Đặc Điểm Chung Của Các Chế Định Về Đấu Thầu Mua Sắm Hàng Hoá Quốc Tế

i) Giai đoạn một: theo hồ sơ mời thầu ở giai đoạn này, các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai;

ii) Giai đoạn hai: theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu, biện pháp bảo đảm dự thầu.

Như vậy Việt Nam quy định hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế nói chung là giống WB và ADB. Tuy nhiên, các phương thức thực hiện trong hình thức đấu thầu này thì có sự khác biệt.


1.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CHẾ ĐỊNH VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

1.3.1. Về chủ thể

Như hầu hết các định nghĩa đã nêu, đấu thầu mua sắm hàng hóa quốc tế là giao dịch đặc trưng. Trong đó có một người mua và nhiều người bán. Chính người mua cũng mang trên mình đặc trưng riêng: Đa số họ là những cơ quan của chính phủ, các công ty, tập đoàn lớn sử dụng nguồn vốn lớn để mua sắm hàng hóa theo quy định của nhà tài trợ, của chính phủ nước được hưởng lợi. Nói chung họ là những người thiếu chuyên môn, hiểu biết về chính hàng hóa mà mình định mua. Trong khi đó họ lại đòi hỏi việc mua sắm phải đúng mục đích, tối ưu, hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Nếu như người mua chỉ có duy nhất thì trong đấu thầu lại xuất hiện rất nhiều người bán. Họ là những nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Người bán đòi hỏi hàng hóa của mình bán ra phải đạt lợi nhuận cao nhất, đồng thời yêu cầu phải được tự do cạnh tranh về các điều kiện thương mại, kỹ thuật, năng lực pháp lý, năng lực kinh nghiệm.

Thực tế thì còn có sự hiện diện của nhiều chủ thể khác cũng tham gia vào quá trình đấu thầu như: Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án thường là người đại diện); bên cho vay; bên tư vấn; giám định, thẩm định...‌

1.3.2. Về đối tượng giao dịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Đối tượng của đấu thầu quốc tế rất rộng, đó là các loại hàng hóa, dịch vụ, công trình, bí quyết kỹ thuậtTrong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu tới đối tượng cơ bản của đấu thầu quốc tế là mua sắm hàng hóa có khối lượng lớn về giá trị và số lượng. Đặc điểm của hàng hóa là đặc tính, tiêu chuẩn kỹ thuật được xác định trước và được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu. Ví dụ: đặc tính của hàng hóa phải đáp ứng đầy đủ, rõ ràng các tính năng mà chủ đầu tư đưa ra, còn tiêu chuẩn phải đáp ứng theo quy định của một tổ chức quốc tế hay quốc gia nào đó như: tiêu chuẩn châu Âu, ISO 9001-BQVI, TUV... Các nhà thầu muốn làm rõ một số đặc tính kỹ thuật của hàng hóa đó có quyền được hỏi và được trả lời theo quy định. Ví dụ: tại Điểm 7.1, Chương 1. Mẫu hồ sơ mời thầu chuẩn ADB, xuất bản tháng 6 năm 2000.

Hàng hóa trong đấu thầu quốc tế cũng được phân biệt rất rõ và cụ thể về mức độ ưu tiên nội địa, như tại Hướng dẫn của WB tại Điểm 2 - Phụ lục 2

Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa - 4

[33] hoặc Hướng dẫn mua sắm hàng hóa của ADB tại Điểm 5.1, Phần III [30].

Một loại hàng hóa khác cũng hay xuất hiện trong các gói thầu quốc tế, đó là hàng có mức độ phức tạp cao, tinh xảo và cần có sự phối hợp của nhiều nhà thầu.

1.3.3. Điều kiện mua bán được quy định trước

Mặc dù các nhà cung cấp được tự do cạnh trong phương thức đấu thầu mua sắm hàng hóa quốc tế, nhưng quy định và các hướng dẫn đấu thầu lại cho phép quy định trước trong hồ sơ mời thầu về: tiêu chuẩn hàng hóa; điều kiện hợp đồng; thời gian: nộp hồ sơ, mở hồ sơ, giao hàng…; ngôn ngữ, đồng tiền, …; năng lực nhà thầu: tài chính, kinh nghiệm, pháp lý.

Nhà thầu bắt buộc phải chấp nhận các điều kiện trên nếu muốn tham gia dự thầu bằng một văn bản tại đơn xin dự thầu (ví dụ: theo mẫu đơn dự thầu

quy định tại điểm a - Hướng dẫn mua sắm của ADB [30]: "Chúng tôi đã nghiên cứu và hoàn toàn nhất trí với Hồ sơ mời thầu, kể cả các phụ lục kèm theo").

