Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch Sử Việt Nam thế kỉ X - XV ở trường Trung học phổ thông chuyên Hưng Yên - 13

Bảng 2.2. Bảng thống kê điểm kiểm tra của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm (theo nhóm điểm và tỉ lệ %)‌


Lớp


Sĩ số

Giỏi

(9-10)

Khá

(7-8)

Trung bình

(5-6)

Yếu

(< 5)

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Thực nghiệm

(10 Toán 2)

32

13

40.6

17

53.1

2

6.3

0

0

Đối chứng

(10 Toán 1)

33

8

24.2

15

45.4

10

30.4

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Sử dụng Infographic trong dạy học Lịch Sử Việt Nam thế kỉ X - XV ở trường Trung học phổ thông chuyên Hưng Yên - 13

Để đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức giữa học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng thông qua kết quả chấm bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành tính điểm trung bình theo công thức: Điểm TB = Tổng điểm/ số học sinh. Kết quả thu được:

Bảng 2.3. Độ chênh lệch điểm kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và đối chứng‌


Lớp

Tổng điểm

Số học sinh

Điểm trung bình

Độ chênh lệch

Thực nghiệm

(10 Toán 2)

254

32

7.9


0.6

Đối chứng

(10 Toán 1)

243

33

7.3

So sánh điểm trung bình giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm. Điểm trung bình chung của từng lớp được tính theo công thức:

X ni.Xi

n


Trong đó,

X : điểm trung bình chung

Xi : điểm số của mỗi học sinh

ni : số học sinh có cùng loại điểm

n : tổng số học sinh

ni.Xi : tổng số điểm học sinh trong lớp.

Điểm trung bình của lớp thực nghiệm:

X 2x6 12x7 5x8 12x9 1x10 7.9 32

Điểm trung bình của lớp đối chứng:

X 6x5 4x6 3x7 12x8 8x9 7.3 33

Từ kết quả trên cho thấy, điểm trung bình các bài kiểm tra của lớp thực

nghiệm cao hơn lớp đối chứng (7.9 so với 7.3). Điều đó chứng tỏ lớp thực nghiệm học sinh chiếm lĩnh được kiến thức tốt hơn.

Căn cứ vào bảng thống kê kết quả kiểm tra cho thấy, ở lớp đối chứng giáo viên dạy theo phương pháp truyền thống: điểm cao tập trung vào những học sinh chú ý nghe giảng nhưng số điểm Giỏi lại chiếm tỉ lệ thấp: 24.2%, tỉ lệ cao nhấtlà điểm Khá: 45.4%, sau đó là Trung bình: 30.4%. Như thế cho thấy, tỉ lệ điểm của học sinh không đồng đều, thậm chí có xuất hiện điểm trung bình (5 điểm) do các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động, ít tham gia vào quá trình hoạt động học tập.

Đối với lớp thực nghiệm, số lượng học sinh đạt điểm Giỏi và Khá cao chiếm tỉ lệ lần lượt là: 40.6% và 53.1%. Kết quả bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm là cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể là tỉ lệ học sinh đạt điểm Giỏi cao hơn lớp đối chứng: 40.6% so với 24.2%; điểm Khá tỉ lệ là: 53.1% với 45.4%. Còn tỉ lệ học sinh đạt điểm Trung bình thấp hơn nhiều lần so với lớp đối chứng: 6.3% với 30.4%. Điều đó chứng tỏ sử dụng infographic trong tiết học là một biện pháp mới, khả thi, có giá trị về mặt lí luận và thực tiễn.

Tiểu kết chương 2‌


Trong chương 2, bên cạnh việc xác định những yêu cầu cơ bản khi thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử bằng infographic, chúng tôi giành thời gian nhiều nhất để thiết kế một số infographic cụ thể cho các chủ đề khi ứng dụng vào dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Không những thế, chúng tôi còn đưa ra các biện pháp, các bước thực hiện và những lưu ý khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả nhằm góp phần nâng cao hứng thú và chất lượng học tập lịch sử của học sinh.

Những biện pháp được đề xuất cùng quá trình thực nghiệm bước đầu đạt kết quả cao đã khẳng định tính ứng dụng hiệu quả của đề tài. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức và phương pháp sử dụng infographic để có những giờ dạy thành công, hấp dẫn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (khả năng và trình độ của học sinh, khả năng và sự sáng tạo của giáo viên khi tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học,...).

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ‌


1. Kết luận

Công cuộc cải các giáo dục vẫn đang được triển khai mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực: hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học. Tuy vậy, vấn đề cải tiến phương pháp dạy học vẫn bị xem nhẹ, chưa thực sự được coi là khâu trọng yếu làm thay đổi trực tiếp với chất lượng giáo dục nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Để nâng cao chất lượng dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh là vấn đề cần thiết, phức tạp, đòi hỏi phải được giải quyết đồng bộ trên tất cả các khâu, các yếu tố liên quan. Trong đó, sử dụng infographic có vai trò tích cực quan trọng, cùng với phương tiện, đồ dùng dạy học khác góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.

Tuy nhiên, thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông, việc sử dụng infographic vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, nổi bật là do để dạy được bằng infographic các giáo viên phải tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo ra sản phẩm hoặc phải đa dạng hóa cách sử dụng để lôi cuốn được học sinh, vì vậy mà nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, infographic có vị trí, vai trò quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Infographic có thể được sử dụng để kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học như một đồ dùng trực quan. Trong tương lai gần, infographic cũng có thể là một cách thức dạy học mới – phù hợp với việc gắn học tập vào thực tiễn, nâng cao năng lực thực hành và ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh. Thực tế cho thấy infographic có thể được xem là phương tiện hình ảnh hữu hiệu trong việc tạo nên biểu tượng lịch sử, hỗ trợ học sinh tái hiện kiến thức, nhận thức và tư duy tốt hơn về bức tranh quá khứ, là cây cầu nối giữa quá khứ với hiện tại. Sử dụng infographic có thể được tiến hành linh hoạt trong các khâu của quá trình hình thành kiến thức trên lớp: tạo hứng thú đầu giờ học, tổ chức học sinh chiếm lĩnh kiến

thức mới, kiểm tra, đánh giá,… hay hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Nhờ ưu thế của infographic trong việc hệ thống hóa kiến thức và tính mới lạ, bắt mắt, sử dụng infographic có thể được xem là một biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học và góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.

Thứ hai, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử phải được tiến hành đồng thời ở nhiều khâu, nhiều công đoạn của quá trình dạy học, phải phù hợp với đối tượng học sinh. Đặc biệt giáo dục của thời hiện đại đang gắn với yếu tố công nghệ, những thách thức của thời đại mới cũng đang đặt ra những vấn đề, yêu cầu giáo viên và học sinh phải thay đổi để thích ứng. Muốn sử dụng infographic và hướng dẫn học sinh thiết kế, sử dụng infographic hiệu quả, bản thân mỗi giáo viên phải tích cực chủ động, tự nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm infographic riêng, độc đáo phù hợp với nội dung kiến thức lịch sử, khiến lịch sử trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn với học sinh.

Thứ ba, sử dụng infographic là dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin nhưng lại không yêu cầu cao về nền tảng cơ sở vật chất. Các infographic hoàn toàn có thể được tạo ra từ dạng đơn giản: vẽ trên giấy, sử dụng bộ công cụ office đơn giản (Word, Powerpoint,…) hoặc sử dụng các ứng dụng miễn phí. Chi phí cao nhất đặt ra với việc sử dụng infographic là chi phí in màu để đảm bảo chất lượng và độ hấp dẫn thị giác của sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm đã được làm ra hoàn toàn có thể được lưu trữ lại và sử dụng qua các năm. Do đó, việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử là hoàn toàn khả thi và có tính ứng dụng cao trong các nhà trường phổ thông.

2. Khuyến nghị

Qua điều tra thực trạng và phân tích các yếu tố có liên quan tới việc sử dụng infographic trong quá trình dạy học lịch sử, chúng tôi nhận thấy để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng infographic, đòi hỏi các điều kiện sau:

Đối với giáo viên giảng dạy Lịch sử

- Trong quá trình dạy học, giáo viên cần nghiên cứu để sử dụng infographic sao cho hợp lí, nhằm mở rộng vốn kiến thức xã hội và rèn luyện nâng cao khả năng

nhận thức và hành động đúng đắn đối với rất nhiều vấn đề xã hội mà học sinh gặp phải trong cuộc sống.

- Giáo viên cần đầu tư thời gian, công sức để xây dựng hệ thống các infographic phục vụ cho dạy học Lịch sử THPT, để infographic thực sự là một công cụ dạy học hữu ích đối với môn Lịch sử. Nhà trường và tổ chuyên môn cần thường xuyên phát động phong trào tự xây dựng sáng tạo ra infographic, thường xuyên tổ chức các hội thi giáo viên sáng tạo infographic và học sinh sáng tạo infographic theo chủ đề.

Đối với các cấp quản lí (nhà trường THPT, sở giáo dục,…)

- Tiếp tục đổi mới đầu tư và hiện đại hóa các trang thiết bị giáo dục cũng như các phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng.

- Khuyến khích giáo viên nghiên cứu, sáng tạo và tăng cường đưa infographic trên các phương tiện công nghệ hiện đại để chia sẻ tới đồng nghiệp, học sinh, để giúp học sinh được học trong môi trường học tập có tính tư duy sáng tạo cao và có thể phát huy được khả năng sáng tạo của các em.

Đối với học sinh:

Học sinh phải có ý thức và thái độ học tập lịch sử đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của bộ môn. Từ đó, các em có ý thức tự giác và tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, chủ động chiếm lĩnh kiến thức và phát triển được các năng lực của bản thân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


1. Thomas Armstrong (2006), 7 loại hình thông minh, NXB Lao đng xã hội.

2. Thomas Armstrong(2011), Đa trí tuệ trong lớp học, NXB Giáo dục Viẹ t Nam.

3. Nhật Anh (2014), Infographic –bức tranh thay ngàn lời nói, tạp chí STINFO do Trung tâm thông tin KH&CN thành phố Hồ Chí Minh – Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, tr 29-32.

4. Nguyễn Thị Thế Bình (2011), Tạo hứng thú tự học bộ môn lịch sử cho học sinh, Tạp chí giáo dục số 258, kì 2 -3.

5. Nguyễn Thị Thế Bình (2014), Phát triển kĩ năng tự học lịch sử cho học sinh, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

6. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên), Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng (2017), Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

7. Nguyễn Lăng Bình (cb) – Nguyễn Hương Trà (2017), Dạy học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học sư phạm.

8. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Lịch sử 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Lịch sử 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Lịch sử 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.

12. Willemien Brand (2019), Tư duy hình ảnh, NXB Hồng Đức.

13. Trần Đình Cha u, Đạ ng Thị Thu Thủy (2013), Vận dụng lí thuyết đa

trí tuệ trong dạy học ở tru

ng phổ tho ng, Tạp chí Giáo dục, số 316, kì 2.

14. Nguyễn Thị Côi (2011), Những con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

15. Trần Thúy Duyên, Thiết kế và sử dụng infographic animation trong dạy học địa lí 11, Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

16. Đại học Sư phạm, đại học Thái Nguyên, khoa Tâm lý – Giáo dục, bộ môn Tâm lý học (2016), Giáo trình Tâm lý học giáo dục, NXB Đại học Thái Nguyên.

17. Howard Gardner (2012), Cơ cấu trí kho n: “Lí thuyết về nhiều dạng trí khôn”, NXB Trí thức trẻ.

18. Nguyễn Kế Hào (Cb), Nguyễn Quang Uẩn, Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

19. Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú (2014), Phương pháp dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Vũ Văn Hùng, Phan Xuân Thành, Trần Đức Tuấn (Đồng chủ biên) (2018), Đổi mới và hiện đại hóa chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực, NXB Giáo dục Việt Nam.

21. Nguyễn Mạnh Hưởng (2015), Một số yêu cầu cơ bản khi tích hợp công nghệ thông tin trong dạy học môn lịch sử ở trưởng phổ thông, Tạp chí thiết bị giáo dục, số 115.

22. Nguyễn Mạnh Hưởng (2018), Infographic ôn luyện, kiểm tra – đánh giá và thi THPT Quốc gia môn Lịch sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Nguyễn Mạnh Hưởng (Cb), Nguyễn Thị Huyền Anh, Nguyễn Thị Ngọc Yến (2019)¸ Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Lịch sử 8, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Nguyễn Mạnh Hưởng (Cb), Nguyễn Thị Huyền Anh, Nguyễn Thị Ngọc Yến (2019)¸ Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Lịch sử 9, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Lester, P.M. (2006), Lý thuyết cú pháp của truyền thông hình ảnh, Fullerton: California State University.

26. Phan Ngọc Liên (Cb), Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng (2010),

Phương pháp dạy học lịch sử, tập I, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

27. Phan Ngọc Liên (Cb), Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng (2010),

Phương pháp dạy học lịch sử, tập II, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

28. Phan Ngọc Liên, Nguyễn Xuân Trường (Đồng Chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Hải Châu, Trịnh Đình Tùng, Đào Tố Uyên, Nghiêm Đình Vỳ, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023