Tổng Hợp Các Yếu Tố Tác Động Đến Tâm Lý Du Khách


tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội). Cách chắp tay và hơi cúi đầu khi chào của người Thái Lan, cách cúi thấp đầu chào nhau của người Nhật Bản, cách bắt tay rồi chạm má của người châu Âu khi gặp nhau... cũng như nụ cười tươi tắn thay cho câu chào của người Việt Nam là những nét văn hóa hấp dẫn và khác lạ mà mọi khách du lịch đều muốn tìm hiểu (Phan Thị Dung, 2010).

Dân ca và dân vũ

Trần Đức Thanh và Trần Thị Mai Hoa (2017) chỉ ra rằng, dân ca là thể loại diễn xướng bằng lời theo một số giai điệu truyền thống, được gọi là làn điệu, do người dân sáng tác và trình diễn, lưu truyền và phát triển trong cuộc sống thường ngày hoặc trong các lễ hội; dân ca phản ánh đười sống sinh hoạt và tâm tư tình cảm của người dân. Nhìn chung dân ca có ca từ đơn giản, làn điệu không quá phức tạp và nó chứa đựng giá trị địa văn hóa nên có thể dễ khai thác phục vụ du khách (như hát quan họ Bắc Ninh, hò Ví Giặm, ca Bài Chòi, các loại tuồng, chèo, cải lương...).

Dân vũ có thể hiểu đơn giản là là các điệu nhảy trên các bài bài hát dân ca, mang tính cộng đồng rất cao, với các động tác đơn giản, thu hút rất đông mọi người tham gia (điệu nhảy dân vũ Trống Cơm - Việt Nam, Té nước - Thái Lan...).

Văn hóa ẩm thực: Người ta nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa. Mỗi quốc gia có một quan niệm khác nhau và vì vậy hình thành phong cách ẩm thực riêng cho mình. Nếu như nước ta chú trọng đến đồ ăn và cách chế biến thức ăn thì đối với người Pháp, thức ăn chỉ là yếu tố tạo nên chất lượng vật chất, còn chất lượng thực sự của bữa ăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một cách trang trí bàn ăn độc đáo, một bức tranh trên tường phù hợp, bộ khăn trải bàn mang từ miền đất xa xôi đi cùng với bộ đồ ăn lạ mắt…. Tất cả đều mang theo mình một câu chuyện, ẩn chứa một sự tò mò thú vị cho khách. Ngày nay, việc đưa văn hóa ẩm thực vào các chương trình du lịch đã trở nên phổ biến. Việc xây dựng các chương trình du lịch ẩm thực thường được các công ty tổ chức thành hai loại: Chương trình du lịch chuyên biệt và chương trình du lịch kết hợp; điển hình như đến Pháp du khách được thưởng thức món rượu vang nổi tiếng, gan ngỗng béo ngậy; món Pho-mát Ý; món cơm Lam của vùng Tây Bắc; hải sản tươi ngon ở các tỉnh miền Trung Việt Nam... (Nguyễn Thị Diệu Thảo, 2005).


Các loại tài nguyên du lịch văn hóa khác:

Theo Trần Đức Thanh và Trần Thị Mai Hoa (2017), con người, đặc biệt là các danh nhân, những người mà cuộc đời của họ gắn liền với những sự kiện, những công trình, những di tích,... cũng có thể coi là một loại tài nguyên du lịch văn hóa, điển hình: Bức tranh trên vòm nhà nguyện Sistine của họa sĩ Michelangelo; chiến thắng Điện Biên Phủ gắn liền với Đại tướng Vò Nguyên Giáp...

Một loại tài nguyên du lịch khác chính là sự “bí ấn” trong vẻ đẹp của người phụ nữ bản xứ. Thế giới người ta luôn tò mò, muốn tìm hiểu về vẻ đẹp trang phục áo dài Việt Nam, Kimono Nhật Bản, tấm mạng che mặt của người Hồi giáo, những cô gái tóc vàng rực nắng của châu Âu…

Ngoài ra, trong văn hóa Á Đông, các học thuyết, triết lý, văn hóa tâm linh của phương Đông có thể là nguồn tài nguyên du lịch hết sức quan trọng. Một trong những loại hình du lịch có thể khai thác là du lịch phong thủy. Ở nhiều nước trong khu vực người ta tổ chức các tour du lịch phong thủy khá thành công như Singapore và Hồng Kông và đây cũng là một hình thức phù hợp để du lịch Việt Nam từng bước đưa vào nhằm nâng cao hơn nữa các loại hình du lịch.

1.1.4.2. Tâm lý du khách

a) Khái quát về tâm lý du khách

Theo Phan Thị Dung (2010), khách du lịch bao gồm nhiều đối tượng thuộc các thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp và quốc gia khác nhau. Do đó, nhu cầu, sở thích, tính cách và thói quen tiêu dùng của họ hết sức đa dạng. Các nghiên cứu về tâm lý khách du lịch là cơ sở để ngành du lịch xây dựng chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách quảng cáo, chính sách marketing và chính sách đối với địa phương nơi khai thác tài nguyên du lịch. Chất lượng hoạt động du lịch không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm du lịch mà còn phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý của khách du lịch, trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ của những người làm công tác du lịch. Cùng một dịch vụ có thể đáp ứng được nhu cầu của nhóm khách này nhưng lại không thoả mãn được nhu cầu của một nhóm khách khác. Thậm chí, dịch vụ đó làm hài lòng du khách ở thời điểm này nhưng có thể không thích hợp với họ ở một thời điểm khác.


b) Các yếu tố tác động đến tâm lý khách du lịch:

Theo Phan Thị Dung (2010), có một số yếu tố sau tác động đến tâm lý du khách, gồm yếu tố tự nhiên, yếu tố sinh học và yếu tố kinh tế, văn hóa, lịch sử chính trị; cụ thể như sau:

Bảng 1.4: Tổng hợp các yếu tố tác động đến tâm lý du khách



TT

Tên yếu tố

Phân loại

Đặc điểm


1.


Các yếu tố tự

nhiên


Tác động của khí hậu

Ảnh hưởng đến sở thích trong sinh hoạt, ăn uống và nhu cầu tham quan giải trí của du khách (khách xứ hàn đới thích nghỉ dưỡng ở

vùng nhiệt đới, tắm biển).


Vị trí địa lý

Ảnh hưởng đến tâm lý, thái độ cư xử (người Mỹ phóng khoáng, thực dụng; người Anh

trầm tĩnh, lãnh đạm).


2.


Yếu tố sinh học


Chu kỳ sinh học

Do khác nhau về múi giờ nên sẽ tác động lên chu kỳ sinh học của mỗi người, bị đảo lộn

sinh hoạt thông thường; ban đầu gây ra hiện tượng mệt mỏi, buồn ngủ khi đi du lịch.


Đặc điểm sinh lý lứa tuổi

Lứa tuổi nhi đồng (6-11), sẽ không hào hứng với các lời thuyết minh, những câu chuyện dài dòng mà sẽ thích thú hơn với các hình vẽ vui nhộn, đẹp mắt. Hoặc khi tham quan những địa danh, bảo tàng có tính nhạy cảm (bảo tàng chứng tích chiến tranh, các di tích lịch sử…) phải lưu ý đến độ tuổi của khách

để điều chỉnh cho phù hợp.


3.


Yếu tố

kinh tế,

văn hóa

và lịch sử chính trị


Yếu tố kinh tế

Những nước có GDP cao thường đi du lịch nhiều và chi tiêu nhiều. Đồng thời, sự phồn thịnh của mỗi quốc gia cũng là điểm thu hút du khách (như đến Malaysia để chiêm ngưỡng tòa tháp đôi; trải nghiệm các khách

sạn đẳng cấp ở Quatar).


4.


Lịch sử và chính trị

Gây tò mò và hấp dẫn du khách; ngược lại sự bất ổn về chính trị cũng ảnh hưởng tiêu

cực đến ngành du lịch của mỗi nước.


5.


Văn hóa

Lưu ý đến đặc điểm văn hóa của mỗi nước trong hoạt động du lịch (người Hồi giáo kiêng thịt lợn, rượu bia; người Ấn Độ không ăn thị trâu, bò vì họ xem trâu, bò là những vị thần

đáng kính).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yên - 5

Nguồn: Tổng hợp của tác giả



sau:

Cũng theo Phan Thị Dung (2010), tâm lý du khách có một số quy luật như


- Quy luật thích ứng tình cảm:

Thông thường trong cuộc sống, nếu một điều gì đó cứ lặp đi lặp lại sẽ dẫn

đến nhàm chán, mất cảm xúc; do đó, người làm công tác du lịch phải lưu ý điều này để luôn tạo sự “tươi mới” trong việc thu hút du khách.

- Quy luật lây lan:

Xúc cảm, tâm trạng của mỗi du khách, đặc biệt tâm trạng của hướng dẫn viên có thể lây lan nhanh chóng sang những người khác trong đoàn. Người hướng dẫn viên cần hạn chế sự lây lan của các tâm trạng tiêu cực và dùng các biện pháp lan truyền các xúc cảm tích cực trong đoàn đu lịch.

- Quy luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác:

Con người chúng ta có các cảm giác như nghe, nhìn, nếm, ngửi, sờ mó. Trong du lịch, để tạo ra cảm giác ngon miệng cho du khách, người ta trưng bày món ăn cho đẹp mắt, dùng gia vị tạo mùi thơm đặc trưng cho món ăn, để nhiệt độ mát lạnh trong phòng ăn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật truyền thống,... Nếu phải tổ chức bữa ăn trên đường đi ta cần tránh những nơi mà môi trường ô nhiễm, nơi có người ăn xin qua lại và quan trọng là tránh xử lý các mâu thuẫn giữa các cá nhân trong bữa ăn.

- Quy luật lợi ích:

Giá cả là một yếu tố quan trọng đối với quyết định tiêu dùng của du khách. Hầu hết du khách đều có tâm lý mua sắm sản phẩm với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, vì thế họ rất thích các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Đồng thời, phải lưu ý tránh việc tăng giá, thay đổi giá đột ngột nhất là các nhu cầu thiết yếu của con người như đồ ăn, thức uống,…

1.1.4.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Nguyễn Minh Tuệ (1999), đã nêu lên một số quan điểm liên quan đến cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như sau:

a) Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch:


Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch.

- Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải:

Một điểm đến có thể có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội.

Mỗi loại giao thông có những đặc trưng riêng biệt. Giao thông bằng ô tô tạo điều kiện cho khách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn. Giao thông đường sắt rẻ tiền nhưng chỉ đi theo những tuyến cố định. Giao thông đường hàng không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại nhưng đắt tiền. Giao thông đường thuỷ tuy chậm nhưng có thể kết hợp với việc tham quan giải trí,… dọc theo sông hoặc ven biển. Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, tuy nhiên hiện nay đã có một số phương tiện giao thông được sản xuất với mục đích chủ yếu phục vụ du lịch.

- Thông tin liên lạc:

Là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiện việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế. Trong đời sống hiện đại nói chung, cũng như ngành du lịch không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc.

- Các công trình cung cấp điện, nước:

Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên. Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lại,… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. Cho nên yếu tố điện, nước cũng là một trong những yếu tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của khách.

b) Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:

* Khái niệm:


Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006) cho rằng, CSVCKT du lịch là toàn bộ các phương tiện kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ, đây chính là các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội đảm bảo điều kiện chung cho việc phát triển du lịch. Bao gồm các yếu tố CSVC của ngành du lịch và CSVCKT của các ngành khác trong nền kinh tế tham gia vào việc khai thác các tiềm năng du lịch như: hệ thống đường sá, cầu cống, bưu chính viễn thông, điện, nước,...

Theo nghĩa hẹp, CSVCKTDL được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hoá cung cấp và làm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Bao gồm: Hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển,.. kể cả các công trình kiến trúc bổ trợ.

Việc phân chia theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp chỉ có tính chất tương đối vì đôi khi các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng cũng được tạo ra ngay trong các khu du lịch, và thậm chí ngay trong một khách sạn.

* Phân loại:

Qua nghiên cứu các giáo trình kinh tế du lịch thì có nhiều cách phân chia; tuy vậy có thể chia thành một số nội dung như sau:

Bảng 1.5: Tổng hợp một số loại hình cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch


TT

Loại hình

Đặc điểm


1.

Cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú:


- Cơ sở lưu trú xã hội

Mức độ tiện nghi và chất lượng phục vụ trung

bình; không có phép tiếp đón khách du lịch quốc tế.


- Nhà khách

Vừa là nơi lưu trú vừa phục vụ ăn uống cho du khách, có khoảng từ 1-6 phòng; nằm ở vùng nông

thôn hoặc ngoại vi thành phố.


- Khách sạn trung chuyển

Cơ sở kinh doanh nhỏ, có từ 6-16 phòng; nằm tại vùng nông thôn và xây dựng theo sắc thái kiến trúc

địa phương.


- Khách sạn thông thường

Cơ sở kinh doanh trung bình, phục vụ khách du lịch, thương nhân hay khách công vụ, có từ 6-60

phòng; nằm ở đô thị hoặc các danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

- Khách sạn du lịch lớn

Cơ sở kinh doanh quy mô lớn, phục vụ thương gia



và những người có thu nhập cao, có trên 60 phòng;

nằm tại Trung tâm đô thị hoặc các khu du lịch nổi tiếng. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại…

- Cơ sở lưu trú khác

Motel, Camping, Bungalow, Nhà trọ thanh niên…


2.

Mạng lưới cửa hàng chuyên nghiệp

- Các trung tâm dịch vụ du

lịch.

Chủ yếu phục vụ khách du lịch.

- Mạng lưới thương nghiệp

địa phương

Vừa phục vụ nhân dân địa phương, vừa đóng vai

trò phục vụ khách du lịch.


3.


Cơ sở thể thao

Gồm có các công trình thể thao, các phòng thể thao hay trung tâm thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho mỗi loại (bể bơi, xe đạp nước, cầu trượt nước, phòng Gym…). Chúng làm tăng hiệu quả sử dụng của khách sạn và làm phong phú thêm các loại hình hoạt động du

lịch.


4.


Cơ sở y tế

Phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ

sung tại các điểm du lịch như các công trình y tế, Spa, Massage…; được bố trí trong khách sạn.


5.


Công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá phục vụ du lịch

Chúng có thể được bố trí trong khách sạn hoặc hoạt động độc lập tại các trung tâm du lịch; chúng giúp cho khách du lịch sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý Trung tâm văn hoá, phòng chiếu phim,

nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm…).


6.


Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác

Gồm trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, xưởng sửa chữa, phòng rửa tráng phim ảnh, bưu điện,… Các công trình này được xây dựng chủ yếu phục vụ nhân dân địa phương, còn đối với khách du lịch nó chỉ có vai trò thứ yếu. Nhưng tại các điểm du lịch, chúng góp phần làm tăng tính đồng bộ của hệ

thống dịch vụ du lịch

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

1.1.4.4. Nguồn nhân lực du lịch

Theo Viện Đào tạo sau Đại học - Đại học Hutech (2015), nguồn nhân lực du lịch được hiểu là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia lao động trong ngành du lịch. Nguồn nhân lực du lịch bao gồm: nhân lực trực tiếp và nhân lực gián tiếp. Nhân lực du lịch trực tiếp là những người làm việc trong các cơ quan QLNN về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch. Nhân lực gián tiếp là bộ phận nhân lực làm việc trong các ngành, các quá trình liên quan đến hoạt động du lịch như văn hóa, hải quan, giao thông, xuất nhập cảnh, nông nghiệp, thương


mại,… Nếu xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch và của mỗi lĩnh vực du lịch thì nguồn nhân lực du lịch được chia làm ba nhóm:

Nhóm 1: bao gồm những lao động làm việc tại các cơ quan QLNN về du lịch, từ Trung ương đến địa phương như Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch, Sở VHTTDL (hoặc Sở Du lịch) tại các tỉnh, thành phố. Nhóm lao động này có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và từng địa phương, tham mưu cho các cấp ủy Đảng và chính quyền trong việc đưa ra đường lối và chính sách phát triển du lịch bền vững, hiệu quả. Nhóm này chiếm một tỷ trọng không lớn trong toàn bộ nguồn lực du lịch nhưng lại là nhóm nhân lực có trình độ cao, có kiến thức ở tầm vĩ mô và hiểu biết tương đối toàn diện, có trình độ chuyên môn về du lịch.

Nhóm 2: là những lao động làm việc tại các đơn vị sự nghiệp ngành du lịch, bao gồm những người làm việc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo như cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và cán bộ nghiên cứu ở việc khoa học về du lịch, các cơ quan báo chí chuyên về du lịch.

Nhóm 3: là những lao động làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch. Nhóm này có thể chia ra thành các nhóm nhỏ (bộ phận), mỗi bộ phận có chức năng và đặc điểm riêng như sau:.

- Bộ phận lao động quản lý chung: Được hiểu là những người đứng đầu (người lãnh đạo, người quản lý) thuộc các đơn vị kinh doanh du lịch. Đó là những vị Tổng Giám đốc, Giám đốc,… quản lý chung tại các các doanh nghiệp như các công ty vận tải, hãng lữ hành, khách sạn, nhà hang,…

- Bộ phận lao động quản lý trung gian: là lao động thuộc bộ phận quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong các doanh nghiệp du lịch, bao gồm lao động thuộc phòng kế hoạch đầu tư và phát triển, phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng tổng hợp,… Nhiệm vụ chính của bộ phận này là tổ chức hạch toán kinh tế, tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh và tổ chức lao động, hoạch định quy mô và tốc độ phát triển doanh nghiệp.

- Bộ phận lao động hỗ trợ: thuộc nhóm chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, được hiểu là nhóm người không trực tiếp tạo ra sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022