Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Giáo Viên Trường Mầm Non Thành Phố Lào Cai

2.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên trường mầm non thành phố Lào Cai

Nhằm đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8 (phụ lục 1,2). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non‌

thành phố Lào Cai



STT


Nội dung

Đối tượng trả lời

phiếu

Rất không thường

xuyên

Không thường xuyên


Bình thường


Thường xuyên

Rất thường xuyên

Tổng số phiếu

trả lời


Điểm TB


1

Kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của GVMN sau mỗi đợt bồi dưỡng

CBQL

3

5

6

8

13

35

3,66

GV

10

32

69

26

83

220

3,64


2

Kiểm tra, đánh giá thông qua hồ sơ chuyên môn, giáo án, kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch giáo dục

cá nhân của mỗi giáo viên

CBQL

4

6

7

7

11

35

3,43


GV


16


30


59


36


79


220


3,6

3

Kiểm tra, đánh giá thông

qua dự giờ, thăm lớp

CBQL

3

5

8

9

10

35

3,51

GV

18

28

37

64

73

220

3,66


4

Kiểm tra, đánh giá thông qua quan sát hành vi, ứng

xử của trẻ

CBQL

2

3

9

10

11

35

3,71

GV

10

26

65

68

51

220

3,56


5

Kiểm tra, đánh giá thông qua đánh giá phản hồi của đồng nghiệp, tổ trưởng chuyên môn và thông tin

phản hồi của cha mẹ trẻ

CBQL

5

7

9

10

4

35

3,03


GV


22


38


65


71


24


220


3,17


6

Hiệu trưởng có thể tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì,

báo trước hoặc đột xuất

CBQL

4

9

11

6

5

35

2,97


GV


28


31


71


64


26


220


3,13


7

Hiệu trưởng cần thu thập thông tin phản hồi từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó thực hiện sự điều chỉnh phù hợp và kịp thời

các hoạt động bồi dưỡng

CBQL

4

8

9

9

5

35

3,09


GV


29


37


78


60


16


220


2,99

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 10

Ý kiến đánh giá của khách thể về công tác kiểm tra, đánh giá ở mức cao gồm các nội dung 1, 2, 3, 4 (ý kiến của CBQL đánh giá lần lượt là 3,66; 3,43;

3,51; 3,71 và ý kiến của GV đánh giá lần lượt là 3,64; 3,6; 3,66; 3,56). Các nội dung thực hiện mức thường xuyên gồm: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của GVMN sau mỗi đợt bồi dưỡng; Kiểm tra, đánh giá thông qua hồ sơ chuyên môn, giáo án, kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch giáo dục cá nhân của mỗi giáo viên; Kiểm tra, đánh giá thông qua dự giờ, thăm lớp; Kiểm tra, đánh giá thông qua quan sát hành vi, ứng xử của trẻ.

Ý kiến đánh giá của khách thể về công tác kiểm tra, đánh giá ở mức trung bình gồm các nội dung 5, 6, 7 (ý kiến của CBQL đánh giá lần lượt là 3,03; 2,97; 3,09 và ý kiến của GV đánh giá lần lượt là 3,03; 2,97; 3,09). Các nội dung đánh giá ở mức thực hiện chưa thường xuyên gồm: Kiểm tra, đánh giá thông qua đánh giá phản hồi của đồng nghiệp, tổ trưởng chuyên môn và thông tin phản hồi của cha mẹ trẻ; Hiệu trưởng có thể tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì, báo trước hoặc đột xuất; Hiệu trưởng cần thu thập thông tin phản hồi từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó thực hiện sự điều chỉnh phù hợp và kịp thời các hoạt động bồi dưỡng. Qua khảo sát thực tế với một số hiệu trưởng các trường MN và GV, hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động BDGV còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; nhiều CBQL và GV chưa nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá nên hoạt động này còn thiếu khách quan, đánh giá chưa sát với tình hình thực tế. Ý kiến phỏng vấn sâu của CBQL trường MN cho biết: “công việc cuối năm của Hiệu trưởng nhiều nên việc họp xét sau chương trình BD hạn chế, mang tính hình thực mà chưa triệt để để rút kinh nghiệm cho các hoạt động BD tới của nhà trường”.

Như vậy, công tác kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai đã thực hiện, tuy nhiên một số trường MN cũng chỉ mới dừng lại sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS để tổng hợp, báo cáo Sở GD&ĐT, chưa tổ chức phân tích, đánh giá kết quả, rút ra những mặt mạnh, những tồn tại của đội ngũ GV và

những hạn chế trong hoạt động quản lý, kiểm tra, đánh giá và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS của nhà trường. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều bất cập, cách thực hiện kiểm tra, đánh giá chưa được hướng dẫn cụ thể, nên việc đánh giá chưa phản ánh đúng thực chất và kết quả gây tác động không hiệu quả cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS nói chung.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sồn cho giáo viên trường mầm non thành phố Lào Cai

Nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9 (phụ lục 1,2). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên trường mầm non‌

thành phố Lào Cai



STT


Nội dung

Rất không ảnh hưởng

Không ảnh hưởng


Bình thường


Ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng

Tổng số phiếu

trả lời


Điểm TB

1

Năng lực của cán bộ

quản lý giáo dục

0

0

45

86

134

265

4,34


2

Trình độ, ý thức, thái độ của giáo viên mầm non khi tham gia hoạt

động bồi dưỡng


0


18


68


71


108


265


4,02


3

Chế độ, chính sách của Nhà nước về giáo dục

mầm non


0


15


51


49


150


265


4,26

4

Nội dung, chương trình

bồi dưỡng

0

21

63

68

113

265

4,03

5

Phương pháp bồi

dưỡng cho giáo viên

0

19

50

72

124

265

4,14

6

Cơ sở vật chất phục vụ

hoạt động bồi dưỡng

0

24

56

68

117

265

4,05

- Năng lực của cán bộ quản lý giáo dục có điểm trung bình của nhân tố này đạt trung bình 4,34 điểm. Trong nhà trường CBQL bao gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, trong đó quan trọng nhất là sự chỉ đạo của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước về chất lượng và hiệu quả của cơ sở giáo dục mà mình đang quản lý. Hiệu trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Điều lệ trường mầm non. Năng lực CBQL thể hiện được tầm nhìn chiến lược trong giáo dục chương trình BD hàng năm của nhà trường, cán bộ quản lý nhà trường đóng vai trò là người định hướng, hướng dẫn GV lượng tham gia trong quá trình thực hiện quản lý và làm cho công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non thành phố Lào Cai trở nên thuận lợi. Chính vì vậy người CBQL nhà trường càng liêm khiết, có năng lực về tổ chức công tác bồi dưỡng cho GV làm cho chất lượng nhà trường càng nâng lên, góp phần phát triển nâng cao chất lượng học sinh càng làm cho nền giáo dục vững mạnh.

- Chế độ, chính sách của Nhà nước về giáo dục mầm non đạt điểm trung bình của yếu tố là 4,26 điểm. Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, yêu cầu đối với công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học. Hàng năm Bộ GD&ĐT đều ban hành chỉ thị năm học, trong đó luôn nhấn mạnh đến công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Sở GD&ĐT cũng có văn bản chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ năm học và cũng nhấn mạnh về tự bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Kết quả đánh giá trên cho thấy đây là nhân tố có tính chất quyết định đến hiệu quản quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non thành phố Lào Cai. Chính sách, chủ trương của Chính Phủ, Bộ GD&ĐT hướng các cơ sở giáo dục đến mục tiêu phát triển chung là nâng cao hiệu quả giáo dục nhà trưởng, kể cả giáo viên và học sinh. Đây là các chính sách có tính chất định hướng, xuyên suốt, mang tính bản lề giúp cho các trường theo sát và vận dụng trong quản lý giáo dục. Tuy nhiên, nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên đối với việc bồi dưỡng năng lực dạy học chưa được quan

tâm đúng mức. Việc bồi dưỡng năng lực dạy học vẫn được coi nhẹ và ít được chú ý tới.

- Các yếu tố về phương pháp bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng đạt điểm trung bình đánh giá mức độ ảnh hưởng lần lượt là 4,14 và 4,03 điểm. Chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non. Nếu nội dung, phương pháp bồi dưỡng phù hợp sẽ đem lại hiệu quả cao trong bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên nhằm tăng cường sự phát triển năng lực giáo dục của giáo viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

- Trình độ, ý thức, thái độ của giáo viên mầm non khi tham gia hoạt động bồi dưỡng đạt điểm trung bình là 4,54 điểm. Người giáo viên thật sự rất đặc biệt, khác biệt hoàn toàn với những ngành nghề khác, sản phẩm của giáo viên là con người, là những con người hoàn thiện về kiến thức, đạo đức, nhân cách,... chính vì vậy điều cần thiết là mỗi giáo viên cần có những phẩm chất cao về cả đạo đức lẫn năng lực. Người thầy cần được bồi dưỡng về năng lực vì nếu người thầy có đạo đức tốt mà không có năng lực cũng không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đó là khả năng giải quyết vấn đề của con người đứng trước một nhiệm vụ nào đó. Đó còn là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ nhằm hoạt động có hiệu quả trong những điều kiện nhất định. Do đó cần bồi dưỡng cho người thầy hai loại năng lực căn bản: Năng lực chung và năng lực riêng. Năng lực chung là loại năng lực mà bất kỳ ai và làm việc gì cũng phải có mới đạt kết quả tốt đẹp như năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác… Ngoài năng lực chung, người thầy cần bồi dưỡng năng lực dạy học là năng lực riêng của nghề. Năng lực riêng bao gồm: Năng lực tìm hiểu học sinh và môi trường giáo dục, năng lực giáo dục nhân cách, năng lực đánh giá kết quả giáo dục, năng lực phát triển nghề nghiệp, năng lực kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.

- Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng đạt điểm trung bình là 4,05 điểm. Cơ sở vật chất có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ hoạt động BD, từ phòng học, thiết bị, âm thanh, ánh sáng, phương tiện dạy học, các phần mềm hỗ trợ, tài liệu, hạ tầng thông tin... đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non thành phố Lào Cai.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

2.6.1. Ưu điểm

Các hoạt động BD năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non được các Sở GD&ĐT và các trường mầm non cùng tham gia thực hiện. Mục tiêu BD năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non được xác định rõ ràng, thường xuyên, đổi mới nội dung BD ngày càng được chú trọng đáp ứng yêu cầu chương trình mới, hình thức và phương pháp BD cải tiến theo hướng lấy người học làm trung tâm.

Công tác quản lý BD năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non đã bước đầu ổn định từ khâu lập kế hoạch BD đến khâu tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và đến kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BDGV. Đặc biệt, tại địa phương từng bước đầu tư trang thiết bị hiện đại vào hoạt động BDGV và bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BD năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non. Những vấn đề liên quan đến quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp BD năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non đã có những tiến bộ, đáp ứng được các yêu cầu phát triển giáo dục của nước ta.

2.6.2. Tồn tại, hạn chế

Một bộ phận CBQL các cấp chưa nhận thức đầy đủ về những đổi mới trong Chương trình GDPT, chưa coi việc BD năng lực đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ quan trọng, quyết định chất lượng thực hiện Chương trình; một bộ phận không nhỏ GV các trường mầm non có trình độ đào tạo đạt chuẩn và

trên chuẩn nhưng năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu, lại chưa nhận thức đúng đắn về yêu cầu BD và tự BD để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Nội dung bồi dưỡng chưa thực hiện thường xuyên như kĩ năng xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục KNS; Kỹ năng đánh giá kết quả sau hoạt động học của trẻ.

Hình thức tổ chức và phương pháp bồi dưỡng còn hạn chế: Các hình thức bồi dưỡng theo cụm trường, tự học, tự rèn luyện tuy đã thực hiện nhưng chưa có sự đồng đều trong các trường; phương pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS tại trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai đã thực hiện luân phiên nhưng chưa đầy đủ hoàn toàn.

Công tác lập kế hoạch chưa thường xuyên như: Lựa chọn phương pháp, hình thức bồi dưỡng, từ đó lựa chọn báo cáo viên; Dự trù kinh phí và các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng.

Công tác tổ chức thực hiện chưa thường xuyên gồm: Tổ chức thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN; Điều hành nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN.

Công tác chỉ đạo thực hiện mức chưa thường xuyên gồm: Chỉ đạo tăng cường các điều kiện hỗ trợ thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN; Đảm bảo đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị, đồ chơi nhằm tạo điều kiện cho trẻ sinh hoạt, học tập, vui chơi; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lập kế hoạch và quản lý lớp học; Chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục KNS của môi trường vật chất và tinh thần; môi trường tự nhiên và xã hội; môi trường bên trong và bên ngoài lớp học Công tác kiểm tra, đánh giá ở mức thực hiện chưa thường xuyên gồm:

Kiểm tra, đánh giá thông qua đánh giá phản hồi của đồng nghiệp, tổ trưởng chuyên môn và thông tin phản hồi của cha mẹ trẻ; Hiệu trưởng có thể tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì, báo trước hoặc đột xuất; Hiệu trưởng cần thu thập thông tin phản hồi từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó thực hiện sự điều chỉnh phù hợp và kịp thời các hoạt động bồi dưỡng

Kết luận chương 2


Có thể thấy rằng đa số CBQL và GV đánh giá cao về vai trò của hoạt động BD năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non và có nhu cầu được bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức giáo dục KNS cho bản thân. CBQL đề cao việc thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức BD năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, luôn luôn tìm tòi các hình thức tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng sao cho phù hợp. Đây là cơ sở thuận lợi để CBQL tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng đạt được mục tiêu đề ra, là động lực giúp GV thực hiện tốt các hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho GV cho bản thân. Song, bên cạnh đó một bộ phận CBQL và GV có nhận thức chưa đầy đủ.

Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và những hạn chế của hoạt động BD và quản lý BD năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non, phân tích những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế là căn cứ giúp đề xuất những biện pháp quản lý BD năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GV trường mầm non thành phố Lào Cai trong chương 3.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí