phúc “Kho báu” (Ngụ ngôn Ê–dốp, Tiếng việt 2). Không sợ chết, dũng cảm, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu cũng không chịu khuất phục cường quyền “Một nhà thơ chân chính, Tiếng việt 4). Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình “Thuần phục sư tử” (Truyện dân gian A-rập, Tiếng việt 5). Đây là những phẩm chất rất bình thường mà cũng rất cần thiết trong mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người trong cuộc sống thường ngày. Tuy là những phẩm chất bình thường nhưng không phải ai cũng có được, chính vì vậy những phẩm chất này rất quan trọng và cần có đối với con người.
Giáo dục những hành động tốt: Biết giúp đỡ, yêu thương lẫn nhau khi gặp khó khăn, giúp bạn chính là giúp bản thân mình “Sư tử và chuột nhắt” (Truyện cổ tích Lép – tôn – xtôi, Tiếng việt 1), “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” (Truyện cổ Kiếc-ghi-gi, Tiếng việt 2). Biết vâng lời người lớn, không mải chơi đi la cà dọc đường như cô bé trong truyện “Cô bé trùm khăn đỏ” (Truyện cổ Pê-rô, Tiếng việt 1) vì không nhớ lời mẹ dặn, nhẹ dạ cả tin lời sói dạo chơi hái hoa bắt bướm trong rừng nên bị sói ăn thịt. Hoặc không nên mưu mẹo hại người sẽ lãnh hậu quả đau đớn như gã Sói gian xảo trong “Bác sĩ Sói” (Truyện cổ tích La – phông – ten, Tiếng việt 2).
Giáo dục ý thức rèn luyện bản thân tốt: Có ý thức học tập và cố gắng không ngừng kiên trì, cố gắng khắc phục những khó khăn. Đó cũng chính là bổn phận của học sinh trong trường học. Qua câu chuyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” (Tiếng việt 1), La-phông-ten đã gửi đến một lòng tin mạnh mẽ qua sự thắng lợi bất ngờ của chú Rùa có quyết tâm và lòng kiên trì vững chắc, luôn không ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân, vượt qua những khó khăn.
Giáo dục về nhận thức lao động: Nên chăm chỉ lao động, làm việc trên ruộng đồng, không lười biếng thì sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và đầy đủ “Kho báu” (Ngụ ngôn Ê–dốp, Tiếng việt 2).
Cùng với những chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội, gia đình, nhà trường, truyện dân gian nước ngoài đã chú trọng rất nhiều đến việc giáo dục và hình thành những phẩm chất tốt đẹp, những năng lực đích thực cho các em ngay từ khi
mới bước chân cắp sách đến trường. Chỉ có những con người như vậy mới thật sự xứng đáng là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, của xã hội sau này.
2.5. Giáo dục lòng nhân ái qua một số tác phẩm truyện dân gian nước ngoài tiêu biểu
2.5.1. Tác phẩm “Bông hoa cúc trắng” – Truyện cổ tích Nhật Bản
Có thể bạn quan tâm!
- Những Thuận Lợi, Khó Khăn Khi Dạy Các Tác Phẩm Truyện Dân Gian Nước Ngoài Trong Chương Trình Tiếng Việt Tiểu Học
- Truyện Dân Gian Nước Ngoài Phản Ánh Những Quan Hệ Đạo Đức Giữa Con Người Với Con Người
- Những Chuẩn Mực Đạo Đức Trong Mối Quan Hệ Giữa Người Với Người Trong Cộng Đồng Xã Hội
- Giá Trị Thực Tế Của Các Tác Phẩm Truyện Dân Gian Nước Ngoài
- Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 10
- Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 11
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Nhiều tác phẩm văn học đã nói đến công biết ơn trời biển, to lớn và bao la của bậc làm cha mẹ. Công lao cha mẹ đã sinh ra và nuôi lớn chúng ta thành người là điều mà ai trong chúng ta cũng phải khắc cốt ghi tâm. Công lao cha mẹ sánh ngang với biển trời mênh mông, rộng lớn. Và việc phải báo hiếu cha mẹ là tình cảm đạo đức, là bổn phận, trách nhiệm của người làm con, là đạo lí làm người mà ai cũng phải có. Trong việc giáo dục, chúng ta đặc biệt chú trọng tới việc giáo dục nhân cách con người. Chính vì vậy mà tác phẩm “Bông hoa cúc trắng” (Truyện cổ tích Nhật Bản, Tiếng việt 1) là một trong những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài được đưa vào chương trình Tiếng Việt Tiểu học với mục đích như vậy. Câu chuyện cổ tích giải thích về ý nghĩa của loài hoa cúc trắng nhưng ẩn chứa đằng sau đó là tấm lòng yêu thương và hiếu thảo đến cảm động trời xanh của cô bé đối với người mẹ của mình.
Chuyện kể về một cô bé sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Gia đình của cô bé tuy nghèo khó và cũng chỉ có hai mẹ con nhưng họ sống với nhau rất hạnh phúc. Nhưng thật không may, một ngày nọ mẹ cô bé bỗng đổ bệnh nặng, vì nhà nghèo không có tiền mua thuốc để chữa trị bệnh cho mẹ khiến cô bé rất buồn và lo lắng. Một hôm, mẹ cô bé mệt quá liền bảo cô đi tìm thầy thuốc về. Trên đường đi, cô gặp một cụ già râu tóc bạc phơ. Cụ tự nhận mình là thầy thuốc, cụ già theo cô bé về nhà khám bệnh cho mẹ. Sau khi khám xong, cụ nói với cô bé hãy đi đến gốc đa đầu rừng và đem về một bông hoa cúc trắng. Cô bé ngay lập tức lên đường đi tìm bông hoa cúc trắng để về chữa bệnh cho mẹ. Trên đường đi, cô không quản ngại khó khăn đi tìm bông hoa với mong muốn giúp cho mẹ nhanh chóng khỏi bệnh. Ngay khi tìm thấy bông hoa, cô bé nghe thấy tiếng cụ già văng vẳng bên tai “Mỗi cánh hoa là một ngày mẹ cháu được sống thêm”. Cô bé đếm cánh hoa và liền
bật khóc nức nở khi biết mẹ chỉ còn sống được thêm hai mươi ngày nữa thôi. Khi ấy, cô bé đã xé những cánh hoa cúc trắng nhỏ ra thành nhiều cánh nhỏ hơn nữa. Và sau đó cánh hoa nhiều không đếm xuể. Chính nhờ tấm lòng hiếu thảo và mong muốn mẹ được sống lâu thêm của cô bé đã khiến trời đất cũng phải cảm động. Cuối cùng, mẹ cô bé cũng đã khỏi bệnh. Kể từ đó, hằng năm cứ vào mùa thu là những bông hoa có nhiều cánh lại đua nhau nở rộ vô cùng xinh đẹp. Bông hoa mà cô bé tìm thấy sau khi được xé thành vô số cánh chính là biểu tượng cho sự sống, là ước mơ trường tồn, là khát vọng chữa lành mọi vết thương, bệnh tật của con người.
Câu chuyện là bài ca nhỏ về tình yêu và lòng hiếu thảo. Đó cũng chính là món quà mà “thế giới cổ tích” dành tặng cho tuổi thơ, cho mọi người như một lời giải thích thú vị về nguồn gốc của một loài hoa nở vào mùa thu, có nhiều cánh dài trắng muốt và thường được dùng như một vị thuốc quý mà người ta vẫn thường gọi là hoa cúc trắng.
Hiếu thảo là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó thể hiện tình cảm, suy nghĩ của bản thân với những người có công ơn với chúng ta. Truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay cần phải được duy trì và phát huy, đặc biệt là đối với thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Câu chuyện giáo dục các em học sinh phải biết yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ. Rộng hơn nữa, lòng hiếu thảo còn thể hiện với những người xung quanh như ông bà, cô chú, thầy cô giáo,…
Bên cạnh ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo, bông hoa cúc trắng còn tượng trưng cho lòng cao thượng, nỗi hân hoan và sự trong trắng. Với vẻ đẹp dịu dàng, hương thơm nhẹ nhàng, hoa cúc trắng còn là loài hoa tượng trưng cho lòng cao thượng, sự chân thực.
Câu chuyện “ Bông hoa cúc trắng” mang đậm những đặc trưng của thể loại cổ tích. Cốt truyện ngắn gọn và mang những nét riêng biệt. Đó là sự đan dệt bởi hệ thống nhân vật thần kì. Ông cụ tượng trưng cho tuyến nhân vật ấy đến để giúp đỡ cô bé có tấm lòng hiếu thảo. Đây là yếu tố độc đáo, đặc trưng của thể loại truyện cổ tích giúp thu hút sự chú ý của lứa tuổi học sinh Tiểu học. Ở lứa tuổi đầy ngây thơ, mơ mộng và hay tưởng tượng của các em thì những nhân vật thần kì trong mỗi câu
chuyện đều đem đến sự thu hút và hấp dẫn đối với các em. Cũng chính vì vậy mà tác phẩm đã xây dựng hình tượng nhân vật thần kì để các em hiểu rằng chúng ta luôn yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ.
2.5.2. Tác phẩm “Sư tử và chuột nhắt” – Truyện cổ tích
Lòng nhân ái, tình yêu thương, biết giúp đỡ là những đức tính con người luôn cần phải có trong cuộc sống từ xưa đến nay. Trong xã hội hiện nay, mỗi con người tuy là những cá thể riêng biệt, độc lập những theo một khía cạnh nào đó thì mọi người đều có liên quan và ảnh hưởng đến nhau để cùng tồn tại và phát triển. Lòng nhân ái có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của con người. Nó mang đến hạnh phúc cho cả người trao và người nhận. Người nhận được trợ giúp sức mạnh tinh thần và vật chất để có thể vượt qua khó khăn, thử thách và nguy hiểm. Người trao có cơ hội được giúp đỡ người khác và cũng được người khác giúp đỡ cần thiết.
Lòng nhân ái, sự giúp đỡ, lòng tốt của con người không chỉ dành cho những người thân yêu trong gia đình, bạn bè hay thầy cô mà còn dành cho tất cả mọi người. Trong tác phẩm “Sư tử và chuột nhắt” (Truyện cổ tích – Lép-tôn-xtôi, Tiếng việt 1), chúng ta đã thấy rõ được sự tốt bụng cũng như biết giúp đỡ sư tử của chuột nhắt. Câu chuyện là một bài học dành về việc khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ người khác nhưng bên cạnh đó cũng là bài học về việc trả ơn và biết giữ lời hứa.
Chuyện kể về cuộc gặp mặt bất đắc dĩ của hai loài vật hoàn toàn trái ngược nhau là sư tử - vua của rừng xanh và chuột nhắt - con vật bé nhỏ. Trong một lần khi sư tử đang ngủ trong rừng, chuột nhắt chạy qua vô tình dẫm vào đuôi sư tử. Sư tử tỉnh dậy và bắt được chuột nhắt. Khi sư tử đang định ăn thịt chuột nhắt thì chuột vội vàng khóc lóc van xin sư tử tha cho mình vì có mình cũng chẳng bõ dính răng. Nghe thấy vậy, sư tử ngẫm nghĩ một hồi rồi cũng quyết định thả chuột nhắt đi. Trước khi đi, chuột nhắt hứa sau này sẽ giúp đỡ sư tử khi cần thiết. Lúc đó, sư tử liền bật cười vì nghĩ rằng chú chuột nhắt bé tí mà cũng đòi giúp đỡ sư tử. Thật không ngờ sau đó, sư tử bị sa vào bẫy của người đi săn, nó vùng vẫy cỡ nào cũng không thoát ra được. Nó liền buông xuôi, nằm bẹp và thầm nghĩ chờ chết. Vô tình
chuột nhắt đi ngang qua và nhìn thấy sư tử bị bắt trong tấm lưới và chuẩn bị đưa lên xe. Thấy vậy, chú chuột đã nhanh chóng chạy về hang gọi các bạn của mình đến giải cứu sư tử. Các chú chuột mỗi người ở một góc của tấm lưới cắn một lúc đứt hết các mắt lưới. Chính nhờ vậy mà sư tử thoát chết. Chuột nhắt đã thực hiện đúng lời hứa của mình và sư tử cảm động và liền cảm ơn chuột nhắt đã cứu mạng mình.
Câu chuyện là bài ca về lòng tốt bụng, lòng biết ơn, biết giúp đỡ người khác của chú chuột nhắt. Khi thấy sư tử gặp khó khăn và nguy hiểm chuột nhắt đã ngay lập tức gọi bạn mình đến cứu. Những bài học không chỉ được rút ra từ nhân vật chuột nhắt mà còn từ nhân vật sư tử. Nếu chúng ta có lòng nhân từ như nhân vật sư tử trong tác phẩm, tha mạng cho chuột nhắt thì khi gặp phải khó khăn, nguy hiểm sẽ được trả ơn và giúp đỡ. Đó cũng chính là bài học mà các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài muốn mang đến cho các em.
Lòng nhân ái, lòng tốt bụng, biết giúp đỡ mọi người luôn là những phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó thể hiện được suy nghĩ, tình cảm và con người chúng ta đối với mọi người trong xã hội. Và đó cũng là những phẩm chất nằm trong truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, nó cần được duy trì và tiếp nối cho các thế hệ sau này. Tác phẩm giáo dục các em phải biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh. Nếu chúng ta giúp đỡ mọi người trong lúc khó khăn thì khi chúng ta gặp phải nguy hiểm, thử thách cũng sẽ được mọi người giúp đỡ lại. Chúng ta không chỉ biết yêu thương, giúp đỡ nhưng người thân hay người quen mà còn phải giúp đỡ những người xa lạ, những người gặp hoàn cảnh khó khăn hay thậm chí là những loài vật. Đừng bao giờ chỉ mong muốn nhận mà không muốn trao đi. Và cũng đừng bao giờ nghĩ rằng khi mình giúp đỡ người khác chỉ là mình cho đi chứ không nhận được gì. Bởi khi chúng ta giúp đỡ mọi người cũng là lúc chúng ta nhận lại được tình yêu thương, sự quý mến và sự cảm kích, cảm ơn của mọi người. Cũng chính vì vậy mà có câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Câu chuyện còn dạy chúng cách sống “Ở hiền gặp lành”, giúp đỡ người khác sẽ được đền đáp và trả ơn.
Bên cạnh ý nghĩa khuyên chúng ta cần phải có lòng nhân ái và giúp đỡ mọi người, truyện còn ca ngợi đức tính tốt đẹp của chuột nhắt, không chỉ biết giúp đỡ sư
tử mà còn biết giữ lời hứa. Từ lời nói đến hành động là một khoảng cách xa, cũng chính vậy mà không phải ai nói được cũng làm được, hứa rồi sẽ thực hiện. Nhưng chuột nhắt lại giữ đúng lời hứa của mình, khi thấy sư tử gặp nguy liền giải cứu ngay. Đây cũng chính là một bài học nữa mà câu chuyện muốn mang đến cho các em - những mầm non tương lai của đất nước. Dạy các em đã nói được thì phải làm được, đã hứa thì nhất định phải thực hiện, đừng để lời nói gió bay, hứa xong lại để đấy. Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người làm cho xã hội phát triển, các em phải có cần phải có đầy đủ những phẩm chất và đức tính này.
“Sư tử và chuột nhắt” là câu chuyện ngắn gọn, đơn giản mà nhẹ nhàng, gần gũi với những câu từ dễ đọc, dễ hiểu. Trong chuyện là những nhân vật có thật trong đời sống, các em đã từng được biết đến và nhìn thấy nên các em sẽ dễ dàng hiểu và cảm nhận được nội dung và ý nghĩa mà câu chuyện hướng đến. Một câu chuyện đơn giản, ngắn gọn nhưng lại ẩn chứa trong đó nhiều bài học về cách làm người, cách đối xử với mọi người. Và đó cũng chính là lí do mà tác phẩm được đưa vào trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học và ngay từ lớp 1.
2.5.3. Tác phẩm “Kho báu” – Truyện ngụ ngôn Ê-dốp
Cha mẹ luôn yêu thương, quan tâm, nuôi nấng và chăm sóc con cái kể cả khi con còn bé hay đã lớn khôn, trưởng thành. Tình yêu của cha mẹ dành cho con không gì có thể sánh được, mọi sự so sánh giữa tấm lòng của cha mẹ với mọi thứ đều trở nên khập khiễng. Nhiều từ ngữ bao la, rộng lớn, mênh mông, bát ngát hay ví tình yêu thương của cha mẹ dành cho con như biển cả, đại dương đều không thể nói lên hết được tình yêu đó. Sự yêu thương, lo lắng, che chở cho con không phải từ những việc làm to lớn mà chỉ từ những việc làm nhỏ nhặt, nhẹ nhàng nhưng lại chi tiết, đều đặn hàng ngày và luôn thường trực. Chính vì vậy, những người sống trong tình yêu thương của cha mẹ chính là những người hạnh phúc nhất, còn những người không có tình yêu của cha mẹ cũng chính là những người bất hạnh nhất. Khi chúng ta đang được sống trong tình yêu thương, niềm hạnh phúc tưởng chừng như giản dị nhưng lại rất to lớn ấy thì hãy biết trân trọng và yêu quý.
Cha mẹ không chỉ lo lắng cho con trong cuộc sống hiện tại mà còn quan tâm, suy nghĩ về tương lai của con. Cha mẹ luôn nghĩ cách để cho con có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đầy đủ khi mình không còn ở bên cạnh con nữa. Và câu chuyện “Kho báu” (Truyện ngụ ngôn Ê-dốp, Tiếng việt 2) đã nói lên tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái, những suy nghĩ, trăn trở về tương lai cuộc sống của con sau khi mình qua đời.
Câu chuyện kể về một đôi vợ chồng người nông dân quanh năm suốt tháng làm việc chăm chỉ không quản ngại nắng mưa. Hai vợ chồng thường ra đồng làm việc từ lúc sáng sớm và trở về nhà vào lúc trời đã tối muộn. Họ cấy lúa, gặt hái xong lại trồng khoai, trồng cà. Họ làm việc không ngừng nghỉ, luôn chân luôn tay, không để cho đất nghỉ. Cũng nhờ sự chuyên cần, chăm chỉ mà hai vợ chồng đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. Thế nhưng dần dân họ cũng già yếu đi, không thể làm việc tiếp được nữa. Hai người con trai của họ thì lại sống nhờ vào cha mẹ, lười lao động, suốt ngày chỉ sống hưởng thụ và mơ chuyện hão huyền. Đến một ngày, người mẹ qua đời, người cha cũng lâm bệnh nặng. Ông biết mình không thể qua khỏi nên đã gọi hai cậu con trai đến và nói với họ rằng bên trong ruộng nhà có một kho báu, sau khi ông ra đi hãy đào lên mà dùng. Sau khi ông lão qua đời, hai người con bèn nghe theo lời cha dặn, ra ruộng nhà và đào bới khắp ruộng để tìm kho báu. Nhưng họ đào bới mãi mà chẳng thấy kho báu đâu hết nên khi đến mùa, họ đành trồng lúa. Nhờ được làm đất kĩ nên mùa lúa ấy được bội thu. Hết mùa lúa, hai anh em lại ra sức đào bới để tiếp tục tìm kiếm kho báu nhưng kết quả vẫn không tìm thấy được gì. Khi hết mùa, họ lại tiếp tục trồng lúa và vụ lúa ấy lại tiếp tục bội thu. Sau khi liên tiếp được mấy mùa lúa bội thu, hai anh em có của ăn của để, sống sung túc, ấm no, hạnh phúc. Đến lúc này hai anh em mới hiểu được lời người cha dặn dò trước khi qua đời.
Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái đã được khắc sâu và thể hiện rõ nét qua câu chuyện. Cha mẹ thể hiện tình yêu, sự quan tâm, lo lắng của mình bằng nhiều cách nhau. Có người thể hiện bằng cách yêu chiều, cung cấp cho con đầy đủ mọi thứ mà không cần con phải làm gì. Nhưng có người lại thể hiện bằng
cách nghiêm khắc dạy dỗ và giáo dục con, bắt con phải làm việc chăm chỉ, tự lực lao động nuôi sống bản thân. Cách thức, phương pháp giáo dục con của các bậc cha mẹ khác nhau nhưng tất cả lại đều có chung một mục đích chính là mong cho con thành người, có được cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc. Và hai vợ chồng người nông dân trong câu chuyện “Kho báu” cũng như vậy. Họ thể hiện tình yêu thương, sự chăm sóc, quan tâm cho hai người con trai của mình bằng những cách khác nhau. Khi họ còn sống thì hai người con trai được sống cuộc sống sung túc, đầy đủ mà lại không phải lao động. Nhưng khi họ qua đời, họ thể hiện tình yêu thương của mình bằng cách bắt các con phải làm việc, phải lao động để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Và cuối cùng thì hai người con trai đã có được sự no đủ và hạnh phúc đúng như hai vợ chồng người nông dân mong muốn.
Câu chuyện không chỉ nói lên tình yêu thương rộng lớn của cha mẹ dành cho con cái mà còn khuyên chúng ta phải lao động chăm chỉ. Vì chỉ khi các em lao động, làm việc bằng chính sức lực của mình thì chúng ta mới có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chăm chỉ xưa nay luôn là một trong những phẩm chất cần có của con người. Nó giúp các em có thể tự lập, tự nuôi chính mình mà không phải phụ thuộc hay nhờ vả ai. Đức tính này cũng sẽ giúp cho các em phát triển và hoàn thiện cả về nhân cách cũng như con người của mình.
Truyện “Kho báu” có nội dung đơn giản, gần gũi và phù hợp với cuộc sống hằng ngày của các em. Nó phản ánh chân thực những điều có trong cuộc sống của các em. Ẩn sâu bên trong câu chuyện là bài ca về tình cha mẹ ấm áp, rộng lớn và bao la dành cho con cái và bài học khuyên các em phải biết chăm chỉ lao động, làm việc vì đó là cách duy nhất để các em có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
2.5.4. Tác phẩm “Đất quý, đất yêu” - Truyện dân gian Ê-ti-ô-pi-a
Trong cuộc sống, tình cảm, sự yêu thương, tấm lòng nhân ái của con người không chỉ dành cho con người mà còn dành cho cả những con vật hay ngay cả mảnh đất quê hương nơi chúng ta sinh sống và lớn lên. Mỗi con người chúng ta, ngay từ khi lớn lên đã được gia đình giáo dục về tình yêu quê hương đất nước, yêu Tổ quốc - thứ thiêng liêng và cao quý nhất. Ông cha ta đã đứng lên chiến đấu, đổ