Biểu Đồ Dân Số Huyện Xuyên Mộc Giai Đoạn 2005-2011


đây chủ yếu là gia tăng cơ học. Từ tháng 4-1975, dân số của huyện hơn 3000 người, đến năm 1980 đã có trên 73 000 người. Trong vòng 5 năm dân số tăng gấp 34 lần. Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn của tài nguyên nơi đây, « đất lành chim đậu ». Tuy nhiên, theo số liệu của chi cục thống kê huyện từ năm 2000 đến nay dân số của huyện tương đối ổn định với tỷ lệ gia tăng dân số giai đoạn 2001-2007 là 1,47%, trong đó tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 1,35% ; giai đoạn 2008- 2011 tỷ lệ gia tăng tự nhiên đã giảm xuống còn 1,19%.

(Nguồn số liệu:Chi cục thống kê huyện Xuyên Mộc)


155

nghìn người

150

150

145

146

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

145

140

Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 8

139

135

137

136

134

130

125

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011


Hình 2.1: Biểu đồ dân số huyện Xuyên Mộc giai đoạn 2005-2011

Tổng số lao động toàn huyện năm 2007 là 86.227 người chiếm khoảng 63,1% tổng dân số toàn huyện. Như vậy,cơ cấu dân số của huyện đang ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng của quá trình phát triển. Nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn đang góp phần tạo nên tính năng động của nền kinh tế địa phương. Lực lượng lao động trẻ với những ưu điểm: tính năng động, dễ thích nghi….sẽ đáp ứng được yêu cầu của lao động đối với ngành du lịch. Tuy nhiên, tổng số lao động được đào tạo hiện nay của huyện còn ở con số rất thấp, với tỷ lệ 12% tổng dân số toàn huyện. Huyện đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 số lao động được đào tạo đạt 30% tổng lao động.


Dân số của huyện chủ yếu là dân nhập cư nên thành phần dân tộc và tôn giáo đa dạng. Về thành phần dân tộc có Kinh, Hoa, Khơmer, Chăm, Tày Thổ, Thái, Châu Ro. Về tôn giáo: Đạo Thiên Chúa, Đạo Tin Lành, Đạo Hồi, Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo, đều có tín đồ ở huyện Xuyên Mộc.Trong đó, Đạo Thiên Chúa có 34.043 tín đồ (chiếm 28,20%) (năm 2008), là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất. Phật giáo có

22.172 tín đồ (năm 2008), là tôn giáo có số lượng tín đồ lớn thứ hai, các tôn giáo khác có số lương tín đồ rất ít, dưới 1%. Ở Bình Châu, Hồ Tràm (Phước Thuận), ngư dân có tín ngưỡng nghề nghiệp riêng. Họ quyên góp tiền xây dinh Ông (thờ cá voi, cá ông) hàng năm cúng bái trang trọng để cầu an đi biển. Ở Hồ Tràm (xã Phước Thuận) còn có tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na- Bà Chúa Ngọc, một tín ngưỡng thờ nữ thần có nguồn gốc từ miền Trung.

- Các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, công trình tôn giáo:

+ Căn cứ địa cách mạng

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nhân dân huyện Xuyên Mộc luôn giữ vững lòng tin vào Đảng và sự thành công của cách mạng Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đây là căn cứ địa cách mạng quan trọng của tỉnh. Các khu căn cứ : chiến khu Xuyên Phước Cơ với những chiến công lừng lẫy trong lịch sử nay vẫn còn nhiều dấu ấn, di tích ; căn cứ Cu Nhí,Tân Hiệp (Bàu Lâm) ; Khu Một (Bình Châu), Cây Da, Suối Cát …đã tổ chức nhiều trận chiến qui mô, từng bước đánh bại âm mưu bình định của địch…vẫn giữ đủ minh chứng để tái tạo, mô phỏng lại một cách sinh động những phần quan trọng trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Đây chính là tài nguyên quan trọng để phát triển loại hình du lịch về nguồn, học tập, nghiên cứu lịch sử ; đặc biệt có ý nghĩa giáo dục chính trị to lớn.

+ Bến Lộc An

Từ 3/1961, Khu ủy và Ban quân sự miền Đông Nam Bộ đã có kế hoạch « tuyệt mật » về vùng biển Xuyên Mộc chọn người, mở đường biển ra Bắc tiếp nhận vũ khí. Tháng 8/1961, Trung ương Cục và quân ủy Miền đã quyết định chọn cửa Lộc An (sông Ray) làm bến tiếp nhận vũ khí[tr181-182,lịch s]. Đây là cửa


ngõ của sông Ray chảy qua huyện Xuyên Mộc, Long Đất đổ ra biển, cách thị trấn Phước Bửu khoảng 10km. Đến cuối năm 1963, quân dân Xuyên Mộc đã làm chủ một địa bàn rộng lớn dọc bờ biển từ sông Ray đến Hồ Tràm, Hồ Cốc.

Bến Lộc An (di tích lịch sử “ Tàu không số“ ) nay là điểm hẹn gắn liền với huyền thoại “ Con đường Hồ Chí Minh trên biển“. Trong kháng chiến, Bến Lộc An đã là địa điểm đón tàu tiếp nhận vũ khí chi viện cho chiến trường miền Đông Nam Bộ, là tuyến giao thông nối liền miền Bắc và miền Đông Nam Bộ, nơi ghi dấu bao chiến công oanh liệt. Bến cảng Lộc An được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 20/04/1995 theo quyết định 1568QĐ/BT. Bến Lộc An đang được xây dựng nhằm suy tôn chiến công và phục vụ phát triển du lịch, loại hình du lịch về nguồn, học tập nghiên cứu về lịch sử, địa hình. Tượng đài Tàu không số được xây dựng hoành tráng giữa không gian bao la của vùng biển và rừng ngập mặn ven cửa sông.

+ Chùa Bảo Tích

Là địa bàn có nhiều tôn giáo lớn phát triển, Xuyên Mộc có số lượng nhà thờ, chùa rất lớn. Số lượng này, đặc biệt nhà thờ có thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của bản thân khách du lịch trong quá trình tham quan và lưu trú tại địa phương, làm tăng độ hấp dẫn của du lịch huyện nói chung. Tuy nhiên, hiện nay thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tại huyện còn thấp (từ 1-2 ngày) nên tài nguyên này chưa được khai thác. Một trong những công trình được đánh giá có khả năng phục vụ du lịch cao ở huyện là chùa Hương Tích.

Chùa được xây vào năm 1961 với tên gọi là chùa Hương Tích do HT.Thích Minh Tâm trụ trì . Trong thời gian chiến tranh, ngôi chùa bị bom đạn tàn phá hoàn toàn, Phật tử phải đi lánh nạn nhiều nơi. HT về Long Hải trú ngụ và sau đó viên tịch. Năm 1989, dân nghèo vùng kinh tế mới, người nghèo dân tộc xây dựng lại ngôi chùa và được HT.Thích Diệu Tâm (BTS PG Đồng Nai) đặt tên là Bảo Tích tự

, đây là điểm dừng chân của du khách thập phương hành hương trong chuyến du lịch về Bà Rịa-Vũng Tàu. Nơi đây hấp dẫn du khách và nhân dân địa phương bởi kiến trúc chùa khá đa dạng, phong phú, không gian lớn.


+Vòng thành đá trắng

Là điểm di tích khảo cổ được phát hiện năm 2007 tại ấp Gò Cát xã Phước Thuận với các vết tích thành cổ xây bằng nhiều loại đá ong khác nhau được các nhà khoa học đánh giá mang đậm nét kiến trúc Chămpa cổ. Di tích khảo cổ này có thể phát triển thành điểm du lịch triển vọng nhằm giữ chân khách du lịch ở địa phương lâu hơn và nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

+ Khu vực lòng hồ sông Ray ( thuộc địa bàn huyện Xuyên Mộc và Châu Đức) đã phát hiện một số địa điểm có di chỉ tiền – sơ sử, có khả năng tồn tại một số ngội mộ và đồ vật cổ nằm trong dự án xây dựng hồ chứa nước sông Ray. Tháng 10/2006, Bảo tàng tỉnh và trung tâm nghiên cứu khảo cổ đã đến làm việc nhưng do dự án xây dựng đập chứa nước sông Ray gấp nên vùng lòng hồ vẫn chưa được điều tra. Tháng 12/ 2007 hồ sông Ray chặn dòng đợt 1 và tháng 12/2008 hồ sông Ray lấp ngăn dòng tích nước, nên các di chỉ khảo cổ nếu có đã ngập chìm trong nước. Công tác khai quật khảo cổ đang gặp khó khăn và tạm ngừng. Tuy nhiên, những dấu hiệu trên cũng có sức hấp dẫn và khả năng thu hút khách du lịch nên cần được tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn.

- Các trò chơi dân gian, lễ hội,phong cách ẩm thực:

+ Các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy cây, nhảy bao bố, đi cà kheo, bịt mắt đá banh, đua thuyền thúng , đánh đu,...kết hợp các tiết mục múa lân, ca múa nhạc, biểu diễn võ thuật, lễ hội cồng chiêng...đã được tổ chức trong chương trình Khai hội Văn hóa Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2008 thu hút nhiều người dân và khách du lịch tham gia. Các trò chơi này có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch quốc tế. Các tiết mục múa hát, biểu diễn cồng chiêng của dân tộc Chơ Ro là nét đẹp văn hóa đặc trưng của địa phương đang được khuyến khích khai thác phục vụ du lịch. Khai thác các hoạt động văn nghệ của dân tộc không chỉ góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch địa phương mà còn ý nghĩa to lớn trong việc tạo thu nhập cho đồng bào và giữ gìn văn hóa đặc trưng của dân tộc thiểu số.

+ Các lễ hội đặc sắc nhất của huyện, có lễ hội cúng thần lúa, thần rừng của dân tộc Chơ Ro, cầu cho dân làng được mùa bội thu, che trở khỏi thú dữ.


+ Phong cách ẩm thực của huyện mang hương vị đậm đà của vùng biển, đặc biệt các món nướng ( mực, sò huyết, sò điệp…), cua hấp, ghẹ hấp rất tươi ngon, bổ dưỡng. Đây là nơi lý tưởng cho những du khách thích các món hải sản. Đặc biệt giá cả tương đối rẻ khi mua trực tiếp từ các ghe của ngư dân đi biển vào và tự tay du khách chế biến theo sở thích và khẩu vị.

2.2.3. Nhu cầu về du lịch‌

2.2.3.1. Quốc tế

Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi động trong đời sống kinh tế toàn cầu và là xu thế nổi bật của thời đại. Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy rất mạnh và rất nhanh sự phát triển kinh tế và xã hội hóa các lực lượng sản xuất. Sự phát triển của toàn cầu hóa đang và sẽ làm tăng tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc, biến nhu cầu tìm hiểu về nhau trở thành yếu tố qui định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, có thể nói xu thế toàn cầu hóa hiện nay đang tao điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Đặc biệt, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương sẽ chiếm thị phần quan trọng của du lịch toàn cầu. Tỷ lệ phần trăm du lịch nội bộ khu vực trong hoạt động du lịch quốc tế của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương sẽ tiếp tục tăng trưởng, chiếm 77,7% vào năm 2020.

Nhu cầu về du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại và tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu thế nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch[27, tr6-7]. Huyện Xuyên Mộc có đủ điều kiện để đáp ứng và phù hợp với nhu cầu của du lịch quốc tế trong tương lai.

2.2.3.2.Trong nước

Đời sống, thu nhập và điều kiện làm việc của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu giao lưu văn hóa ngày càng tăng, có nhiều điều kiện đi du lịch trong nước và nước ngoài là cơ hội cho ngành Du lịch nói chung và du lịch huyện Xuyên Mộc nói riêng có điều kiện phát triển.


2.2.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch‌

Cơ sở hạ tầng du lịch nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch. Về phương diện này, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố hàng đầu bởi du lịch gắn liền với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Khi giao thông vận tải thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho việc đi lại, di chuyển của du khách đến các điểm du lịch, khu du lịch trở nên dễ dàng, thuận tiện, giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và tham quan của du khách.

2.2.4.1. Mạng lưới giao thông vận tải

- Đường bộ:

Hệ thống giao thông đường bộ hiện nay của huyện đã được nâng cấp và làm mới giải quyết nhu cầu vận chuyển và đi lại của nhân dân tương đối đảm bảo. Có 46% là đường nhựa ( mặt đường rộng 3,5 – 6 m ), 54% đường cấp phôi sỏi đỏ và đường đất, tổng chiều dài các tuyến đường trong huyện là 292,6 km trong đó đường cấp phôi sỏi và đường đất là 158 km, đường nhựa là 134,6 km. Các tuyến đường quan trọng, trực tiếp phục vụ du lịch:

+ Quốc lộ 55 dài 28,6 km, đã được nâng cấp mở rộng với nền đường rộng 16m, mặt bê tông nhựa rộng 12m, đi Xuyên Mộc- Hàm Tân- Phan Thiết.

+ Tỉnh lộ 328: Từ xã Tân Lâm ( ranh giới tỉnh Đồng Nai ) đến thị trấn Phước Bửu ( giao quốc lộ 55 ), dài 27,7 km, hiện tại đạt tiêu chuẩn cấp IV ( mặt bê tông nhựa rộng 7m, nền đường rộng 9m ). Đây là tuyến đường quan trọng, phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của huyện Xuyên Mộc.

+ Tỉnh lộ 329: Xuất phát từ QL55 ( thị trấn Phước Bửu ), đi qua các xã Xuyên Mộc, Hòa Hội và Hòa Hiệp ( giáp ranh tỉnh Bình Thuận), tổng chiều dài 26,9km, bao gồm đoạn QL55 cũ từ thị trấn Phước Bửu- Xuyên Mộc dài 3,1 km, mặt đường nhựa 2 làn xe; đoạn Xuyên Mộc –Hòa Hiệp dài 18,4 km, đạt tiêu chuẩn cấp IV ( mặt đường đá cấp phôi rộng 7m, nền đường rộng 8m ), đoạn Hòa Hiệp – Trường bắn quốc gia khu vực 3 (TB3) dài 5,4 km, đạt tiêu chuẩn cấp V ( mặt đường cấp phôi sỏi đỏ rộng 4m, nền đường rộng 6m).


+ Tỉnh lộ 44A (đường ven biển Lộc An – Bình Châu) là tuyến tỉnh lộ quan trọng trong việc phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng, khai thác tiềm năng DLST và nghỉ dưỡng ven biển.

+ Ngoài ra còn có các tuyến:Đường Phước Bửu- Hồ Tràm ( có chiều dài 9,4 km, mặt đường bê tông nhựa láng rộng 7m), đường vào suối nước nóng Bình Châu ( có chiều dài 2,9 km, mặt đường láng nhựa rộng 6m ), đường Hồ Cốc – Bưng Riềng ( có chiều dài 6,4 km, mặt đường láng nhựa rộng 6 m).

Tuyến đường 27/4: chiều dài 2,5 km, rộng 9m, mặt bê tông nhựa nóng, chất lượng tốt, là tuyến đường tránh thị trấn Phước Bửu.

Giao thông nội thị trong thị trấn Phước Bửu đã được đầu tư song chưa hoàn chỉnh các tuyến đường ngoài khu trung tâm chủ yếu là đường cấp phôi, đá dăm và đường đất. Hệ thống lề đường và cống thoát nước chưa được xây dựng đồng bộ,...Các xã trong huyện đều có đường ô tô trải nhựa đến trung tâm xã (đạt chỉ tiêu 100%).

Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ chưa hoàn chỉnh nhưng huyện đang tiến hành mở rộng và nâng cấp các tuyến đường trong huyện nhằm tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển đồng thời góp phần ổn định , nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân và phân bố lại dân cư.

- Đường thủy:

Cảng nội địa Bến Lội ( Bình Châu ) chủ yếu phục vụ các hoạt động đánh bắt thủy hải sản, tuy nhiên nếu được nạo vét khơi thông luồng lạch thì tàu thuyền có thể ra vào thuận lợi ( nhất là các tàu có trọng tải lớn, các tàu du lịch). Trong tương lai, cảng Bến Lội có ý nghĩa quan trọng trong loại hình du lịch sông nước của huyện cũng như việc đón khách bằng đường thủy.

2.2.4.2. Điện và khả năng cung cấp điện

Số dân sử dụng điện là 91%, hệ thống điện trung thế đã kéo đến trung tâm 100% xã và các khu vực quan trọng như trại cải tạo, trường bắn quốc gia, khu du lịch, khu bảo tồn thiên nhiên.


Điện chủ yếu sử dụng cho sinh hoạt, điện sử dụng cho công nghiệp và dịch vụ còn chiếm tỷ lệ thấp (dưới 7%tổng lượng điện huyện tiêu thụ).Tóm lại, ngành điện của huyện Xuyên Mộc cần được hỗ trợ vốn đầu tư cho lưới điện trung thế, hạ thế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa và phát triển du lịch.

2.2.4.3. Nguồn nước và khả năng cung cấp nước

Huyện Xuyên Mộc nằm ở vùng nghèo nước mặt, chịu ảnh hưởng của nước mặn nên nước sinh hoạt và nước dùng cho công nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm và nước mưa. Song, huyện Xuyên Mộc lại nằm trong vùng có nguồn nước ngầm tầng sâu nên giá thành khai thác cao.

Hiện nay, cấp nước đô thị ( khu vực thị trấn ): Khu vực thị trấn có 01 nhà máy với công suất 800m3/ngày và hơn 2000 giếng có nắp đậy có thể bơm nước để sử dụng tổng số hộ sử dụng nước sạch khu vực thị trấn là 97%. Tỷ lệ hộ được cung cấp nước máy khu vực thị trấn là 22,3%, nước dùng cho sinh hoạt một ngày khoảng 650m3/ngày, tỷ lệ hao hụt chiếm 18%. Ngoài nguồn nước máy, người dân còn sử dụng nguồn nước giếng đào. Nước sạch nông thôn: Tổng số hộ nông thôn dùng nước sạch là 24.900 hộ chiếm 94%, trong đó có 1.020 hộ dùng nước máy, tập trung chủ yếu vào xã Bưng Riềng ( 200 hộ), Xuyên Mộc ( 450 hộ), Bông Trang ( 100 hộ), phần lớn các hộ còn lại lấy nước giếng để sử dụng. Như vậy, các cơ sở phát triển du lịch sẽ phải đầu tư xây dựng các công trình để đảm bảo lượng nước phục vụ số lượng khách sẽ tăng trong thời gian tới.

2.2.4.4. Thoát nước mưa và nước thải, vệ sinh môi trường

- Thoát nước mưa và nước thải:

Tại thị trấn Phước Bửu có một hệ thống mương thoát nước nằm dọc trên các trục đường Quốc lộ 55, đường 27-4, một đoạn cống thoát nước trên đường TL 328 gần công viên bờ hồ. Có 1 số mương, cống nhỏ do dân tự làm thoát nước cục bộ. Hầu hết lượng nước mưa thoát vào các mương dọc hai bên bờ thoát ra sông hồ. Thị trấn chưa có hệ thống thoát nước thải, nước thải sinh hoạt được sử lý qua bể tự hoại 3 ngăn sau đó thoát ra hệ thống mương thoát nước thoát ra hệ thống sông hồ.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí