Mục Đích, Và Nhiệm Vụ Nghiên Cứu Của Luận Án


Sách Tiên Hưng phủ chí ghi chép về phủ Tiên Hưng viết năm 1928 của Đốc học phủ Tiên Hưng Phạm Nguyên Hợp (lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.3167) ở phần “công nghệ” (nghề thủ công) có ghi: “Dân các xã Phương La, Trác Dương (xã Thái Phương), Yên Nghiệp (Minh Tân) huyện Hưng Nhân (Hưng Hà) thường đi mua kén tằm đem về kéo thành sợi, chia ra làm mấy loại. Loại sợi tơ mảnh đem dệt thành lụa gọi là lục sồi, loại sợi tơ hơi thô dệt ra thành lụa nái, rồi đem đi bán ở chợ các nơi" [58]. Sách Tiên Hưng phủ chí còn cho biết: “Người xã Nguyên Xá, huyện Thần Khê kéo kén thành tơ phiếu (ngâm, phơi khô để tơ mất đi màu vàng, ngả sang màu trắng lụa), cho tơ trắng ra, cuộn vào guồng xe cho săn sợi rồi mới dệt. Lụa dệt ra màu trắng có hoa văn rất đẹp. Nghề này có từ thời Lê Cảnh Hưng”.

Tài liệu Chú thích về tỉnh Thái Bình (“Notice sur la Province de Thái Bình”), ký hiệu M.10372 (Thư viện Quốc gia) cho biết, các huyện trong tỉnh Thái Bình có trồng dâu (trước năm 1945) “Dâu, tằm: theo thống kê toàn bộ về các bãi dâu tiến hành năm 1931 - 1932, diện tích trồng dâu tằm lên tới 1.830 mẫu (dâu trồng ở vườn và dâu trồng ở các bãi cát). Diện tích trồng dâu phân bổ ở 10 phủ, huyện trong tỉnh, diện tích trồng dâu ở Duyên Hà (286 mẫu) và Hưng Nhân (50 mẫu), hai huyện nay nhập thành Hưng Hà, có diện tích trồng lớn nhất tỉnh” [65].

Theo Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Hà, đầu thế kỷ XX thợ dệt Phương La và làng Tống Lạp rất nổi tiếng. Thợ ở hai làng dệt này từng có sản phẩm bày bán tại Hội chợ triển lãm kinh tế Pháp - Việt ở nhà Đấu Xảo - Hà Nội [7].

- Nhóm đề tài, bài báo bàn luận, nghiên cứu trực tiếp về Phương La


+ Đầu tiên, phải kể đến Kỷ yếu hội thảo khoa học Hoằng Nghị Đại Vương và việc bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử - văn hóa Phương La do UBND tỉnh Thái Bình và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức, viết về làng Phương La dưới góc độ Sử học nhằm phục vụ mục đích chính là làm sáng rõ thân thế, sự nghiệp của Hoằng Nghị Đại Vương, khẳng định vai trò của dòng họ Trần ở Phương La. Do vậy, tập Kỷ yếu này chưa đề cập tới làng nghề một cách toàn diện, chưa quan tâm tới văn hóa truyền thống, biến đổi văn hóa làng nghề trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH [111].


+ Đề tài cấp ngành Một số giá trị văn hóa của các nghề thủ công truyền thống ở Thái Bình của tác giả Nguyễn Ngọc Phát, tại chương II, giới thiệu sơ bộ về quy trình sản xuất, sản phẩm, một số giá trị di tích của làng Phương La, chưa đề cập tới văn hóa truyền thống của làng nghề một cách đầy đủ, không bàn đến sự biến đổi văn hóa trong điều kiện CNH - HĐH đất nước [91].

+ Ngoài ra còn có một số bài báo nói về nghề, làng nghề Phương La dưới các góc độ khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Nhìn chung, các tác phẩm nói trên chỉ đề cập đến một khía cạnh cụ thể của nghề, làng nghề Phương La: nguồn gốc làng xã, các dòng họ, kinh tế, giá trị các văn bia, di tích, một phần về nghề (quy trình sản xuất, sản phẩm) mà chưa nghiên cứu về văn hóa làng nghề; những vấn đề nổi bật của văn hóa làng nghề một cách hệ thống, đặc biệt dưới tác động của CNH - HĐH. Tuy vậy, các nghiên trên là cơ sở, sự gợi mở cho hướng tiếp cận của tác giả khi nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng Phương La.

3. MỤC ĐÍCH, VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 3


3.1. Mục đích nghiên cứu của Luận án


Thông qua việc khảo sát, phân tích thực trạng biến đổi văn hóa làng nghề dệt Phương La; Luận án dự báo xu hướng văn hóa làng nghề dệt Phương La thời gian tới, từ đó đưa ra những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề dệt Phương La trong điều kiện CNH - HĐH, giúp làng Phương La và các làng nghề ở Thái Bình phát triển bền vững.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án


Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận án sẽ phải giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa lý luận về biến đổi văn hóa, biến đổi văn hóa làng nghề và một số khái niệm cơ bản có liên quan đến luận án, làm cơ sở lý luận chung cho toàn bộ đề tài;


- Giới thiệu tổng quan về làng dệt Phương La, nghề dệt và văn hóa làng Phương La trong xã hội truyền thống ;

- Khảo sát, phân tích thực trạng biến đổi văn hóa làng dệt Phương La;

- Dự báo xu hướng của văn hóa làng nghề dệt Phương La những năm tiếp theo, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của làng nghề dệt Phương La trong điều kiện CNH - HĐH.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các khía cạnh liên quan đến biến đổi văn hóa làng nghề dệt Phương La (thực trạng và xu hướng biến đổi, nguyên nhân biến đổi …).

4.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án

- Về không gian, địa bàn nghiên cứu chính của Luận án là làng Phương La (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình); đồng thời, Luận án có nghiên cứu mở rộng sang xã nghề dệt đũi Nam Cao (huyện Kiến Xương) và dệt khăn Minh Tân (huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình.

- Về thời gian, Luận án nghiên cứu biến đổi văn hóa làng Phương La khi nghề dệt phát triển, nhất là giai đoạn CNH - HĐH đất nước (từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, tháng 6/1996 đến nay).

5. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

5.1. Hướng tiếp cận

- Tiếp cận Văn hóa học: là hướng tiếp cận chính yếu của Luận án. Luận án chú trọng xem xét, nghiên cứu các thành tố văn hóa trong xã hội truyền thống của làng nghề Phương La; xác định thực trạng biến đổi, nguyên nhân và xu hướng văn hóa trong điều kiện CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.

- Ngoài ra, Luận án còn sử dụng các cách tiếp cận khác để bổ trợ, như: tiếp cận Nhân học/Dân tộc học để xem xét các mối quan hệ của con người trong các yếu tố văn hóa; tiếp cận lịch sử để xem xét các yếu tố văn hóa hiện nay của làng Phương La; tiếp


cận hệ thống để đặt sự hình thành, tồn tại và phát triển của các yếu tố văn hóa làng nghề dệt Phương La trong mối liên hệ với các yếu tố địa lý tự nhiên, cơ sở kinh tế…

5.2. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp điền dã Dân tộc học là phương pháp chính được Đề tài sử dụng để thu thập tư liệu. Ngoài việc thu thập các số liệu thống kê, các báo cáo trên thực địa, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể là: Nghiên cứu tham dự các hoạt động làm nghề, các sinh hoạt văn hóa xã hội, tín ngưỡng của dân làng. Phỏng vấn thợ thủ công, chủ doanh nghiệp, các bậc cao niên trên địa bàn nghiên cứu... Các thao tác phụ trợ: chụp ảnh, ghi âm, ghi hình.

- Phương pháp điều tra Xã hội học, sử dụng phương pháp điều tra Xã hội học để điều tra về các vấn đề văn hóa, xã hội... theo nội dung các Chương 2,3,4 của Luận án. Trên cơ sở kế thừa, tham khảo mẫu phiếu điều tra của những người nghiên cứu trước, NCS đã hoàn chỉnh bộ mẫu phiếu điều tra xã hội học với bốn nội dung điều tra chính yếu: điều tra về cảnh quan môi trường làng dệt Phương La; về truyền nghề và mối quan hệ của người làng nghề; về biến đổi nghề dệt; về tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán.

NCS đã điều tra 224 người về truyền nghề, mối quan hệ của người làng nghề; về biến đổi nghề dệt (trong đó, có 69.23% số người là thợ thủ công; 23.08% số người là buôn bán, dịch vụ 20.8%; 7.69% là nội trợ); 208 người về cảnh quan môi trường làng nghề và về tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán (trong đó, có 69.23% số người là thợ thủ công; có 7.69 % số người là cán bộ, viên chức; 15.38% số người là cán bộ hưu trí; 7.6% là các đối tượng khác).

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành, sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Văn hóa học, Nhân học/ Dân tộc học, Sử học, Xã hội học,… để xem xét, lý giải các yếu tố văn hóa của làng dệt Phương La.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp phân tích sử dụng để đánh giá, phân loại các tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu, tìm ra đặc trưng văn hóa truyền thống của làng dệt Phương La. Phương pháp tổng hợp sử


dụng vào mục tiêu tổng hợp các tài liệu thứ cấp, giúp NCS nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài.

- Phương pháp thống kê, phương pháp này giúp NCS thu thập số liệu thống kê phục vụ cho việc đưa ra các kết luận khách quan về văn hóa làng Phương La.

- Phương pháp so sánh, NCS sử dụng phương pháp này nhằm so sánh một số khía cạnh của làng dệt Phương La với xã nghề dệt đũi Nam Cao, xã nghề dệt khăn Minh Tân để thấy được những khác biệt, những vấn đề nổi bật của văn hóa làng Phương La trong điều kiện đẩy mạnh CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.

6. KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ Văn hóa học về biến đổi của văn hoá làng dệt Phương La; tìm ra những điểm nổi bật của văn hóa làng dệt Phương La hiện nay dưới tác động của nghề, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH;

- Luận án đưa ra luận cứ khoa học, đề ra các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của làng dệt Phương La trong điều kiện CNH - HĐH, giúp làng Phương La và các làng nghề ở Thái Bình phát triển bền vững.

- Luận án góp phần vào việc nghiên cứu văn hoá truyền thống làng Việt nói chung và làng nghề nói riêng.

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án được chia làm 04 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và tổng quan về làng dệt Phương La Chương 2: Nghề dệt và văn hóa vật chất của làng Phương La hiện nay Chương 3: Văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của làng dệt Phương La

hiện nay

Chương 4: Những vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu biến đổi văn hóa làng dệt Phương La.


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

VÀ TỔNG QUAN VỀ LÀNG DỆT PHƯƠNG LA


1.1. Những vấn đề lý luận chung

1.1.1. Một số khái niệm dùng trong Luận án

1.1.1.1. Làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề thủ công hiện đại

- Làng nghề: từ xưa đến nay, khi nói đến làng nghề, thông thường ai cũng hiểu là làng làm các nghề tiểu - thủ công. Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm về làng nghề, làng nghề thủ công truyền thống nhưng chưa có sự thống nhất.

Tác giả Lưu Thị Tuyết Vân, trong bài viết “Một số vấn đề về làng nghề ở nước ta hiện nay” đưa ra định nghĩa: “Làng nghề là một làng có nghề tiểu - thủ công đã từng tồn tại trong lịch sử hoặc một thời gian nhất định, có sản phẩm hàng hóa nổi tiếng hoặc có khối lượng hàng hóa lớn có vai trò nhất định đối với thị trường trong nước và quốc tế, có số đông người trong làng cùng làm một hoặc nhiều nghề, dân làng sống chủ yếu bằng các nghề đó”[114, tr. 64].

Trong Tổng quan về nghề và làng nghề truyền thống ở Việt Nam, nhóm tác giả mà chủ biên là Trương Minh Hằng cũng đã thống nhất và đưa ra định nghĩa về làng nghề, theo đó định nghĩa được trình bày như sau: “Theo cách định nghĩa trong dân gian, một nghề có “thâm niên” và tỉ lệ người làm nghề (ở trong làng) cao, thu nhập từ nghề là nguồn thu chính, tên làng dần dần gắn với tên nghề... thì được gọi là làng nghề” [42, tr. 18]. Định nghĩa trên nhấn mạnh nghề tồn tại từ rất lâu, tạo ra sản phẩm có tên tuổi. Trong làng, có nhiều người tham gia làm nghề và sống chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ nghề. Nhiều làng nghề, người dân đã quen với cách gọi tên nghề thay cho tên làng.

Như vậy, các tác giả cùng các công trình nghiên cứu đều khẳng định làng nghề phải là làng sản xuất tiểu - thủ công, có số đông người trong làng cùng làm


nghề, có nguồn thu nhập chính từ làm nghề. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa đề cập tới khả năng các làng đó có thể chỉ tiến hành thực hiện một công đoạn của nghề.

Chắt lọc những điểm chung và riêng từ các định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng: Làng nghề là làng có phần đông cư dân sống bằng một nghề hoặc nhiều nghề thủ công (có khi chỉ là một công đoạn của nghề) tạo ra các sản phẩm mang tính cách riêng, thời gian làm nghề và thu nhập của nghề chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các hoạt động kinh tế khác; hoạt động làm nghề có ảnh hưởng lớn đến các mặt khác của làng (kiến trúc làng xóm, nhà cửa, nhịp sống, thiết chế tổ chức và các quan hệ xã hội, tâm lý tính cách, phong tục tập quán...).

Bên cạnh các đặc điểm chung của làng Việt (với đại đa số là làng nông nghiệp), các làng nghề có những nét khác biệt: hoạt động làm nghề là chính, do vậy, thu nhập từ nghề là chủ đạo và cao hơn, ổn định hơn so với cư dân các làng nông nghiệp; nhịp độ lao động, nhịp sống trong các làng nghề sôi động hơn, tính theo số ngày trong năm và số giờ trong ngày; kết cấu hạ tầng, nhà cửa, hệ thống đình, chùa, đền miếu, nếp sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội nhìn chung bề thế và quy củ hơn, do dân làng có điều kiện kinh tế để đóng góp xây dựng; quan hệ, giao lưu, giao tiếp của người các làng nghề được mở rộng, do hoạt động nghề nghiệp; người các làng nghề truyền thống sớm hình thành một số đức tính tốt đẹp, như tính kiên nhẫn, tính toán, tiết kiệm, tính trung thực trong làm ăn, giao tiếp, chú trọng chữ tín, nhằm bảo đảm nguồn lợi thường xuyên, ổn định và lâu dài, niềm tự hào với nghề nghiệp, với quê hương, tạo ra lòng yêu nghề, yêu quê và gắn bó với quê hương của người thợ thủ công.

- Làng nghề truyền thống: cũng theo tác giả Lưu Thị Tuyết Vân: “Các làng nghề truyền thống trước hết phải là một làng nghề nhưng đã có lịch sử tồn tại lâu đời, đến nay vẫn sản xuất một hoặc nhiều mặt hàng truyền thống có giá trị trên thị trường trong nước và quốc tế.” [42, tr. 64].

Tác giả Dương Bá Phượng dựa vào tính chất và số lượng nghề để phân loại làng nghề, tác giả chia làng một nghề, làng nhiều nghề, làng nghề truyền thống...


Theo tác giả: “làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử và còn tồn tại cho đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm” [85, tr. 10-15].

Các cách định nghĩa trên cơ bản đã đưa ra vấn đề cốt lõi của làng nghề truyền thống, trước tiên phải là làng nghề và nhấn mạnh làng nghề đó tồn tại đã từ rất lâu, sản phẩm có thương hiệu, uy tín trên thị trường.

Trên cơ sở nhận thức định nghĩa về làng nghề truyền thống của các tác giả trên, chúng tôi quan niệm, làng nghề truyền thống là làng có nghề thủ công hình thành từ lâu đời, đến nay nghề còn duy trì hoặc rất phát triển, vẫn sản xuất một hoặc nhiều mặt hàng truyền thống.

Khái niệm “Làng nghề truyền thống” trong Luận án, xét trên phương diện kinh tế là nghề có kỹ thuật thủ công; xét trên phương diện xã hội và văn hóa, gắn với cơ cấu tổ chức xã hội và các giá trị văn hóa của làng Việt được hình thành và tồn tại trong xã hội truyền thống. Ngày nay, nhiều làng nghề truyền thống vẫn tồn tại, song nghề đã có những thay đổi về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, loại hình sản phẩm... Sự thay đổi này của nghề đã tác động đến nhiều mặt của làng.

- Làng nghề thủ công hiện đại là làng có các nghề mới được nhân cấy. Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong Thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày 18/12/2006, cả hai loại hình làng nghề truyền thống và làng nghề hiện đại ngày nay có chung các đặc điểm sau: có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt ba tiêu chí sau:

1/ Nghề xuất hiện tại địa phương trên 50 năm tính đến thời điểm được công nhận;

2/ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 22/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí