2. Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học dạy học nội dung GDĐP năm học ……
2.1. Đặc điểm tình hình
2.1.1. Thuận lợi
2.1.2. Khó khăn
3. Mục tiêu chung
- Đối với GV:
- Đối với HS:
- Nâng cao chất lượng dạy và học của GV và HS
4. Các mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
4.1.Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của GV trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Chỉ tiêu | Biện pháp | |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Dạy Học Nội Dung Giáo Dục Địa Phương
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Dạy Học Nội Dung Gdđp
- Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Dạy Học Nội Dung Giáo Dục Địa Phương Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Khảo Sát Về Mức Độ Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Quản lý dạy học nội dung giáo dục địa phương ở các trường trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương - 11
- Lập Bảng Đối Chiếu Từ Ngữ Địa Phương Với Từ Ngữ Toàn Dân
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Nhiệm vụ | Chỉ tiêu | Biện pháp |
4.2.Mục tiêu 2: GV nắm được cách thức tiến hành, phân tích nguyên nhân, kết quả
Nhiệm vụ | Chỉ tiêu | Biện pháp |
4.3.Mục tiêu 3: Giúp GV chủ động điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS
4.4.Mục tiêu 4: Xây dựng vững chắc hơn khối đoàn kết trong tổ chuyên môn.
Chỉ tiêu | Biện pháp | |
III. Cách thức tiến hành
IV. Kế hoạch thực hiện
Nội dung | Lớp Địa điểm | Người thực hiện | Thời gia thực hiện nội dung | |
V. Những đề xuất, kiến nghị:
------------------------------------
Để thực hiện tốt tiết dạy nghiên cứu bài học nội dung GDĐP, các tổ chuyên môn nắm chắc các bước thực hiện, bám sát kế hoạch, triển khai thực hiện, các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị bài dạy: Khi chuẩn bị cho bài dạy nội dung GDĐP, các GV trong nhóm chuyên môn cùng nhau thảo luận chi tiết về mục tiêu bài học (dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình), thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học, cách tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của HS, cách rèn kĩ năng, hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn..., đồng thời dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi tham gia các hoạt động học tập, các tình huống có thể xảy ra và cách xử lý.
Tổ trưởng chuyên môn giao cho một GV trong nhóm lập kế hoạch bài học nghiên cứu. Sau đó, trao đổi với các thành viên trong nhóm để bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. Các thành viên khác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận sau khi tiến hành bài học nghiên cứu.
- Bước 2. Tiến hành dạy và dự giờ: Sau khi tổ chuyên môn cùng nhau hoàn chỉnh kế hoạch chi tiết của bài học nghiên cứu, một GV sẽ dạy bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các GV còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học.
GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của HS; không gây khó khăn cho GV đang dạy; khi dự giờ phải tập trung vào quan sát việc học của HS, hành vi, thái độ, phản ứng của HS trong giờ học, cách làm việc theo nhóm của HS, những khó khăn vướng mắc của HS... Quan sát tất cả đối tượng HS, không “bỏ rơi” HS nào.
Người dự giờ cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy và luôn đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết. Trong quá trình dự giờ, cần luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS, phán đoán nhanh nhạy, chính
xác để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp với việc học của HS; hình thành thói quen lắng nghe, rèn luyện cách chia sẻ ý kiến để thiết lập mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.
- Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài dạy: Ảnh hưởng, tác động của việc dự giờ đối với người dạy và người dự giờ phụ thuộc chủ yếu vào việc tổ chức thực hiện bước 3. Do vậy, tổ trưởng chuyên môn cần hiểu rõ triết lí sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, mục đích, yêu cầu đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy HS làm trung tâm khi chủ trì cuộc thảo luận về bài dạy.
Khuyến khích, động viên toàn thể GV trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài dạy. Khi đóng góp ý kiến cần chỉ ra những ưu điểm cần phát huy và không xếp loại giờ dạy.
-Bước 4: Áp dụng: GV cần tiếp tục nghiên cứu những kinh nghiệm rút ra được qua dự giờ, thảo luận, suy ngẫm để áp dụng vào việc giảng dạy của bản thân cho phù hợp.
Năng lực dạy học, giáo dục của GV có phát triển hay không, hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học qua dạy học nội dung GDĐP đạt đến mức nào tùy thuộc chủ yếu vào việc thực hiện bước 4 của mỗi GV sau khi dự giờ. Do đó, ngoài việc xây dựng kế hoạch, triển khai cụ thể, đồng bộ các bước thực hiện nghiên cứu bài học nội dung GDĐP, CBQL cần bồi đắp cho GV lòng yêu nghề, say sưa chuyên môn, ý thức trách nhiệm trong công việc.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng phải biết lựa chọn và cân nhắc khi bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn.
- Có sự đoàn kết, thống nhất cao trong công tác nghiên cứu bài học giữa các GV trong tổ chuyên môn.
- Hiệu trưởng cần có sự chỉ đạo sâu sát trong sinh hoạt tổ chuyên môn, tạo điều kiện để GV có thời gian nghiên cứu, triển khai các bước thực hiện nghiên cứu bài học.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy học nội dung giáo dục địa phương
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
- Giúp hiệu trường thường xuyên có thông tin chính xác về thực trạng dạy học, chất lượng dạy học nội dung GDĐP, từ đó có những quyết định quản lý kịp thời và hợp lý, nhằm điều chỉnh sai sót, động viên và tạo điều kiện cho GV hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo thực hiện mục tiêu kế hoạch chất lượng của nhà trường. Giúp GV có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học của mình và đánh giá kết quả học tập của HS.
- Giúp HS hình thành và rèn luyện khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- Là cơ sở để đánh giá chất lượng dạy học theo các tiêu chuẩn đã đặt ra; là thước đo việc dạy của thầy và việc học của trò; là một biện pháp hữu hiệu thúc đẩy chất lượng dạy học.
- Thông qua kiểm tra đánh giá, khen thưởng những việc làm tốt, chấn chỉnh những hiện tượng chưa tốt, vừa kịp thời động viên khuyến khích tinh thần phấn đấu vươn lên vừa giữ vững nề nếp kỉ cương và nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
* Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của GV
Tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn; nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá; thống nhất kế hoạch, hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá; quy định rõ trách nhiệm của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của GV, quán triệt và tổ chức thực hiện trong hội đồng giáo dục nhà trường từ đầu năm học.
Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra, đánh giá về thực hiện nội dung chương trình dạy học nội dung GDĐP; Đánh giá về hình thức, phương pháp, nội dung và kết quả dạy học nội dung GDĐP; Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: Việc lập kế hoạch và chương trình giảng dạy, soạn bài và các hồ sơ chuyên môn nghiệp vụ, việc sử dụng đồ dùng dạy học, việc ra đề, chấm, trả bài cho HS.
- Kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm thông qua việc đánh giá các giờ dạy Hội thi, Hội giảng, dự giờ GV việc tổ chức dạy học theo nghiên cứu bài học và kết quả học tập của HS.
- Kiểm tra kết quả giáo dục: Kết quả đạt được về chất lượng dạy học nội dung GDĐP tại các lớp được phân công.
Hình thức tổ chức thực hiện:
- Thành lập Ban chuyên môn: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Ban thanh tra nhân dân, tổ trưởng chuyên môn, GV cốt cán và đại diện các đoàn thể.
- Kiểm tra về các loại hồ sơ theo quy định: Tổ chức kiểm tra chéo giữa các GV trong tổ chuyên môn về các hồ sơ chuyên môn theo quy định, sau đó ban chuyên môn tiến hành kiểm tra xác suất một số GV sao cho sau một năm học, một học kỳ, GV nào cũng được kiểm tra đánh giá.
- Kiểm tra giờ dạy trên lớp: Thông qua dự giờ, thăm lớp các tiết học về nội dung GDĐP, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, rút kinh nghiệm, xếp loại tiết dạy.
- Kiểm tra việc thực hiện đưa nội dung kiến thức GDĐP vào các bài kiểm tra HS: Việc đưa nội dung kiến thức GDĐP vào các bài kiểm tra của HS có ý nghĩa quan trọng, vừa để kiểm tra xem việc lĩnh hội kiến thức GDĐP của HS như thế nào, vừa nâng cao ý thức của HS trong việc học tập kiến thức GDĐP. CBQL trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra nội dung này qua các đề kiểm tra 15 phút, 45 phút trong giáo án quy định.
* Đối với việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS
- Việc đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện, kết quả học tập của HS; thấy được những tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của GV và CBQL nhà trường, giúp HS học tập ngày càng tiến bộ hơn, nâng cao chất lượng học tập hơn.
- Việc đánh giá kết quả học tập của HS một cách chính xác, công khai, công bằng, khách quan sẽ là đòn bẩy xuyên suốt quá trình dạy học, đưa chất lượng giáo dục đi lên một cách bền vững. Đổi mới công tác này, CBQL và Hội đồng sư phạm nhà trường phải chuyển biến căn bản tư duy đánh giá chất lượng giáo dục, phải cương quyết chống lại căn bệnh chạy theo thành tích.
Sau các tiết học, GV có thể đánh giá kết quả học tập của HS bằng các bài kiểm tra ngắn, các bài thu hoạch (đối với việc tổ chức dạy học qua trải nghiệm); những nội dung kiến thức về GDĐP được đưa vào các bài kiểm tra 15, 45, 90 phút như các phần kiến thức khác. Điều đó vừa thúc đẩy HS học tập tích cực, hăng say tìm tòi khám phá những kiến thức về địa phương, vừa rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực, giúp các em thêm yêu quý quê hương, đất nước.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp
Trước hết, CBQL phải nhận thức rõ việc kiểm tra trong trường THCS là để thúc đẩy mọi hoạt động dạy học đi đúng hướng, đạt mục đích đề ra.
Phải am hiểu về quy trình và kỹ thuật kiểm tra; biết sử dụng các lực lượng trong trường để hỗ trợ công tác kiểm tra; biết chẻ nhỏ vấn đề để kiểm tra một cách sâu sắc.
Mỗi CBQL, GV phải nhận thức rõ và chấp hành tự giác sự kiểm tra của ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn như phục tùng nguyên tắc của tổ chức.
Phải hình thành được trong đội ngũ ý thức cầu thị sự tiến bộ, biết lắng nghe ý kiến đóng góp, tư vấn, biết tự đánh giá mình và chấp nhận ý kiến phê bình nếu mình mắc sai sót, biết điều chỉnh sau khi được góp ý phê bình.
Cần quan tâm đến việc điều chỉnh sau kiểm tra, nếu chưa thấy rõ sự tiến bộ có thể kiểm tra lại để xác định rõ nguyên nhân và vấn đề cần hỗ trợ.
3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, đáp ứng được yêu cầu dạy học nói chung và dạy học nội dung GDĐP nói riêng.
- Tạo điều kiện cho GV khai thác và sử dụng phương tiện kĩ thuật hỗ trợ cho hoạt động dạy học nội dung GDĐP. Đồng thời giúp GV thuận lợi trong việc thực hiện các yêu cầu của giảng dạy (soạn bài, giảng, chấm bài...đánh giá kết quả học tập của HS).
- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng các thiết bị dạy học và bảo quản cơ sở vật chất của nhà trường cho GV và HS.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Bên cạnh yếu tố về đội ngũ GV thì cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một trong những điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của các nhà trường. Ngoài việc mở rộng quy mô phòng lớp học, hệ thống phòng đa năng (phòng học nhạc, phòng học tiếng, phòng thực hành, phòng đa năng, thư viện, sân chơi, bãi tập,…) cũng cần được đầu tư xây dựng đồng bộ. Bên cạnh đó các trường cần được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ dạy học nói chung và dạy học nội dung GDĐP nói riêng như: Máy tính, máy ảnh, máy chiếu…để nâng cao hiệu quả dạy học.
Trước tiên, nhà trường phải đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện có, trên cơ sở đó, xác định nhu cầu bổ sung, sửa chữa các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm mới, kế hoạch cần chỉ rõ kinh phí từ nguồn nào. Nguồn kinh phí có thể từ ngân sách được cấp, nguồn xã hội hóa từ sự đóng góp của cha mẹ HS, sự ủng hộ của các tập thể, các doanh nghiệp, mạnh thường quân cho nhà trường trong việc xây dựng
cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học nói chung và dạy học nội dung GDĐP nói riêng.
- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, bảo quản hiệu quả trang thiết bị nhà trường. Xây dựng nội quy sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học, gắn với trách nhiệm bảo quản, sử dụng có hiệu quả cho từng cán bộ, GV, nhân viên.
- Để các trang thiết bị sử dụng được lâu bền, ngoài việc trang bị những thiết bị tốt, đúng quy chuẩn thì việc bảo quản và sử dụng của các nhà trường cũng hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, trường nào ban giám hiệu quan tâm, xây dựng quy chế bảo quản và sử dụng đúng quy trình thì nơi đó trang thiết bị sẽ tốt và bền. Do đó, nhà trường phân công cụ thể cho từng cán bộ, GV, nhân viên sử dụng khai thác, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo đúng chức năng, đúng nhiệm vụ và có hồ sơ theo dõi đầy đủ theo quy định. Đồng thời tổ chức cho GV và HS tự làm thiết bị dạy học, vừa đáp ứng nhu cầu dạy và học, vừa nâng cao kỹ năng thực hành cho HS.
- Tổ chức mời các chuyên gia tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phương tiện, trang thiết bị cho đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng cần có tầm nhìn chiến lược lâu dài và phải biết đánh giá ưu tiên cho những công việc cụ thể.
- Phải có nhân viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm, thư viện có trình độ chuyên môn đảm bảo theo quy định.
- Mọi thành viên trong nhà trường phải có trách nhiệm bảo quản, sử dụng và đề xuất mua sắm bổ sung các thiết bị, đồ dùng dạy học.
- Phải có đủ các phòng bộ môn, phòng học tiếng, phòng thực hành, phòng đựng các thiết bị thí nghiệm.
- Đội ngũ cán bộ, GV phải biết khai thác, sử dụng thiết bị một cách hiệu quả.