Những Yêu Cầu Cơ Bản Đối Với Việc Phát Triển Giáo Viên, Đội Ngũ Giáo Viên Mầm Non Đáp Ứng Yêu Cầu Chuẩn Nghề Nghiệp‌


chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Trước mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, nhiệm vụ đặt lên cho đội ngũ nhà giáo những yêu cầu mới với trách nhiệm lớn hơn trong dạy học và giáo dục… Mỗi GV theo yêu cầu đổi mới không những phải là người giỏi về chuyên môn mà còn cần phải có năng lực sư phạm, năng lực giáo dục và lối sống, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm. Đồng thời có trách nhiệm cao trong việc xây dựng môi giáo dục cho trẻ hoạt động. Chính vì vậy việc xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phát triển chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng GDMN nói riêng, là mục tiêu hàng đầu, là nhiệm vụ then chốt trong công cuộc đổi mới, toàn diện giáo dục.

1.3.4. Những yêu cầu cơ bản đối với việc phát triển giáo viên, đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp‌

Thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng về đổi mới cơ bản và toàn diện GD&ĐT. Phát triển GVMN là yêu cầu tất yếu để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình mầm non mới. Những yêu cầu cơ bản đối với việc phát triển giáo viên mầm non :

1.3.4.1. Đối với giáo viên mầm non

Các yêu cầu đối với giáo viên mầm non đó là:

- Về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

- Về lĩnh vực kiến thức chuyên môn .

- Về kỹ năng sư phạm (kỹ năng giáo dục, dạy học, tổ chức).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

- Về kỹ năng xây dựng môi trường giáo dục .

- Về kỹ năng xây dựng quan hệ xã hội.

Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Bình Chánh, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp - 6

Mỗi tiêu chuẩn có các tiêu chí, đòi hỏi người giáo viên phải đạt được để đáp ứng mục tiêu của giáo dục mầm non ở từng giai đoạn.


Các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp làm thành “Thước đo” với các thang bậc nhất định để áp vào năng lực nghề nghiệp của giáo viên xem năng lực nghề nghiệp của giáo viên ở nấc thang nào.

1.3.4.2. Đối với đội ngũ giáo viên mầm non

* Về số lượng

Theo thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thì định mức giáo viên mầm non tại các đơn vị mầm non công lập:

- Đối với nhóm trẻ: Bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;

- Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: Bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp;

- Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: Bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp.

Yêu cầu trong giáo dục nói chung và trong GDMN nói riêng là phải đảm bảo số lượng GV để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường trước yêu cầu đổi mới GDMN.

* Về cơ cấu

Cơ cấu ĐNGVMN được hiểu là cấu trúc bên trong của đội ngũ, là một thể hoàn chỉnh, thống nhất, thể hiện ở các cơ cấu thành phần sau :

- Cơ cấu theo trình độ chuyên môn đào tạo, loại hình đào tạo.

- Cơ cấu độ tuổi: Đây là cơ cấu lao động phục vụ thay thế (già, trẻ) là đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ.

* Về chất lượng ĐNGVMN

Chất lượng ĐNGVMN là tổng hòa chất lượng của GVMN ở trong đội ngũ GVMN. Phát triển chất lượng đội ngũ GVMN phải dựa trên chất lượng của GVMN. Chất lượng giáo viên được xác định trong Quyết định số 02/2008/QĐ-

BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 về chuẩn nghề nghiệp GVMN của Bộ GD&ĐT trước yêu cầu đổi mới giáo dục.


1.4. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp‌

1.4.1. Vận dụng lí thuyết quản lí nguồn nhân lực trong phát triển đội ngũ giáo viên mầm non‌

Quản lý nguồn nhân lực là một nhiệm vụ quản lý của một tổ chức, thể hiện trong việc lựa chọn, đào tạo, xây dựng và phát triển các thành viên của tổ chức do mình phụ trách.

Phát triển nguồn nhân lực được hiểu với một khái niệm rộng hơn bao gồm cả 3 mặt:Phát triển sinh thể; phát triển nhân cách đồng thời tạo một môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển.

Phát triển nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp bách, thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực con người đáp ứng các yêu cầu đổi mới của xã hội, đất nước và đủ năng lực để hội nhập quốc tế.

Quản lý nguồn nhân lực phải phát triển nguồn nhân lực. Đối với giáo dục mầm non, quản lý GVMN là hướng trọng tâm đến phát triển ĐNGVMN.

Quản lý phát triển ĐNGVMN bao gồm:

- Kế hoạch hóa nguồn nhân lực (ĐNGVMN)

- Tuyển dụng

- Sử dụng

- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ

- Kiểm tra, đánh giá đội ngũ

1.4.2. Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non‌

1.4.2.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Kế hoạch hóa đội ngũ trước nhằm đảm bảo nhu cầu nhân sự luôn được đáp ứng đúng theo quy định. Về nguyên lý, kế hoạch hoá nguồn nhân lực thực hiện thông qua việc phân tích các nhân tố bên trong như các kỹ năng hiện có và sẽ cần đến, các vị trí làm việc đang khuyết và quá trình phát triển hay thu gọn các đơn vị, bộ phận; các nhân tố bên ngoài như nhu cầu xã hội về “Thị trường lao động”.

Trong phát triển đội ngũ giáo viên, kế hoạch hóa đội ngũ giáo viên nhằm đảm bảo sự phát triển của đội ngũ giáo viên về số lượng và chất lượng. Về chất lượng


đội ngũ phải bám chắc các yêu cầu do Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định.

1.4.2.2. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non

Trong quản lý nguồn nhân lực, tuyển dụng là việc động viên, khuyến khích các ứng viên đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của kế hoạch nguồn nhân lực tham gia ứng thí vào các vị trí công việc còn thiếu trong tổ chức. Việc tuyển dụng thông qua nhiều hình thức khác nhau như: thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan đơn vị xúc tiến việc làm, trao đổi hợp tác với các đơn vị liên quan.

Tuyển chọn là lựa chọn trong số những ứng viên người sẽ được bố trí vào vị trí công việc còn thiếu của tổ chức. Tuyển chọn được tiến hành thông qua các hình thức thi tuyển và xét tuyển. Quá trình này được thực hiện thông qua đơn vị về lý lịch, phỏng vấn, kiểm tra hiểu biết về phần lý luận, về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, về ngoại ngữ, tin học… và đặc biệt là đánh giá phần giảng dạy đối với GV.

Trong tuyển dụng, tuyển chọn giáo viên mầm non nhằm phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp cần phải xuất phát từ các yêu cầu của Chuẩn để xác định các tiêu chí tuyển chọn phù hợp.

1.4.2.3. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non đủ năng lực dạy học lấy trẻ làm trung tâm

Đào tạo, bồi dưỡng nói chung nhằm nâng cao năng lực, khả năng làm việc của mỗi thành viên trong tổ chức để đạt được kết quả mong đợi. Việc huấn luyện là nhân tố nhằm nâng cao, cải thiện kỹ năng đối với những công việc đang thực hiện. Việc phát triển nhân sự nhằm đề bạt, thăng tiến của mỗi thành viên trong tổ chức. Mặt khác, đây cũng là con đường giúp các ứng viên đã được tuyển dụng hoà nhập với tổ chức một cách nhanh nhất. Người mới được tuyển dụng được làm quen với tổ chức, giới thiệu với đồng nghiệp, tập sự những nội dung công việc phải đảm nhận với hành vi đáng được mong đợi từ những người được tuyển dụng.

Trong phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp, việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phải căn cứ vào mức độ đáp ứng của giáo viên với Chuẩn để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.


1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non

Trong quản lý nguồn nhân lực, đánh giá nhân sự được thực hiện thông qua thẩm định kết quả hoạt động của cá nhân. Đó là quá trình so sánh kết quả công việc của mỗi cá nhân được giao với các tiêu chuẩn, mục tiêu, mục đích đã xác định cho mỗi vị trí làm việc. Nếu kết quả thấp, cần có hình thức điều chỉnh kịp thời, như huấn luyện thêm, khiển trách, hạ cấp (như ngạch, bậc lương,...); nếu kết quả cao thì khen thưởng, đề bạt, nâng cấp,... tức là phải đánh giá được kết quả hoạt động của mỗi cá nhân trong tổ chức và kết quả hoạt động của tổ chức đó.

Kết quả của đánh giá được sử dụng để đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp, sa thải nhân viên. Đây là những hoạt động phản ánh giá trị của mỗi thành viên đối với tổ chức. Có hình thức khen thưởng hoặc kỷ luật kịp thời đối với mỗi cá nhân sau khi đã thẩm định kết quả hoạt động của họ. Người đạt thành tích cao, có chính sách đãi ngộ kịp thời như tăng lương, đề bạt, thuyên chuyển ở những vị trí tốt hơn để họ có điều kiện phát triển kỹ năng của mình; người đạt thành tích thấp có thể phải hạ lương, thuyên chuyển đến vị trí kém hơn, thậm chí bị sa thải.

Trong phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp, đánh giá giáo viên được thực hiện dựa vào Chuẩn nghề nghiệp. Theo đó, các công cụ đánh giá được thiết lập để xác định có hay không có khoảng cách giữa yêu cầu của Chuẩn với mức độ đáp ứng hiện có của giáo viên.

1.4.2.5.Tính đồng thuận của đội ngũ

Tính đồng thuận là một trong các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng các mối quan hệ trong hội đồng sư phạm nhà trường, bên cạnh đó tính đồng thuận cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý tại đơn vị trong việc ra quyết định, giải quyết vấn đề. Để xây dựng tính đồng thuận trong đội ngũ các nhà quản lý cần hiểu rõ ý nghĩa của tính đồng thuận.

Đồng thuận không có nghĩa là rập khuôn, sao chép, đồng ý một sự vật, sự việc mang tính chất ép buộc mà đồng thuận là sự tự nguyện, nhất trí cùng thực hiện một mục tiêu nhất định, bên cạnh đó chấp nhận sự khác biệt của các cá thể để cùng thực hiện mục tiêu chung. Đồng thuận luôn bất biến.


Tính đồng thuận góp phần tạo tâm thế làm việc tốt hơn cho đội ngũ cũng như giúp các nhà quản lý thực hiện tốt công tác của mình. Nhưng để đảm bảo tính đồng thuận trong đội ngũ thì đòi hỏi năng lực các nhà quản lý phải thật khéo léo trong việc ra quyết định, xử lý và giải quyết các tình huống, phân công lao động trong nhà trường. Trong phát triển đội ngũ giáo viên mầm non tính đồng thuận góp phần thúc đẩy đội ngũ giáo viên mầm non thực hiện tốt công tác của mình tại đơn vị đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non‌

1.5.1. Các yếu tố khách quan‌

Công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp chịu tác động từ các yếu tố khách quan sau:

* Bối cảnh xã hội (chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng và áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non).

Quan điểm “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” đã được nêu rõ trong các chủ trương, chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước về giáo dục trong những năm qua được ngành Giáo dục và toàn xã hội đánh giá cao.

Trong chỉ thị 40/CT-TƯ của ban bí thư TƯ Đảng đã ghi rõ “ Mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định “ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.


Điều 15, Luật giáo dục đã ghi rõ “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”. Vì vậy xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

* Các yếu tố về địa lý, kinh tế, xã hội của địa phương

Điều kiện địa lý thuận lợi hay khó khăn ảnh hưởng đến khả năng và mức thu hút sự định cư của đội ngũ giáo viên, đồng thời cũng là yếu tố tác động tới mức độ thể hiện năng lực của giáo viên.

Cùng với điều kiện địa lý là các yếu tố kinh tế xã hội được phản ảnh trong tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product), chỉ số GDP phản ảnh kết quả phát triển kinh tế của vùng, lãnh thổ và đồng thời phản ảnh mức sống trung bình của người dân, HDI (Human Developmen Index) là chỉ số phát triển con người của một vùng, một địa phương, một quốc gia, chỉ số này cho thấy sự phát triển các yếu tố về con người đến đâu và sự quan tâm của xã hội đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực cả về yếu tố tinh thần, vật chất như thế nào.

Mặc khácviệc phát triển năng lực của giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng chịu tác động rất lớn bởi các quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá địa phương, cũng như những sự quan tâm, ưu tiên của xã hội, trình độ học vấn của cộng đồng dân cư. Vì vậy đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển đội ngũ GVMN đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

* Nhận thức và nhu cầu của GVMN trong công tác phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp

Trong tập thể, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ thường xuất phát từ việc cá nhân có nhận thức đầy đủ, trọn vẹn ý nghĩa của công tác hay không hoặc các cá nhân có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhưng tâm lý ngại thay đổi cũng gây khó khăn cho công tác quản lý.

Theo Maslow, nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó. Vì thế, bên cạnh nhận thức đầy đủ, rõ ràng thì


việc GVcó nhu cầu tự hoàn thiện và mong muốn phấn đấu phát triển bản thân phục vụ cho công tác phát triên đội ngũ tại đơn vị là một yếu tố mà các nhà làm công tác quản lý cần quan tâm (Nguyễn Đức Kiên, 2013).

* Mức độ đáp ứng về CSVC, trang thiết bị dạy học, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông

Cơ hội tốt nhất để giáo viên thể hiện năng lực của mình là trong môi trường sư phạm tốt, có đủ điều kiện tối thiểu cần thiết phục vụ cho hoạt động sư phạm. Vì vậy, mức độ đáp ứng về CSVC, các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông góp phần hỗ trợ cho giáo viên cũng như công tác quản lý nói chung, công tác phát triển đội ngũ nói riêng tại các đơn vị giáo dục.

* Cơ chế và chính sách đãi ngộ của giáo viên

Cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với giáo viên là nhân tố khá quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư, tình cảm lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên. Bởi Người thầy cũng như bao nhiêu con người khác trong xã hội, trên vai họ là gia đình với những nhu cầu rất đời thường. Muốn họ thực sự tâm huyết toàn tâm, toàn ý tới công việc thì phải đảm bảo được đời sống cho họ, giúp họ không phải quá lo lắng tới bữa cơm manh áo hàng ngày.

Chính sách đãi ngộ nhà giáo theo Quyết định 244/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp với GV đứng lớp đối với Mầm non là 35% lương; GV trung học là 30% lương; ngoài ra còn có phụ cấp khu vực đối với GV vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo...một số địa phương có nhà công vụ, nhà tập thể, cấp đất ở cho giáo viên ổn định chỗ ở để công tác lâu dài tại địa phương.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan‌

Bên cạnh những yếu tố khách quan, công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cũng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố mang tính chủ quan như:

* Nhận thức của cán bộ quản lý về công tác phát triển đội ngũ giáo viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn chúng ta: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Vì vậy, nhận thức của CBQL có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nguồn nhân

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí