạng thông tin khác nhau giúp người giáo viên có điều kiện thiết thực để khai thác và sử dụng chúng trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.

Trong việc hình thành và phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho trẻ trong các trường mầm non, con đường tự luyện tập, tự học bằng thực tiễn các hoạt động trải nghiệm của người giáo viên trong thực hiện chương trình HĐTN theo kế hoạch giáo dục của cấp học, giúp người giáo viên chủ động tích lũy kinh nghiệm cho mình bằng phân tích, đánh giá, phát huy những thành công và khắc phục các hạn chế của bản thân; chủ động tự học về lý luận và thực tiễn tổ chức các HĐTN được thể hiện trong các giáo trình, bài giảng của các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này.

b. Học hỏi đồng nghiệp

Làm việc với đồng nghiệp có kinh nghiệm trong tổ chức HĐTN cho trẻ trong trường mầm non để học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động cũng như những tri thức họ có là một con đường có nhiều ý nghĩa. Những đồng nghiệp giàu kinh nghiệm có thể đang làm việc cùng, cũng có thể họ đã về hưu, v.v.. nhưng quan trọng là họ có kinh nghiệm trong việc giải quyết các rắc rối, đối mặt với thách thức mà người chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức HĐTN có thể gặp phải. Họ có thể giúp giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức hoạt động lời khuyên hữu ích, trả lời những thắc mắc, đưa ra định hướng mà nhờ đó người giáo viên có thể đạt được hiệu quả lớn nhất trong công việc của mình.

Việc học tập đồng nghiệp có trình độ giúp người giáo viên bổ sung kinh nghiệm để tổ chức tốt HĐTN cho trẻ trong trường mầm non. GV có thể học tập kỹ năng quản lý thời gian và kế hoạch; kỹ năng chuẩn bị cho tổ chức hoạt động, các kỹ năng tổ chức triển khai hoạt động, kỹ năng kiểm tra, đánh giá.

c. Nghiên cứu khoa học

Hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng trở thành hoạt động cơ bản của người giáo viên cùng với hoạt động chăm sóc - giáo dục - nuôi dưỡng trong các trường mầm non. Các đề tài và lĩnh vực nghiên cứu khoa học của giáo viên mầm non tập trung vào đánh giá thực trạng và đưa ra các biện pháp góp phần khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động chăm sóc

- giáo dục trong nhà trường gắn với cấp học. Những năm gần đây, các đề tài nghiên cứu dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm mang tính thực tiễn góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục, chất lượng đội ngũ nhà giáo. Con đường nghiên cứu khoa học với những đề tài nghiên cứu về tổ chức và quản lý tổ chức các HĐTN theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những hoạt động gắn với đặc thù địa phương giúp giáo viên phát triển kiến thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học; phát triển kiến thức và kỹ năng tổ chức HĐTN mang tính thiết thực, phù hợp hơn với yêu cầu giáo dục, đặc điểm trẻ và điều kiện tổ chức của nhà trường, địa phương.

Trong các con đường phát triển kỹ năng trên, con đường tự học, tự bồi dưỡng có vai trò quan trọng nhất; các hình thức còn lại là cơ sở và điều kiện.

1.3.1.4. Các yêu cầu của việc phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ của giáo viên mầm non

Để phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho trẻ của GV mầm non đạt hiệu quả, cần thực hiện các yêu cầu sau:

- GV phải nắm được từng KN thành phần trong hệ thống các KN tổ chức HĐTN cho trẻ theo một quy trình khoa học. Trật tự các bước trong quy trình sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng GV và điều kiện giảng dạy cụ thể.

- Từng công đoạn trong quá trình phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho trẻ của GV mầm non đều đòi hỏi phải tạo ra các sản phẩm cụ thể, GV có thể so sánh với các sản phẩm của GV khác hay nhóm khác để rút kinh nghiệm. Đồng thời khuyến khích GV chia sẻ sản phẩm với các cá nhân khác để hiệu quả thực hiện được nâng cao hơn.

- Tổ chức việc kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính bảo tính khách quan, đánh giá đúng theo định hướng của mục tiêu giáo dục cấp học đề ra. Sử dụng các kênh đánh giá từ tập thể và cá nhân GV để việc đánh giá được toàn diện. Chú trọng việc đánh giá trong suốt quá trình bồi dưỡng, phát triển chứ không chỉ tập trung vào đánh giá kết quả cuối cùng.

1.4. Một số vấn đề lý luận về phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên mầm non

1.4.1. Vai trò quản lý của hiệu trưởng trong phát triển kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên mầm non

Theo Điều lệ trường mầm non Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định:

Hiệu trưởng trường mầm non là người đứng đầu đơn vị cơ sở của ngành GDMN, là người chịu trách nhiệm trước đảng bộ chính quyền địa phương và cấp trên về quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường theo đường lối của Đảng, phương hướng nhiệm vụ của ngành, quyết định trong việc đưa nhà trường tiến tới các mục tiêu về CS - GD trẻ em trong độ tuổi mầm non. Chịu trách nhiệm cao nhất về hành chính cũng như về chuyên môn trong nhà trường.

Trong nhà trường, hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước nhân dân và cấp trên trực tiếp về mọi HĐGD của nhà trường; là người thay mặt nhà nước điều hành toàn bộ bộ máy và thực hiện đồng bộ tất cả các nội dung định hướng phát triển GD&ĐT nhà trường trong sự vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc dân. Năng lực của người hiệu trưởng có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả quá trình quản lý, với sự phát triển của nhà trường.

Người hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong quản lý phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên, là người trực tiếp lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên. Hiệu trưởng chủ động tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để quá trình phát triển kĩ năng cho giáo viên đạt kết quả tốt. Hiệu quả quản lý nhà trường nói chung, hiệu quả phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN của GV phụ thuộc trực tiếp vào phẩm chất và năng lực quản lý của hiệu trưởng nhà trường.

1.4.2. Nội dung và phương pháp phát triển kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên mầm non

1.4.2.1. Lập kế hoạch phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó phải xác định những vấn đề như nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo các khả năng; lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình. Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra.

Lập kế hoạch phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên, người CBQL trường học cần thực hiện các nội dung sau:

Xây dựng kế hoạch chung, trong đó nhà QL phải tiến hành những công việc cơ bản sau:

- Đánh giá được thực trạng kĩ năng tổ chức HĐTN cho trẻ của giáo viên.

- Xác định mục tiêu phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN có tính khả thi.

- Lựa chọn được những nội dung, kỹ năng để bồi dưỡng cho GV cần tiến hành theo chủ đề của tuần, tháng, kỳ, năm học của từng bộ môn, và cách thức tiến hành.

- Xác định được chủ thể của hoạt động phát triển kĩ năng HĐTN cho GV;

- Sắp xếp công việc theo tiến độ hợp lý, đáp ứng nguồn lực và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả.

Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên:

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và chương trình giảng dạy của từng giáo viên, từng bộ môn, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng tổ

chức HĐTN cho giáo viên từng khối lớp hoặc toàn trường và chỉ đạo các tổ bộ phận và giáo viên tổ chức thực hiện.

Kế hoạch phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên cần xác định rõ:

- Mục tiêu của hoạt động: phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu của cấp học, kiến thức, nhận thức, khả năng, năng lực của CBQL, GV,...

- Nội dung phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV phải phù hợp và có mối quan hệ thống nhất với việc thực hiện các hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non.

- Chủ thể thực hiện: CBGV trong trường có năng lực chuyên môn tốt về tổ chức HĐTN cho trẻ hoặc chuyên gia của các cơ sở giáo dục đào tạo, chuyên viên phòng giáo dục, cá nhân có năng lực của các tổ chức giáo dục mầm non ngoài trường.

- Phương pháp và hình thức tổ chức: xác định hình thức bồi dưỡng phát triển kĩ năng cho giáo viên theo cụm trường, theo từng trường trên tất cả các giáo viên thực hiện chương trình HĐTN cho trẻ hoặc tổ chức riêng cho từng nhóm GV (nhóm phụ trách tuổi nhà trẻ, nhóm phụ trách tuổi mẫu giáo); bồi dưỡng phát triển kĩ năng cho GV theo hình thức tập trung - bồi dưỡng trực tiếp hoặc bán tập trung - kết hợp với bồi dưỡng qua e-learning; bồi dưỡng trực tuyến kết hợp các hình thức thăm lớp dự giờ, tự bồi dưỡng.

- Nguồn lực tham gia: Nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính cần sử dụng, sự phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.

- Thời gian thực hiện: Ngày, tuần, tháng, học kỳ.

- Kết quả cần đạt được về số lượng và mức độ các kĩ năng cần hình thành và phát triển.

1.4.2.2. Tổ chức phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

Tổ chức quá trình phát triển kỹ năng cho giáo viên là giai đoạn hiện thực hóa quá trình phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho GV thông qua vai trò của nhà quản lý, tạo ra và sử dụng sự tương tác sư phạm của tập huấn viên và GV MN giúp GV hình thành và phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN. Nội dung và cách thức thực hiện như sau:

Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo tổ chức phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên do Hiệu trưởng làm trưởng ban, và đại diện của các tổ chức đoàn thể và đại diện giáo viên ở các khối lớp, các tổ chuyên môn, các tổ chức trong và ngoài nhà trường có liên quan.

- Khảo sát trạng thái kĩ năng tổ chức HĐTN của GV mầm non. Việc khảo sát trình độ hiện tại về kỹ năng tổ chức HĐTN của GV cần được xem xét ở cả hai mặt: Thứ nhất, khảo sát đánh giá về số lượng kỹ năng đã hình thành thuộc các nhóm kĩ năng tổ chức HĐTN; Thứ hai, đánh giá trình độ đạt được về kỹ năng (chất lượng của kỹ năng) theo các mức của thang đo.

- Giải thích mục tiêu, yêu cầu, của vấn đề phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên, thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch.

- Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho thực hiện kế hoạch. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, Hiệu trưởng phải biết được phẩm chất và năng lực của từng người, mặt mạnh, mặt yếu, nếu cần có thể phân công theo từng “ê kíp” để công việc được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả; cần tạo điều kiện cho GV phát huy tinh thần tự giác, tích cực, phối hợp cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Huy động các nguồn tài chính để tổ chức phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên bằng nhiều nguồn tài chính khác nhau như: nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, nguồn tài chính từ các tổ chức ngoài trường tài trợ vv...

- Tổ chức các hình thức bồi dưỡng phát triển kĩ năng như tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp trong các hoạt động thăm lớp, dự giờ; đặc biệt cần xây

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022