Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Bao Thanh Toán Ở Nước Ta Hiện

- Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán.

- Nghĩa vụ cơ bản của đơn vị bao thanh toán là thanh toán cho bên được bao thanh toán theo giá mua khoản phải thu, phối hợp với các bên được bao thanh toán để thông báo cho bên mua hàng, gánh chịu rủi ro tín dụng nếu bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu.[7, Điều 23]

2.1.5.2. Quyền và nghĩa vụ của bên được bao thanh toán


Theo luật Việt Nam các quyền và nghĩa vụ của bên được BTT được quy định tại Điều 24 Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN.

2.1.5.2.1. Quyền của bên được BTT

Bên được BTT được cấp tín dụng bởi tổ chức BTT nên có quyền là nhận tiền thanh toán của đơn vị bao thanh toán theo giá mua, bán khoản phải thu đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán.

2.1.5.2.2. Nghĩa vụ của bên được BTT


- Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực thông tin, tài liệu và báo cáo theo yêu cầu của đơn vị bao thanh toán.

- Thông báo cho bên mua hàng và các bên có liên quan về hợp đồng

BTT.

- Chịu rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ

thanh toán các khoản phải thu trong trường hợp bao thanh toán có quyền truy đòi.

- Chuyển giao đầy đủ và đúng hạn cho đơn vị bao thanh toán hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ khác có liên

quan đến khoản phải thu được bao thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán.

- Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán và hợp đồng mua, bán hàng.

2.1.5.3 Quyền và nghĩa vụ của bên mua hàng


Bên mua hàng là tổ chức được nhận hàng hoá từ bên bán hàng và có nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu quy định tại hợp đồng mua, bán hàng.

Theo luật nước ta các quyền và nghĩa vụ của bên mua hàng được quy định tại điều 25 Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN:

2.1.5.3.1. Quyền của bên mua hàng

- Bên mua hàng sẽ được thông báo về việc bao thanh toán.

- Không thay đổi về quyền lợi và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng mua, bán hàng, ngoại trừ bên nhận tiền thanh toán khoản phải thu. Việc điều chỉnh các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng phải được bên mua hàng chấp thuận bằng văn bản.

2.1.5.3.2. Nghĩa vụ của bên mua hang

- Bên mua hàng sẽ xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận được thông báo và cam kết thanh toán; trường hợp từ chối thanh toán phải có lý do xác đáng và phải thông báo bằng văn bản ngay cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán.

- Sau đó, bên mua hàng sẽ thanh toán cho đơn vị bao thanh toán theo đúng các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng.

- Đặc biệt, bên mua hàng không được đòi lại số tiền đã thanh toán cho đơn vị bao thanh toán trong trường hợp bên bán hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng, trừ trường hợp đơn vị bao thanh toán cố tình thanh toán khoản chi trả


51

của bên mua hàng cho bên bán hàng sau khi đã được bên mua hàng thông báo về việc bên bán hàng có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng.

2.1.6. Quy trình hoạt động bao thanh toán


Quy trình hoạt động BTT được pháp luật nước ta qui định tại Điều 13 Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN như sau:

* Hoạt động bao thanh toán được thực hiện theo các bước chính như

sau:


- Bên bán hàng đề nghị đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán

các khoản phải thu;


- Đơn vị bao thanh toán thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng;

- Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán.

- Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng đồng ký gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho đơn vị bao thanh toán.

- Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán.

- Bên bán hàng chuyển giao bản gốc hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán;

- Đơn vị bao thanh toán chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng theo thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán;

- Đơn vị bao thanh toán theo thu nợ từ bên mua hàng


- Đơn vị bao thanh toán tất toán tiền với bên bán hàng theo quy định trong hợp đồng bao thanh toán;

- Giải quyết các vấn đề tồn tại phát sinh khác. [7, Điều 13]


* Đối với hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu:


Qui trình nghiệp vụ bao thanh toán có thể được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc được thực hiện thông qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu. Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu chịu trách nhiệm phân tích khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tài chính của bên mua hàng là bên nhập khẩu trong hợp đồng xuất-nhập khẩu; thực hiện việc thu nợ theo uỷ quyền của đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và cam kết sẽ thanh toán thay cho bên nhập khẩu trong trường hợp bên nhập khẩu không có khả năng thanh toán khoản phải thu.

Trường hợp hoạt động bao thanh toán thực hiện qua đơn vị bao thanh toán nhập khẩu, đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán nhập khẩu phải thoả thuận và ký kết một hợp đồng riêng phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.

Để phân tích rõ ràng hơn về qui trình thực hiện BTT, sau đây, xin đưa ra sơ đồ qui trình hoạt động BTT trong nước và BTT quốc tế.

* So sánh BTT nội địa và BTT quốc tế:


Trước tiên, về những điểm giống nhau:


- Tài trợ tín dụng trên cơ sở các khoản phải thu.


53

- Kiểm soát tín dụng.


- Theo dõi sổ cái bán hàng.


- Thu nợ khi các khoản phải thu đến hạn thanh toán.


Tuy nhiên, ngoài một số điểm giống nhau thì giữa BTT nội địa và BTT quốc tếcũng có nhiều điểm khác nhau:

BTT nội địa

BTT quốc tế

Đơn vị BTT theo dõi và quản lý sổ cái bán hàng theo một đơn vị tiền tệ duy nhất, cùng loại với loại tiền đã được ứng trước.

Đơn vị BTT theo dõi và quản lý sổ cái bán hàng theo nhiều loại tiền khác nhau. Thông thường thì khoản ứng trước sẽ theo đơn vị tiền

tệ thể hiện trên hóa đơn.

Đơn vị BTT, người bán, người mua đều bị chi phối chung bởi 1 hệ

thống luật pháp trong nước

Có ít nhất là 2 hệ thống luật pháp chi phối mối quan hệ của các

bên.

Đơn vị BTT, người bán, người mua hiểu tập uán kinh doanh và cùng ngôn ngữ.

Tập quán kinh doanh và ngôn ngữ khác nhau ở mỗi quốc gia. Hệ thống 2 đơn vị BTT cho phép nhà xuất khẩu tận dụng được sự hiểu biết

thị trường địa phương của đơn vị

Đơn vị BTT chịu trách nhiệm thu tiền từ người mua

Trong hệ thống 2 đơn vị

BTT, đơn vị BTT nhập khẩu chịu trách nhiệm này

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay - 8

2.1.7. Phí dịch vụ bao thanh toán


Khi sử dụng bất kỳ một nghiệp vụ nào đó thì giá cả luôn là vấn đề được khách hàng cũng như đơn vị thực hiện quan tâm. Giá trong nghiệp vụ

BTT là khoản chi phí để thực hiện nghiệp vụ này. So với phương thức đi vay, người bán ngoài khoản phí tài trợ vốn tương tự như lãi suất tín dụng còn phải chịu thêm phí dịch vụ.

Theo kết quả nghiên cứu một số ĐVBTT quốc tế, cơ cấu phí trong nghiệp vụ BTT thường bao gồm:

- Phí bảo hiểm rủi ro tín dụng (phí bảo hiểm rủi ro của đại lý BTT NK khoảng 0,3-0,9% giá trị hóa đơn).

- Phí hành chính (đại lý BTT XK thu 0,2%).

- Phí giao dịch tính trên số lượng hóa đơn/ giấy ghi có (khoảng 5- 19EUR cho mỗi hóa đơn/ giấy ghi có).

- Phí ngân hàng: thường là các phí liên quan tới việc chuyển tiền thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng.

- Một số loại phí khác: phí thanh toán sai địa chỉ, phí ghi chú, phí chấm dứt hợp đồng sớm.

Phí nghiệp vụ BTT trong nước thường do người bán chịu. Nếu là BTT quốc tế thì phí này thường do nhà XK chịu, phí này thường cao hơn phí nghiệp vụ BTT trong nước do tính chất phức tạp của nghiệp vụ: khối lượng công việc nhiều, chi phí hệ thống, chi phí xử lý nhiều hơn,…

Từ những tiện ích mà BTT có thể mang lại như: được ứng tiền trước, quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu hồi các khoản phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng,…cho nên người bán không nên quá chú trọng về mức phí BTT phải bỏ ra mà cần cân nhắc lựa chọn phương thức nhận tài trợ sao cho mang lại hiệu quả nhất cho mình.


55


nay

2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động Bao thanh toán ở nước ta hiện


Theo thống kê của Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế FIC, trên thế giới

hiện nay có 273 ngân hàng tham gia vào hoạt động BTT trên 75 quốc gia, chiếm hơn 80% tổng doanh số thanh toán qua biên giới. [16]

Ở Việt Nam, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài là những tổ chức thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán đầu tiên. Deutsche Bank AG là đơn vị đầu tiên triển khai dịch vụ này vào 01/2005. Tiếp đó, là một số ngân hàng khác cũng đồng loạt triển khai dịch vụ này, như Far East National Bank (02/2005), UFJ Bank (03/2005), City Bank (10/2005)…

Hiện nay, số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam triển khai thực hiện dịch vụ bao thanh toán đã tăng lên: Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Á Châu (ACB), Ngoại thương (VCB), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Phương Đông (OCB), Xuất nhập khẩu (Eximbank), Quốc tế (VIB), Đông Nam Á (Seabank), Việt Á, Nam Á, Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDB), Phát triển nhà Hà Nội (Habubank), Hàng hải (MSB), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime bank),… Trong số này, đã có 1 số ngân hàng tham gia vào FCI: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Kỹ Thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank). Tuy nhiên, phần lớn các NH trong nước mới chỉ thực hiện dịch vụ BTT mua bán trong nước, trong khi thương mại quốc tế mới tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nhiều nhà nhập khẩu muốn thanh toán bằng hình thức ghi sổ. Số NH làm dịch vụ BTT quả là quá nhỏ so

với số lượng các NH hiện có và càng quá nhỏ so với một nước đang phát triển và hội nhập như nước ta.

Trong gần 10 năm tham gia thị trường bao thanh toán, Việt Nam đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Với xuất phát điểm năm 2005, doanh thu của BTT mới chỉ nhen nhóm với 2 triệu EUR cho cả 2 lĩnh vực trong và ngoài nước, thì đến năm 2009, nước ta đã nâng mức doanh thu lên đến 95 triệu EUR, gấp gần 50 lần sau 4 năm đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đến năm 2012, doanh thu của BTT lại giảm xuống còn 61 triệu EUR (Biểu 1). Sự giảm mạnh từ năm 2009 đến năm 2012 phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu đó là sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế trong thời gian này.

Biểu đồ 2.1: Doanh thu của BTT nước ta từ năm 2005 đến năm 2012 (đơn vị Triệu EUR).


85

95

65

67

61

43

16

2

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012


Doanh thu


(Nguồn www.factor-chain.comFactors Chain International)

Để phân tích rõ hơn về tình hình thực hiện hoạt động BTT ở nước ta từ năm 2005 đến nay, xin đưa ra biểu đồ về doanh thu BTT nội địa và BTT quốc tế của nước ta từ năm 2005 đến năm 2012 (Số liệu thống kê theo www.factor-chain.com)


57

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023