Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - 2

Theo quy định của pháp luật, hiện có nhiều cơ quan được giao nhiệm vụ giám sát việc thực thi chính sách pháp luật về BHXH (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam), theo đó: Thanh tra lao động - thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, Thanh tra tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý tài chính BHXH theo quy định của pháp luật về thanh tra và cơ quan BHXH thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT song chế tài xử lý, lực lượng tham gia, phương thức tham gia, ... còn bộc lộ những hạn chế nhất định.

Để công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi VPPL trong lĩnh vực BHXH, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động đòi hỏi phải có công trình nghiên cứu một cách cơ bản, cụ thể cả về lý luận và thực tiễn, cần đánh giá được tình hình VPPL và việc xử lý các hành vi VPPL trong lĩnh vực BHXH trong thời gian qua; chỉ ra những mặt đạt được và những tồn tại hạn chế để từ đó rút ra kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này. Đó cũng chính là lý do tác giả quyết định lựa chọn Đề tài: "Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam".

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Trong những năm gần đây, xuất phát từ thực tế tình hình VPPL về BHXH nên vấn đề xử lý VPPL về BHXH luôn được các ngành, các tổ chức, cá nhân quan tâm, nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau. Trong số đó, đáng chú ý một số công trình nghiên cứu như:

(1). Đề án “Xây dựng quy trình tham gia tố tụng và chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT và BHTN" của tác giả Lê Quyết Thắng và nhóm nghiên cứu (BHXH Việt Nam, năm 2009).

Trên cơ sở đánh giá thực trạng VPPL trong lĩnh vực BHXH, BHYT và những phân tích về tình hình vi phạm, nguyên nhân vi phạm, cùng với việc

nghiên cứu các nội dung liên quan đến hồ sơ tham gia tố tụng và chế tài xử phạt VPPL về BHXH, BHYT và BHTN ở Việt Nam, đề án của tác giả Lê Quyết Thắng và nhóm nghiên cứu đã góp phần nâng cao nhận thức cho các cán bộ ngành BHXH trong công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về BHXH, BHTN, BHYT, đóng góp tích cực trong việc kiến nghị sửa đổi Nghị định số 135/2007/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực BHXH và kiến nghị cần phải tội phạm hóa một số hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH nhằm tạo ra sự đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến việc phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực BHXH, qua đó góp phần bảo đảm quyền và lợi chính đáng của người lao động.

(2). Luận án tiến sĩ luật học năm 2012 “Tội phạm trong lĩnh vực BHXH

- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Thị Anh Thơ tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về tội phạm trong lĩnh vực BHXH, một lĩnh vực chuyên ngành hẹp nhưng lại có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và có tác động không nhỏ tới đời sống chính trị - xã hội của đất nước. Mục đích mà luận án hướng tới là xây dựng cơ sở khoa học cũng như thực tiễn cho các kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về nhóm tội phạm trong lĩnh vực BHXH. Để đạt được mục đích này luận án đã nghiên cứu một cách toàn diện lý luận về tội phạm và VPPL trong lĩnh vực BHXH; nghiên cứu thực tiễn lập pháp và thực tiễn áp dụng các quy định về tội phạm trong lĩnh vực BHXH của Việt Nam và một số nước trên thế giới, trên cơ sở đó kiến nghị hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm trong lĩnh vực BHXH cũng như hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật hành chính về vi phạm trong lĩnh vực BHXH để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Luận án cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đề xuất mô hình tổng thể bổ sung quy định về tội phạm trong lĩnh vực BHXH với các phương án khác nhau - phương án mở rộng nguồn trực tiếp của pháp luật hình sự cũng như mở rộng phạm vi chủ thể của tội phạm và phương án giữ nguyên như quy định hiện nay. Trong đó, luận án không chỉ xác định các tội danh thuộc lĩnh vực BHXH mà còn mô tả các dấu hiệu pháp lý của các tội danh này. Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất hoàn thiện một số quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan nhằm tạo ra sự đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến việc phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực BHXH.

(3). Đề tài "Đề xuất giải pháp để tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT" của tác giả Mai Xuân Nam và nhóm nghiên cứu (BHXH Việt Nam, năm 2016).

Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - 2

Trên cơ sở nghiên cứu Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Thanh tra và những quy định pháp luật về thanh tra chuyên ngành; đề tài đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác thanh tra chuyên ngành, phối hợp thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị sử dụng lao động về đóng BHXH, BHTN và BHYT, từ đó đề xuất được những giải pháp chủ yếu về rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm trong lĩnh vực đóng BHXH, BHTN, BHYT, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thanh tra - kiểm tra của tổ chức BHXH, ... để tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng của cơ quan BHXH được thực hiện hiệu quả hơn, trong đó việc hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành không chỉ đơn thuần dừng lại trong phạm vi các chế định của pháp luật về thanh tra mà còn liên quan đến pháp luật chuyên ngành và pháp luật về xử lý VPHC.

(4). Bài viết "Xử lý VPPL BHXH, BHYT: Cần chế tài mạnh" của tác giả Hùng Anh được đăng tại http://tapchitaichinh.vn ngày 11/02/2019.

Trong bài viết, tác giả đã nêu ra nhiều hành vi sai phạm về pháp luật BHXH, BHYT: Lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian tham gia, lao động tham gia thiếu mức quy định hay tình trạng các đơn vị sử dụng lao động nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT; qua đó khẳng định cần chế tài mạnh xử lý VPPL BHXH, BHYT "Theo các chuyên gia, cần có chế tài mạnh xử lý nghiêm tình trạng VPPL về BHXH, BHYT cùng với đó có kế hoạch phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát phát hiện, xử lý nghiêm các đơn vị, doanh nghiệp VPPL về BHXH, BHYT".

(5). Bài viết "Xử lý VPPL về BHXH, BHYT, BHTN" của tác giả Thủy Hà được đăng tại tapchibaohiemxahoi.gov.vn ngày 12/10/2018.

Bài viết đề cập tới một số nội dung được nêu tại Hội thảo khoa học "Các giải pháp triển khai thực hiện Bộ luật Hình sự về tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN" với sự tham gia của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Thuế, Cục Cảnh sát kinh tế, BHXH Việt Nam ... và một số đơn vị có liên quan.

Qua việc thẳng thắn trao đổi, phối hợp nghiên cứu xây dựng văn bản hướng dẫn về hồ sơ, trình tự thủ tục chuyển hồ sơ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về BHXH, BHYT sang cơ quan điều tra của các thành viên tại Hội thảo đã góp phần đẩy nhanh quá trình ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng 1 số điều trong Bộ luật Hình sự hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận BHXH, BHTN, Điều 215 về tội gian lận BHYT và Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động của Bộ luật Hình sự) [10].

(6). Bài viết "Xử lý vi phạm qua thanh tra trong lĩnh vực bảo hiểm" của tác giả Ths. Nguyễn Thị Hồng Thắm được đăng tại http:// http://thanhtravietnam.vn/nghien- cuu-trao-doi/xu-ly-vi-pham-qua-thanh-tra-trong-linh-vuc-bao-hiem-187979 ngày 02/10/2019

Bài viết đã phân tích thực trạng quy định pháp luật về xử lý vi phạm qua thanh tra; những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về xử lý vi phạm qua thanh tra, từ đó đưa ra các giải pháp: Nâng cao nhận thức về thanh tra thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN; hoàn thiện thể chế về thanh tra thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, tổng kết kinh nghiệm và nâng cao chất lượng kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra. Những giải pháp này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm qua thanh tra.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Nâng cao hiệu quả công tác xử lý các hành vi VPPL về BHXH ở Việt Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:

- Nghiên cứu làm rò cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Đánh giá thực trạng tình hình vi phạm và xử lý VPPL trong lĩnh vực BHXH ở Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý các hành vi VPPL về BHXH trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các quy định về VPPL và chế tài xử lý các hành vi VPPL về BHXH ở Việt Nam.

- Tình hình vi phạm và thực trạng xử lý VPPL về BHXH ở Việt Nam.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra về BHXH.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ có hạn của một luận văn thạc sỹ, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực trạng việc xử lý VPHC và xử lý hình sự trong việc thực hiện chính sách BHXH ở Việt Nam của cơ quan BHXH trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp thu thập tài liệu: Tác giả đã thu thập tài liệu thông qua các nguồn bên trong và bên ngoài ngành BHXH nhằm đưa ra những thông tin, tài liệu và quan điểm, định hướng đầy đủ, chính xác nhất.

- Phương pháp thống kê phân tích: Số liệu được thông qua điều tra xã hội học được thống kê, phân tích để tính các chỉ số, thống kê theo thời gian để thấy đặc điểm biến động của vấn đề cần nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: Qua số liệu thu thập được và các chỉ số phân tích, so sánh kết quả đạt được giữa các năm của đối tượng nghiên cứu, giữa đối tượng nghiên cứu và đối tượng khác.

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn sâu, phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ Lãnh đạo và các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra của BHXH Việt Nam về tình hình vi phạm và các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về BHXH ở Việt Nam.

6. Đóng góp mới của đề tài

Vấn đề xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH đã có các công trình, bài báo nghiên cứu ở mức độ và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu hoặc do đã thực hiện cách đây quá lâu, không còn phù hợp với

quy định pháp luật hiện hành hoặc mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các quy định của pháp luật, ở góc độ lý luận mà chưa gắn với thực tiễn để đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật có ý nghĩa xác thực hơn.

Trong phạm vi luận văn, tác giả đi sâu phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, phân tích và đánh giá tình hình vi phạm, công tác xử lý vi phạm và những tồn tại, hạn chế, vướng mắc để từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và xử lý các hành vi VPPL về BHXH, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội và việc xử lý.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm bảo hiểm xã hội và thực tiễn thực hiện.

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ VIỆC XỬ LÝ‌


1.1. Vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội

VPPL là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong các sách, báo, tài liệu pháp lý ở nước ta. Khái niệm VPPL được nhiều công trình của giới nghiên cứu khoa học pháp lý nước ta tìm hiểu, giải mã.

Theo Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật của Bộ Công an năm 2010 định nghĩa: "Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ" [26, tr.157]. Có bốn loại VPPL: Vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm pháp luật hành chính và vi phạm kỷ luật Nhà nước; tương ứng với mỗi loại vi phạm là một hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý cụ thể.

Theo đó: VPPL trong lĩnh vực BHXH là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức BHXH hoặc cá nhân, tổ chức liên quan khác có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại đến quan hệ BHXH được pháp luật bảo vệ.

VPPL nói chung và VPPL trong lĩnh vực BHXH nói riêng là một loại sự kiện pháp lý đặc biệt. Tìm hiểu bản chất, nguyên nhân của tình trạng VPPL có ý nghĩa quan trọng để đưa ra các biện pháp đấu tranh với chúng một cách có hiệu quả nhằm lập lại trật tự và ổn định xã hội, đảm bảo quyền lợi cho người dân.

VPPL về BHXH có những đặc trưng cơ bản:

Thứ nhất: Là hành vi nguy hiểm cho xã hội

VPPL trước hết phải là hành vi của con người hoặc hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội ... (các chủ thể pháp luật) nguy hiểm

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 17/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí