Lý Thuyết Xử Lý Thông Tin (Information Processing Theory)


khách quan, sự tin cậy, có thể giải thích được, có thể truy cập được, có thể hiểu được, rò ràng, súc tích, nhất quán và có thể so sánh được nhằm đáp ứng các đòi hỏi của người sử dụng một cách kịp thời, đầy đủ, thích hợp và chính xác.

2.2. Khái niệm CLTT BCTC

CLTT BCTC phụ thuộc vào đặc tính chất lượng được nêu rò trong các báo cáo của IASB, FASB và trong CMKT của các nước. Luận văn sẽ lần lượt đề cập đến từng quan điểm về CLTT BCTC nhằm chọn ra quan điểm gồm các đặc tính CL phù hợp thực hiện đề tài. Các CMKT về CLTT BCTC được các tổ chức nghề nghiệp kế toán như FASB, IASB quy định; hoặc được tiêu chuẩn hóa trong các quy định của Nhà Nước (CMKT Việt Nam, Ủy ban CMKT Úc - AASB); hoặc được các nhà khoa học đưa ra trong các công trình nghiên cứu cơ bản về CLTT BCTC.

Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế IASB (2010): các đặc tính CLTT BCTC bao gồm hai thuộc tính cơ bản (trung thực, thích hợp) và bốn thuộc tính bổ sung (đáng tin cậy, có thể hiểu được, kịp thời và có thể so sánh được). (IASB, 2010)

Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính tại Hoa Kỳ FASB (2010): CLTT BCTC được phân theo 2 nhóm là: Đặc điểm cơ bản (tính thích hợp và đáng tin cậy);

(2) và đặc điểm thứ yếu (có thể so sánh được và nhất quán). (FASB, 2010)

Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS CLTT BCTC bao gồm các thuộc tính: trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh. (Chuẩn mực kế toán số 1, 2002)

Quan điểm của các nhà nghiên cứu về CLTT BCTC

Bất kỳ BCTC của một công ty nào cũng phải có các đặc điểm về CL BCTC theo quy định của IASB, FASB, hoặc theo luật kế toán của từng quốc gia. Vấn đề về CLTT BCTC đã được các nhà nghiên đưa ra các nhận định khác nhau, tuy nhiên chúng đều hướng về các đặc tính của một BCTC được đưa ra bởi IASB, FASB.

Theo Bushman & Smith (2001, 2003) trích trong Klai & Omri (2011) thì thông tin tài chính là cơ sở cho các quyết định đầu tư của những người tham gia thị trường vốn. Nó hữu ích cho chủ sở hữu, chủ nợ, đối tác công ty và cơ quan quản lý nhà nước vì giúp xác định hiệu quả kinh doanh của công ty trong quá khứ, dự đoán


khả năng sinh lợi trong tương lai và theo dòi hành động của nhà quản lý. Thông tin được công bố phải đáng tin cậy và phù hợp để hỗ trợ người dùng BCTC trong quá trình ra quyết định (Fathi, 2013).

Theo Beest và cộng sự (2009) thì việc đo lường CLTT BCTC theo các đặc tính định tính sẽ giúp đánh giá toàn diện BCTC theo các yêu cầu của IASB, FASB. Các tác giả này nhận định rằng việc đo lường CLTT BCTC sử dụng các công cụ để phát hiện hành vi QTLN sẽ chủ yếu đo lường theo chất lượng lợi nhuận (thông tin tài chính), phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty thay vì CLTT BCTC. Tuy nhiên CLTT BCTC là một khái niệm rộng hơn, không chỉ đề cập đến thông tin tài chính mà còn liên quan đến công bố thông tin và các thông tin phi tài chính khác giúp người dùng có cái nhìn toàn diện hơn về công ty để có thể đưa ra quyết định. Việc đánh giá CLTT BCTC theo các đặc tính CL của IASB và FASB sẽ xem xét đến các khía cạnh hữu ích của thông tin trên BCTC cho các đối tượng sử dụng.

Tóm lại, những tiêu chuẩn được đưa ra để đánh giá CLTT BCTC trong các bài nghiên cứu của các tác giả cũng như CMKT Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với công bố của FASB, IASB. Trong luận văn này, tác giả sẽ lựa chọn đo lường CLTT BCTC theo các đặc tính của IASB, FASB nhằm có sự đánh giá toàn diện về CLTT BCTC của các NHTM tại Việt Nam. Các đặc tính được lựa chọn xác định CLTT BCTC gồm có: thích hợp, trung thực, kịp thời, có khả năng so sánh, có thể hiểu được, có thể kiểm chứng.

Đặc tính nền tảng của CLTT:

- Thích hợp: thông tin phải phù hợp với yêu cầu trong việc ra quyết định của người sử dụng. Thông tin hữu ích cho người dùng khi có tính dự đoán, tính xác nhận hoặc cả hai (IASB, 2010).

+ Tính dự đoán: người sử dụng sẽ sử dụng thông tin như là nguồn dữ liệu đầu vào từ đó đưa ra các kết quả dự đoán trong tương lai.

+ Tính xác nhận: khi thông tin xác nhận hoặc thay đổi các đánh giá trước

đây.


- Trung thực: Sự trung thực của thông tin được xem xét qua ba tính chất: trung lập, đầy đủ và không có sai lệch trọng yếu (IASB, 2010). Các đặc tính đó được hiểu như sau:

+ Đầy đủ: Thể hiện rằng BCTC chứa đầy đủ các thông tin thiết yếu để hiểu về một hiện tượng, có tất cả các mô tả và giải thích cần thiết. Đối với một số khoản mục, một mô tả đầy đủ yêu cầu giải thích các sự kiện quan trọng về đặc trưng và bản chất của khoản mục đó, các yếu tố và hoàn cảnh có thể ảnh hưởng đến đặc trưng, bản chất, và quy trình xác định giá trị (IASB, 2010).

+ Trung lập: Một mô tả trung lập là không có sự thiên lệch trong việc giải thích hoặc trình bày thông tin tài chính. Một mô tả trung lập không có thành kiến, tăng nặng, nhấn mạnh, xem nhẹ hoặc bị điều chỉnh để thông tin tài chính được nhìn nhận một cách thuận lợi hay bất lợi bởi người dùng. Thông tin trung lập không có nghĩa là không có mục tiêu hoặc không ảnh hưởng đến hành vi. Trái lại, thông tin có tính thích hợp sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng. (IASB, 2010)

+ Không sai sót: là không có lỗi hoặc thiếu sót trong miêu tả các hiện tượng và qui trình được sử dụng để sản xuất thông tin đã được lựa chọn và áp dụng. Không có lỗi thì cũng không phải là hoàn toàn chính xác trên tất cả các khía cạnh. Chẳng hạn như: các ước lượng thì không thể đánh giá được là chính xác hay không. Tuy nhiên, việc nêu rò các ước tính có thể là trung thực nếu giá trị được chỉ ra rò ràng và việc ước lượng là chính xác, bản chất và giới hạn của quy trình ước lượng được giải thích, việc lựa chọn và áp dụng quy trình phù hợp cho việc ước lượng thì không có các sai sót (IASB, 2010).

Các đặc tính làm gia tăng CLTT:

- Kịp thời: thông tin luôn sẵn có cho việc ra quyết định. Nói chung, thông tin càng cũ thì càng ít hữu ích. (IASB, 2010).

- Có khả năng so sánh: Thông tin báo cáo của một thực thể sẽ có ích hơn nếu có thể được so sánh với thông tin tương tự của các thực thể khác, và với thông tin tương tự giữa các khoảng thời gian khác nhau của cùng một thực thể. So sánh được là đặc tính giúp người dùng nhìn ra các điểm tương tự và khác biệt giữa các khoản


mục. Tính nhất quán nghe có vẻ liên quan đến so sánh nhưng khác nhau. Nhất quán là sử dụng cùng một phương pháp cho cùng một khoản mục, theo từng giai đoạn cho một thực thể hoặc một giai đoạn cho các thực thể. Những thông tin cần phải nhất quán thì mới có khả năng so sánh (IASB, 2010).

- Có thể kiểm chứng: các thông tin trên BCTC cần phải phản ánh đúng sự thật về các hiện tượng kinh tế. Tính chất này có thể hiểu là có được sự đồng thuận từ những người quan tâm độc lập và có hiểu biết về thông tin, mặc dù không nhất thiết là phải hoàn toàn đồng ý, rằng một mô tả cụ thể là trình bày trung thực. Cần phải kiểm chứng thông tin cả về số lượng lẫn giá trị. Kiểm chứng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp (IASB, 2010).

- Có thể hiểu được: Phân loại, mô tả và trình bày thông tin rò ràng, súc tích làm cho nó dễ hiểu. Một số hiện tượng vốn đã phức tạp và không được hiểu dễ dàng. Loại bỏ thông tin về những hiện tượng đó từ BCTC có thể làm cho thông tin trên BCTC dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, những báo cáo đó sẽ không đầy đủ và do đó có khả năng làm cho người sử dụng hiểu sai (IASB, 2010).

2.3. Các cơ sở lý thuyết

2.3.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)

Lý thuyết này được phát triển bởi nghiên cứu của Jensen & Meckling (1976). Lý thuyết đã nêu ra mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên đại diện. Bên ủy nhiệm sẽ để bên đại diện thay mặt cho mình ra quyết định, xử lý công việc trong quá trình công ty hoạt động.

Trong công ty cổ phần, các cổ đông là chủ sở hữu (bên ủy nhiệm) thường ủy quyền cho nhà quản lý (bên đại diện) tiến hành việc vận hành tại công ty với mục đích đem lại lợi ích nhiều nhất cho mình, nhưng các nhà quản lý họ lại có sự tư lợi cho riêng mình. Các cổ đông thường mong muốn công ty mình có được kết quả kinh doanh tốt mang tính bền vững và lâu dài. Tuy vậy, các nhà quản lý chỉ chú trọng đến lợi nhuận ngắn hạn, trong thời gian họ làm việc tại công ty. Vấn đề này phát sinh từ việc phân chia quyền sở hữu và quyền kiểm soát trong một công ty, tạo ra xung đột lợi ích trong một doanh nghiệp. Xung đột này là vấn đề quan trọng hàng


đầu mà các nguyên tắc quản trị cần giải quyết. Do đó, các doanh nghiệp sẽ tìm cách hạn chế vấn đề này bằng các chính sách QTDN vững chắc và hiệu quả. QTDN thiết lập các cơ chế quản trị hiệu quả để kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của người quản lý, đảm bảo lợi ích cho cổ đông. Do đó, các cổ đông cần phải lập ra các hoạt động giám sát phù hợp để bảo vệ lợi ích cho mình, điều này sẽ giúp cho các cổ đông có được sự công bố thông tin chi tiết, minh bạch từ các nhà quản lý, CLTT vì thế cũng được tăng cao. Lý luận này được nêu ra nhằm giải thích cho sự góp mặt của nhân tố quản trị ngân hàng và KSNB trong mô hình nghiên cứu đề xuất của luận văn.

Ngoài ra, Áp lực từ thuế cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các nhà quản lý điều chỉnh các khoản mục trên BCTC. Những lúc khó khăn về tình hình tài chính, nhà quản lý có khả năng giảm số thuế phải nộp sao cho thấp nhất bằng cách điều chỉnh giảm lợi nhuận, vì các căn cứ tính toán số thuế phải nộp thường dựa vào lợi nhuận. Mục đích cho việc làm này nhằm giữ danh tiếng cho mình và có thể có được những ưu đãi từ các cổ đông, tránh được hình phạt theo các thỏa thuận trong hợp đồng.

2.3.2. Lý thuyết xử lý thông tin (Information Processing Theory)

Đây là một trong những lý thuyết thuộc về lý thuyết ngẫu nhiên (Bolon, 1998), lý thuyết này được đưa ra vào năm 1973 bởi Galbraith. Theo đó, một tổ chức hoạt động có tốt không, điều này phụ thuộc vào năng lực xử lý thông tin có thỏa mãn các nhu cầu thông tin không. Và năng lực xử lý đó có hiệu quả hay không thì phải xem nó có đáp ứng được nhu cầu thông tin tại đơn vị không. Trong môi trường kinh doanh, nếu khả năng xử lý thông tin của các công ty thỏa mãn các nhu cầu về thông tin thì sẽ giúp cho công việc kinh doanh của tổ chức có được hiệu quả cao.

Với mỗi loại hình tổ chức khác nhau thì nhu cầu thông tin khác nhau. Các tổ chức phải tổ chức việc xử lý thông tin sao cho thỏa mãn các yêu cầu thông tin cho đơn vị của mình theo nhiều cách khác nhau nhằm hạn chế tính chất không chắc chắc từ môi trường để có thể có được những quyết định chính xác, hạn chế rủi ro và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho DN.


Lý thuyết này dùng để giải thích về tác động của chất lượng phần mềm kế toán (PMKT) đến CLTT BCTC. Một DN sở hữu một PMKT chất lượng có thể xử lý thông tin tốt và nhu cầu xử lý thông tin được đáp ứng, phù hợp với đặc điểm của DN. Điều này giúp cho các DN có được thông tin cần thiết chính xác và kịp thời từ đó có được cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh, sẽ giúp cải thiện hơn nữa CLTT BCTC của DN.

2.3.3. Lý thuyết quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management-TQM)

Theo TCVN ISO 8402:1999 “Quản lý chất lượng toàn diện TQM là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của tất cả các thành viên nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội” . Theo lý thuyết này, các tổ chức muốn đạt được sự tăng trưởng bền vững thì cần phải áp dụng cách thức quản lý huy động nguồn lực con người thông qua sự tham gia của toàn bộ nhân viên. Lý thuyết cũng nêu ra tầm quan trọng của việc tập huấn và đào tạo nhân viên, các chính sách khen thưởng, xây dựng hệ thống hướng vào nhân viên, tổ chức các hoạt động nhóm.

Một trong các đặc trưng hoạt động của TQM đó là đào tạo và tập huấn thường xuyên cho các thành viên của doanh nghiệp về nhận thức cũng như về kỹ năng thực hiện công việc.

Sự ảnh hưởng của Năng lực NVKT, Đào tạo nhân viên đến CLTT BCTC được giải thích theo lý thuyết này. Một DN thường xuyên có các chương trình huấn luyện, đào tạo nhằm cải thiện trình độ cho NVKT sẽ giúp cho họ nắm bắt kịp thời các sự thay đổi về quy định trong kế toán, nâng cao kỹ năng làm việc. Các thông tin về kế toán nếu được giải quyết nhanh chóng và chính xác sẽ giúp nâng cao hơn nữa CLTT BCTC.


2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTBCTC của NHTM

2.4.1. Quản trị ngân hàng

Một trong những chức năng quan trọng nhất của quản trị doanh nghiệp (QTDN) là đảm bảo quy trình BCTC đạt chất lượng (Cohen và cộng sự, 2004). Trong các nghiên cứu học thuật đã cho thấy mối liên kết giữa việc yếu kém trong quản trị với CL BCTC kém như thao túng lợi nhuận, gian lận BCTC và KSNB yếu (Dechow và cộng sự, 1996; Beasley, 1996; Beasley và cộng sự, 2000; Klein, 2002). Một số nghiên cứu cũng đưa ra kết quả về từng đặc điểm của QTDN như: tính độc lập của HĐQT sẽ giúp cho việc công bố ra bên ngoài các thông tin có chất lượng tốt (Beekes và cộng sự, 2004), quy mô của HĐQT lớn hơn có thể cung cấp thêm năng lực và kiến thức cho công ty và có thể có khả năng giám sát tốt, vì vậy có thể dẫn đến CLTT BCTC cao hơn (Haji & Ghazali, 2013).

Klai & Omri (2011) cho rằng CLTT BCTC bị ảnh hưởng bởi cơ cấu quản trị, với sự kiểm soát của Nhà nước và tổ chức tài chính thì liên quan đến CL BCTC cao, các ảnh hưởng từ cổ đông nước ngoài, gia đình, cổ đông lớn làm cho BCTC có CL kém.

Một số nghiên cứu cho rằng kiến thức chuyên môn của ban quản trị có ảnh hưởng tích cực đến CL BCTC. Có các chuyên gia trong HĐQT thì luôn tạo được một mức độ tin cậy vào BCTC được trình bày (Onourah & Imence, 2016). Nghiên cứu Ismail & King (2007) cho rằng kiến thức kế toán của chủ sở hữu và nhà quản lý sẽ giúp cho công nghệ tin học phù hợp với chiến lược kinh doanh. Trong khi đó, Kankanamage (2015) đã đi đến kết luận rằng chuyên môn HĐQT có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến CL BCTC, bằng cách sử dụng QTLN làm thước đo.

Tại Việt Nam, Nguyễn Trọng Nguyên (2016), Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), Phạm Quốc Thuần (2016).. cũng đã nêu ra sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc QTDN tới CLTT BCTC, gồm có: các đặc điểm về HĐQT, ủy ban kiểm toán, ban kiểm soát, cơ cấu sở hữu, sự hỗ trợ của ban quản trị...Luận văn thạc sĩ của Phan Minh Nguyệt (2014), Phạm Thanh Trung (2016) cũng hỗ trợ thêm bằng chứng về mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa giữa nhà quản trị với CLTT BCTC.


Ban quản trị là những người giám sát và có sự am hiểu về kế toán tài chính sẽ giúp CLTT BCTC tăng cao. Sự giám sát của ban quản trị sẽ hạn chế hành vi gian lận trên BCTC, quản trị lợi nhuận, điều này dẫn đến việc nâng cao CLTT BCTC. Ban quản trị có thể chọn lựa được hệ thống thông tin phù hợp với nhu cầu thông tin tại đơn vị của mình. Và sự can thiệp của ban quản trị vào quy trình BCTC sẽ giúp nâng cao CL BCTC. Thang đo được đưa ra như sau:

Bảng 2.1. Thang đo Quản trị ngân hàng


Thang đo

Cơ sở xây dựng

Ban quản trị ngân hàng có hiểu biết nhất định về lĩnh vực BCTC của kế toán.

Ismail & King (2007), Phạm Thanh Trung (2016), Phan Minh

Nguyệt (2014)

Ban quản trị ngân hàng có quan tâm tới công tác

kế toán.

Phạm Thanh Trung (2016)

Ban quản trị ngân hàng dựa vào các thông tin trên BCTC để đưa ra các quyết định kinh tế của

ngân hàng.

Phạm Thanh Trung (2016)

Ban quản trị ngân hàng có can thiệp vào việc ghi

chép và lập BCTC của bộ phận kế toán.

Phạm Thanh Trung (2016)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 5

(Nguồn: Tham khảo từ các nghiên cứu trước)

2.4.2. Kiểm soát nội bộ

Các hệ thống KSNB từ lâu đã được ủng hộ như một cơ chế để thiết lập BCTC chất lượng cao (Altamuro & Beatty, 2010). Theo COSO (2013), KSNB là một quy trình được thực hiện bởi ban giám đốc, quản lý và nhân viên khác, được thiết kế nhằm đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ. Mục tiêu của KSNB là: BCTC đáng tin cậy, sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, tuân thủ luật pháp hiện hành và quy định quản lý, để đạt mục tiêu đó cần phải áp dụng các thành phần của KSNB (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, giám sát) trong mọi hoạt động.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí