Sơ đồ phả hệ
ÔNG
BÀ
Mẹ
H Bố H
Chú thích:
TC (H)
Nam
Nữ
Quan hệ hai chiều
Quan hệ tốt
Quan hệ xấu, khó tiếp cận
Quan hệ lúc tốt, lúc xấu
Sơ đồ sinh thái
Bố Hoạt động vui chơi giải trí Trường học, thầy cô | Bạn bè | Họ hàng Thân chủ | Mẹ thân chủ | Ông bà ngoại | |
Chú thích: Quan hệ hai chiều Quan hệ một chiều Quan hệ tốt Quan hệ lúc tốt, lúc xấu Quan hệ xấu, khó tiếp cận Không quan hệ |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhu Cầu Đặc Trưng Của Tuổi Vị Thành Niên
- Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 13
- Chậm Phát Triển Trí Tuệ (Thiểu Năng Trí Tuệ)
- Một Số Nguyên Nhân Trầm Cảm Ở Người Lớn
- Áp Lực Trầm Trọng - Khủng Hoảng Tinh Thần Sau Biến Cố (Ptsd)
- Các Dấu Hiệu Của Tâm Thần Phân Liệt
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
Phân tích các mối quan hệ của H: Trong mối quan hệ với gia đình:
Đối với mẹ: Hai mẹ con sống hòa thuận và nương tựa vào nhau. Đối với bố: H không có chút ấn tượng gì.
Đối với ông bà ngoại: Ông bà yêu quý và dành nhiều tình yêu thương cho cháu.
Đối với ông bà nội: Không có bất kỳ mối quan hệ qua lại nào.
- Mối quan hệ với bạn bè: Mọi người quan tâm, giúp đỡ,..
- Mối quan hệ với hàng xóm: Bà con cô bác cảm thương và quan tâm hơn tới cô.
3. Tiến trình trị liệu
a) Về phía gia đình
+ Không để xung đột và mâu thuẫn gia đình diễn ra - bất kì là xung đột với ai và thời điểm nào trong quá trình can thiệp.
+ Không tự xử lí những vấn đề liên quan tới H, mọi hành động hay động thái nào liên quan tới H đều phải trao đổi trước với NVXH.
+ Cung cấp những thông tin trung thực liên quan tới thân chủ và vấn đề thân chủ đang gặp phải.
+ Có thái độ hỗ trợ, hợp tác với nhân viên xã hội một cách tích cực
b) Về phía NVXH: Phải tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc nghề nghiệp.
Bước 1: Tiếp cận thân chủ và thiết lập mối quan hệ Bước 2: Thu thập thông tin cần thiết
Trong bước này NVXH thông qua trao đổi với H, mẹ H, bạn H và những người có mối quan hệ với thân chủ.
Bước 3: Chẩn đoán, đánh giá, phân tích, xác định vấn đề
a) Chẩn đoán
Thân chủ có những biểu hiện sau:
Thân chủ đang rơi vào tình trạng rối nhiễu tâm lý Khủng hoảng niềm tin ở mọi người
Có dấu hiệu trầm cảm ở mức độ nặng.
b) Phân tích nguyên nhân
- Những yếu tố tiêu cực trong quá khứ làm phát sinh rối nhiễu và những yếu tố thử thách của hiện tại làm tăng trạng thái trầm cảm.
Theo thuyết phân tâm của Freud cho rằng: Mọi rối loạn tâm lý của con người ở hiện tại đều có nguồn gốc từ ấu thơ hoặc trong quá khứ. Nếu trong quá khứ không được thỏa mãn bởi những nhu cầu bản năng như: Được quan tâm, yêu thương chăm sóc...thì lớn lên sẽ gặp những rối nhiễu về tâm lý. Trường hợp của H cũng vậy, tuổi thơ là một tác nhân lớn gây nên tình trạng hiện nay của H. Cô có tuổi thơ không như mong muốn. Sự có mặt của H không nằm trong ý định của gia đình, mẹ H do cả tin, sau một phút nhẹ lòng đã sinh ra H. Lúc mang thai, mẹ H mang tâm lý lo lắng u buồn làm ảnh hưởng không nhỏ tới tính cách của con sau này.
Theo thuyết Hệ thống môi sinh, H sống trong”gia đình khuyết thiếu”.Cô mặc cảm rằng mình không có bố... Người mẹ không thể thay thế được vai trò của một người cha trong gia đình.
Khi thay đổi môi trường sống ra thành phố để một mình học tập, H bị căng thẳng và áp lực. Cô chưa tìm được cách để thích nghi.
Qua thu thập thông tin, có một nguyên nhân rất quan trọng có thể là tác nhân trực tiếp gây nên tình trạng của H. Đó là việc cô có gặp và quen một anh bạn tên là N. Sau vài lần đến phòng chơi N tỏ ra quan tâm đặc biệt tới H và H cũng có cảm tình với anh này. Sự quan tâm của N khiến H có cảm giác như anh thích mình. Nhưng N lại là bạn trai của T (bạn gái cùng phòng của H). Chính vì vậy H càng thêm khó xử. Cô bạn cùng phòng do ghen tuông nên thường soi mói và có ý móc H, đỗ lỗi do H mà tình cảm của hai người trục trặc. Tình cảm đơn phương là nguyên nhân trực tiếp khiến H chán nản và trở nên trầm cảm. Trong suốt thời gian phát bệnh nặng. H luôn nhắc đến tên của người này chứng tỏ anh ta có vị trí quan tr ọng. Như vậy tình cảm lứa đôi không như mong đợi cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.
c) Xác định vấn đề
Những vấn đề mà thân chủ đang gặp phải bao gồm:
- Trầm cảm nặng, không tự chăm sóc được bản thân
- Rối nhiễu tâm lý, mất niền tin vào cuộc sống Vấn đề chính: Thân chủ bị trầm cảm nặng
d) Đánh giá
- Điểm mạnh:
+ Thông minh, ham học hỏi
+ Cần cù, siêng năng
+ Thật thà, giản dị
+ Có ý chí, có quyết tâm
+ Dịu dàng, nết na
- Điểm yếu:
+ Sống nội tâm, quá nhạy cảm
+ Khả năng giao tiếp kém, quan hệ xã hội hẹp
+ Yếu đuối, dễ xúc động
+ Hay tự ti, mặc cảm
- Nguồn lực:
+ H có một người mẹ rất quan tâm và thương yêu cô, mong muốn giúp cô sớm phục hồi.
+ Ông bà ngoại yêu cháu.
+ Bạn bè quan tâm, muốn giúp đỡ cô.
Bước 4: Lập kế hoạch trị liệu
a) Hình thức can thiệp
NVXH gặp gỡ và trò chuyện với tất cả các thành viên trong gia đình để thu thập thông tin, phân tích, lên kế hoạch trị liệu thông qua các buổi nói chuyện có mục đích và sử dụng hình thức trị liệu tâm lý cho thân chủ.
b) Kế hoạch trị liệu
Mục đích: Giúp thân chủ vượt qua được cơn trầm cảm, tự chăm sóc được bản thân.
Mục tiêu là điều trị cho thân chủ khỏi trầm cảm và không bị tái phát.
Cụ thể như sau:
Công việc cần làm | Phân công công việc | Kỹ năng, phương pháp | Thời gian | |
Gặp và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với thân chủ | - Tìm hiểu sở thích của thân chủ. - Tạo thiện cảm với thân chủ và gia đình - Nói cho H biết nhân viên CTXH đang làm gì, làm như thế nào, nêu những nguyên tắc làm việc. | NVXH chủ động tiếp cận thân chủ | Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe | 1 buổi |
Giúp thân chủ ổn định lại tâm lý, giảm bớt khủng hoảng hiện tại. | - Nghiên cứu liệu pháp hỗ trợ, trị liệu tâm lý cho TC. - Tìm hiểu vấn đề khủng hoảng TC đang gặp phải. - Có thể nhờ sự hỗ trợ của các cơ sở có chuyên môn về trị liệu tâm lý giúp đỡ khi cần thiết. | - NVXH là người đóng vai trò chính, ngoài việc tìm cách hỗ trợ TC, vừa phải huy động nguồn lực giúp đỡ TC, đặc biệt là mẹ của H. - TC phải hợp tác, tuân thủ theo những yêu cầu NVXH nêu ra. | - Sử dụng kỹ năng tham vấn - Chuẩn đoán tâm lý. - Phương pháp đàm thoại. - Một số liệu pháp trị liệu tâm lý. | |
Giúp TC nhận thức đúng về vấn đề mình đang gặp phải, chấp nhận và | - NVXH phải tìm hiểu những thông tin có liên quan tới bệnh về tâm lý, biểu hiện của từng loại bệnh... | NVXH đóng vai trò quan trọng, hướng dẫn, hỗ trợ TC, giúp TC nhận ra vấn đề mình đang | - Kỹ năng đặt câu hỏi. - Kỹ năng phân tích thông tin. | 2 buổi |
-Thu thập thông tin liên quan tới TC và vấn đề của TC từ đó rút ra kết luận. - Cung cấp kiến thức về trầm cảm cho TC và gia đình TC để họ ý thức rõ hơn về quá trình phát hiện và điều trị cho H. | gặp phải. TC phải cung cấp thông tin cho NVXH một cách chính xác, trung thực. | - Phương pháp quan sát, đánh giá vấn đề... | ||
Giảm bớt cơn trầm cảm | - Giới thiệu, liên hệ bệnh viện để gia đình thân chủ đưa H đi khám. - NVXH sử dụng liệu pháp chữa trị bằng tâm lý để điều trị trầm cảm cho H. | NVXH đóng vai trò là người điều phối, huy động nguồn lực hỗ trợ TC. Gia đình H đóng voi trò quan trọng trong việc theo dõi, điều trị trầm cảm cho H. | ||
Duy trì, ổn định các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày như: ăn uống, vệ sinh cá nhân, ngủ... | - Nhắc nhở TC phải vệ sinh thân thể, ăn uống điều độ tránh tình trạng bỏ bữa không chịu ăn uống. - Cùng với người nhà thân chủ giúp TC làm vệ sinh cá nhân trong những lúc cần thiết. - Theo dõi thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là thời gian ngủ, nhắc nhở TC không nên ngủ thất thường... | Gia đình TC là những người trực tiếp tham gia trong mục tiêu này. - NVXH phải theo dõi chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên để nhắc nhở và điều chỉnh kịp thời. | - Kỹ năng giao tiếp. - Phương pháp vãng gia... | 1 tháng |
tìm cách đối mặt với căn bệnh...
Tìm hiểu sở thích của TC, xem TC thích làm gì, thích đi đâu, ước mơ, hoài bão là gì... Thu thập hồi ức tốt đẹp trong quá khứ để giúp TC có thêm động lực... | NVXH là người hướng dẫn, hỗ trợ. Gia đình đóng vai trò cung cấp thông tin. TC là người thực hiện các hoạt động đã đề ra trong kế hoạch. | - Kỹ năng giao tiếp. - Kỹ năng tổ chức các hoạt động. - Phương pháp thư giãn... | 1 tháng | |
Kết thúc | Lượng giá lại toàn bộ quá trình trị liệu, xem đã thực hiện được mục tiêu nào, chưa thực hiện đượng mục tiêu nào? Nên kết thúc hay tiếp tục ca. | NVXH và TC cùng bàn bạc, lượng giá. | Kỹ năng xem xét, đánh giá vấn đề. - Phương pháp quan sát... | 1 tuần |
Giúp thân chủ lấy lại hứng thú trong cuộc sống và học tập.
Bước 5: Thực hiện tiến trình trị liệu
Trong giai đoạn này NVXH tiến hành thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch trị liệu đề ra.
Bước 6: Lượng giá các hoạt động
Sau một thời gian tiến hành tiếp xúc và trị liệu H đã có những thay đổi theo hướng tích cực.
- Về thái độ: H đã ý thức rõ hơn về trầm cảm và chấp nhận đối mặt với căn bệnh, cô lo lắng về công việc học tập trong thời gian tiếp theo. Đồng thời có thái độ hợp tác với NVXH trong tiến trình trị liệu. TC đã có thái độ và biểu hiện tích cực như: Vui vẻ hơn, nói chuyện nhiều hơn, chán nãn và buồn rầu đã giảm so với trước.
- Về hành vi: Đã làm chủ được hành vi của bản thân, không còn la hét, chống đối, ăn ngủ có giờ giấc, có thể tự làm vệ sinh cá nhân mà không cần sự trợ giúp của gia đình. Tóm lại: Thân chủ đã ổn định hơn về tâm lý, cô đã nhận ra mọi người, nói chuyện cởi mở trở lại, ăn ngủ tốt hơn (hiện nay thân chủ đã tăng 4 cân so với trước), vui vẻ