Điều Kiện Tự Nhiên Và Xã Hội Vườn Quốc Gia Cát Bà

- Xác định các điểm mạnh, các cơ hội và cân nhắc cách làm tối ưu các ưu điểm đó, xác định những điểm yếu, mối đe dọa và cách khắc phục chúng.

- Phân tích khả năng của các tổ chức dựa vào cộng đồng để thực hiện một dự án cụ thể và tìm các lựa chọn để các dự án có hiệu quả hơn.

- Đánh giá một tổ chức, một hoạt động hay vùng dự án cụ thể liên quan đến sử dụng những phương thức sau:

- Đánh giá khả năng của một tổ chức để thực hiện các hoạt động.

- Đánh giá các vùng dự án tiềm năng cho các hoạt động.

- Đánh giá những chương trình cụ thể liên quan đến các nhu cầu của cộng đồng.

- Một công cụ được sử dụng như là một phần của các quy hoạch có tính chiến lược.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội Vườn quốc gia Cát Bà

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Địa hình

Cát Bà nằm trong vùng quần đảo đá vôi bao gồm hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, những hòn đảo này kéo dài tạo thành hình cánh cung và song song với cánh cung Đông Triều. Các hòn đảo có độ cao phổ biến từ 100 - 150m so mặt nước biển, nơi cao nhất thuộc đỉnh Cao Vọng 331m. Các đảo nhỏ có đầy đủ các dạng địa hình của một miền Karst bị ngập nước. Về cơ bản VQG Cát Bà có một số dạng địa hình sau:

+ Địa hình núi đá vôi: Kiểu địa hình này do quá trình Karst chia cắt tạo thành các đỉnh, các chóp với nhiều hình dáng khác nhau. Kiểu địa hình này dốc đứng, độ cao phổ biến từ 100-300m. Ở đây khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật diễn ra rất chậm chạp và vô cùng khó khăn.

+ Địa hình đồi đá phiến: Kiểu địa hình này chiếm một diện tích không đáng kể ở VQG Cát Bà. So với địa hình núi đá vôi thì địa hình đồi đá phiến có sườn thoải, đỉnh tròn và thấp hơn núi đá vôi. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật tốt hơn cũng như thành phần thực vật phong phú hơn nhiều so với kiểu địa hình núi đá vôi.

+ Địa hình thung lũng giữa núi: Thung lũng giữa núi là những vùng trũng với nhiều hình dạng khác nhau, thường kéo dài theo các vỉa đá vôi và nối với nhau qua các sống đá thấp tạo thành máng trũng dài. Thung lũng trong vùng có dáng khá bằng phẳng và được phủ bởi tàn tích của đá vôi. Khả năng sinh trưởng các loài thực vật ở đây khá tốt so với hai vùng trên.

+ Địa hình thung đá vôi: Kiểu địa hình này chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong VQG Cát Bà, chúng thường phân bố rải rác trong các vùng đá vôi, dạng địa hình này thường thiếu nước vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa. Tuy nhiên một số thung đá vôi đã bị cư dân ở đây khai phá để trồng cây ăn quả hay cây nông nghiệp từ nhiều năm trước.

+ Kiểu địa hình bồi tụ ven biển: Được hình thành do quá trình bồi tụ do sông, địa hình này thường bằng phẳng và luôn chịu ảnh hưởng cả thuỷ triểu đồng thời thường xuyên bị ngập nước. Dạng địa hình này rất thuận lợi cho các loài cây rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển.

b. Địa chất và thổ nhưỡng

* Địa chất

Theo tài liệu và bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 miền Bắc Việt Nam cho thấy Khu vực Cát Bà cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển địa chất lâu dài, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp Caledoni đánh dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua.

Các khối đá vôi này có tuổi trung bình là các bon muộn - pecmi (250 - 280 triệu năm). Cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tẩm khá mỏng, màu xám hay xám trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic. Chúng có đầy đủ những dạng của một miền Karst ngập nước biển, do tác động của nước mặt và nước ngầm đã tạo ra một hệ thống các hang động ở các độ cao khác nhau (4m, 15m và 25 - 30m). Do các hoạt động của sóng biển đã tạo ra các ngấn sóng vỗ ở tất cả các chân đảo đá vôi vùng Cát Bà và các mái hiên mài mòn dạng dài và hẹp bao quanh chân, có nơi gập ngấn sóng kép ở mức 3,5 - 4m và 1,0 - 1,5m. Ở các vùng kín, sóng biển còn tạo ra các tích tụ cát rất sạch, bao quanh các đảo nhỏ. Đó là các bãi tắm mini rất lý tưởng cho dịch vụ du lịch tắm biển.

Về phía Bắc và Tây Bắc đảo Cát Bà còn có một diện tích khá lớn các thành tạo đệ tứ không phân chia tạo nên dạng đồng bằng ven biển, chúng được hình thành do quá trình

phù sa sông biển. Lớp trầm tích phủ lên trên khá dày (>2m), dưới sâu hơn là phù sa hạt thô (độ sâu 5 - 10m) chủ yếu là sỏi cuội và cát... Sát biển hơn (nơi hàng ngày chịu ảnh hưởng của thuỷ triều) có sú, vẹt, đước, trang, mắm, bần... mọc dầy đặc phủ kín hầu hết diện tích này.

* Thổ nhưỡng:

Vì nền đá mẹ hầu hết là đá vôi cùng với các điều kiện địa hình Karst và khí hậu nhiệt đới ẩm nên đã hình thành những loại đất chính như sau:

- Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi (Fv): Diện tích: 4.482,2 ha. Phân bố trên sườn ít dốc hay trong hốc đá vôi, có nhiều tại các xã Trân Châu, Gia Luận, Việt Hải. Đất màu đỏ nâu, cấu tạo hạt rất chắc, đất tốt, thiếu nước, đất có phản ứng trung tính, ít chua và khá giàu mùn, tầng đất chỉ dày 30 - 40 cm.

- Đất Feralit nâu đỏ dốc tụ chân núi đá vôi (Tv). Diện tích: 900,2 ha. Chúng được hình thành do sườn tích đất từ đỉnh và sườn núi trượt xuống. Đất có màu vàng đỏ, thường ẩm, tầng dầy từ 50 - 100m, có phản ứng trung tính, cấu tượng viên hơi chặt, thành phần cơ giới nặng, giầu mùn, phù hợp cho các thảm thực vật rừng phát triển. Phân bố hầu hết các xã trong quần đảo, đất thích hợp trồng cây ăn quả như Cam, Quýt, Nhãn Vải.

- Đất Feralit nâu vàng phát triển từ các sản phẩm phong hóa đá vôi dốc tụ hỗn hợp (Th): Diện tích 1.001,5 ha. Đất màu nâu vàng, có phản ứng trung bình, ít chua, giàu mùn, thường bị khô hạn vào mùa khô, nơi thấp có thể bị úng nước tạm thời vào ngày mưa lớn Phân bố ở các thung lũng rộng có nước chảy trên mặt như thung lũng Trung Trang, Việt Hải, Gia Luận, Đồng Cỏ.... Đất này đã được sử dụng để trồng rừng, cây ăn quả và hoa màu.

- Đất dốc tụ thung lũng(Tl): Diện tích: 342,5 ha. Đất có màu nâu đến vàng nhạt, tầng dày 80 - 100 cm. Giầu mùn, có phản ứng trung tính đến chua. Mùa mưa có thể bị ngập nước tạm thời, mùa khô thiếu nước. Được phân bố trong các thung lũng, giếng Karst.Một số diện tích đã được khai phá trồng lúa và hoa màu.

- Đất bồi chua mặn (Db): Diện tích: 42,5 ha. Đất này là loại đất hỗn hợp biển, đầm lầy ở bãi triều cao. Phân bố ở xã Xuân Đám về phía biển, sau này được đắp đê ngăn mặn, cải tạo để cây lúa 1 - 2 vụ.

- Đất mặn Sú vẹt (D4 P2 ): Diện tích: 826,7 ha. Đặc điểm: Bùn lỏng, ảnh hưởng của thuỷ triều, rất mặn. Phân bố tập trung chủ yếu vùng Cái Viềng, Phù Long và rải rác ở vài nơi quanh đảo (thuộc bãi triều thấp). Tại đây hình thành rừng ngập mặn khá tốt và là hệ sinh thái độc đáo của đảo Cát Bà.

c. Khí hậu thuỷ văn

*. Khí hậu


Khí hậu vùng Cát Bà thuộc chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, do sự khác biệt về địa hình, mức độ ảnh hưởng của biển, lớp phủ thực bì... nhất là hoạt động của các khối khí đoàn, chế độ gió, độ ẩm, chế độ nhiệt, bức xạ, bão và chế độ nước dâng do bão... Ảnh hưởng rất lớn đến chế độ khí hậu ở Cát Bà. Qua số liệu khí hậu tại một số trạm khí tượng thuỷ văn như: Bạch Long Vĩ, Cô tô, Hòn Gai, Phủ Liễn và Hòn Dấu cung cấp thì đặc trưng về chế độ khí hậu tại Cát Bà như sau:

- Tính chất nhiệt đới, có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10) và một mùa đông lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).

- Tính biến động thường xuyên của thời tiết và khí hậu do sự luân phiên tranh chấp của các khối không khí có bản chất khác nhau. Khi không khí lạnh tràn về thì chỉ sau 1 ngày đêm (24 tiếng đồng hồ) nhiệt độ không khí có thể giảm từ 8 - 10 oC. Khi áp thấp nóng phía Tây xâm lấn thì thời tiết rất khô nóng, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 37 - 40 oC. Khi không khí xích đạo chi phối mạnh lại gây nên thời tiết nóng, ẩm, dễ có dông và mưa lớn do áp thấp nhiệt đới hoặc bão.

- Là đảo ven bờ, khu vực Cát Bà còn chịu ảnh hưởng và chi phối mạnh của biển dưới tác động của chế độ gió đất - biển có tác dụng điều hòa khí hậu, tạo nên mùa đông ẩm hơn và mùa hè mát hơn so với đất liền.

* Thuỷ văn

+ Đặc điểm thủy văn:

Cát Bà là quần đảo đá vôi, gần như hệ thống sông suối trên đảo không phát triển. Những dòng chảy tạm thời chỉ xuất hiện trong cơn mưa và ngừng ngay sau khi mưa. Vào mùa mưa, nước đọng lại ở một số vùng nhỏ, thấm dột trong những hang động. Tuy rất ít, nhưng đây lại là nguồn nước khá thường xuyên cho động thực vật trên đảo. Trên một số đảo nhỏ hoặc ven đảo lớn Cát Bà, nơi có nứt gãy kiến tạo chạy qua có xuất hiện "nước xuất Lộ" với dung lượng từ vài lít đến vài chục lít mỗi ngày. Nguồn nước xuất lộ lớn nhất ở suối Thuồng Luồng có lưu lượng trung bình 5 lít/s (mùa mưa 7,5 lít/s), mùa khô 2,5 l/s). Cát Bà có các túi nước ngầm, nguồn gốc thấm đọng từ nước mưa (đã khai thác 6 giếng khoan, trữ lượng khoảng 1.500 - 2.000m3/ ngày, mức độ khai thác cho phép khoảng 1.000m3/ ngày.

Hệ thống suối ở Cát Bà gồm các con suối sau:

- Suối Thuồng Luồng (xã Trân Châu): Lưu lượng khá tốt, chảy quanh năm cung cấp đủ nước cho sinh hoạt.

- Suối Trung Trang: Nguồn nước nhỏ, có nhiều nước trong mùa mưa, lưu lượng về mùa khô chỉ đạt khoảng 0,11 lít/giây.

- Suối Treo Cơm mùa mưa nhiều nước, về mùa khô lưu lượng nước chỉ đạt 2,6 lít/giây.

Ngoài các suối này còn có nguồn nước Ao Ếch là hồ nước thiên nhiên trên núi đá vôi, nằm giữa khu vực rừng nguyên sinh. Diện tích khoảng trên 3,6 ha, quanh năm có nước, mức nước bình quân đạt trên dưới 30cm, trữ lượng nước khoảng 10.000 m3.

Một số áng cũng có nước quanh năm như áng Bèo, áng Bợ, áng Thẳm, áng Vẹm,...

Nhìn chung do cấu trúc địa hình vùng núi đá vôi, nên trong vùng này hầu như không có dòng suối nào có nước quanh năm. Nguồn nước ngầm khá sâu tồn tại dưới dạng giếng Karst và sông biển. Tuy chưa có số liệu thăm dò nhưng qua dự đoán của các nhà chuyên môn thì nguồn nước ngầm khá phong phú. Nước chủ yếu nằm trong lớp phủ trầm tích, khả năng chứa nước của đá gốc là khá lớn.

Khó khăn lớn nhất cho VQG Cát Bà nói riêng, quần đảo Cát Bà nói chung là thiếu nước ngọt cho cả sinh hoạt lẫn tưới tiêu trong sản xuất. Trong tương lai khi kinh tế phát triển việc khan hiếm nước ngọt càng trở nên bức xúc hơn, cần đầu tư cho công tác điều tra, thăm dò để tìm kiếm các mỏ nước ngầm có trữ lượng cao, để khai thác sử dụng.

+ Đặc điểm hải văn:

Thủy triều có tính nhật triều rò ràng (trong một ngày đêm có 1 lần nước lớn và 1 lần nước ròng). Biên độ cực đại gần 4m. Do ảnh hưởng của địa hình nên thường chậm pha hơn Hòn Dấu đến 30'.

Mỗi tháng có 2 kỳ nước cường (mỗi kỳ 11 - 13 ngày) Biên độ giao động 2,6 - 3,6m, xen kẽ là 2 kỳ nước kém (mỗi kỳ 3 - 4 ngày, có biên độ 0,5 - 1m). Trong năm, biên độ triều lớn vào các tháng 6, 7 và 11, 12. Nhỏ vào các tháng 3, 4 và 8, 9.

Sóng vùng Cát Bà thường nhỏ, chủ yếu theo hướng Đông Bắc và Đông Nam.

Trung bình 0,5 - 1m. Lớn nhất có thể đạt tới 2,8m.

Dòng chảy vùng đảo Cát Bà khá phức tạp, tốc độ trung bình 8 - 12 cm/s và có thể đến 50 cm/s ở các lạch hẹp. Chịu ảnh hưởng của dòng chảy mùa, nên có độ đục cao vào mùa hè do dòng nước đục từ Đồ Sơn lên (hướng Tây Nam). Vùng ven bờ Cát Hải dòng triều lên đến Gia Lộc rẽ thành 2 nhánh; chảy về bến Gót ở bên phải và chảy về Hoàng Châu về bên trái với tốc độ cực đại 90cm/s. Dòng triều xuống có hướng ngược lại.

Nhìn chung điều kiện khí tượng thủy văn bao gồm cả thủy văn biển ở đây thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và dịch vụ du lịch của quần đảo Cát Bà. Trong tương lai có thể Cát Bà và vịnh Hạ Long sẽ trở thành vùng kinh tế du lịch và môi trường phát triển mạnh nhất, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

d. Tai biến thiên nhiên

Cát Bà nằm trong vùng quần đảo đá vôi bao gồm hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, những hòn đảo này kéo dài tạo thành hình cánh cung và song song với cánh cung Đông Triều. Các hòn đảo có độ cao phổ biến từ 100 - 150m so mặt nước biển, nơi cao nhất thuộc đỉnh Cao Vọng 331m. Các đảo nhỏ có đầy đủ các dạng địa hình của một miền Karst bị ngập nước.

Theo tài liệu và bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 miền Bắc Việt Nam cho thấy Khu vực Cát Bà cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển địa chất lâu dài, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp Caledoni đánh dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua.

Các khối đá vôi này có tuổi trung bình là các bon muộn - pecmi (250 - 280 triệu năm). Cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tẩm khá mỏng, màu xám hay xám trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic. Miền Karst ngập nước biển dưới tác động của nước mặt và nước ngầm đã tạo ra một hệ thống các hang động ở các độ cao khác nhau (4m, 15m và 25 - 30m).

3.1.2. Dân sinh kinh tế

a. Dân số

Dân số đảo Cát Bà năm 2004 là 13.573 người, đến năm 2010 là 14.110 người, tốc độ tăng bình quân đạt khoảng 0,6 - 0,7%/năm.

Dân cư phân bố không đồng đều với mật độ bình quân các xã vùng đệm: 132 người/km2, mật độ này thấp hơn so với mật độ bình quân của huyện Cát Hải là 207 người/km2. Mật độ cao nhất là Thị trấn Cát Bà với 4.778 người/km2 và thấp nhất là xã Việt Hải 7 người/km2.

Trong phạm vi ranh giới Vườn quốc gia Cát Bà dân cư chủ yếu sống trong vùng đệm, chỉ có khu vực làng Việt Hải là giáp với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Lao động trong ngành thuỷ sản chiếm tỷ lệ cao nhất, ngành du lịch chiếm tỷ trọng

thấp.

b. Kinh tế nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện. Ngành này đang từng bước tiếp cận với sản xuất hàng hoá. Các sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả tươi, gia súc gia cầm.

Hiện nay, các mô hình vườn đồi và chăn nuôi ngày càng trở nên phổ biến trong khu vực đảo Cát Bà và đã mang lại hiệu quả tương đối cao. Hướng sản xuất theo mô hình này tập trung vào các loài cây (vải, nhãn, hồng), con (dê, lợn, gia cầm) có giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tại chỗ, nhất là nhu cầu khách du lịch. Việc ứng dụng mô hình này đang góp

phần làm tăng đáng kể giá trị sản xuất ngành chăn nuôi cho khu vực đảo trong những năm gần đây.

c. Kinh tế lâm nghiệp

Từ năm 2000 trên địa bàn vùng đệm VQG Cát Bà đã tiến hành giao đất lâm nghiệp cho người dân địa phương bao gồm đất rừng trồng và rừng tự nhiên. Tuy nhiên, trên thực thế còn những bất cập về ranh giới (thực địa và giấy tờ có sự khác biệt), thiếu rò ràng về quyền lợi, nghĩa vụ của người dân đối với đất rừng… do đó mục tiêu và hiệu quả chưa cao.

Hiện nay, Vườn quốc gia Cát Bà, Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà-ZGAP đã phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương tiến hành rà soát về đất lâm nghiệp đã được giao cho người dân trên địa bàn các xã.

Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của người dân trên địa bàn chủ yếu là khai thác củi, mật ong.

- Củi được khai thác phục vụ nhu cầu chất đốt trong gia đình. Nguồn khai thác chủ yếu từ vườn nhà, những diện tích rừng đã được giao cho người dân địa phương và từ trong vùng lòi VQG Cát Bà. Việc khai thác củi đun bất hợp pháp trong vùng lòi đã tác động không nhỏ đến thảm thực vật rừng, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật trong rừng.

- Mật Ong được khai thác chủ yếu với mục đích thương mại đã tạo ra nguồn thu nhập tương đối lớn cho người dân địa phương. Mật Ong khai thác tự nhiên có giá trị kinh tế cao, (giá hiện nay 1.000.000 – 1.500.000đồng/1 chai) song viêc khai thác mang lại nhiều tác động tiêu cực và nguy hiểm đối với rừng. Nguyên nhân là do việc khai thác mật Ong tự nhiên cần phải dùng lửa để xua đuổi đàn ong khi lấy mật vừa tác động xấu đến cảnh quan vừa là một trong những tác nhân gây cháy rừng. Đặc biệt khi xảy ra cháy rừng trên núi đá vôi thì việc khống chế ngọn lửa là rất khó thực hiện.

Ngoài ra, người dân có thu nhập bất hợp pháp nhỏ khác thông qua một số hộ có hoạt động săn bắt các loài động vật như dùng lưới đánh bắt chim Quốc vào mùa di cư ở xã Xuân Đám; săn bắt tắc kè, rắn, chim, thú xảy ra rải rác trên toàn khu vực. Hiện tượng săn bẫy động vật hoang dã xảy ra dưới các hình thức tinh vi hơn làm giảm số lượng động vật. Đặc biệt là loài Sơn Dương còn rất ít, số lượng lồng bè nuôi trồng thủy sản tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp tại các điểm trên vịnh Cát Bà, Lan Hạ…

d. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Hoạt động khai thác thúy sản tự nhiên hiện tại thu hẹp do sản lượng tự nhiên giảm, các quy định của nhà nước… hiện tại sản xuất thủy sản chủ yếu là nuôi trồng nhân tạo.

Trong khu vực quản lý của VQG có 254 bè. 07 đầm nuôi cá diện tích 24,6 ha. Khu vực trạm Cát Dứa, Việt Hải, Vạn Tà: Nuôi cá, Tu Hài có khoảng 180 hộ. Trong đó có 1.682 ô gỗ; 1.351 mảng tre, diện tích 127.015m2 mảng tre; 132 bãi nuôi tu hài, diện tích 175.995m2 bãi nuôi Tu Hài; 101 bè cá, diện tích 12,883m2 bè cá; 25 đống cát; 1.300m3 Cát. Trên đảo Đầu Bê có 69 hộ, khu vực Trà Báu 05 hộ.

Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả mà nghề nuôi cá lồng bè mang lại thì những tác động từ mặt trái của nghề này đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển và ảnh hưởng đến tiềm năng du lịch biển Cát Bà, đó là nguy cơ ô nhiễm môi trường - hệ luỵ từ nghề nuôi cá lồng bè.

Lĩnh vực chế biến thuỷ sản bước đầu phát triển với nhiều cơ sở thu mua và chế biến. nhưng quy mô còn nhỏ, nên chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn.

3. 2. Tài nguyên đa dạng sinh học

3.2.1. Đa dạng các hệ sinh thái

Vườn quốc gia Cát Bà nằm trong khu vực xen kẽ giữa núi đất và núi đá vôi, với sự tác động tổng hợp, nhiều mặt của điều kiện tự nhiên khu vực hải đảo, cùng sự tác động của các điều kiện kinh tế-xã hội, nên các kiểu thảm thực vật rừng và các kiểu thảm nông nghiệp trong khu vực tương đối đa dạng.

Tiêu biểu nhất trong các kiểu thảm ở quần đảo Cát Bà là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi, và kiểu thảm rừng cây ngập mặn ven biển, cửa sông. Ngoài ra, trong khu vực cũng đã xuất hiện một số kiểu thảm đặc thù và khá hiếm hoi đó là kiểu thảm cây ngập nước trên núi cao (loài cây hầu như chỉ phân bố ở miền Tây Nam Bộ). Ngoài ra còn có kiểu rừng trồng, cây nông nghiệp cây ăn quả, cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản và các khu dân cư.

Bảng 3.1: Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật rừng đảo Cát Bà

Đơn vị tính: Ha


TT

Kiểu thảm

Diện tích

Tỷ lệ %


Tổng đất Lâm nghiệp

18.12,0

60

I

Thảm thực vật

15.510,0

52

1

Rừng nguyên sinh TX mưa ẩm trên núi đá vôi

1045,2

6

2

Rừng TS nghèo TX mưa ẩm trên núi đá vôi

4900,2

27

3

Rừng TX mưa ẩm PH trên núi đá vôi

8,1


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quản lý vườn quốc gia Cát Bà bền vững - 5

Rừng ngập nước trên thung núi đá vôi

3,6


5

Rừng phụ thứ sinh tre nứa PH sau nương rẫy

41,6


6

Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi

8016,7

45

7

Trảng cây bụi, cây tái sinh trên núi đất

506,7

3

9

Rừng trồng

355,4

2

10

Rừng ngập mặn

632,5

4

II

Núi đá trọc

2502,0

8

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022