Các Nghiên Cứu Về Liên Kết Vùng Trong Phát Triển Du Lịch Ở Vùng Đồng Bằng Sông Hồng


trong ngành du lịch trong việc thực hiện các hoạt động tiếp thị điểm đến hợp tác. Bài báo cũng chỉ ra rằng các mối quan hệ hợp tác, cạnh tranh và hợp tác khác nhau cùng tồn tại giữa các bên liên quan du lịch. Có liên quan đến bốn mối quan hệ hợp tác với nhiều mức độ chính thức hóa, hội nhập và cấu trúc phức tạp. Ngoài ra, bốn yếu tố đã được xác định là ảnh hưởng đến cấu hình mối quan hệ này. Mối quan hệ nhận thức giữa hợp tác và cạnh tranh cũng được coi là rất quan trọng khi tham chiếu đến việc tiếp thị một điểm đến. Bài báo đưa ra những ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp du lịch trong nỗ lực tiếp thị chung cho điểm đến của họ, đặc biệt liên quan đến cách họ cân bằng mối quan hệ giữa hợp tác và cạnh tranh, lợi ích cá nhân và lợi ích chung để đạt được thành công cho cả điểm đến và doanh nghiệp cá nhân của họ.

Liên kết vùng góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh trong khu vực, Anderson, J. C., Hakansson, H. & Johanson, J (1994) [43] cho rằng việc hình thành các mối quan hệ hợp tác hoặc liên minh chặt chẽ giữa các chủ thể là quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy liên kết du lịch.

Liên kết giúp phát triển triển du lịch một cách bền vững, cuốn sách kinh điển của tác giả Clare A. Gunn (1997) [64] đã tích hợp ý tưởng cân bằng giữa du lịch với bảo vệ các nguồn tài nguyên mà nó phụ thuộc vào, nhấn mạnh vai trò của cộng đồng, xác định những cạm bẫy tiềm ẩn và đặt ra các vấn đề về đạo đức phát triển. Nó bao gồm các chủ đề như tác động môi trường, tính bền vững và du lịch sinh thái. Đặc biệt chú trọng đến nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp nhằm thực hiện bảo vệ môi trường và tính toàn vẹn sinh thái như một phần thiết yếu của phát triển kinh tế. Coi điểm đến là một loại hình du lịch đặc thù, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhu cầu hợp tác và liên kết. Đạt được mức độ liên kết cao, với các sản phẩm và dịch vụ khác biệt dựa trên sự đổi mới thường xuyên, là một chiến lược nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các điểm đến du lịch một cách bền vững, vì lợi ích của cộng đồng địa phương.

Liên kết giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp, một nghiên cứu điển hình của thiên đường du lịch Thái Lan của Sanjay Nepal (2010) [134] đã chỉ ra mối liên kết giữa chính quyền địa phương - doanh nghiệp du lịch - cộng đồng địa phương và chính ngành du lịch với các ngành kinh tế khác của địa phương. Bài viết đã nêu bật được tầm quan trọng của liên kết này, bởi một trong số nhưng mắt xích


yếu như cộng đồng địa phương không nhận thức và đáp ứng trình độ cũng dẫn đến sự rò rỉ kinh tế của khu vực đó.

Nhìn chung, các nghiên cứu cho rằng liên kết vùng không chỉ là yêu cầu phát triển du lịch trong một giai đoạn nhất định mà còn là phương án tất yếu để phát triển du lịch. Các nghiên cứu quốc tế về hội nhập khu vực có thể cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn hữu ích cho các nghiên cứu khu vực ở Việt Nam.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, có nhiều bài viết về liên kết vùng trong phát triển du lịch. Trong đó liên kết vùng ở Việt Nam được chia là ba cấp độ: liên kết liên vùng (các vùng du lịch trong cả nước có sự liên kết với nhau), liên kết vùng (liên kết trong vùng) và liên kết tỉnh (liên kết trong tỉnh), cùng với đó có những công trình nghiên cứu:

Và trong bài viết của tác giả Trần Mạnh Dũng và các cộng sự (2018) [32], đã điều tra thực trạng liên kết vùng trong phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam và Kết quả cho thấy, phát triển du lịch Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng còn hết sức manh mún, chưa hình thành liên kết vùng; Các chương trình phát triển du lịch cấp vùng và quốc gia chỉ mang tính hình thức. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chính sách hội nhập khu vực của Việt Nam còn hạn chế, thiếu cơ chế quản trị khu vực phù hợp và sự tham gia chưa tích cực của khu vực tư nhân vào hội nhập khu vực. Từ đó đưa ra chính sách liên kết vùng: Nâng cao vai trò của các hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp du lịch trong việc thực hiện liên kết phát triển du lịch; Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch liên kết vùng trong phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi phía Bắc; Xác định các nội dung của liên kết du lịch vùng; Hoàn thiện hệ thống giao thông và các cơ sở dịch vụ du lịch vùng; Liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch vùng và tiểu vùng…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Khánh và Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2017)

[18] đã tập trung phân tích những nguyên tắc trong phát triển du lịch dựa trên liên kết vùng, tiểu vùng Tây Bắc, đó là: Nguyên tắc dựa trên lý thuyết cực tăng trưởng (việc xác định cực phát triển du lịch trọng tâm hiện mới có địa bàn trọng điểm và chủ yếu dựa vào các tuyến giao thông để liên kết. Cần xác định cực hướng tâm và ly tâm của vùng Tây Bắc từ đó tạo ra sự liên kết trong vùng, tiểu vùng từ đầu tư, cơ sở hạ tầng đến phân phối sản phẩm, giá tiêu thụ thống nhất. Hiện các sản phẩm du lịch đều gần

Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - 4


giống nhau và nơi nào cũng có trọng điểm); Nguyên tắc dựa trên lý thuyết vùng trung tâm (trên cơ sở xác định sản phẩm truyền thống đặc thù, cần tăng cường công tác xúc tiến, thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm, phát triển nhanh và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ và tăng cường trao đổi với các nước láng giềng); Nguyên tắc dựa trên lý thuyết Desakota (Dự báo xu hướng chuyển đổi lao động sang phát triển du lịch để đào tạo, nâng cao trình độ và phát triển mô hình du lịch phù hợp kết hợp đảm bảo an toàn, an ninh). Từ đó, xem xét xây dựng lại và cụ thể hóa các nguyên tắc liên kết để xác định những nhiệm vụ phù hợp với điều kiện của từng địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch toàn vùng và tiểu vùng Tây Bắc.

Liên kết trong tỉnh, tác giả Nguyễn Văn Phát, Lê Đức Trọng và Phạm Hồng Tam (2018) [20] đã đưa ra các giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Bình thông qua liên kết ngoại vùng và nội vùng. Với giải pháp liên kết ngoại vùng, Quảng Bình sớm xây dựng định vị thương hiệu Quảng Bình trên cơ sở đường bay Đồng Hới – Chiangmai của Thái Lan tạo liên kết Quảng Bình - Thái Lan từ đó mở rộng liên kết với các nước Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh với các tỉnh phía Bắc, Hà Nội từ đó làm trọng tâm liên kết với các tỉnh lân cận Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình. Đồng thời tăng cường tuyến du lịch trên cơ sở hợp tác trước đây với Thừa Thiên Huế, Quảng Trị. Với giải pháp liên kết nội vùng, đẩy mạnh các loại hình du lịch quan trọng và những loại hình du lịch vệ tinh. Đồng thời nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp với cộng đồng và nâng cao nhận thức cộng đồng với phát triển du lịch.

1.2.2. Các nghiên cứu về liên kết vùng trong phát triển du lịch ở vùng đồng bằng sông Hồng

Trong các vùng trên cả nước thì vùng ĐBSH và đồng bằng sông Cửu Long là 2 vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước. Không giống với Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng ĐBSH chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là “châu thổ sông Hồng”. Mặc dù vùng ĐBSH được coi là trung tâm của cả nước, được quan tâm, được chú trọng để phát triển nhưng điểm qua lại không có mấy nghiên cứu phát triển vùng này:


Trong luận án địa lý học của Nguyễn Thị Hồng Hải (2018) [16] có đề cập đến phát triển du lịch của một tỉnh trong liên kết vùng. Tác giả cũng chỉ ra sự gắn kết trong việc phát triển của một tỉnh, thành phố được đặt trong mối liên kết vùng.

Như vậy, phát triển du lịch luôn nằm trong mối liên kết giữa các thành phần liên quan đến sản phẩm, loại hình du lịch, liên quan đến các địa phương trong vùng, các tiểu vùng và mối liên kết giữa các vùng lân cận. Điều này gợi mở cho luận án nghiên cứu PTDLNT vùng ĐBSH cần đặt trong các mối liên kết.

1.3. Các nghiên cứu về phát triển du lịch nông thôn

1.3.1. Các nghiên cứu về phát triển du lịch nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam

DLNT xuất hiện ở Châu Âu từ cuối thế kỷ XIX và phổ biến từ những năm 1980 thế kỷ XX. Từ cuối thế kỷ XX đến nay, DLNT đã mở rộng trên quy mô toàn cầu. Ở Việt Nam, DLNT hình thành trong khoảng 15 năm trở lại đây. Cùng với đó là các nghiên cứu của các học giả xoay quanh vấn đề này. Tổng quan tài liệu cho thấy các tác giả thường tập trung nghiên cứu về những vấn đề chung của DLNT như các quan điểm, định nghĩa, loại hình, đặc điểm DLNT, cộng đồng nông thôn, các bên liên quan, nguồn nhân lực, tài nguyên DLNT, xúc tiến, quảng bá, các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTDLNT, vai trò và thách thức… Tuy nhiên đa phần các tài liệu nghiên cứu tập trung về phía cung, ít tài liệu nghiên cứu về phía cầu. Những tài liệu nghiên cứu về phía cung cũng ít tài liệu nghiên cứu một cách tổng hợp vấn đề PTDLNT mà thường nghiên cứu từng lĩnh vực, gắn liền các địa điểm cụ thể. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu thường không có sự thống nhất hoàn toàn, khác nhau ở những học giả và ở các quốc gia khác nhau, điều này có thể lý giải do đặc điểm nông thôn của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền khác nhau, các nước phát triển và đang phát triển cũng có sự khác nhau nhất định. Đồng thời, khu vực nông thôn thay đổi theo thời gian dẫn đến các tài liệu nghiên cứu liên quan cũng liên tục thay đổi. Qua tổng quan có thể nhận thấy DLNT thường gắn liền với liên kết và phát triển bền vững.

Trước hết đề cập đến các tài liệu tổng quan về DLNT nói chung phải kể đến tác giả Humaira Irshad (2010) [86]. Nghiên cứu cung cấp một cái nhìn tổng quan về DLNT, các loại hình du lịch, lợi ích của nó đối với cộng đồng nông thôn và một số


ví dụ về phát triển DLNT ở các tỉnh của Canada và khu vực nông thôn khác của thế giới. Nghiên cứu chỉ ra 7 nhân tố giúp DLNT phát triển là: sự tham gia của cộng đồng, gần thị trường hoặc cửa ngõ các đô thị, phát triển sản phẩm (quy hoạch du lịch, cơ sở hạ tầng và các hoạt động), có trung tâm du khách, có trung tâm hợp tác/di sản văn hóa, một thương hiệu chất lượng và nhãn khu vực và kinh phí. Hay Cuốn sách của các tác giả Richard Sharpley và Julia Sharpley (1997) [130] đã cho độc giả cái nhìn tổng quát về DLNT, định nghĩa về nguồn TNDL, các yêu cầu về DLNT cũng như những vấn đề về sản phẩm, tiếp thị, quy hoạch và quản lý DLNT và các vấn đề khác xoay quanh. Trong khi một nghiên cứu gần đây của tác giả Putu Devi Rosalina, Karine Dupre, Ying Wang (2021) [125] tập trung nghiên cứu một cách hệ thống về định nghĩa và thách thức của DLNT. Nghiên cứu đã chỉ ra bốn khía cạnh chính của DLNT bao gồm vị trí, phát triển bền vững, các đặc điểm dựa vào cộng đồng và trải nghiệm. Trong khi DLNT trong cả bối cảnh phát triển và đang phát triển đều nhấn mạnh vị trí là đặc điểm chính xác định, thì khía cạnh phát triển bền vững và dựa vào cộng đồng xuất hiện nổi bật trong các tài liệu liên quan đến các nước đang phát triển và khía cạnh trải nghiệm xuất hiện thường xuyên hơn trong các tài liệu liên quan đến các nước phát triển. Kết quả cho thấy các điểm đến nông thôn phải đối mặt với những thách thức bên trong và bên ngoài. Những thách thức lớn nhất đối với bối cảnh phát triển và đang phát triển nảy sinh từ các vấn đề liên quan đến nguồn lực bên trong, mặc dù các thách thức bên ngoài còn lớn hơn trong bối cảnh phát triển. Việc lập bản đồ hiện trạng kiến thức gợi ý một số hướng nghiên cứu trong tương lai trong lĩnh vực này và ứng phó với đại dịch.

Nói đến PTDLNT không thể không nhắc đến cộng đồng địa phương.

Peter E Murphy (1988) [121] đã chỉ ra mối liên hệ giữa du lịch và phát triển cộng đồng. Cộng đồng và du lịch có thể làm việc cùng nhau để hình thành mối quan hệ đối tác cùng có lợi. Cộng đồng dân cư ngày càng quan tâm đến du lịch, đặc biệt ở những vùng suy giảm kinh tế truyền thống. Còn tác giả E.Wanda George, Heather Mair và Donald G.Reid (2009) [73] cũng nghiên cứu cộng đồng nông thôn trong PTDLNT nhưng đề cập sâu vào vai trò của văn hóa bản địa trong cộng đồng nông thôn với sự phát triển du lịch và tác động ngược lại của DLNT đến sự thay đổi văn hóa từ cộng đồng địa phương.


Trong khi một số tác giả lại nghiên cứu về thái độ của cộng đồng nông thôn với PTDLNT, với khách du lịch. Tác giả Patrick T. Long, Richard R. Perdue, and Lawrence Allen (1990) [119] nghiên cứu sự khác biệt về nhận thức và thái độ du lịch của cộng đồng với những cấp độ du lịch. Tác giả chỉ ra rằng thái độ của cư dân ban đầu tăng sự thuận lợi với sự phát triển du lịch, nhưng đạt được mức độ phát triển vượt quá mức độ thái độ trở nên kém thuận lợi hơn. Chính vì vậy, không chỉ tối ưu hóa lợi ích kinh tế của phát triển du lịch mà còn cả lợi ích xã hội và môi trường. Do đó, giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội và môi trường của phát triển du lịch là trách nhiệm quan trọng của nhà phát triển, cũng như tăng cường và truyền đạt các tác động xã hội và môi trường tích cực của du lịch. Cũng nghiên cứu về thái độ của cộng đồng nông thôn tới phát triển du lịch nhưng tác giả Jiaying Zhang, Robert J. Inbakaran & Mervyn S. Jackson (2006) [92] lại đi sâu vào tính cách và đặc điểm dân tộc tới thái độ của cộng đồng nông thôn với phát triển du lịch.

Mặt khác, một số tác giả lại nghiên cứu vai trò của chính phủ đối với cộng đồng nông thôn trong việc PTDLNT. Tác giả Ringkar Situmorang, Teddy Trilaksono, Arnold Japutra (2019) [131] nghiên cứu mối quan hệ của các nhà hoạch định chính sách với cộng đồng nông thôn bên cạnh sự tồn tại của các nhà cung cấp địa phương. Nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của nhà hoạch định chính sách trong việc điều phối lợi ích và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp địa phương và cộng đồng dân cư là cần thiết để tạo, phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh du lịch trong vùng nông thôn. Còn Li Cheng, Juan Xu [100] lại nghiên cứu hạnh phúc chủ quan (SWB) của cư dân trong cộng đồng. Dựa trên nghiên cứu này, tác giả chỉ ra rằng nên khuyến khích sự tham gia của cộng dồng địa phương một cách rộng rãi hơn vào phát triển du lịch từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn thực hiện. Và người dân địa phương quan tâm nhất đến hai điều là lợi ích và công bằng. Do đó, các nhà hoạch định chính sách nên giám sát các hoạt động du lịch để đảm bảo rằng người dân cảm thấy họ được đối xử công bằng trong việc chia sẻ lợi ích của du lịch và cộng đồng địa phương tiếp tục được trao quyền. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch có thể được trao quyền bởi các khía cạnh kinh tế, xã hội, tâm lý và chính trị (Scheyv- ens, 1999). Chỉ bằng cách này, các nhà quản lý và điều hành du lịch địa phương mới có thể chia sẻ lợi ích du lịch giữa


người dân địa phương tại các điểm đến nông thôn, tìm ra nhiều cách hơn để thực hiện chia sẻ và nâng cao nhận thức của người dân về chia sẻ lợi ích, do đó cải thiện SWB của người dân để nhận ra phát triển bền vững DLNT.

Còn Grey Richards and Derek Hall (2000) trong bộ sưu tập các nghiên cứu điển hình làm sáng tỏ thuật ngữ ‘cộng đồng, ý nghĩa của nó [82], tác giả đề cập đến cộng đồng với PTDLNT bền vững. Trong phần 4 cuốn sách còn đề cập đến các công cụ tiếp thị cho cộng đồng nông thôn và phát triển du lịch. Và đưa ra những lập luận chứng minh sự phát triển du lịch bền vững ảnh hưởng tích cực tới các vùng nông thôn.

Bên cạnh những nghiên cứu về cộng đồng ở nông thôn nói chung còn có những nghiên cứu về lực lượng lao động và giới trong lực lượng lao động của DLNT. Như M.Dolors Garcia - Ramon, Gemma Canoves và Nuria Valdovinos [103]. Nghiên cứu phân tích vai trò thay đổi của phụ nữ trong hoạt động kinh tế mới của du lịch nông trại ở hai khu vực riêng biệt của Tây Ban Nha: Catalonia và Galicia. Một trong những tác động rõ rệt nhất của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn là sự cần thiết phải tạo ra những thay đổi việc làm cho nông nghiệp. Du lịch nông trại là một lựa chọn có giá trị cho phụ nữ, cả hai đều cho phép kết hợp các trách nhiệm trong nước với công việc du lịch và thể hiện một nguồn thu nhập hỗ trợ canh tác quy mô nhỏ và bảo tồn môi trường nông thôn. Hay tác giả Tao Li, Qiuyun Li, Jiaming Liu [152] nghiên cứu đã phân tích các đặc điểm nhân khẩu học và khám phá mô hình di chuyển theo không gian của lực lượng lao động du lịch. Mặc dù DLNT đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc làm ở khu vực nghiên cứu, nhưng việc làm du lịch vẫn chỉ dành cho lực lượng lao động nam, trẻ và tay nghề thấp, và hiệu quả của nó được đánh giá quá cao trong thực tế của Trung Quốc. Từ những nghiên cứu đó đưa ra các chính sách phục hồi lao động nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả PTDLNT Trung Quốc.

Một yếu tố không thể không nhắc đến trong phát triển du lịch là tài nguyên DLNT, vấn đề này được tác giả Brian Garrod, Roz Wornell, Ray Youell (2006) [59] nêu lên tầm quan trọng của tài nguyên DLNT trong DLNT. Bài viết khái niệm tài nguyên nông thôn như một loại “tài sản vốn” của DLNT.

Một vấn đề cũng được đề cập trong các nghiên cứu trong PTDLNT là hoạt


động xúc tiến, quảng bá. Nếu như tác giả Aliza Fleischer and Daniel Felsenstein (2000) [41] đề cập đến sự phù hợp của xúc tiến du lịch như là một chiến lược phát triển kinh tế cho cộng đồng nông thôn. Thì tác giả Aušra Pažėraitė, Rūta Repovienė (2016) [50] lại nghiên cứu cụ thể về ứng dụng content marketing (tiếp thị nội dung) để PTDLNT. Việc sử dụng rộng rãi hơn cho tiếp thị nội dung có thể cải thiện không chỉ hiệu quả của công cụ tiếp thị riêng biệt, mà còn có thể đóng góp cho sự phát triển của DLNT.

Khách du lịch là một nhân tố đặc biệt quan trọng trong PTDLNT, nhưng những nghiên cứu trước đây ít đề cập đến, và được các nhà nghiên cứu tiếp cận trong những năm trở lại đây. Góc độ nghiên cứu thường tập trung vào hành vi của khách du lịch như Clifford Lewis, Steve D'Alessandro [65], tác giả nghiên cứu đã xem xét các động cơ thúc đẩy DLNT trong nước của những du khách cao cấp ở Úc. Nghiên cứu cho thấy những động cơ khác nhau đã thúc đẩy việc đến thăm các vùng khác nhau và nghiên cứu cũng đã xác định được 3 động cơ thúc đẩy dòng du khách cao cấp đến các vùng nông thôn là: thư giãn và thoát khỏi; mới lạ và phiêu lưu; và một nơi nghỉ ngơi lãng mạn. Và họ thường đi với bạn đời của mình. Trong khi tác giả Wookhyun An, Silverio Alarcón (2021) [159] lại khám phá sở thích của khách du lịch và xem xét các yếu tố quyết định cá nhân của những sở thích này. Kết quả cho thấy rằng khách du lịch chọn DLNT được mong đợi sẽ có tiện ích cao nhất sau khi xem xét toàn diện các thuộc tính khác nhau. Các thuộc tính tương đối quan trọng đối với sở thích là lòng hiếu khách của nhân viên, các hoạt động ngoài trời, cơ sở vật chất bổ sung và vị trí. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhu cầu khác nhau tùy thuộc theo phân khúc thị trường khách du lịch. Vì vậy, Tùy thuộc vào đối tượng là ai và thị trường khách mục tiêu để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp. Cũng nghiên cứu về sở thích nhưng tác giả Jiaying Lyu, Huan Huang, Zhenxing Mao (2021) [91] lại nghiên cứu về hành vi của khách du lịch lưu trú dài ngày tại các điểm đến nông thôn trong nước của Trung Quốc. Bài báo này đề xuất và thử nghiệm một mô hình để hiểu rõ nhu cầu tâm lý của khách du lịch lưu trú dài ngày và mối quan hệ của những nhu cầu này với các thuộc tính và sở thích điểm đến của du khách. Kết quả cho thấy năm chủ đề lựa chọn điểm đến: quen thuộc, thoải mái, nông thôn, sức khỏe và công khai. Bên cạnh các yếu tố được xác định

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí