Quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp - 2

3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 164

3.3. Khảo nghiệm các biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp 165

3.3.1. Mục đích và nội dung khảo nghiệm 165

3.3.2. Phương pháp khảo nghiệm 166

3.3.3. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí đội ngũ GVMN miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp 166

3.4. Thực nghiệm biện pháp 175

3.4.1. Muc

đích, nội dung, giả thuyết, hình thức thực nghiệm 175

3.4.2. Tổ chức thực nghiệm 176

3.4.3. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm 178

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 187

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 188

Quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp - 2

1. Kết luận 188

2. Khuyến nghị 190

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 190

2.2. Đối với UBND tỉnh khu vực miền Trung 191

2.3. Sở Giáo dục và Đào tạo khu vực miền Trung 191

2.4. Đối với UBND huyện, Phòng GD&ĐT khu vực miền Trung 192

2.5. Đối với hiệu trưởng trường mầm non khu vực miền Trung 192

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 193

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 200

DANH MỤC BẢNG‌


Trang

Bảng 2.1. Đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung 70

Bảng 2.2. Số lượng đối tượng CBQL, GVMN tham gia khảo sát thực trạng 73

Bảng 2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 75

Bảng 2.4. Quy ước thang đo định khoảng 76

Bảng 2.5. Đánh giá về phẩm chất nhà giáo của đội ngũ GVMN khu vực miền Trung theo CNN 77

Bảng 2.6. Đánh giá về năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GVMN khu vực miền Trung 80

Bảng 2.7. Đánh giá về năng lực xây dựng môi trường giáo dục của GVMN 89

Bảng 2.8. Đánh giá về năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng của đội ngũ GVMN 92

Bảng 2.9. Đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng nghệ thuật của GVMN 95

Bảng 2.10. Kết quả tự đánh giá xếp loại GVMN theo CNN của khu vực 99

Bảng 2.11. Nhận thức về tính cần thiết của CNN giáo viên mầm non 100

Bảng 2.12. Thực trạng quy hoạch đội ngũ GVMN ở khu vực miền Trung 102

Bảng 2.13. Thực trạng tuyển dụng đội ngũ GVMN ở miền Trung 105

Bảng 2.14. Thực trạng sử dụng đội ngũ GVMN ở khu vực miền Trung 108

Bảng 2.15. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN ở khu vực miền Trung

............................................................................................................................110

Bảng 2.16: Thực trạng đánh giá đội ngũ GVMN ở miền Trung 114

Bảng 2.17. Thực trạng đảm bảo môi trường, điều kiện hỗ trợ đội ngũ GVMN ở khu vực miền Trung 117

Bảng 2.18. So sánh thực trạng các nội dung quản lí đội ngũ giáo viên mầm non ở các tỉnh khu vực miền Trung 121

Bảng 2.19. Thực trạng các yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến thực trạng quản lí đội ngũ GVMN các tỉnh khu vực miền Trung 125

Bảng 3.1: Quy ước thang định khoảng các mức độ trong bảng khảo nghiệm 166

Bảng 3.2. Vận dụng chuẩn nghề nghiệp trong quản lí đội ngũ giáo viên mầm non phù hợp với đặc điểm địa phương, nhà trường khu vực miền Trung 166

Bảng 3.3. Đổi mới quy trình tuyển dụng GVMN theo chuẩn nghề nghiệp 167

Bảng 3.4. Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVMN theo CNN 168

Bảng 3.5. Sử dụng hợp lí và hiệu quả đội ngũ GVMN theo CNN 169

Bảng 3.6. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo CNN 171

Bảng 3.7. Đổi mới hoạt động đánh giá đội ngũ GVMN theo CNN 172

Bảng 3.8. Đảm bảo các điều kiện, môi trường hoạt động của đội ngũ GVMN 173

Bảng 3.9. Kết quả đánh giá năng lực hiểu biết và kĩ năng thiết kế hoạt động GD trải nghiệm theo chủ đề của GVMN trước thực nghiệm 179

Bảng 3.10. Kết quả đánh giá năng lực hiểu biết và kĩ năng thiết kế hoạt 180

động GD trải nghiệm theo chủ đề của GVMN sau thực nghiệm 180

Bảng 3.11. Kết quả so sánh năng lực hiểu biết và kĩ năng thiết kế hoạt động GD trải nghiệm theo chủ đề của GVMN trước và sau thực nghiệm 180

Bảng 3.12. Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của GVMN về khóa tập huấn chuyên đề 182


DANH MỤC HÌNH‌


Trang Hình 1.1. Mô hình quản lí nguồn nhân lực của Leonard Nadler (Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015) 48

Hình 2.1. Biểu đồ đánh giá chung tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ88 Hình 2.2. Biểu đồ đánh giá chung mức độ đáp ứng CNN của GVMN miền Trung.98 Hình 2.3. Biểu đồ thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non theo CNN 120

Hình 3.1. Biểu đồ so sánh năng lực hiểu biết và kĩ năng thiết kế hoạt động giáo dục trải nghiệm theo chủ đề của GVMN trước và sau TN 181



1. Lý do chọn đề tài‌‌‌

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nền kinh tế tri thức, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nói chung và cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) nói riêng đang ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Trong bất kỳ nền giáo dục hiện đại nào, nhà giáo nói chung, ĐNGV nói riêng là lực lượng con người, đóng vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục, đào tạo và đảm bảo chất lượng GD&ĐT. Đặc biệt, thành công của công cuộc đổi mới nền GD trên thế giới và Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ GV, hay nói cách khác, GV là yếu tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới GD. Raja Roy Singh (1994) đã khẳng định: "GV giữ vai trò quyết định trong quá trình nhận biết - học - dạy và đặc trưng trong việc định hướng lại GD. Người ta luôn luôn nhận thấy rằng thành công của các cuộc cải cách GD phụ thuộc dứt khoát vào "ý chí muốn thay đổi" cũng như chất lượng GV. Không một hệ thống GD nào có thể vươn cao qúa tầm những GV làm việc cho nó". Ở Việt Nam, trong Chiến lược phát triển GD 2011-2020 đã xác định phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí (CBQL) giáo dục: “Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ QLGD” là giải pháp then chốt trong 8 giải pháp phát triển GD (Thủ tướng Chính phủ, 2012).

Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống GD quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ... của trẻ, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào bậc học phổ thông. Phát triển đội ngũ GDMN vững chắc là nền tảng cho sự phát triển nguồn lực ĐNGV nói chung, phục vụ cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI (2013) khẳng định: “Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục”.

Chuẩn nghề nghiệp (CNN) GVMN được ban hành theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 10 năm 2018 quy định những yêu cầu về phẩm


chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của người GVMN. Những tiêu chuẩn, chí của CNN được thiết kế theo mô hình phát triển mở rộng và yêu cầu cao hơn so với chuẩn đào tạo, là định hướng sự phấn đấu liên tục của GVMN, là kim chỉ nam cho công tác quản lí, phát triển ĐN GVMN. Mục đích của CNN GVMN là giúp GV tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; là cơ sở để các cấp QL tổ chức ĐT, BD GV; đánh giá GVMN hàng năm theo quy chế (Bộ GD&ĐT, 2018) và phục vụ công tác QL, phát triển ĐN GVMN.

Quản lí nguồn nhân lực (NNL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quản lí nhà trường MN. Quản lí NNL trong nhà trường MN về bản chất là quản lí tất cả các hoạt động liên quan đến nguồn lực con người bao gồm đội ngũ nhà giáo, viên chức và người học, trong đó QL ĐN GVMN là QL nguồn nhân lực chủ đạo của hoạt động CS,GD trẻ mầm non. Với những biến đổi của thực tiễn xã hội và thực tiễn giáo dục đặt ra những yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, từ đó vấn đề quản lí ĐN GVMN cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là QL ĐN GVMN theo CNN. Mục tiêu QL ĐN GCMN là xây dựng và phát triển ĐN GVMN đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo về chất lượng. Để đạt được mục tiêu đó, các cấp quản lí giáo dục cần có các cách tiếp cận toàn diện, trong đó có cách tiếp cận QL ĐN GVMN theo CNN. Từ cách tiếp cận quản lí NNL nói chung, QL ĐN GVMN theo CNN có những định hướng rõ ràng hơn về tiêu chuẩn, tiêu chí của CNN để nhà quản lí tìm được những biện pháp quản lí ĐN GVMN phù hợp và đạt kết quả cao trong cơ sở GDMN cụ thể.

Khu vực miền Trung với vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và xã hội đặc thù gồm những tỉnh có nhiều khó khăn trong sự phát triển nói chung. Trong thời gian qua, ngành GD&ĐT trong khu vực đã có những nỗ lực để phát triển giáo dục nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ của hệ thống GD quốc dân cũng như GDMN, ĐN GVMN vẫn chưa đáp ứng cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. ĐN GVMN vừa thừa, vừa thiếu về số lượng, phân bố chưa đồng đều ở các vùng, miền, chưa đồng bộ về cơ cấu, nhất là cơ cấu về trình độ, năng lực nghề nghiệp và chưa vững chắc về chất lượng theo các yêu cầu của


CNN. Một bộ phận GVMN còn thiếu và yếu về phẩm chất và năng lực trong hoạt động CSGD trẻ, chưa đáp ứng tốt với yêu cầu của CNN GVMN và yêu cầu đổi mới GDMN. Trong QL đội ngũ GVMN theo CNN, công tác quy hoạch, kế hoạch chưa thực sự hiệu quả, việc tuyển dụng, sử dụng GV chưa đảm bảo tính khoa học, thống nhất, đồng bộ theo CNN, chất lượng và hiệu quả của hoạt động ĐT, BD đội ngũ GVMN còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa phát huy hết hiệu quả của ĐN GVMN. Bên cạnh đó, chế độ, chính sách, điều kiện, môi trường làm việc tạo động lực cho ĐNGV còn nhiều bất cập …Vì vậy, yêu cầu của đổi mới GDMN, yêu cầu của CNN GVMN và thực tiễn QL ĐN GVMN khu vực miền Trung theo CNN còn nhiều hạn chế, bất cập đã đặt ra vấn đề cấp thiết trong QLĐNGV ở các cơ sở GDMN thuộc khu vực miền Trung theo CNN.

Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, người nghiên cứu chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp” và xác định đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong công tác QL ĐN GVMN giai đoạn hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu‌

Trên cơ sở hệ thống hóa lí luận về quản lí ĐN GVMN theo CNN, đánh giá thực trạng quản lí đội ngũ GVMN khu vực miền Trung theo CNN, từ đó đề xuất các biện pháp quản lí đội ngũ GVMN khu vực miền Trung theo CNN nhằm phát triển ĐN GVMN đáp ứng yêu cầu của CNN và đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN trong giai đoạn hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu‌

3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lí đội ngũ giáo viên

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp

4. Giả thuyết khoa học‌

Đội ngũ GVMN khu vực miền Trung bên cạnh những ưu điểm và đạt yêu cầu về phẩm chất và năng lực nhà giáo, còn có những hạn chế về năng lực nghề nghiệp, chưa đáp ứng tốt với các yêu cầu của CNN GVMN. Công tác quản lí ĐN GVMN khu vực miền Trung theo CNN đã được thực hiện và đạt những kết quả


nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập trong một số nội dung quản lí đội ngũ GVMN. Nếu xác lập được cơ sở lí luận và thực tiễn khoa học, có thể xây dựng được các biện pháp QL ĐN GVMN phù hợp điều kiện thực tiễn khu vực miền Trung, có tính cần thiết, khả thi và góp phần nâng cao chất lượng ĐN GVMN của khu vực miền Trung, đáp ứng tốt yêu cầu của CNN GVMN hiện hành.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu‌

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí đội ngũ GVMN theo CNN‌

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí đội ngũ GVMN khu vực miền Trung theo CNN‌

5.3. Xác lập biện pháp quản lí đội ngũ GVMN khu vực miền Trung theo CNN và khảo nghiệm, thực nghiệm biện pháp QL đội ngũ GVMN khu vực miền Trung theo CNN.‌

6. Phạm vi nghiên cứu‌

6.1. Về nội dung nghiên cứu‌

- Nghiên cứu quản lí đội ngũ GVMN ở trường mầm non theo các nội dung quản lí gồm quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và tạo môi trường, điều kiện hỗ trợ ĐN GVMN.

- Nghiên cứu quản lí đội ngũ GVMN ở các trường mầm non công lập khu vực miền Trung theo CNN ban hành theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 10 năm 2018.

- Thực nghiệm một biện pháp quản lí đội ngũ GVMN theo CNN ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

6.2. Về chủ thể quản lí: CBQL Phòng GD&ĐT; hiệu trưởng trường MN

6.3. Về địa bàn và thời gian nghiên cứu‌

- Khảo sát và đánh giá thực trạng ĐN GVMN và quản lí ĐN GVMN các trường mầm non công lập khu vực miền Trung theo CNN gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Khánh Hòa.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 – 2020.

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí