thành hai vùng:
3.1. Các cơ vùng cẳng chân trước: do dây thần kinh mác chung chi phối vận động có nhiệm vụ duỗi ngón chân, xoay ngoài bàn chân và gấp mu bàn chân. Các cơ này được chia thành hai khu:
+ Cơ khu cơ trước: do dây thần kinh mác sâu chi phối vận động. Các cơ là cơ chày trước, cơ duỗi ngón cái dài, cơ duỗi các ngón chân dài và cơ mác ba.
+ Cơ khu ngoài: gồm hai cơ: cơ mác dài, cơ mác ngắn do dây thần kinh mác nông chi phối vận động
3.2. Các cơ vùng cẳng chân sau: do dây thần kinh chày chi phối vận động có nhiệm vụ chính là gấp ngón chân, gấp gan bàn chân và xoay trong bàn chân. Các cơ được chia làm 2 lớp bởi mạc cẳng chân sâu.
- Lớp nông: cơ tam đầu cẳng chân và cơ gan chân.
- Lớp sâu: cơ khoeo, cơ gấp ngón cái dài, cơ chày sau và cơ gấp các ngón chân dài.
4. Các cơ bàn chân:
Bàn chân bắt đầu từ dưới hai mắt cá tới đầu mút các ngón chân. Gồm có gan chân và mu chân. Trong đó chứa các cơ mu chân và gan chân.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Cơ Thành Bụng Sau: Gồm Cơ Thắt Lưng Chậu, Cơ Vuông Thắt Lưng.
- Giải phẫu sinh lý - Trường Tây Sài Gòn - 4
- Các Cơ Vùng Đùi Sau: Gồm Ba Cơ Ụ Ngồi Cẳng Chân Là Cơ Bán Màng, Bán Gân Và Cơ Nhị Đầu Đùi Có Nhiệm Vụ Duỗi Đùi Và Gấp Cẳng Chân. Dây Thần
- Ống Tụy Phụ: Tách Ra Từ Ống Tụy Chính Ở Khuyết Tụy, Chạy Chếch Lên Trên Tới Nhú Tá Bé.
- Chất Nhầy: Chất Nhầy Tạo Thành Màng Dai, Kiềm, Bao Phủ Toàn Bộ Niêm Mạc
- Khử Độc Bằng Các Phản Ứng Oxy Hóa Khử, Metyl Hóa. Acetyl Hóa...
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Hình 10.6. Các cơ vùng cẳng chân
1. Cơ chày trước 2. Cơ duỗi các ngón dài 3. Cơ duỗi dài ngón cái
4. Cơ tam đầu 5. Cơ mác dài 6. Cơ mác ba
GIẢI PHẪU – SINH LÝ HỆ TIÊU HOÁ
Mục tiêu học tập
1. Liệt kê các cơ quan cấu tạo nên bộ máy tiêu hoá
2. Mô tả hình thể ngoài, hình thể trong và các liên quan của các cơ quan cấu tạo nên bộ máy tiêu hoá
3. Mô tả hình thể ngoài, hình thể trong và các liên quan của gan
I. MIỆNG
1. Miệng là phần đầu của ống tiêu hoá gồm có 2 phần: tiền đình miệng ở trước, ổ miệng chính thức ở sau. Hai phần đó ngăn cách nhau bởi hai hàm răng
Các phần của ổ miệng:
Tiền đình miệng: nằm giữa môi, má và cung răng lợi. Khi ngậm miệng thông với ổ miệng chính qua 2 lỗ bên nằm sau răng cối cuối cùng. Tuyến nước bọt mang tai có ống tuyến đổ ra tiền đình miệng ở lỗ đối diện răng cối trên thứ hai.
Ổ miệng chính: có lưỡi di động, có các ống tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi đổ vào
2 Răng: Có nhiệm vụ cắt xé và nghiền thức ăn, góp phần vào việc tiêu hoá cơ học.
* Cấu tạo:
Răng có 3 phần: thân răng, cổ răng, chân răng (hay rễ).
Trong răng có ống tuỷ chứa mạch và thần kinh.
Xung quanh ống tuỷ có một chất rắn gọi là ngà răng. Ngà răng được bao bọc ở thân bởi men răng và ở chân bởi chất cement.
Rang cắm vào lỗ chân răng và được chằng vào xương bởi các dây chằng chân răng.
* Phân loại răng
Răng sữa bắt đầu mọc trong miệng đứa trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2,5 tuổi. Số lượng 20 cái, nghĩa là 5 răng cho một nửa hàm: 2 răng cửa, 1 răng nanh và 2 răng cối
Răng vĩnh viễn bắt đầu xuất hiện từ khoảng 6 tuổi và thay thế toàn bộ răng sữa đến 12 tuổi. Số lượng răng vĩnh viễn gồm 32 cái, nghĩa là 8 rang cho mỗi nửa hàm: 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 rang hàm bé (tiền cối), 3 răng hàm lớn (răng cối)
3 Lưỡi: Luỡi là một cơ quan dùng để nếm, nhai, nuốt và nói. Lưỡi nằm trong ổ miệng, gồm có 2 mặt (trên, dưới), 2 bờ (phải, trái), 1 đầu nhọn (ở trước) và một đáy (ở sau)
Mặt trên gồm hai phần, 2/3 trước trong ổ miệng chính, 1/3 sau trong hầu miệng cách nhau bởi rãnh chữ V. Phần trước niêm mạc xù xì có 2 loại gai: gai chỉ (chức năng xúc giác) và gai đài (chức năng vị giác). Phần sau có các tuyến hạnh nhân lưỡi
Mặt dưới: niêm mạc mỏng, nhẵn, trong suốt và có nhiều tĩnh mạch nổi lên. Ở 2 bên nếp hãm lưỡi có những lỗ ống tiết của tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi.
II. THỰC QUẢN
1. Hình thể ngoài
Thực quản là một ống dài khoảng 25cm, mặt trong nhẵn, có 3 chổ hẹp gọi là eo: eo nhẫn, eo phế chủ và eo hoành.
2. Cấu tạo:
Từ ngoài vào trong thực quản chia làm 3 lớp:
Lớp cơ: có tác dụng co bóp để đẩy thức ăn xuống dạ dày
Lớp dưới niêm mạc có nhiều mạch máu và thần kinh
Lớp niêm mạc có những nếp dọc để dãn ra khi nuốt thức ăn
3. Liên quan:
Đoạn cổ: thực quản ở nông và đi gần cột sống
Đoạn ngực: thực quản ở sâu trong trung thất, liên với tâm nhĩ trái, do đó khi nhĩ trái to sẽ chèn thực quản gây khó nuốt
Đoạn hoành: thực quản chui qua lỗ cơ hoành
Đoạn bụng: thực quản nối với dạ dày qua lỗ tâm vị của dạ dày
III. DẠ DÀY
Dạ dày là chỗ phình của ống tiêu hoá, nối giữa thực quản và tá tràng. Dạ dày
nằm ở tầng trên mạc treo đại tràng ngang, trong ô dưới hoành trái. Dạ dày là nơi nhận thức ăn, nhào trộn thức ăn với dịch vị đế thành nhũ trấp rồi đẩy xuống tá tràng.
1. Hình Thể Ngoài
Hình thể ngoài dạ dày thay đổi tuỳ theo tuổi, giới, tư thế và cách quan sát. Bình thường trên hình chụp X-quang dạ dày có hình chữ J hay hình tù và, gồm hai phần:
1.1 Phần đứng
Chiếm 2/3 trên, nằm dọc sườn trái cột sống gồm có:
Đáy vị hay phình vị lớn: là phần cao nhất của dạ dày, lên tới khoang liên sườn V bên trái, phần này thường chứa khí, nên khi gõ vào vùng này có tiếng vang (gọi là khoảng trống Trau be).
Thân vị ở dưới đáy vị, nằm bên trái cột sống.
1.2 Phần ngang: nằm vắt ngang trước cột sống thắt lưng, duới mũi ức, ở trong ô trên đoạn đầu của phần này phình to gọi là hang vị. Phần tiếp theo thu nhỏ dần và chạy chếch lên trên sang phải tạo thành ống môn vị thông với môn vị qua lỗ môn vị
Kích thước dạ dày thay đổi nhiều, bình thường dạ dày dài 25 cm, rộng 12 cm, thể tích trung bình 1-2 lít.
2. Cấu Tạo:
Kể từ nông vào sâu dạ dày có 5 lớp.
Lớp thanh mạc: chính là phần phúc mạc bọc dạ dày.
Lớp dưới thanh mạc
Lớp cơ: dầy và chắc: gồm 3 loại thớ (thớ dọc ở nông, thớ vòng ở giữa, thớ chéo ở trong), đặc biệt các thớ cơ vòng phát triển nhiều và tập trung ở môn vị tạo nên cơ thắt môn vị.
Lớp duới niêm mạc: là tổ chức liên kết lỏng lẻo, dễ xô đẩy, có nhiều mạch thần kinh.
Lớp niêm mạc: có các tuyến tiết dịch vị. Khi dạ dày rỗng niêm mạc gấp thành nhiều nếp, khi dạ dày căng niêm mạc dãn phẳng.
3. Mạch máu và thần kinh
Động mạch dạ dày xuất phát từ động mạch thân tạng, gồm
+ Cung động mạch bờ cong bé được tạo thành bởi động mạch vị trái và động mạch vị phải
+ Cung động mạch bờ cong lớn gồm động mạch vị mạc nối trái và động mạch vị mạc nối phải.
+ Ngoài ra, còn có một số mạch phụ cung cấp máu cho dạ dày như: nhánh tâm vị (của động mạch vị trái), nhánh đáy vị và vị ngắn (của động mạch lách), động mạch hoành dưới
Tĩnh mạch đi kèm và cùng tên với động mạch, đổ vào hệ tĩnh mạch cửa
Thần kinh chi phối chủ yếu từ thần kinh lang thang (đối giao cảm) và các sợi giao cảm từ đám rối tạng.
IV. RUỘT
Ruột là ống tiêu hoá nối tiếp dạ dày, gồm có tiểu tràng (ruột non) và đại tràng (ruột già)
1. Giới hạn và kích thước của ruột non:
Ruột non là đoạn ống tiêu hóa bắt đầu từ môn vị đến lỗ hồi manh tràng, gồm tá tràng cố định, hỗng tràng và hồi tràng di động. Chiều dài từ 5 - 9 m, trong đó: tá tràng dài khoảng 25 cm, hỗng tràng chiếm 4/5 và hồi tràng chiếm 1/5 còn lại.
1.1. Tá tràng
Tá tràng là phần đầu của ruột non nối tiếp dạ dày, đi từ môn vị tới góc tá hỗng tràng, ở ngang mức đốt sống thắt lưng I – IV
1.1.1. Hình thể ngoài:
Tá tràng có hình dạng giống chữ C, chia làm 4 đoạn quay quanh đầu tuỵ
Đoạn ngang trên (hành tá tràng): đi từ môn vị tới dưới cổ túi mật
Đoạn xuống: chuyển hướng xuống dưới tới ngang mức cực dưới thận phải
Đoạn ngang dưới: chuyển hướng đi từ phải sang trái, tới bờ trái cột sống thắt lưng
Đoạn lên: đi lên phía trên và sang trái, dọc theo mặt trái của đốt sống thắt lưng thứ 2.
Như vậy trên đường đi tá tràng tạo thành 3 góc gấp là: góc tá tràng trên, góc
tá tràng dưới và góc tá – hỗng tràng.
1.1.2. Hình thể trong:
Đi từ ngoài vào trong tá tràng có 5 lớp:
Lớp thanh mạc ở ngoài cùng
Lớp dưới thanh mạc
Lớp cơ trơn: thớ dọc ở ngoài, thớ vòng ở trong
Lớp dưới niêm mạc
Lớp niêm mạc: có các nhung mao, nhú tá bé (ống tuỵ phụ đổ vào) và nhú tá lớn (ống mật chủ và ống tuỵ chính cùng đổ vào).
1.2. Hỗng tràng và hồi tràng
1.2.1. Hình thể ngoài
Có khoảng 14 -16 quai ruột hình chữ U sắp xếp thành 2 nhóm: nhóm có trục nằm ngang ở bên trái ổ bụng và nhóm nằm dọc bên phải.
Hỗng và hồi tràng được treo vào phúc mạc thành sau bởi mạc treo ruột non, có rễ kéo dài từ bên trái đốt sống thắt lưng 1 đến khớp cùng chậu phải, bên trong 2 lá của mạc treo có mạch máu và thần kinh của ruột
1.2.2. Liên quan:
Phía trước qua mạc nối lớn, liên quan với các lớp của thành bụng trước.
Phía sau ở bên trái liên quan với đại tràng xuống, với các tạng ở sau phúc mạc; bên phải liên quan với manh trùng tràng, với đại tràng lên.
Phía trên liên quan với đại tràng ngang, mạc treo đại tràng ngang và một phần nhỏ của khối tá tụy.
Phía dưới liên quan với các tạng nằm trong chậu hông bé (bàng quang, sinh dục, trực tràng).
1.2.3. Phân biệt hỗng tràng và hồi tràng (điểm khác biệt)
Vì không có ranh giới rõ ràng, nên thường phân biệt hỗng tràng và hồi tràng bằng các đặc điểm sau:
– Thứ nhất: hỗng tràng có đường kính lớn hơn hồi tràng.
– Thứ hai: mạch máu hỗng tràng phong phú hơn.
– Thứ ba: mô bạch huyết trên thành hỗng tràng tạo thành các nang đơn độc, còn ở hồi tràng thì tạo thành các mảng bạch bạch huyết .
– Thứ tư: là chỗ nối của hỗng và hồi tràng có túi thừa hồi tràng (túi thừa meckel chỉ tồn tại 1- 3 % các trường hợp).
1.3 Cấu trúc chung của ruột non:
Ruột non là một ống tiêu hóa rỗng, thành có 5 lớp từ ngoài vào trong là:
Lớp thanh mạc: chính là phần phúc mạc sau khi bọc quanh tiểu tràng rồi liên tiếp với hai lá mạc treo của nó. Nên có một phần ruột không có phúc mạc che phủ.
Lớp dưới thanh mạc: kém phát triển
Lớp cơ gồm hai loại thớ: thớ dọc ở ngoài, thớ vòng ở trong, các thớ dọc ở chỗ bờ mạc treo rất thưa và mỏng.
Lớp dưới niêm mạc: rất chắc và có nhiều huyết quản.
Lớp niêm mạc: gồm có những nhung mao, các van ruột, các tuyến, các nang bạch huyết. Đặc biệt là các nang bạch huyết tập trung nhiều ở đoạn cuối của ruột tạo thành từng mảng gọi là mảng Payer
2. Ruột già:
Ruột già còn được gọi là ruột kết, kết tràng hay đại tràng, là phần cuối của ống tiêu hoá, tiếp theo ruột non từ góc hồi manh tràng đến hậu môn và gồm có 3 phần chính: manh tràng, kết tràng, trực tràng. Ruột già có hình chữ u lộn ngược, xếp xung quanh ổ bụng, quây lấy các quai tiểu tràng từ phải sang trái. Nhìn chung, ruột già có đường kính giảm dần từ manh tràng đến trực tràng. Chiều dài của ruột già từ 1,4 - 1,8 m (l/4 kích thước ruột non) và có đặc điểm khác với ruột non:
Hình thể: to hơn, có 3 dải cơ dọc, có bướu ruột, có các bờm mỡ (trong bờm mỡ có động mạch).
Màu xám, ít mạch máu nuôi dưỡng, chứa đựng các chất cặn bã nên dễ hoại tử và nhiễm trùng.
Theo vị trí ruột già phân chia từng đoạn, cứ 1 đoạn di động lại có 1 đoạn cố định lần luợt:
Manh tràng và ruột thừa (khối manh tràng) là phần di động nằm ở hố chậu phải.
Kết tràng lên là phần cố định nằm dọc mạng sườn phải.
Kết tràng ngang là phần di động đi từ góc gan đến góc lách.
Kết tràng xuống là phần cố định nằm dọc mạng sườn trái.
Kết tràng chậu hông hay sigma là phần di động nằm trong chậu hông.
Trực tràng là đoạn cuối của kết tràng, nằm trong chậu hông bé
Về cấu tạo: ruột già cũng có 5 lớp như các đoạn khác của ống tiêu hoá.
V. TUYẾN TỤY
Tụy: là một tuyến thuộc bộ máy tiêu hoá vừa ngoại tiết, tiết ra dịch tụy đổ vào ruột giúp cho sự tiêu hoá các chất đường, đạm, mỡ, vừa nội tiết ra Insuline đổ vào máu có tác dụng điều hoà đường huyết.
1. Vị trí, kích thu c
Tụy tạng đi từ khúc II tá tràng chạy chếch lên trên và sang trái tới gần rốn
tỳ, nằm vắt ngang sát mạ trước cột sống thắt lưng, phần lớn ở tầng trên,
phần nhỏ ở tầng dưới rễ mạc treo kết tràng ngang.
Tụy nặng khoảng 80gam và có kích thước: chiều dài 15 cm, chiều cao 6 cm, chiều ngang 3 cm.
2. Hình thể ngoài và phân chia
Tụy tạng lúc còn tươi màu trắng hồng, hình giống cái móc hay cái búa, dẹt theo chiều trước sau và có 3 phần:
2.1. Đầu tụy
Đầu tụy: dẹt, hình gần vuông, có tá tràng quây quanh. Phía dưới đầu tụy tách ra một móc gọi là mỏm móc (tiểu tụy Winslow) quặp lấy bó mạch mạc treo tràng trên.
Giữa đầu và thân tụy có khuyết tụy do bó mạch mạc treo tràng trên ấn lên tạo thành.
2.2. Thân tụy
Nằm trong 2 lá của mạc treo vị sau, đi từ khuyết tụy chạy chếch lên trên sang trái áp sát vào thành bụng sau với hai độ cong: lõm ra trước ôm lấy mặt sau dạ
dày, lõm ra sau ôm lấy cột sống. có động mạch lách chạy dọc bờ trên mạ thân tụy.
2.3. Đuôi tụy
sau
Tiếp theo thân tụy, nằm trong 2 lá mạc nối tụy tỳ, di động và liên quan chặt chẽ tới cuống tỳ. Đuôi tụy có thể dài hoặc ngắn, tròn hay dẹt và ở phía trước trên