Một Số Đặc Điểm Của Mẫu Khách Thể Nghiên Cứu


- Phân tích độ tin cậy, độ hiệu lực của các thang đo trong bảng hỏi.

- Phỏng vấn sâu 7 học sinh THPT và 2 giáo viên chủ nhiệm.

- Nghiên cứu 2 trường hợp cụ thể.

- Phân tích thực trạng ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau và các yếu tố ảnh hưởng từ kết quả bảng hỏi, phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp.

d. Kết quả nghiên cứu

- Bảng hỏi ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau

- Chương 2 của luận án: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.

- Chuyên đề thực trạng ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.

- Chuyên đề các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.

- Biên bản phỏng vấn sâu.

- Kết quả nghiên cứu 2 trường hợp cụ thể.

- Luận án hoàn chỉnh.

2.1.2. Địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.2.1. Địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại 2 trường THPT thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội (THPT Đ.M và THPT T.V) và 02 trường THPT thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (THPT L.Đ.B và THPT H.H.2). Địa bàn nghiên cứu được lựa chọn theo sự giới thiệu của một số cán bộ, giáo viên của 4 trường THPT, với mục đích thuận tiện cho việc triển khai nghiên cứu.

2.1.2.2. Khách thể nghiên cứu

Mẫu khách thể nghiên cứu là mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện. Khách thể điều tra chính thức là 571 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 và tự nguyện tham gia khảo sát. Thông tin nhân khẩu của 571 khách thể tham gia điều tra được thể hiện cụ thể như sau:


Bảng 2.1. Một số đặc điểm của mẫu khách thể nghiên cứu



Đặc điểm khách thể

Địa bàn


Tổng số

TP. Hà Nội

Thanh Hóa

Số lượng

%

Số lượng

%

Tổng

292

51,1

279

48,9

571


Lớp

1. Lớp 10

97

33,2

92

33,0

189

2. Lớp 11

99

33,9

94

33,7

193

3. Lớp 12

96

32,9

93

33,3

189


Giới tính

1. Nam

157

53,8

109

39,1

266

2. Nữ

135

46,2

170

60,9

305

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 12


2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2.2.1.1. Mục đích

Xây dựng cơ sở lí luận về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.

2.2.1.2. Nội dung

Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong nước cũng như ngoài nước có liên quan đến ứng phó với stress của học sinh THPT ở các kiểu nhân cách khác nhau. Đặc biệt là tìm kiếm, tổng hợp, phân tích kết quả của các sách chuyên khảo, bài tạp chí chuyên ngành, bài báo khoa học đăng trong kỷ yếu các hội thảo khoa học chuyên ngành có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu để viết chương tổng quan và cơ sở lí luận của luận án.

2.2.1.3. Cách tiến hành

Tìm kiếm những tài liệu liên quan đến stress, ứng phó với stress, nhân cách và kiểu nhân cách được công bố dưới dạng sách, luận án, bài tạp chí khoa học chuyên ngành, báo cáo khoa học đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành của các tác giả trong nước và ngoài nước.

Từ đó mã hóa, phân loại theo các chủ đề và tiến hành phân tích, ghi nhận những kết quả của những nghiên cứu đã có, chỉ ra những hạn chế và khoảng trống


trong những nghiên cứu đó, qua đó khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án.

Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lí luận có liên quan đến ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau, từ đó xây dựng cơ sở lí luận và khung lý thuyết nghiên cứu cho luận án.

2.2.2. Phương pháp chuyên gia

2.2.2.1. Mục đích

Nhằm tập hợp ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học… để làm sáng rõ thêm các nội dung nghiên cứu.

2.2.2.2. Nội dung

Xin ý kiến các chuyên gia về nội hàm của các khái niệm công cụ trong luận án, cơ sở phân loại ứng phó, phân loại kiểu nhân cách và các cách ứng phó với stress của học sinh THPT, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. Đồng thời xin ý kiến đóng góp của chuyên gia để tiến hành lập mẫu phiếu điều tra, xây dựng chân dung tâm lý điển hình.

2.2.2.3. Cách tiến hành

Để xây dựng được biểu mẫu có độ tin cậy cao, chúng tôi đã tham khảo và xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia tâm lí – các thầy cô giáo có hiểu biết sâu sắc về vấn đề stress, ứng phó với stress, kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress ở học sinh có kiểu nhân cách khác nhau… dưới hình thức góp ý đề cương và thông qua trao đổi trực tiếp (xem phụ lục 2 và phụ lục 4).

2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

2.2.3.1. Mục đích

Khảo sát đánh giá thực trạng ứng phó với stress và các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.

2.2.3.2. Nội dung

Nghiên cứu này sử dụng các thang đo sau để đưa vào bảng hỏi:

(1) Thang đo 5 nhân tố rút gọn (Big Five Inventory – Short form) (BFI – S) của tác giả Lang, John, Ludtke, Schupp & Wagner (2011), được sử dụng để khảo sát kiểu nhân cách của học sinh THPT.


- Mô tả thang đo: thang đo gồm 15 item và 5 nhân tố: tính hướng ngoại, tận tâm, dễ mến, sẵn sàng trải nghiệm và nhạy cảm. Mỗi đặc điểm gồm 03 item, như sau:

+ Tính nhạy cảm, gồm các item 1, 2, 3

+ Tính hướng ngoại, gồm các item 4, 5, 6

+ Tính sẵn sàng trải nghiệm, gồm các item 7, 8, 9

+ Tính dễ mến, gồm các item: 10, 11, 12

+ Tính tận tâm, gồm các item: 13, 14, 15

- Cách tính điểm thang đo: Các item được đánh giá theo thang điểm Likert 05 mức độ. Thang đo bắt đầu bằng lời đề nghị: “Dưới đây là những mệnh đề về các kiểu nhân cách khác nhau của con người. Bạn hãy đọc lần lượt từng nội dung và khoanh tròn vào một trong những chữ số ở bên phải thể hiện mức độ mà bạn cho là phù hợp nhất với mình từ 1= hoàn toàn không phù hợp đến 5 = hoàn toàn phù hợp”. Người trả lời sẽ đánh giá theo các phương án từ 1 điểm (hoàn toàn không phù hợp) đến 5 điểm (hoàn toàn phù hợp). Điểm của từng kiểu nhân cách là điểm trung bình của các item trong thang đo.

Thang đo BFI – S rút gọn chỉ bao gồm 15 item được rút ra từ thang đo Big Five Inventorry hoàn chỉnh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng dạng rút gọn này của BFI – S phản ánh đầy đủ những thông tin cần thiết có thể thu được bởi BFI hoàn chỉnh. Chính vì vậy BFI – S rút gọn có thể giúp các nhà chuyên môn có thể thu được một bức tranh khái quát về các đặc điểm nhân cách của cá nhân khi không đủ thời gian để sử dụng BFI hoàn chỉnh. Các tác giả khẳng định thang BFI – S có thể sử dụng trong đo lường tâm lý và là một thang đo rút gọn hữu ích để đánh giá kiểu nhân cách cá nhân (Frieder, John, Ludtke, Schupp và Wagner, 2011).

Trong nghiên cứu này, thang đo năm nhân tố rút gọn Big Five Inventory – Short form (BFI – S) đã được Việt hóa và được sử dụng ở Việt Nam bởi 2 tác giả Trương Thị Khánh Hà và Trần Hà Thu (2017). Trong đó, tác giả Trương Thị Khánh Hà và Trần Hà Thu (2017) nghiên cứu “Sử dụng thang đo tính cách năm nhân tố rút gọn (BFI – S) trên nhóm khách thể người Việt Nam” đã lần đầu tiên Việt hóa và sử dụng thang đo BFI – S ở Việt Nam với độ tin cậy Cronbach Alpha = 0,804; độ hiệu lực KMO = 0,72.


(2) Bảng kiểm Chiến lược ứng phó (Coping Strategies Inventory - CSI) của Garcia và các cộng sự (2007), phiên bản rút gọn được sử dụng để khảo sát đánh giá thực trạng cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.

- Mô tả bảng kiểm: Bảng kiểm Chiến lược ứng phó với stress chúng tôi sử dụng trong đề tài này là của Garcia và các cộng sự (2007), được rút gọn từ CSI phiên bản gốc của Tobin, Halroyd và Reynolds (1989) để đánh giá các cách ứng phó đối với trạng thái hoặc các sự kiện gây stress trong một tháng qua. CSI rút gọn này gồm có 40 câu (nguyên bảng CSI của Tobin và các cộng sự gồm có 72 câu), đánh giá ứng phó theo 8 cách cơ bản sau: cấu trúc lại nhận thức, đổ lỗi cho bản thân, mơ tưởng, bộc lộ cảm xúc, tìm kiếm chỗ dựa xã hội, giải quyết vấn đề, lảng tránh vấn đề và cô lập bản thân. Tuy nhiên, khi tiến hành phân tích nhân tố kết quả không cho phép Garcia và các cộng sự (2007) nhóm 8 nhóm nhỏ này thành 4 nhóm ở cấp lớn hơn là đối đầu tập trung vào vấn đề; đối đầu tập trung vào cảm xúc; lảng tránh tập trung vào vấn đề; lảng tránh tập trung vào cảm xúc cũng như thành 2 nhóm ở cấp cao nhất là đối đầu và lảng tránh như Tobin và các cộng sự đã thực hiện trong nghiên cứu năm 1989.

Mỗi cách ứng phó cơ bản được đánh giá thông qua 5 items mô tả các mặt biểu hiện của loại ứng phó đó. Cụ thể như sau:

+ Cấu trúc lại nhận thức: gồm các item 6,14, 22, 30, 38

+ Đổ lỗi bản thân: gồm các item 2, 10, 18, 26, 34

+ Mơ tưởng: gồm các item 4, 12, 20, 28, 36

+ Bộc lộ cảm xúc: gồm các item 3,11, 19, 27, 35

+ Tìm kiếm hỗ trợ xã hội: gồm các item 5, 13, 21, 29, 37

+ Giải quyết vấn đề: gồm các item 1, 9, 17, 25, 33

+ Lảng tránh vấn đề: gồm các item 7, 15, 23, 31, 39

+ Cô lập bản thân: gồm các item 8, 16, 24, 32, 40

- Cách tính điểm bảng kiểm: Các item được đánh giá theo thang điểm Likert 05 mức độ. Bảng kiểm bắt đầu bằng lời đề nghị: “Mỗi người thường phản ứng khác nhau khi đối mặt với những khó khăn, thử thách và tình huống gây căng thẳng


trong cuộc sống. Dưới đây là những phản ứng cảm xúc, suy nghĩ và hành động thường gặp khi chúng ta đối diện với stress.Bạn hãy đọc lần lượt từng nội dung và khoanh tròn vào 1số phù hợp tương ứng với mức độ mà bạn thực hiện nội dung đó để ứng phó với tình trạng stress và tình huống gây stresstrong một tháng quanhư sau: 1= không bao giờ, 2= đôi khi, 3= thỉnh thoảng, 4= thường xuyên, 5= rất thường xuyên. Người trả lời sẽ đánh giá theo các phương án từ 1 điểm (không bao giờ) đến 5 điểm (rất thường xuyên). Điểm của từng cách ứng phó là điểm trung bình của các item trong thang đo.

Với chỉ số alpa coefficient từ 0,63 đến 0,89 cùng tính hiệu lực hội tụ khá cao giữa các thang bậc đo, phiên bản CSI của Garcia và các cộng sự (2007) là thang đo có đủ độ tin cậy và tính hiệu lực để đo các cách ứng phó của con người trước các sự kiện căng thẳng.

Bảng kiểm này đã được Nguyễn Phước Cát Tường (2010) chuyển ngữ sang tiếng Việt với độ tin cậy Cronbach Alpha = 0,84 và trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm Hằng (2016) cũng với độ tin cậy khá cao Cronbach Alpha = 0,84. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng theo bản dịch tiếng việt của tác giả Nguyễn Thị Diễm Hằng (2016).

(3) Thang đo stress (Percieved Stress Scale – PSS) của Cohen & Williamson (1988). Đây là thang đo được sử dụng nhằm khảo sát thực trạng mức độ stress của học sinh THPT.

- Mô tả thang đo: Thang đo gồm 10 câu rất dễ hiểu và đơn giản nhằm đo lường mức độ mà chủ thể nhận thấy cuộc sống của họ trong 1 tháng qua là không thể dự đoán trước, không kiểm soát được và quá tải.

- Cách tính điểm thang đo: Các item được đánh giá theo thang điểm Likert 05 mức độ như sau: 1= không bao giờ; 2= gần như không bao giờ; 3= đôi lúc; 4= thường xuyên; 5= rất thường xuyên. Các chỉ số định tính này được chuyển sang định lượng từ 1 – 5 cho các câu 1, 2, 3, 6, 9, 10; riêng các câu 4,5,7,8 thì tính điểm ngược lại từ 5 – 1, nghĩa là 5 điểm = không bao giờ; 4 điểm = gần như không bao giờ; 3 điểm = đôi lúc… Điểm số được tính từ 1 đến 50, điểm càng cao cho thấy


mức độ stress càng nặng. Dưới 34 điểm: stress cấp tính, có thể kiểm soát được; từ 34 – 40 điểm: bắt đầu quá tải vì stress, không đủ năng lực kiểm soát các trở ngại gặp phải, cần được hỗ trợ để vượt qua; trên 40 điểm: bị stress nặng, cần được khám và điều trị.

Thang đo PSS có độ tin cậy khá cao với cronbach alpha là 0,78. Tính hiệu lực cấu trúc, hiệu lực dự đoán và hiệu lực phân biệt đều tương đối cao (Cohen and Williamson, 1988, tr. 386). Thang đo này đã được dịch sang tiếng Việt bởi tác giả Nguyễn Hoàng Đông và Hồ Công Nghiệp (2018) với hệ số Cronbach's alpha là 0,82, nên thang đo stress có thể đem lại kết quả chính xác.

(4) Thang đo chỗ dựa xã hội (The Multidimensional Scale of Perceived Social Support - MSPSS) của Zimet, Dahlem, Zimet & Farley (1988)

- Mục đích: nhằm đánh giá mức độ hỗ trợ xã hội mà học sinh THPT ở các kiểu nhân cách khác nhau nhận được, trên cơ sở đó, tìm hiểu sự ảnh hưởng của đặc điểm này với cách ứng phó của họ.

- Mô tả: Thang đo này được được thiết kế để đo lường sự hỗ trợ của các chỗ dựa xã hội theo nhận định của từng cá nhân trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Thang đo gồm có 12 items đánh giá ba nguồn hỗ trợ chính: gia đình (gồm có items 3, 4, 8, 11); bạn bè (gồm các items 6, 7, 9, 12) và những người đặc biệt khác (gồm các items 1, 2, 5, 10), mỗi nguồn như vậy được khảo sát trong 04 câu hỏi với 05 mức độ lựa chọn từ ―hoàn toàn không đồng ý‖ đến ―hoàn toàn đồng ý‖. Thang đo này đã được Nguyễn Phước Cát Tường (2010) chuyển ngữ sang tiếng Việt, độ tin cậy và tính hiệu lực khá cao với r = 0,87 và nghiên cứu của Đinh Thị Hồng Vân (2014) với độ tin cậy khá cao là 0,85; hỗ trợ từ những người đặc biệt là 0,72; hỗ trợ từ gia đình là 0,85 và hỗ trợ từ bạn bè là 0,75. Luận án sử dụng thang đo của tác giả Đinh Thị Hồng Vân (2014).

- Cách tính điểm thang đo: Thang đo chỗ dựa xã hộigồm 12 item. Các item của thang đo chỗ dựa xã hội được cho điểm như sau: hoàn toàn không đồng ý = 1 điểm; không đồng ý = 2 điểm; không đồng ý cũng không phản đối = 3 điểm; đồng ý


= 4điểm; hoàn toàn đồng ý = 5 điểm. Tổng điểm càng cao chứng tỏ hỗ trợ xã hội càng nhiều và ngược lại.

(5) Thang lạc quan, bi quan (Life Orientation Test – Revised – LOT - R) của Scheier và Carver (1985), được sử dụng để khảo sát mức độ lạc quan hoặc bi quan của học sinh THPT; trên cơ sở đó, tìm hiểu sự ảnh hưởng của tính lạc quan – bi quan đối với các cách ứng phó với stress trong cuộc sống.

- Mô tả: Trắc nghiệm LOT – R được thiết kế để đánh giá sự khác biệt giữa các cá nhân về sự lạc quan và bi quan trong việc nhìn nhận cuộc sống. LOT – R khá đơn giản gồm có 10 items, trong đó có 3 items 1, 4, 10 đánh giá tính lạc quan và 3 items 3, 7, 9 đánh giá tính bi quan. Đặc biệt items 2, 5, 6 và 8 là những items có chức năng ―làm đầy‖, tránh cho khách thể biết được họ đang được đánh giá về tinh thần lạc quan. Mỗi items như vậy có 5 mức độ lựa chọn từ ―hoàn toàn đồng ý‖ đến

―hoàn toàn không đồng ý‖.

- Cách tính điểm: Không tính điểm các câu 2, 5, 6 và 8 (vì đây là những item có chức năng ―làm đầy‖). Đối với các câu 1,4 và 10 giải thích cho tính lạc quan sẽ cho điểm theo các mức độ: hoàn toàn đồng ý = 5 điểm; đồng ý = 4 điểm; không đồng ý cũng không phản đối = 3 điểm; không đồng ý = 2 điểm; hoàn toàn không đồng ý = 1 điểm. Đối với các câu 3, 7 và 9 giải thích cho tính bi quan thì sẽ cho điểm ngược lại, nghĩa là hoàn toàn đồng ý = 1 điểm, đồng ý = 2 điểm, không đồng ý cũng không phản đối = 3 điểm; không đồng ý = 4 điểm; hoàn toàn không đồng ý = 5 điểm. Ở thang đo này, theo quan điểm của Scheier và Carver (1985) thì các mức điểm có ý nghĩa như sau: 1 điểm là cực kỳ bi quan và 30 điểm là cực kỳ lạc quan và nhìn chung là 15 điểm là tương đối lạc quan.

Với độ tin cậy và tính hiệu lực khá cao, r = 0,78 đối với thang bi quan và r = 0,75 cho thang lạc quan, LOT – R được sử dụng khá nhiều cho nghiên cứu trên thế giới. Ở Việt Nam, thang đo này đã được sử dụng trong nghiên cứu của Phan Thị Mai Hương (2007) với độ tin cậy 0,76. Như thế, việc sử dụng thang đo này có thể mang lại kết quả khá chính xác trong việc tìm hiểu mối tương quan giữa năng lực ứng phó với tinh thần lạc quan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2024