1.3.4. Điều kiện pháp lý khác

Ngoài các đặc điểm về các chế định của quy chế đấu thầu quốc tế nói trên, Hồ sơ mời thầu mẫu theo hướng dẫn mua sắm của WB và ADB còn quy định cụ thể về: Trình tự các bước đấu thầu; tiến độ, mức độ thanh toán, kiểm soát ...; nhà thầu hợp lệ; xuất xứ hàng hóa hợp lệ.

Thời gian đăng thông tin mời thầu, thời gian chuẩn bị dự thầu và thời gian chấm thầu, cũng như gia hạn cũng được các nhà tài trợ và pháp luật quốc gia quy định chặt chẽ. Ví dụ: thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 6 tuần đối với hàng hóa thông thường và 12 tuần đối với hàng hóa phức tạp (theo quy định tại Điểm 2.44, Hướng dẫn mua sắm của WB) [33].


1.4. NGUYÊN TẮC TRONG ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NHÀ TÀI TRỢ

1.4.1 Nguyên tắc của WB

Mục tiêu tôn chỉ hoạt động của Nhóm WB là hỗ trợ sự phát triển và nâng cao mức sống của người dân tại các quốc gia thành viên.

a) Nguyên tắc khách quan: Đây là nguyên tắc chung và cơ bản nhất của đấu thầu mua sắm hàng hóa quốc tế. Nguyên tắc này xuất phát từ đòi hỏi đấu thầu phải công bằng. Chỉ có sự khách quan mới tạo lập được sự công bằng, bình đẳng cho các nhà thầu. Nội dung của nguyên tắc này là trong đấu thầu cạnh tranh quốc tế, việc đánh giá thầu phải tuân theo quy định của luật pháp, phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá, thang diểmđã được thống nhất áp dụng và chỉ ra trong hồ sơ mời thầu.

Theo hướng dẫn của WB [33] thì hệ thống tiêu chuẩn đánh giá được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu (quy định tại Điểm 2.19).

Việc đánh gía theo thống nhất theo tiêu chuẩn khách quan được xác định từ trước sẽ loại trừ được những hiện tượng tiêu cực, khuyến khích các nhà thầu tham gia một sân chơi bình đẳng có luật lệ.

b) Nguyên tắc nhất quán: WB quy định rất chặt chẽ rằng các tiêu chuẩn, thang điểm, ưu tiên, chào giáphải đảm bảo nhất quán trong suốt qúa trình đấu thầu. Đây là nguyên tắc đảm bảo cho sự công bằng trong đấu thầu.

Để đảm bảo cho nguyên tắc này được thực hiện nghiêm túc, WB yêu cầu chủ đầu tư chỉ thực hiện các bước đấu thầu quốc tế sau khi WB phê duyệt một số bước như hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật, hồ sơ mời thầu

c) Chia các gói thầu phù hợp: Theo quy định của IBRD và IDA thì quy mô gói thầu và phạm vi hợp đồng sẽ tùy thuộc vào độ lớn, tính chất và địa điểm thực hiện dự án. Mục đích của nguyên tắc này là tạo ra sự cạnh tranh tối đa, thu hút được nhiều nhà thầu tham gia và tăng cường khả năng quản lý của chủ đầu tư và nhà tài trợ. Việc phân chia gói thầu phải hợp lí về các hạng mục trong gói thầu cũng như độ lớn và độ phức tạp của nó. WB cũng có thể tham gia vào việc chia gói thầu nếu nhận thấy có sự cấu kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong việc chia gói thầu, đồng thời sẽ nhận xét về tính hợp lý của việc chia gói thầu thông qua bước trình WB phê duyệt hoặc lấy ý kiến không phản đối của ngân hàng.

d) Thông báo phù hợp, công khai: Để tăng tính cạnh tranh giữa các nhà thầu cũng như hạn chế tiêu cực, tất cả các gói thầu mua sắm hàng hóa quốc tế đều phải được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày bằng cả Việt và tiếng Anh và trên trang WEB của WB để các nhà thầu có cơ hội như nhau về thông tin. Thời gian thông báo và số lần thông báo cũng được quy định cụ thể để đạt mục đích của nguyên tắc là thu hút nhiều nhà thầu có tiềm năng tham gia. Đồng thời, thời gian chuẩn bị thầu cũng phải là thời gian hợp lý để các nhà thầu có khả năng chuẩn bị hồ sơ thầu một cách đầy đủ và tốt nhất. WB quy định: 6 tuần đối với hàng hóa thông

thường và 12 tuần đối với hàng hóa phức tạp (theo quy định tại Điểm 2.44, Hướng dẫn mua sắm của WB) [33].

e) Không phân biệt đối xử: WB khuyến khích bên mời thầu tạo điều kiện để có nhiều nhà thầu tiềm năng tiếp cận, tìm hiểu hồ sơ mời thầu thông qua việc quảng cáo và bán hồ sơ mời thầu. Ngân hàng yêu cầu việc quảng cáo phải được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong một thời gian nhất định (Điểm 2.7 và 2.8, Hướng dẫn mua sắm của WB) [33]. Mức bán hồ sơ thầu không khuyến khích báo giá quá cao (thường thì tử 50USD đến 200USD). Việc làm rõ hồ sơ mời thầu cũng phải được gửi tới tất cả các nhà thầu đã mua hồ sơ thầu. Như vậy sẽ đảm bảo được tính công bằng đối với tất cả nhà thầu.

g) Nguyên tắc trung lập: Ngoài các thông tin, hướng dẫn đã cung cấp trong hồ sơ mời thầu, sẽ không có bất kỳ thông tin không chính thức nào của bên mời thầu chuyển cho nhà thầu. Trong trường hợp cần giải thích, làm rõ, sửa đổi hồ sơ mời thầu thì phải được lập bằng văn bản gửi cho tất cả nhà thầu và phải thông qua tư vấn trung gian.

h) Nguyên tắc hình thức: Đấu thầu quốc tế là biện pháp mua sắm mang nặng tính hình thức nhất. Bất kỳ sự không tuân thủ nào của nhà thầu đối với những quy định trong phần hướng dẫn nhà thầu và bảng dữ liệu thầu thì hồ sơ thầu đó bị coi là phạm quy và bị loại. Tuân thủ nguyên tắc này, nhà thầu phải: đảm bảo hồ sơ bằng văn bản; nộp không muộn hơn thời hạn đã quy định tại một địa điểm nhất định; việc gia hạn hiệu lực hồ sơ thầu hoặc bảo lãnh phải được thực hiện băng văn bản với chữ ký của người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền hợp pháp; số lượng hồ sơ bản gốc và bản copy phải đúng như hướng dẫn; tuyên bố chào hàng phải chấp nhận vô điều kiện các điều khoản của hợp đồng mẫu và giá chào thầu phải là cố định; việc thương thảo và mở thầu công khai đều phải được lập biên bản có chữ ký đầy đủ của các bên tham giaNguyên tắc hình thức có giá trị rất quan trọng đối với tất cả nhà thầu và phải được xem xét và áp dụng theo phần hướng dẫn trong hồ sơ mời thầu.

i) Nguyên tắc bảo mật: Bảo mật là yêu cầu rất quan trọng trong đấu thầu. Nó có tính quyết định và ảnh hưởng đến việc trúng thầu. Do vậy, nguyên tắc này được nêu rõ trong các quy định về hướng dẫn mua sắm không chỉ của WB và các nhà tài trợ khác mà còn có cả trong pháp luật về đấu thầu của các quốc gia. Việc bảo mật phải được thực hiện từ khâu lập kế hoạch mua sắm và đặc biệt là quá trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa. Trong quá trình đánh giá thầu, công tác bảo mật càng được quy định chặt chẽ hơn. Bất kỳ sự liên hệ hay cố gắng nào của nhà thầu nhằm gây ảnh hưởng đến quá trình này sẽ dẫn đến nhà thầu bị loại.

1.4.2 Nguyên tắc của ADB

ADB có mục đích trọng tâm là nâng cao phúc lợi cho người dân ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Các nguyên tắc cơ bản được nêu trong Hiến chương thành lập ADB như sau:

- Tiền của mọi khoản vay chỉ được sử dụng để mua sắm ở các nước thành viên, các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở các nước thành viên;

- Ngân hàng phải đảm bảo tiền của mọi khoản vay từ Ngân Hàng chỉ được sử dụng cho mục đính đã được phê duỵêt, có chú trọng tới tính kinh tế và hiệu quả. (Trích Điều 14 (i) và (xi) của Hiến chương).

Trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của Hiến chương, Điều 1.03; 1.04 - Sổ tay hướng dẫn mua sắm đấu thầu sử dụng vốn vay ADB xuất bản tháng 1 năm 1999 nêu ra 4 nguyên tắc chính sau:

a) Nguyên tắc xuất xứ: Hàng hóa đấu thầu phải có xuất xứ hoặc được mua từ các nước là thành viên của ADB. Trừ trường hợp do ban giám đốc của Ngân hàng quyết định. Việc liệt kê các nước là thành viên được ADB quy định và cập nhật thường xuyên trong các hướng dẫn mua sắm và quy định tại Chương 7 trong Hồ sơ mời thầu mẫu của ADB. Bất kỳ sự vi phạm nguyên tắc này do vô tình hay cố ý thì kết quả chấm thầu hoặc đề nghị trao hợp đồng đều bị Ngân hàng từ trối thanh toán.

b) Nguyên tắc ưu tiên: Để đạt mục tiêu hiệu quả kinh tế trong mua sắm hàng hóa, Ngân hàng yêu cầu bên mời thầu ưu tiên áp dụng phương pháp đấu thầu cạnh tranh quốc tế, trừ trường hợp đặc biệt phải có sự chấp nhận trước của Ngân hàng. Nguyên tắc này đảm bảo cho việc mua sắm được thực hiện mang tính cạnh tranh quốc tế và nâng cao khả năng tiếp cận của các nhà thầu và hàng hóa từ các nước thành viên.

c) Nguyên tắc bình đẳng: Cơ hội kinh doanh bình đẳng với tất cả các thành viên của Ngân hàng đối với các giao dịch mua sắm đấu thầu quốc tế sử dụng nguồn vốn của ADB. Ngân hàng có trách nhiệm trong việc công bố và đảm bảo thực hiện nguyên tắc này thông qua quy định. Ví dụ: quảng cáo mời thầu trên trang Web và tạp trí "Cơ hội kinh doanh" của Ngân Hàng.

d) Nguyên tắc minh bạch: Là mấu trốt trong mua sắm hàng hóa để đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời chống lại tình trạng gian lận và tham nhũng.

Trên đây là các nguyên tắc cơ bản của ADB, nói chung nó cũng phù hợp với các nguyên tắc của các nhà tài trợ khác. Những nguyên tắc này được hoàn thiện, khái quát ở mức độ cao trên cơ sở những nguyên tắc chính của WB.

1.4.3. Nguyên tắc của JIBIC

JBIC là ngân hàng chỉ của riêng Nhật, còn WB và ADB là một tổ chức ngân hàng có nhiều thành viên. Tài trợ của JBIC được coi là tài trợ song phương. Cũng tương tự như đối với các nguồn tài trợ của WB và ADB, việc giải ngân các khoản tiền lài trợ từ JBIC phải thực hiện theo nguyên tắc riêng. Về cơ bản quy định về đấu thầu của JBIC có tính quốc tế cao, có nhiều nội dung trong quy định là đồng nhất với các nội dung trong quy định về đấu thầu của WB và ADB, song cũng có một số nguyên tắc khác biệt:

a) Nguyên tắc được tiếp cận thông tin: Để đảm bảo nguyên tắc này, phải thông tin tới được các nhà thầu hợp lệ. Ví dụ JBIC yêu cầu thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu phải được đăng tải ít nhất trên một tờ báo lưu hành rộng rãi tại nước của Bên vay, đồng thời gửi tới đại diện các quốc

gia hợp lệ và JBIC. Hồ sơ mời thầu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để các nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

Để các nhà thầu có đủ thời gian tiếp cận các thông tin là những yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, trong quy định của JBIC yêu cầu khoảng thời gian dành cho nhà thầu nghiên cứu và chuẩn bị hồ sơ dự thầu phải được cân nhắc thích đáng tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của dự án cũng như độ phức tạp của gói thầu.

b) Đánh giá hồ sơ dự thầu dựa trên yếu tố hiệu quả tổng hợp: Đối với mua sắm hàng hóa, chỉ có các hồ sơ dự thầu vượt qua đánh giá về kỹ thuật mới được xem xét đánh giá về mặt tài chính. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu trong quy định của JBIC theo nguyên tắc ưu tiên các hồ sơ dự thầu được đánh giá cao về mặt kỹ thuật.

c) Tạo thuận lợi cho nhà thầu tham gia: Bảo lãnh dự thầu được yêu cầu áp dụng, song không khuyến khích yêu cầu giá trị cao dẫn đến làm nản lòng các nhà thầu tiềm năng. Đối với mua sắm hàng hóa, khuyến khích áp dụng hình thức giữ lại một tỷ lệ % trong tổng số tiền thanh toán để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thay cho việc sử dụng bảo lãnh của ngân hàng.

d) Không có quy định ưu đãi nhà thầu: Do nguồn tiền của JBIC là của riêng nước Nhật, là nguồn tiền mà trong đó có việc nộp thuế của các nhân dân Nhật.

1.4.4. Nguyên tắc của SIDA Thụy Điển

Thuỵ Điển cũng là nước phương Tây viện trợ cho Việt Nam sớm nhất, liên tục từ đầu những năm 1970 đến nay và là nước Tây Bắc Âu viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam (tính đến nay tổng số tiền viện trợ của Thụy Điển cho Việt Nam khoảng gần 2,6 tỉ USD).

SIDA (Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Thuỵ Điển), là một cơ quan chính phủ trực thuộc Bộ Ngoại giao. Mục tiêu của Sida là nhằm cải thiện mức sống của người nghèo và mục tiêu dài hạn là nhằm xoá nghèo. Hiện nay các dự án của SIDA được đánh giá là có tốc độ giải ngân nhanh, hiệu quả và bền vững nhất. Các hoạt động mua sắm của SIDA tuân theo các nguyên tắc sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2023