Biện Pháp 6: Xây Dựng Môi Trường Tích Cực, Cơ Chế Chính Sách Phù Hợp, Tạo Động Lực Phát Triển Đội Ngũ Cbql


bổ sung hồ sơ, tài liệu, minh chứng còn thiếu. Chuẩn đánh giá phải được niêm yết công khai tại phòng họp chung của nhà trường. Trước khi đánh giá, tổ chức cho CBQL nghiên cứu, quán triệt lại các tiêu chuẩn, tiêu chí và quy trình đánh giá.

c. Điều kiện thực hiện

Chủ trường (hội đồng quản trị) tổ chức triển khai đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng tại đơn vị theo Chuẩn và phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại. Trên cơ sở đó, đề xuất và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

3.3.6. Biện pháp 6: Xây dựng môi trường tích cực, cơ chế chính sách phù hợp, tạo động lực phát triển đội ngũ CBQL

a. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng môi trường an toàn với những chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm khuyến khích và thu hút CBQL, giáo viên trong diện quy hoạch có động lực tham gia vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, tự bồi dưỡng góp phần tạo nên đội ngũ CBQL đủ về số lượng, mạnh về cơ cấu. Xây dựng được cơ chế phù hợp để hoạt động của đội ngũ CBQL hỗ trợ tích cực cho các hoạt động chuyên môn trong nhà trường.

b. Nội dung và cách thực hiện

* Xây dựng môi trường tích cực

Do đội ngũ CBQL các Trường Mầm non tư thục hình thành từ các trường nên chủ trường (hội đồng quan trị) thành lập một môi trường phối hợp hoạt động giữa các trường với nhau để tạo một sân chơi lành mạnh, giúp CBQL và giáo viên dự nguồn có thêm kinh nghiệm quản lý qua những chia sẻ của đồng nghiệp. Đây là một sân chơi hữu ích và rất cần thiết. Nội dung và cách thực hiện của sân chơi như sau:

- Xác định vai trò của CBQL và những hoạt động họ được phép chia sẻ ở sân chơi giữa các trường với nhau.


- Trách nhiệm của chủ trường (hội đồng quản trị) đối với CBQL về tổ chức hoạt động sân chơi.

- Chủ trường (hội đồng quản trị) đánh giá sự tiến bộ của CBQL và giáo viên về những kiến thức thực tế mà họ tích lũy được qua từng quý của sân chơi.

* Chính sách, chế độ đãi ngộ

- Chủ trường (hội đồng quản trị) họp bàn và đồng thuận đưa ra quyết định bằng văn bản về chính sách đãi ngộ dành cho CBQL, giáo viên trong diện quy hoạch tham gia thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

- Chính sách, chế độ đãi ngộ là đòn bẩy, là động lực đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL trong tự học, tự bồi dưỡng. Chế độ kỷ luật nghiêm minh giúp cho đội ngũ CBQL, giáo viên luôn luôn làm việc đúng pháp luật, gương mẫu chấp hành kỷ luật. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, trước những thời cơ, thách thức to lớn, các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật không đúng, hoặc chưa tốt sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, làm giảm lòng tin của đội ngũ CBQL, giáo viên, làm cho họ thiếu nhiệt tình công tác, dẫn đến nhiều tiêu cực xấu, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung.

* Đối với các chính sách, chế độ đãi ngộ

- Ngoài việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách của nhà nước, đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho CBQL. Ngành cũng cần kịp thời giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của đội ngũ CBQL trong việc thực hiện chế độ chính sách và tiếp tục tham mưu chủ trường (hội đồng quản trị) ban hành chính sách, đãi ngộ của đơn vị mình, như:

+ Hỗ trợ kinh phí cho CBQL, giáo viên đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Ưu tiên xem xét, đề bạt, bổ nhiệm những giáo viên cốt cán, giáo viên


đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi làm CBQL nhằm động viên khuyến khích giáo viên, kịp thời tạo động lực cho họ phát huy hết khả năng trong công tác.

+ Phân công vị trí công tác phù hợp với trình độ đào tạo và hoàn cảnh của từng người.

+ Thực hiện tốt chế độ nâng lương trước thời hạn.

+ Xây dựng và tổ chức tốt đời sống tinh thần cho CBQL, phát huy vai trò của công đoàn. Đối với những CBQL giỏi, có thành tích xuất sắc được công đoàn ngành tạo điều kiện cho đi thăm quan học tập, du lịch, nghỉ hè sau khi kết thúc mỗi năm học.

- Trên đây là những hình thức cơ chế “đặc biệt” tạo nên sự động viên, khuyến khích thường xuyên cho CBQL, điều đó sẽ có giá trị lâu dài. Bản thân mỗi CBQL luôn mong đợi được thừa nhận, được tôn trọng và có những quyết tâm phấn đấu cao hơn.

* Đối với khen thưởng

Ngoài những quy định chung về khen thưởng các danh hiệu: Nhà giáo ưu tú, chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến và các hình thức như: Bằng khen, giấy khen. Chủ trường (hội đồng quản trị) cần có thêm những chế độ khen thưởng theo từng lĩnh vực công tác của đội ngũ CBQL, giáo viên cốt cán hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có thành tích trong công tác thanh tra chuyên môn, có thành tích trong xây dựng các chuyên đề của bộ môn, có thành tích trong bồi dưỡng giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp, có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao được áp dụng có hiệu quả trong ngành...

c. Điều kiện thực hiện

Chủ trường (hội đồng quản trị) cần phải thật sự quan tâm đến GD&ĐT, thật sự là “Quốc sách hàng đầu” và có tâm – có tầm với nghề. Hàng năm cần dành nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển con người và phát triển giáo dục nói chung và CBQL nói riêng.

- Cần phải coi CBQL là nòng cốt trong việc đẩy mạnh chất lượng giáo


dục trong các nhà trường. Vì vậy cần phải có chính sách để thu hút nhân tài, giáo viên giỏi nhằm phát huy tài năng của họ.

3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh‌

3.4.1. Quy trình khảo sát‌

Để khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia và các đối tượng có liên quan. Quy trình tham khảo ý kiến tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Lập phiếu khảo sát.

Đề tài đánh giá các biện pháp quản lý được đề xuất theo 2 tiêu chí:

+ Tính cần thiết theo 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết và không cần

thiết;


+ Tính khả thi theo 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.

- Bước 2: Lựa chọn đối tượng điều tra.

Đối tượng điều tra: CBQL (là Hiệu Trưởng và Phó Hiệu trưởng) ở 43

Trường Mầm non tư thục trên địa bàn quận Thủ Đức đã tham gia khảo sát gồm 100 CBQL và 20 chủ trường (hội đồng quản trị).

- Bước 3: Tiến hành khảo sát CBQL chủ trường (hội đồng quản trị).

- Bước 4: Thu phiếu khảo sát, xử lý phiếu và phân tích kết quả.

3.4.2. Kết quả khảo sát và kết luận‌

Để tiến hành kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm, xin ý kiến chuyên gia là các CBQL và chủ trường (hội đồng quản trị). Cụ thể là 100 CBQL ở 43 Trường Mầm non tư thục và 20 chủ trường (hội đồng quản trị) đã tham gia khảo sát trước đó. Kết quả khảo nghiệm được thể hiện ở bảng 3.1 và 3.2 như sau:


Bảng 3.1. Kết quả đánh giá của CBQL và chủ trường (hội đồng quản trị) về tính cần thiết của các biện pháp‌


TT


Biện pháp

Tính cần thiết


ĐTB


ĐLC

Tính cần thiết


ĐTB


ĐLC

Đánh giá của CBQL

Đánh giá của CT (HĐQT)

Rất

cần thiết

Cần thiết

K.

cần thiết

Rất

cần thiết

Cần thiết

K.

cần thiết


1

Nâng cao nhận thức cho chủ trường (hội đồng quản trị) CBQL ở các Trường Mầm non tư thục về tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL của

Sở, Phòng giáo dục


54


46


0


2.54


0.501


18


12


0


2.60


0.498


2

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL Trường Mầm non tư thục theo Chuẩn Hiệu trưởng


51


49


0


2.51


0.502


17


13


0


2.57


0.504


3

Tổ chức đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động đào tạo,

bồi dưỡng CBQL phù hợp với thực tế


52


48


0


2.52


0.502


16


14


0


2.53


0.507


4

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn nghiệp vụ theo

Chuẩn Hiệu trưởng


57


43


0


2.57


0.498


16


14


0


2.53


0.507


5

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá việc thực hiện và mức độ đạt được

Chuẩn Hiệu trưởng của CBQL


55


45


0


2.55


0.500


16


14


0


2.53


0.507


6

Xây dựng môi trường tích cực, cơ chế chính sách phù hợp, tạo động lực phát triển đội ngũ

CBQL


58


42


0


2.58


0.496


18


12


0


2.60


0.498

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường mầm non tư thục tại quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh - 13


Từ thực trạng khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy, CBQL và chủ trường (hội đồng quản trị) cùng có một nhận định chung là điểm trung bình ở mức độ rất cần thiết. Như vậy, CBQL và chủ trường (hội đồng quản trị) đều xem các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục, nếu được áp dụng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ CBQL thì rất cần và thiết thực.

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá của CBQL và chủ trường (hội đồng quản trị) về tính khả thi của các biện pháp‌‌


T T


Biện pháp

Tính khả thi


ĐT B


Đ L C

Tính khả thi


ĐT B


ĐL C

Đánh giá của

CBQL

Đánh giá của CT

(HĐQT)

Rất khả thi


Khả thi

K.

khả thi

Rất khả thi


Khả thi

K.

khả thi


1

Nâng cao nhận thức cho chủ trường (hội đồng quản trị) CBQL ở các Trường Mầm non tư thục về tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL của Sở, Phòng

giáo dục


54


46


0


2.54


0.5

01


18


12


0


2.53


0.507


2

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL Trường Mầm non tư thục

theo Chuẩn Hiệu trưởng


52


48


0


2.53


0.5

02


16


14


0


2.57


0.504


3

Tổ chức đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL phù hợp với thực

tế


51


49


0


2.55


0.5

00


17


13


0


2.57


0.504



T T


Biện pháp

Tính khả thi


ĐT B


Đ L C

Tính khả thi


ĐT B


ĐL C

Đánh giá của

CBQL

Đánh giá của CT

(HĐQT)

Rất khả thi


Khả thi

K.

khả thi

Rất khả thi


Khả thi

K.

khả thi


4

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn nghiệp vụ

theo Chuẩn Hiệu trưởng


57


43


0


2.51


0.5

02


16


14


0


2.60


0.498


5

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá việc thực hiện và mức độ đạt được Chuẩn Hiệu trưởng của

CBQL


55


45


0


2.61


0.4

90


16


14


0


2.57


0.504


6

Xây dựng môi trường tích cực, cơ chế chính sách phù hợp, tạo động lực phát triển đội ngũ

CBQL


58


42


0


2.60


0.4

92


18


12


0


2.57


0.504

Từ bảng 3.2 cho thấy, xu hướng chung CBQL và chủ trường (hội đồng quản trị) đều xem các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục nếu được áp dụng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL mang tính khả thi cao. Tất cả 6/6 biện pháp (100%) có điểm trung bình vượt mức rất khả thi (mức độ rất khả thi theo quy ước là >2.34). Kết quả này cho thấy, tất cả các biện pháp tác giả đề xuất có thể áp dụng được trong thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các Trường Mầm non tư thục trên địa bàn quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

Để có cái nhìn so sánh dễ hơn, tác giả hệ thống hóa tính cần thiết và tính


khả thi của các biện pháp theo từng nhóm đối tượng khảo sát:

Bảng 3.3. Tổng hợp thứ hạng và tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp‌


T T


Các biện pháp

Tính cần thiết

Tính khả thi

CBQL

CT/HĐQT

CBQL

CT/HĐQT

ĐTB

Thứ bậc

ĐTB

Thứ bậc

ĐTB

Thứ bậc

ĐTB

Thứ bậc

1

Biện pháp 1

2.54

4

2.60

1

2.54

4

2.53

3

2

Biện pháp 2

2.51

6

2.57

3

2.55

3

2.57

2

3

Biện pháp 3

2.52

5

2.53

4

2.53

5

2.57

2

4

Biện pháp 4

2.57

2

2.53

4

2.51

6

2.60

1

5

Biện pháp 5

2.55

3

2.53

4

2.61

1

2.57

2

6

Biện pháp 6

2.58

1

2.60

1

2.60

2

2.57

2

Qua bảng 3.3 cho thấy, 6 biện pháp mà tác giả đề xuất có tính tương quan thuận. Như vậy, 6 biện pháp đề xuất của tác giả được 100 CBQL và 20 chủ trường (hội đồng quản trị) ở các Trường Mầm non tư thục trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh đánh giá ở mức độ rất cần thiết và có tính khả thi cao.

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí