Một Số Yêu Cầu Khi Khai Thác Tài Liệu Trên Internet Trong Dạy Học Lịch Sử


Việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn : giáo viên thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy bằng phương pháp mới và việc soạn một giáo án điện tử rất tốn kém và mất rất nhiều thời gian.

Hầu hết các thầy cô đều đồng ý là giảng dạy bằng phương pháp mới tiết học rất sôi động, cung cấp được nhiều tư liệu cho bài. Giáo viên còn gặp một số khó khăn sau : thiếu kinh nghiệm giảng dạy trên máy vi tính (37,5%), không có phòng học thích hợp (56,2%), học sinh không chủ động chuẩn bị bài trước ở nhà (37,5%), sự cố mất điện (6,25%)…17

Đây là sự khác biệt rất lớn giữa việc dạy – học của các vùng trong cả nước. Nếu khắc phục được những khó khăn này tôi hy vọng dạy học bằng phương pháp mới sẽ rất hiệu quả

Để thấy rõ hơn nữa tình hình dạy - học bằng phương pháp mới, điều tra tâm lí các em về học tập theo phương pháp mới, cũng như các phương pháp học tập của các em vai trò của người thầy trong giai đoạn hiện nay, một số nguyên nhân mà chất lượng học lịch sử kém…Tại các trường PTTH tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi tiến hành kháo sát ở một số trường phổ thông trong phố18 và qua sự tổng hợp, thống kê tôi được kết quả và co nhận xét như sau:

Hầu hết các trường THPT đi đầu trong công việc áp dụng CNTT trong dạy học theo phương pháp Power Point hóa song hầu như không thể áp dụng áp dụng đại trà vào việc giảng dạy bằng giáo án điện tử. Bởi cơ sở vật chất không đủ ( trường chỉ có vài phòng máy- phòng nghe nhìn để dạy bằng giáo án điện tử mà thôi). Qua kết qua điều tra ta cũng thấy rõ điều đó có tới 68,75% học sinh chỉ thỉnh thoảng được học lịch sử bằng phương pháp mới này mà thôi. Tuy nhiên một tín hiệu rất đáng mừng đó là việc dạy học bằng giáo án điện tử rất được học sinh hưởng ứng và thích thú. Có tới 71,25% các em được hỏi trả lời là rất thích học lịch sử bằng phương pháp mới này, chỉ có 27,75% các em cho rằng việc học bằng phương pháp mới là bình thường.

Việc học học sinh bằng giáo án điện tử đã thu được kết quả khả quan về việc tiếp thu kiến thức và hứng thú học ở các em. Mặc dù chỉ thỉnh thoảng mới được học bằng giáo án điện tử của giáo viên song có tới 61, 25 % các em cho rằng học lịch sử bằng phương phương pháp dạy học mới này sẽ rất chú ý nghe giảng thích thú quan sát nhất là những bài có nhiều tranh ảnh, tư liệu minh họa. 28, 75% đồng ý là nhớ được nhiều kiến thức, nội dung bài học được sâu sắc. Chỉ có 3, 75% cho là kiến thức không thay đổi khi giáo viên dạy bằng hai phương pháp.

72,5% các em thấy được rằng việc dạy học bằng phương pháp mới có nhiều ưu điểm và lợi thế hơn phương pháp dạy học cũ nhất là trong việc tiếp thu kiến thức. Qua cuộc điều tra tôi thu được một số liệu rất khả quan và đáng mừng là 85% các


17 “Bước đầu xây dựng phần mềm hổ trợ việc dạy- học lịch sử ở trường phổ thông trung học qua một số bài học lịch sử thế giới hiện đại”- Phan Văn Cả - Lê Vi Hảo- luận văn tốt nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

18 Trường THPT Trần Phú ( quận Tân Phú), Trường THPT Nguyễn Trung Trực ( quận Gò Vấp), Trường

THPT Nguyễn Thị Định (quận 8), Trường THPT Thanh Đa ( quận Bình Thạnh), Trường THPT Trung học Thực hành –ĐHSP ( quận 5), Trường THPT Hùng Vương ( quận 5), Trường THPT Nguyễn Hiền ( quận 11), Trường THPT Nguyễn Chí Thanh ( quận Tận Bình)

Xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ dạy học lịch sử Việt Nam - 6


em rất thích học khi giáo viên dạy bằng giáo án điện tử, chí có 6, 25 % ( 5 em) lựa chọn học theo phương pháp cũ.

Việc dạy học lịch sử theo phương pháp dạy học mới không phải do giáo viên đảm nhiệm mà làm sao để học sinh hiểu và tìm tòi, lĩnh hội được những tri thức ấy. Do vậy dạy học là sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh . Đặc biệt là học sinh phải chủ động tìm tòi và tiếp thu kiến thức. Trong quá trình dạy học lịch sử có những bài giáo viên có thể giao cho học sinh về chuẩn bị trước bằng phần mềm Power Point sau đó thuyết trình cho cả lớp nghe và giáo viên sẽ bổ sung kiến thức cho các em. Đây cũng là phương pháp dạy học mới và rất tích cực có sự trợ giúp của phần mền tin học. Qua việc khảo sát về việc giao cho học sinh thiết kế bài học trước ở nhà ta thấy chưa thật sự phổ biến. 65% các em trả lời rất hưởng ứng khi được giáo viên giao thiết kế bài học và 58, 75% các em rất tự tin sẽ hoàn thành tốt bài nếu giáo viên giao. Tuy nhiên rất ít khi giáo viên giao cho các em chuẩn bị bài học trước ở nhà bằng phần mềm Power Point này chỉ có 23, 75% là được giáo viên giao còn có tới 82,5% là không được giáo viên giao hoặc giao không thường xuyên. Đó cũng là một thực trạng trong dạy và học bằng phương pháp mới hiện nay. Bởi để thực hiện một phương pháp một bài học bằng những phương pháp dạy học mới có rất nhiều bất cập. Tuy vậy nếu giáo viên biết sử dụng phương pháp nào vào bài học nào cho hợp lí đó sẽ là một nhân tố nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử hiện nay.

Khi được hỏi trong quá trình thiết kế trước bài học có phần mền tin học hổ trợ thì các em gặp khó khăn gì. Đa số các em trả lời là rất tốn thời gian đôi khi có nhiều thanh công cụ còn gặp khó khăn ( tức các em đang còn gặp khó khăn về mặt kỉ thuật). Để hoàn thành tốt công việc được giáo viên giao thông thường các em phần nhóm ra để làm và thuyết trình và các em phân công rất nhịp nhàng ( 82,5%) các em trả lời như vậy. Trong quá trình chuẩn bị bài trước khi trình chiếu và trước khi giáo viên bổ sung, nhận xét thì có 41, 25 % các em hiểu được bài trước và 75% là hiểu được chút ít. Như vậy sau khi hoàn thành bài trình chiếu trước lớp các em sẽ được giáo viên tổng hợp lại kiến thức một lần nữa, được bổ sung những phần thiếu chắc chắn mức độ hiểu bài của các em sẽ tăng lên hơn nữa, hiểu sâu hơn nữa.

Để hoàn thành thiết kế bài học có tới 90% các em trả lời là phải :

Đọc và tìm hiểu vấn đề trước một tuần.

Phải lấy thông tin, hình ảnh, tư liệu… trên Internet, trên báo, tranh ảnh, film tư liệu.

Phải có kiến thức nhất định về tin học

Phải có dự trợ giúp của thầy cô và bạn bè

Phải phân công mỗi người thực hiện một phần.

Các em thấy việc thiết kế bài học này có rất nhiều thuận lợi : dễ tiếp thức được kiến thức mới khi học, có nhiều hứng thú, dễ hiểu và đặc biệt là không thấy chán và không buồn ngũ khi học…

Theo ý kiến của kết quả khảo sát đa số các em ( 78,75%) rất tán thành việc nhân rộng dự án : ứng dụng CNTT vào dạy học lịch sử. Vì nó rất hay, hữu ích cho học tập và đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục hiện đại. Tuy nhiên khi hỏi trong một trường nên có bao nhiêu lớp thí điểm dự án này thì có rất nhiều câu trả lời khác nhau : 3-4 lớp, 5 lớp, 10 lớp. 15 lớp 20 lớp… các em cho rằng một dự án này sẽ rất


tốn kém và nhà trường không đủ kinh phí. Đây cũng là một vấn đề cần phải suy nghĩ đối với mỗi phòng, sở giáo dục. Nhưng đó chỉ là con số nhỏ lẻ mà thôi. Có 25% ( con số chọn cao nhất) đồng ý là nên nhân rộng tất cả các lớp trong một trường. Điều này cũng chứng tỏ sự quan tâm của các em với giáo dục cũng như lợi thế của phương pháp dạy học mới. Qua việc học tập bằng PPDH mới và thử sức mình bằng việc tự thiết kế bài học lịch sử trước. Khi được hỏi các em có thích học môn lịch sử không khi thầy giảng hay : 85% các em trả lời có. Và đặc biệt là khi hỏi các em có yêu môn lịch sử không tôi cũng thu được con số đáng mừng là 62,5% các em trả lời có ( số liệu khảo sát năm học 2007-2008).

Tới cuộc khảo sát trong năm học 2008-2009 nay thì có tới 63,3% các em trả lời là yêu thích môn lịch sử. Vì theo các em ai cũng cần phải học Lịch sử để biết về lịch sử, quá khứ hào hùng của dân tộc, biết về những anh hùng liệt sĩ và nhất là để củng cố tri thức cho riêng bản thân mình ở các môn học. Chỉ có 11,25 % các em không thích học lịch sử bởi học lịch sử rất khó, nhiều sự kiện và rất khô. Có lẽ thiểu số này chưa tìm được một phương pháp học lịch sử thích hợp.

Mặc dù con số không xê dịch là bao nhiêu song, nó cũng cho thấy việc dạy và học lịch sử đã có sự chuyển biến và nhận thức tích cực từ học sinh.

Mặc dù CNTT đã đươc đưa vào dạy học, và phần nào thay thế được giáo viên nhưng người giáo viên vẫn không mất đi vai trò của mình. 83,75% cho rằng thầy vẫn còn giữ vị trí quan trọng đó là truyền đạt tri thưc, bổ sung kiến thức, hướng dẫn các em tìm tòi và học hỏi. Xem ra đến tận bây giờ câu tục ngữ : Không thầy đố mày làm nên” vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Hiểu sâu sắc vấn đề này sau này, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định : Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý... nghề dạy học là nghề sáng tạo và bậc nhất trong các nghề sáng tạo... vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.

Một vấn đề cuối cùng và cấp thiết cần phải giải quyết đó là việc học và thi đại học ở môn lịch sử tron những năm vừa qua rất thấp. Được hỏi vì sao lại thấp như vậy các em trả lời rằng : 27,5% do phương pháp dạy không hợp lí, 26,5 % do học sinh chưa cố gắng, 38,75% do những nguyên nhân khác : do thầy dạy, do trò học chưa cố gắng, do phương pháp dạy, do học sử quá khó, khô, do ra đời không có tiền…

Cũng ở câu hỏi này khi hỏi giáo viên chúng tôi thu được kết quả như sau : 40% câu trả lời cho rằng do học sinh chưa cố gắng, 6,7% do thầy dạy, 6,7% do phương páp dạy không hợ lí, 20% do cả 3 nguyên nhân trên. Dù nguyên nhân gì đi nữa chúng ta cũng phải thay đổi tình trạng này theo hương tích cực hơn và một vấn đề then chốt là phải thay đổi phương pháp dạy, tạo hứng thú cho các em khi học. Chỉ như vậy mới nâng cao chất lượng học Sử

Nhận xét chung và khuyến nghị

Thực tế khảo sát, tìm kiếm tư liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài này sau một thời gian thực tập và giảng dạy tại các trường phổ thông. Tôi nhận thấy rằng có một vấn đề cần phải quan tâm khi áp dụng các phương tiện hiện đại vào giảng dạy. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin và giáo án điện tử ở các trường THPT.

Có một thực tế hiện nay là phần lớn giáo viên phổ thông thiếu khả năng sử dụng máy vi tính cũng như khai thác thông tin từ các phương tiện truyền thông qua


Internet. Phần lớn quý thầy cô đều nhận thấy vai trò của CNTT trong giảng dạy. Chính vì lẽ đó, trước hết phải đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học cũng như đổi mới phương pháp thì trước hết phải đối mới và nâng cao từ giáo viên và sinh viên trong các trường sư phạm. Để trả lời câu hỏi : làm thế nào để tạo một cuộc cách mạng thất sự trong đổi mới phương pháp dạy học?

Theo bà Carmelita L.Villanueve – giám đốc thông tin UNESCO Bangkok ( Thái Lan) thì: Giáo viên phải năng động và tích cực hơn trong sử dụng CNTT vào giảng dạy…. Muốn vậy các bạn phải bồi dưỡng giáo viên một cách đầy đủ. Họ chỉ biết về máy vi tính : Word, Excel, Power Point… điều quan trọng là đầu tư thiết bị phải đi đôi với nâng cao chất lượng giáo viên.

Trong buổi hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học được tổ chức tại Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh năm 2003. PGS –TSKH Bùi Mạnh Nhị ( hiệu trưởng nhà trường) đã khẳng định : “Đã đến lúc chúng ta phải nói thật với nhau rằng : ngoại ngữ vi tính hay là chết”. Đây cũng là một vấn đề hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Là điều kiện đầu tiên để nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới phương pháp giảg dạy.

Chúng ta phải nhận thấy rằng để có phương pháp mới, phương tiện kỉ thuật mới đưa vào sử dụng có hiệu quả phải có cái nhìn mới, phải có con người mới biết thay đổi theo điều kiện mới và phương tiện mới. Tức là ngoài việc nâng cao trình độ phương pháp của người thầy thì bên cạnh đó phải thay đổi cách học, cách tư duy cho học sinh trong quá trình học tập. Một thực tế đáng buồn hiện nay là học sinh không thích học lịch sử.

Vì sao lại như vậy ?

Một mặt từ lâu học sinh phổ thông của ta quen với lối học thụ động, phụ thuộc vào sách giáo khoa phụ thuộc vào lối truyền đạt của thầy. Thiếu sự tư duy, thiếu chủ động trong học tập, không có sự chuẩn bị bài trước ở nhà…

Qua thực tế giảng dạy tôi thấy được rằng giáo sinh vừa dạy vừa ghi nội dung chính lên bảng cho học sinh chép nếu không đọc cho học sinh gạch trong sách giáo khoa về chép lại học. Vì vậy giáo viên ít có thời gian trình bày kiến thức ở bên ngoài sách giáo khoa. Học sinh vẫn quen với lối truyền đạt “thầy đọc trò chép”.

Không những thế có những giáo viên lên lớp chán dạy giáo viên gọi cán bộ lớp lên đọc giáo án thầy soạn cho cả lớp ghi…với phương pháp dạy học như vậy thì thử hỏi làm sao học sinh thấy học lịch sử có hứng thú.

Đổi mới phương pháp dạy học ngoài việc phải đổi mới từ thầy, từ trò thì hệ thống giáo dục, các cơ quan chức năng cần phải chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng cho giáo dục. Ta cần phải thấy được giáo dục đóng vai trò to lớn với sự phát triển của đất nước. Và phải luôn xác định “giáo dục là quốc sách”- “hiền tài là nguyên khí quốc gia”.


2. Internet và vai trò của internet trong dạy học

2.1 Khái niệm về Internet

Internet là mạng kết nối tất cả máy tính trên khắp thế giới lại với nhau bằng hệ thống dây cáp, đường dây điện thoại, cáp quang xuyên biển, vệ tinh, những tín hiệu kết nối vệ tinh... Trên mạng internet, mỗi người sử dụng nột thiết bị đầu cuối là


một máy tính để làm công cụ trao đổi thông tin.Vào năm 1989, Word Wide Web ( hệ thống trên nền Internet của các trang thông tin được liên kết ) khai sinh. Từ năm 1969, Internet phát triển từ 4 host máy tí nh cho đến hàng triệu host, điều tuyệt diệu của Internet là không có ai không ai sở hữu nó nhưng không có nghĩa là nó không được giám sát và bảo trì. Internet Society, một tổ chức phi lợi nhuận thành lập từ 1992 đã giám sát sự hình thành của các sách và giao thức mà giao thức này định nghĩa cách thức chúng ta sử dụng vào giao tiếp với Internet.

Như vậy Internet là mạng của các mạng nó kết nối lại với nhau bằng một lượng đáng kinh ngạc. Các mạng đem lại cho chúng ta một cách thức chung để cung cấp nhiều dịch vụ, chẳng hạn như :

WWW : dịch vụ thông tin trên Internet FTP : dịch vụ truyền file trên Internet Mail : dịch vụ gửi nhận thư

Chat : dịch vụ trò chuyện...

2.2 Hệ thống mạng Internet

Mỗi một máy tính được kết nối là một phần của mạng ngay cả đối với máy tính ở nhà của bạn, máy tính xách tay. Ví dụ bạn có thể sử dụng modem quay số nội bộ kết nối với nhà cung cấp dịch vụ. Ở trường học, bạn có thể sử dụng mạng LAN của công ty để kết nối với Internet. Như vậy Internet đơn giản là mạng của các mạng.

Hầu hết các công ty truyền thông đều có đường truyền dành riêng để kết nối tới nhiều vùng khác nhau. Trong một vùng công ty sẽ có một điểm hiện diện ( Point Of Presence – POP). POP là nơi cho phép người dân trong vùng có thể truy cập đến mạng của công ty thông qua số điện thoại nội hạt hoặc kênh thuê riêng. Điều ngạc nhiên ở đây có sự không có sự kiểm soát tổng thể, thay vào đó là có nhiều mạng ở mức kết nối với nhau thông qua điểm truy cập mạng Networt Access Points - (còn gọi là NAPs). Tất cả các mạng đều dựa trên NAPs một thông điệp xuất phát từ một máy tính chủ sau khi di chuyển qua nhiều mạng khác nhau đến các máy tính con khác chỉ trong vòng một phần giây. Bộ định tuyến ( Router) sẽ làm nhiệm vụ xác định để gửi thông tin từ máy này tới máy khác. Bộ định tuyến có hai nhiệm vụ :

- Đảm bảo thông tin sẽ không tới nơi không cần thiết.

- Đảm bảo thông tin sẽ tới đích như mong muốn

2.3 Vai trò của Internet

Vai trò chung: Internet có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống của mỗi con người hiện đại. Hệ thống mạng Internet có thể nói là kho thông tin khổng lồ cho con người tìm kiếm và sử dụng. Tất cả mọi lĩnh vực trong khoa học, đời sống , trong học tập …chúng ta đề dễ dàng tìm thấy trên Internet.

Không những thế Internet còn là một phương tiện trao đổi thông tin rất nhanh, gọn, chính xác, dễ sử dụng và đặc biệt ít tốn kém.

Không chỉ phục vụ cho mọi nghành khoa học, sự giao tiếp làm việc, kinh doanh, quản lí thông tin mật… Internet còn là một nơi giải trí vô cùng thú vị cho


mỗi người. Con người có thể tự tìm cho mình một hình thức giải trí trên mạng : nghe nhac, xem phim, chơi Games, trao đổi thông tin với bạn bè và cả những người chưa quen ( Chat).

Ngoài vai trò chung như trên chúng ta có thể đi sâu tìm hiểu một vai trò hết sức quan trọng của Internet đối với việc dạy học của mỗi người cũng như ở mỗi trường phổ thông.

Vai trò đầu tiên của mạng Internet đối với việc dạy và học đó là mỗi chúng ta có thể truy cập tìm bất cứ một thông tin nào có liên quan cho dù mình đang ở châu Âu – Á hay Phi… ( trừ thông tin bảo mật)

Internet có thể cung cấp thông tin ở dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh thậm chí cả phim tư liệu hay Video. Khả năng cho phép khai thác và bổ sung những tài liệu phong phú hơn rất nhiều so với tài liệu và thông tin trên giấy.

Trong hệ thống có rất nhiều website để học sinh cũng như giáo viên lấy tư liệu, tài liệu phục vụ cho học tập.

Ví như website : http : // google.com đây là một trang Web dùng để lấy tư liệu bằng văn bản và hình ảnh hữu hiệu nhất. Và được sử dụng và truy cập nhiều nhất trên thế giới từ trang web này chúng ta có thể lấy bất kì thông tìn gì thì chỉ việc gõ từ khóa ấy vào và nhấn Enter hay ( tìm kiếm). Trang Web sẽ tiếp tục liên kết với nhiều trang khác cho chung ta tư liệu.

Từ trang Google.com này sẽ có hàng loạt trang web con với mức độ tìm kiếm nhanh hơn và chi tiết hơn :

Http : //video. google.com/ là nơi bạn có thể đăng tải những đoạn phim ngắn do mình tự làm hoặc clip àm bạn yêu thích.

http : //desktop. google.com là thanh công cụ tìm nhanh những web bạn đã từng truy cập và tất cả các file của bạn ngay cả khi bạn không nhớ cất giữ chúng ở đâu. Desktop sẽ cho bạn đọc tin tức, em hình ảnh và các chức năng khác của google mà bạn chọn theo sở thích.

http : //picasa. google.com là phần mềm hổ trợ tìm kiếm và xử lí hình ảnh trên máy tính một cách dễ dàng và tiện lợi. Tất cả các album theo được tổ chức lại theo một ngày và thư mục dễ nhớ.

http : // scholar.google.com cung cấp cho bạn những tài liệu như bài phê bình, sách báo, luận văn…của những tác phẩm, tác giả có trong sách hoặc bản in.

Đối với các em học sinh trung học phổ thông nhất là học sinh lớp 12 chuẩn bị thi vào đại học các em có thể vào một số trang Website sau để lấy tài liệu cho môn học tập của mình :

Môn Vật Lí các em vào Webiste : http : //gvphuong.googlepages.com (trang Webiste của thầy Nguyễn Văn Phương – Giáo viên trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai –Quận 3- TPHCM)

Môn Toán các em vào Webiste : http : //caolong.wordpress.com (trang Webiste cả thầy Cao Long– Giáo viên trường THPT Nam Đồng – Huế).

Môn Anh Văn các em vào Webiste : http : //vihocsinhthanyeu.tk/

Đối với bộ môn Lịch sử nói riêng và các môn khác nói chung cũng vậy, chúng ta có thể tự do truy cập và tìm thông tin như ở một số trang Web chung :

Website : http : // giaovien.net



như :

Website : http : // bachkim.vn Website : http : // tulieu.edu.vn Website : http : // baigiang.edu.vn Website : http : // onthi.com

Tuy nhiên về bộ môn lịch sử cũng có rất nhiều trang web về lịch sử riêng


Website : http : // history teacher .net Website : http : // vietnamthuquan.com Website : http : // netcenter.com.vn

Ngoài ra chúng ta có thể vào một số trang khác lấy hình ảnh như: Website : http : // vnex Press.net

Website : http : // www.theseven wordersg the word.com

Đây là những trang web hộ trợ cho việc lấy hình ảnh, tư liêu phục vụ cho việc làm giáo án điện tử Power Point

Trong quá trình truy cập Internet học sinh sẽ tự tìm kiếm thông tin liên quan tới lịch sử sẽ giúp học sinh nắm vững hơn các sự kiện, nhân vật lịch sử, tự đánh giá đúng được bản chất của sự kiện lịch sử. Có thể tự khôi phục tái hiện lại sự tồn tại của nhân vật, sự kiện lịch sử trong khoảng thời gian và không gian cụ thể (thông qua các hình ảnh, tư liệu và các đoạn phim tư liệu). Từ đó sẽ giúp các em nhận thức lịch sử một cách sinh động rõ ràng hơn.

Ví dụ như trong quá trình học các em học sinh rất hay nhầm : vua Sáclơ I của nước Anh và vua Lui XVI ( của Pháp) bởi vì hai ông vua này đều bị xử chém. Hay nhầm chiến dịch Việt Bắc 1947 với chiến dịch Biên giới 1950… do vậy thông qua các hình ảnh giáo viên có thể giúp các em nhớ kĩ hơn và không bị nhầm lẫn.

Ngoài chức năng cung cấp kiến thức hình ảnh, phim tư liệu … thông qua việc học tập trênn mạng. Truy cập Internet còn giúp phát huy năng lực tư duy thực hành cho học sinh. Việc sử dụng các tư liệu do học sinh tự tìm tòi, suy nghĩ, đánh giá so sánh.. để tự tìm ra bản chất của nó. Từ đó sẽ tạo ra hứng thú cho các em trong quá trình học.

Bên cạnh việc phục vụ cho việc lấy thông tin, tư liệu hiện nay với sự phát triển mạng internet việc học tập trên máy vi tính (học tập điện tử : E-lerning) là điều kiện cấp thiết mà rất nhiều nước trên thế giới đã triển khai đặc biệt là nước Úc. Việc học tập điện tử :E-lerning được gọi là học trực tuyến, hoặc qua Web, hay học từ xa, học qua internet… Những nhà cung cấp dịch vụ E-lerning đã kết nối tất cả các mạng internet với nhau người học ở bất kì một nước nào cũng có thể tham gia lớp học, các học viên có thể tự điều chỉnh thời gian của mình để đăng kí học phù hợp, và không cần phải đi đâu để học chỉ cần ngồi tại nhà và học trên chiếc máy tính đã được kết nối mạng.. Có rất nhiều web học tập điện tử như :

www.edecateu.com www.digitalthink.com www.edupoint.com www.learn2.com ..


2.4 Một số yêu cầu khi khai thác tài liệu trên Internet trong dạy học lịch sử

Là công cụ rất hiệu quả và một kho thông tin vô tận có thể sử dụng dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, nhưng Intrenet đòi hỏi giáo viên phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng và những điều kiện nhất định. Những yêu cầu đảm bảo:

Thứ nhất: việc khai thác, lựa chọn tài liệu phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng. Tính tư tưởng trong sử dụng tài liệu trên mạng Internet được thể hiện ở việc đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản, học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, việc sử dụng tài liệu trên mạng Internet phải đảm bảo tính tư tưởng có trên, có như vậy mới đóng góp mục tiêu giáo dục đề ra.

Tính tư tưởng thống nhất với tính khoa học trong sử dụng tài liệu trên mạng Internet vào dạy học lịch sử ở trường phổ thông là việc trình bày tài liệu một cách khách quan, đúng như nó tồn tại, ở trên mạng có một số tài liệu gốc như văn kiện Đảng, quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, những bài hồi ký cách mạng, nhân chứng và sự kiện…bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử nên mang tính khách quan. Song cũng có những tài liệu của tác giả thuộc giai cấp bóc lột, và từ nhiều nguồn, nhiều nước khác nhau, vì vậy đòi hỏi giáo viên phải đứng trên quan điểm của sử học mácxit để lựa chọn các tài liệu phản ánh đúng, chính xác sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Thứ hai, do khối lượng thông tin trên mạng đa dạng, phong phú nên phải chọn lựa những nội dung tài liệu phù hợp với bài học, liều lượng thông tin bổ sung vừa đủ không ít quá, nhiều quá làm loãng bài dạy.

Thứ ba, khai thác, lựa chọn tài liệu cần đa dạng, tài liệu là kinh điển, văn kiện Đảng, nhà nước… chọn phù hợp với trình độ học sinh. Còn các tài liệu khác phải đứng vững trên lập trường của sử học mác xít để tìm hiểu xuất xứ, đánh giá, phân tích nội dung, quan điểm, thái độ chính trị, tình cảm của tác giả.

Thứ tư, giáo viên có những hiểu biết cơ bản dù chỉ ở mức độ đại cương như truy cập vào Internet như thế nào? Làm thế nào để sử dụng những công cụ tra cứu tìm kiếm như Google, Yahoo…, hay kỹ năng, chọn lọc những từ khoá tìm kiếm phù hợp với mục đích tra cứu tìm kiếm tài liệu lịch sử…, sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tìm kiếm tài liệu. Ví dụ, để tìm kiếm tài liệu phục vụ cho bài Cách mạng tư sản Phápcó thể chọn từ khoá như: French Revolution 1789, Louis XVI, July 14 Storming of the Bastille…, tìm kiếm tài liệu bổ sung cho nội dung khởi nghĩa nông dân “Thái Bình Thiên Quốc”, có thể chọn: TheTaiping Rebellion, Hong Xiuquan, Map of Taiping Rebellion…

Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên Website, việc liên lạc bằng thư tín điện tử ( Email ) với các viện bảo tàng, cơ sở nghiên cứu có thể tìm thấy trên mạng Internet, sẽ giúp cung cấp những tài liệu quý.

Mặt khác, cũng rất quan trọng đó là muốn khai thác Internet thì cần phải truy cập được vào mạng Internet bằng cách nào đó. Vấn đề này rở nên dễ dàng hơn với các điểm truy cập Internet được mở ở nhiều nơi trong thành phố, thị xã lớn mà đến nay những người khai thác chủ yếu vẫn là sinh viên và học sinh.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 02/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí