Tổ Chức Sử Dụng Hợp Lý Và Hiệu Quả Đội Ngũ Giáo Viên Mầm Non Khu Vực Miền Trung Hiện Có Theo Chuẩn Nghề Nghiệp


năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVMN, mức độ đáp ứng so với CNN để có kế hoạch đào tạo, BD đội ngũ GV.

- Các trường MN, căn cứ kế hoạch của Phòng GD & ĐT tổ chức thực hiện công tác khảo sát thực trạng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVMN của Trường theo các yêu cầu của CNN. Có thể tiến hành theo các bước sau:

+ Xác định mục tiêu, nội dung khảo sát: Mục tiêu của khảo sát là nhằm đánh giá mức độ đáp ứng của GVMN so với CNN. Nội dung khảo sát căn cứ theo các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định của CNN. Yêu cầu nội dung đánh giá cần phải cụ thể, có thể định lượng trong xử lý số liệu.

+ Lập kế hoạch khảo sát, đánh giá, trong đó, cần xác định rõ lộ trình, phương pháp, hình thức đánh giá GV.

+ Tổ chức lực lượng thực hiện công tác đánh giá GV (Thành lập hội đồng đánh giá gồm BGH; thường trực hội đồng sư phạm; tổ/nhóm chuyên môn...).

+ Thực hiện đánh giá GV theo quy trình: GV tự đánh giá Đồng nghiệp/Tổ đánh giá BGH/Hội đồng đánh giá. Kết quả đánh giá là cơ sở để phân loại GV, bố trí vị trí, việc làm của GV và xây dựng chiến lược phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN.

+ Báo cáo kết quả đánh giá GV cho các cấp quản lí.

+ Thông báo kết quả đánh giá cho GV.

Để thực hiện công tác này có hiệu quả, yêu cầu trong đánh giá cần phải đảm bảo khách quan, công bằng, dân chủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

* Xác định mục tiêu phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVMN đáp ứng CNN theo thời gian

Mục tiêu của phát triển năng lực nghề nghiệp GVMN được tập trung vào việc phát triển năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của ĐNGV. Chất lượng phát triển năng lực nghề nghiệp của GVMN được xem là một phần cốt lõi của việc đảm bảo chất lượng CS,GD trẻ ở trường MN. Muốn vậy, việc phát triển năng lực nghề nghiệp không thể tồn tại một cách riêng biệt mà đòi hỏi sự cam kết, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau giữa các GV để mang lại chất lượng CS,GD cao nhất cho trẻ. Trong quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp, GVMN cần không ngừng nâng cao trình

Quản lí đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung theo chuẩn nghề nghiệp - 20


độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực của bản thân và của nhà trường, hướng đến mục tiêu cải tiến việc dạy học và giáo dục cho trẻ ở trường MN.

- Phòng GD&ĐT, các trường MN căn cứ theo CNN, xác định mục tiêu tổng quát của quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN là nhằm làm cho đội ngũ GVMN phấn đấu, rèn luyện để đáp ứng tốt các yêu cầu của CNN về năng lực nghề nghiệp.

- Xây dựng mục tiêu cụ thể cần đạt được của GVMN theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của CNN GVMN quy định. Các mục tiêu này cần được lượng hóa để có thể đánh giá một cách chính xác, khách quan trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Trên cơ sở các mục tiêu cụ thể được xác định, các trường MN xác định mục tiêu của từng giai đoạn cụ thể mà người GVMN cần đạt được. Việc xác định mục tiêu của từng giai đoạn cần căn cứ CNN GVMN, đặc điểm của địa phương và thực trạng đội ngũ GVMN ở từng trường MN. Trong đó, thực trạng đội ngũ GVMN là cơ sở quan trọng nhất.

- Việc xác định mục tiêu phát triển năng lực nghề nghiệp GVMN cần được thể hiện trong các chủ trương, nghị quyết của tổ chức Đảng và các đoàn thể của nhà trường; các hội nghị chuyên đề…và được quán triệt cho tất cả các thành viên của nhà trường, đặc biệt là đội ngũ GV.

* Xây dựng nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp của GVMN theo CNN

Sự ra đời của CNN GVMN xuất phát từ nhu cầu giúp đội ngũ GVMN có thể đáp ứng tốt với yêu cầu của xã hội và ngành giáo dục đặt ra đối với mình trong thời đại mới. CNN GVMN xác định các năng lực cần có đối với người GVMN, nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn liên quan đến năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ sư phạm cho GVMN.Việc thường xuyên phát triển năng lực nghề nghiệp cho GVMN cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Chính vì vậy, nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp cho GVMN cần căn cứ vào CNN GVMN.

Căn cứ quy định của CNN GVMN và thực trạng năng lực đội ngũ GVMN khu vực miền Trung, nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVMN tập trung vào các nhóm năng lực sau:


- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm vững và cập nhật các yêu cầu của CNN, yêu cầu đổi mới giáo dục MN, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, CS,GD phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình GDMN, bao gồm: (1) Phát triển chuyên môn bản thân; (2) năng lực xây dựng kế hoạch CS,GD theo hướng phát triển năng lực trẻ em; (3) năng lực phát triển chương trình GD trẻ em; (4) năng lực tổ chức hoạt động giáo dục phát triển toàn diện trẻ em; (5) năng lực quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em; (6) năng lực quản lí nhóm, lớp…

- Năng lực xây dựng môi trường giáo dục: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong nhà trường, bao gồm: (1) Năng lực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; (2) Năng lực thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường…

- Năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng:

(1) Năng lực phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dạy, CS,GD trẻ; (2) năng lực phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em.

- Năng lực sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dạy, CS ,GD trẻ: (1) Năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em; (2) Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nuôi dạy, CS,GD trẻ; (3) Năng lực thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dạy, CS,GD trẻ…

Trên cơ sở các nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp chung cho đội ngũ GVMN theo CNN, cụ thể hóa nội dung phát triển nghề nghiệp của GVMN phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, từng đơn vị và yêu cầu đổi mới GDMN trong giai đoạn hiện nay. Xin ý kiến chuyên gia về nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN để đánh giá tính hiệu quả và khả thi, trên cơ sở đó, điều chỉnh lại cho phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực tế.

Nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp chỉ có hiệu quả khi người GV được tham gia vào việc xác định những gì họ cần học cũng như cách thức phát triển, áp dụng những kinh nghiệm mà họ sẽ được học thông qua các hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp. Nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp cần tạo cơ hội cho


GV hiểu được các lý thuyết nền tảng về kiến thức và kỹ năng sư phạm, giúp họ phát triển chuyên môn, năng lực sư phạm trong lĩnh vực giáo dục MN.

* Lựa chọn các biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của GVMN

Phòng GD&ĐT và các trường MN cần tổ chức đa dạng các hình thức, phương pháp phát triển nghề nghiệp cho GVMN như: (1) Dự giờ và đóng góp ý kiến; (2) tham gia vào quá trình đổi mới của nhà trường; (3) nghiên cứu bài học; (4) Ttam gia tập huấn; (5) tham gia hướng dẫn đồng nghiệp/được hướng dẫn; (6) cá nhân tự định hướng phát triển.

- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN cần xác định rõ mô hình năng lực của GVMN theo CNN để điều chỉnh và phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVMN theo hướng tích hợp liên môn, xuyên môn. Xây dựng các mô - đun học tập lý thuyết, thực hành để rèn luyện và nâng cao năng lực nghề nghiệp cho ĐN GVMN. Tài liệu chương trình đào tạo, bồi dưỡng nên phát triển theo hướng đa dạng hóa, có bản in, bản điện tử, video clip, đĩa CD, cẩm nang hỏi đáp…trong đó, chú trọng việc “số hóa”, đưa lên mạng Internet các tài liệu, thông tin để tạo điều kiện cho GVMN tự học tập ở mọi nơi, mọi lúc.

- Nhà quản lí chỉ đạo tăng cường các hình thức, phương pháp phát huy vai trò chủ thể của GVMN như: GV tham gia vào quá trình đổi mới của nhà trường hay cá nhân tự định hướng phát triển… Tuy nhiên, với những hình thức, phương pháp này cần có sự hướng dẫn rõ ràng và có hệ thống giám sát, hỗ trợ kịp thời,

- Để tổ chức biện pháp này một cách hiệu quả, Phòng GD & ĐT, các trường MN cần có khảo sát đội ngũ GVMN về nhu cầu được phát triển nghề nghiệp với hình thức, phương pháp nào và đánh giá tính hiệu quả của các hình thức, phương pháp đã sử dụng. Yêu cầu đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tham gia bồi dưỡng phải đổi mới các hình thức, phương pháp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề, tăng cường các hoạt động thực hành, vận dụng, tự nghiên cứu, tự học, tự trải nghiệm của GVMN.

* Dự kiến các nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVMN


Để tạo thuận lợi cho GV phát triển năng lực nghề nghiệp, phòng GD&ĐT, CBQL các trường MN cần đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất, phòng sinh hoạt chuyên môn cho các tổ chuyên môn trong trường, đặc biệt chú trọng trang bị các phương tiện kĩ thuật hiện đại cần thiết như bảng tương tác, máy tính và máy chiếu, nối mạng internet... Hệ thống internet và máy tính của nhà trường cần đảm bảo đáp ứng các khoá học phát triển nghề nghiệp online. Nhà quản lí cần coi trọng nguồn lực con người là đội ngũ chuyên gia trong các khóa tập huấn GVMN về phát triển năng lực nghề nghiệp hoặc bố trí, sử dụng GV cốt cán tại cơ sở GDMN. Các biện pháp về dự kiến nguồn lực cần gắn liền với thực tiễn địa phương, đặc điểm, yêu cầu phát triển nghề nghiệp của đội ngũ GVMN các trường MN cụ thể, phù hợp với các chủ trương, chính sách về phát triển nghề nghiệp của đội ngũ GV nói chung.

3.2.4. Tổ chức sử dụng hợp lý và hiệu quả đội ngũ giáo viên mầm non khu vực miền Trung hiện có theo chuẩn nghề nghiệp

a. Mục đích của biện pháp

Công tác sử dụng ĐNGVMN có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lí ĐN GVMN. Nếu thực hiện công tác này một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả sẽ phát huy năng lực, sở trường của cá nhân GV, góp phần phát triển năng lực nghề nghiệp của ĐN GVMN. Việc sử dụng ĐN GVMN vừa có tính khoa học tuân theo các nguyên tắc, phương pháp quản lí, vừa là nghệ thuật trong quan hệ ứng xử với con người. Vì vậy, trong sử dụng đội ngũ GVMN, CBQL cần quan tâm đến việc bố trí, sử dụng GV đúng chuyên ngành MN, kết hợp theo dõi và phát hiện các khả năng về trình độ khác nhằm khai thác tốt tiềm lực của GV trong các hoạt động nuôi dạy, CS,GD trẻ. ĐN GVMN vững mạnh về chất lượng sẽ nâng cao chất lượng CSGD trẻ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của vùng miền, quy tụ sức mạnh tổng hợp trong thực hiện mục tiêu GDMN của địa phương.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Phân công nhiệm vụ cho GVMN theo các tiêu chí phù hợp (năng lực, chuyên môn đào tạo, nguyện vọng cá nhân...)

Theo phân cấp tuyển dụng, việc bố trí sắp xếp ĐNGV thuộc thẩm quyền của hiệu trưởng trường MN. Phòng GD&ĐT cần định hướng để trường MN có kế


hoạch bố trí, sắp xếp GV một cách hợp lý, khoa học phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường và năng lực của GV.

- Việc bố trí sắp xếp chung của toàn ngành: Phòng GD&ĐT quán triệt đến các trường MN bố trí GV đúng theo quy định của Thông tư 06/2015/TT-BGDĐT- BNV, đảm bảo cơ cấu GV vừa phải, hợp lý để thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình và điều kiện lao động của GVMN. Nhà quản lí cần thống nhất quan điểm không bố trí các GV có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chưa đạt CNN đứng lớp, thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định 113/2018/NĐ-CP của Chính phủ (hoặc chính sách tương tự hiện hành) đối với những GV có 2 năm liên tục không hoàn thành nhiệm vụ. Hàng năm, nhà quản lí cần phải đối chiếu thừa, thiếu, cân đối GV đang theo học các lớp nâng chuẩn đào tạo để tạo sự cân bằng GVMN giữa các trường trong địa bàn.

- Đối với nội bộ từng trường MN: Hiệu trưởng phân công, bố trí công việc cho GVMN phải đảm bảo các yêu cầu: đúng trình độ đào tạo, tiêu chuẩn chức danh, tuân thủ định mức lao động, các quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của GVMN theo Điều lệ trường MN, phù hợp với CNN, đảm bảo tính kế thừa, ổn định trong tổ chức. Việc bố trí, sử dụng GV phải đảm bảo hài hòa, đồng bộ về cơ cấu, chú ý đến nguyện vọng, hoàn cảnh từng GV…Hiệu trưởng trường MN cần thực hiện bố trí GV hợp lý về cơ cấu tuổi nghề, tuổi đời để có sự chuyển giao kinh nghiệm, đồng đều về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Bố trí GV chủ nhiệm lớp phải là những GV đạt khá hay tốt CNN, có năng lực, tâm huyết, có khả năng thuyết phục và tổ chức quản lí lớp học.

*Tổ chức thực hiện định mức giờ chuẩn đối với GVMN theo quy định

Thực hiện định mức giờ chuẩn đối với GVMN theo quy định của ngành là cơ sở để GVMN xây dựng kế hoạch CS,GD trẻ, kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiệu trưởng trường MN cần tổ chức cho GVMN thực hiện định mức giờ chuẩn đối với GVMN theo quy định tại Thông tư số 48/2011/TT-BGDDT của Bộ GD & ĐT, cụ thể:

- Đối với GV dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày, mỗi GV dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp


cũng như các công việc khác do hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần. Đối với lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập thì cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi GV được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày. Bố trí tối đa 2,2 GV/lớp để nhà trường có GV đón, trả trẻ và trực trưa. Thời gian trực trưa đối với GVMN giảng dạy trực tiếp và GVMN làm công tác quản lí tại trường MN được tính trong tổng số giờ được quy định.

- Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi GV dạy trên lớp đủ 4 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

Ngoài ra, hiệu trưởng trường MN cần thực hiện định mức giờ chuẩn đối với GV làm công tác kiêm nhiệm theo quy định tại Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/3/2016 của Bộ GD & ĐT. Ngoài nhiệm vụ CSGD chính ở lớp, GVMN còn thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng. Việc quy đổi những hoạt động này ra giờ dạy để tính số giờ dạy cho từng GV được thực hiện như: đối với GV được huy động làm cộng tác viên thanh tra thì thời gian làm việc một buổi được tính bằng 04 giờ dạy; GV được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do phòng GD & ĐT, sở GD & ĐT tổ chức thì 01 tiết giảng dạy thực tế được tính bằng 01 giờ dạy… Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở GD công lập.

Tổ chức thực hiện định mức giờ chuẩn đối với GVMN theo quy định của ngành yêu cầu người hiệu trưởng thực hiện công tâm, công bằng, xem xét đúng năng lực GV, đảm bảo đúng quyền lợi của GV nhằm phát huy được nhiệt tình, tích cực của GV góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường.

* Xây dựng và thống nhất quy chế làm việc, phối hợp giữa các tổ chuyên môn và GV theo đúng chức năng

Để nâng cao hiệu quả sử dụng ĐN GVMN, hiệu trưởng trường MN cần xây dựng và thống nhất quy chế làm việc, cơ chế phối hợp giữa các tổ chuyên môn và


GV theo đúng chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu. Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, quy chế chuyên môn, CBQL xây dựng và thống nhất thời gian, giờ làm việc, nội quy ở trường lớp, kế hoạch sinh hoạt chuyên môn định kì, đột xuất, dựa vào hoạt động tổ, nhóm chuyên môn ở trường MN để sử dụng GVMN. Trong trường MN hiệu trưởng quy định cơ chế phối hợp giữa các tổ chuyên môn với nhau để theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ CSGD trẻ của mỗi GV thường xuyên và định kì.

* Phổ biến CNN và tạo điều kiện thuận lợi cho GVMN thực hiện nhiệm vụ theo CNN

Để nâng cao chất lượng ĐNGVMN theo CNN, đòi hỏi CBQL các cơ sở GDMN cần phố biến nội dung Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định CNN GVMN bằng nhiều hình thức như: triển khai văn bản trong các buổi họp, trên bảng tin của trường, thông qua e-mail cá nhân và trên websites của nhà trường... để GV nắm vững nội dung của từng mức độ, yêu cầu của các tiêu chuẩn, tiêu chí của CNN GVMN. Hiệu trưởng tích cực tham mưu với lãnh đạo cấp trên tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm trường theo chuyên đề về CNN để giúp GV hiểu đầy đủ về CNN. Phòng GD&ĐT phối hợp với trường MN cần tổ chức các buổi tập huấn CNN để GV các trường MN có nhiều cơ hội học hỏi kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng GD trường MN.

Cán bộ quản lý cần cụ thể hóa yêu cầu của CNN GVMN bằng nhiều hình thức khác nhau như: xây dựng quy chế thi đua, quy chế chuyên môn dựa trên các tiêu chí của CNN làm cơ sở để GV phấn đấu. Hiệu trưởng trường MN cần chú trọng tạo điều kiện về mọi mặt để mỗi GV thực hiện nhiệm vụ CSGD trẻ, từ đó phát huy năng lực, sở trường của bản thân đáp ứng CNN. Trong quá trình GVMN thực hiện nhiệm vụ được giao, CBQL nhà trường phát hiện và bồi dưỡng GVMN giỏi, GVMN cốt cán làm nòng cốt trong tư vấn, hỗ trợ, chia sẻ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, và bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp GVMN.

Hiệu trưởng trường MN có thể tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho GVMN bằng nhiều hình thức như mời chuyên gia báo cáo chuyên đề, nói chuyện, phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên tổ chức hội nghị chia sẻ kinh

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí