Mối Quan Hệ Của Kiểm Toán Nội Bộ Với Các Bộ Phận Trong Tổ Chức Quản Lý Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Các Nhtm Nhà Nước


Sơ đồ 3.5: Mối quan hệ của kiểm toán nội bộ với các bộ phận trong tổ chức quản lý rủi ro tác nghiệp tại các NHTM nhà nước


Hội đồng quản trị

- Chấp thuận CS QLRRTN/Khuôn khổ

- Đảm bảo chiến lược rủi ro phù hợp

Ban điều hành cấp cao Triển khai thực hiện CS QLRRTN/ Khuôn khổ

Uỷ ban quản lý RRTN

-Nghiên cứu, đề xuất khẩu vị RRTN

-Quy định thống nhất về đo lường, đánh giá RRTN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

-Đảm bảo mức độ RRTN trong khuôn khổ cho phép, tính hiệu quả thực thi CS QLRRTN và hệ thống cảnh báo sớm.

RRTN – Các bộ phận chức năng liên quan

- Tuân thủ

- Nhân sự

- Bảo hiểm

- IT

- Pháp chế

Nhân viên quản lý RRTN ở Trụ sở chính

Kiểm toán nội bộ

- Kiểm tra, giám sát độc lập hoạt động tác nghiệp

- Đưa ra các cảnh báo sớm

- Kiểm tra, giám sát hiệu quả CS QLRRTN

- Đề xuất sửa đổi, bổ sung CS QLRRTN

-Đưa ra nhận xét về việc các CS có được tuân thủ và đạt hiệu quả không

Giám đốc quản lý rủi ro

Trưởng bộ phận quản lý RRTN

Điều hành BP kinh doanh

Nhân viên quản lý RRTN trong kinh doanh


lớp phòng vệ thứ 3, kiểm toán nội bộ phải thực hiện vai trò đưa ra ý kiến độc lập về công việc quản lý rủi ro tác nghiệp tại các đơn vị cũng như đánh giá phòng quản lý rủi ro tại Trụ sở chính theo các nguyên tắc kiểm toán.


3.3.2.3. Nâng cao kỹ năng và khả năng của kiểm toán viên nội bộ Ngân hàng thương mại Nhà nước

Để giúp cho tổ chức kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả, thì giải pháp nâng cao nguồn lực kiểm toán viên nội bộ là quan trọng. Vấn đề đặt ra đối với các NHTMNN hiện nay là sự phân phối nguồn nhân lực kiểm toán không đồng đều giữa Trụ sở chính, các khu vực và VPĐD; cụ thể nhân lực có trình độ cao tập trung nhiều ở Trụ sở chính. Đồng thời các chương trình đào tạo và phát triển chính thức cho kiểm toán nội bộ còn thiếu dẫn tới nguy cơ không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng kiểm toán nội bộ trên toàn hệ thống và đặt ra thách thức với việc triển khai nguồn nhân lực trong tương lai (sau quá trình tái cơ cấu), đặc biệt việc sa thải người trong các NHTMNN là khó khăn.

Do vậy yêu cầu đặt ra đối với các NHTMNN là phải xây dựng một chiến lược về phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực kiểm toán nội bộ nói riêng. Công việc kiểm toán nội bộ cần được thực hiện với sự thành thạo (về kiến thức, kỹ năng và các năng lực cần thiết khác) và sự thận trọng nghề nghiệp. Điều này chỉ đạt được khi các kiểm toán viên nội bộ ngân hàng được tăng cường kiến thức, kỹ năng thông qua đào tạo liên tục, phù hợp với mỗi cấp độ công việc của bộ phận kiểm toán nội bộ. Một số kiến nghị cụ thể có thể thực hiện được trước mắt là:

- Tăng cường sự chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và hệ thống quản lý kiến thức giữa Trụ sở chính với Khu vực và các Chi nhánh để thu hẹp khoảng cách về chuyên môn;

- Tăng tính công khai, minh bạch chế độ đãi ngộ, khen thưởng. Việc một số ngân hàng thành lập Uỷ ban Nhân sự tiền lương và khen thưởng đã giúp HĐQT bám sát tình hình quản lý cán bộ, người lao động từng chi nhánh để triển khai hiệu quả công tác nhân sự trên toàn hệ thống.


- Nâng cao / tự động hóa / tinh giản quy trình công việc. Sử dụng hệ thống trực tuyến trong việc trao đổi, phân tích thông tin, tài liệu. Đối với công tác kiểm toán, cần đầu tư xây dựng phần mềm kiểm toán nội bộ ngân hàng, quản lý hồ sơ giấy tờ làm việc kiểm toán khoa học để tránh chồng chéo công việc, tiết kiệm thời gian, chi phí kiểm toán; tạo điều kiện cho kiểm toán viên thực hiện kiểm toán.

- Định kỳ cần có chương trình đánh giá lại các kỹ năng của kiểm toán nội bộ hiện tại trên cơ sở nhu cầu thực tế và mục tiêu hoạt động của từng ngân hàng. Đánh giá nhu cầu cần thuê ngoài các chuyên gia để phục vụ cho các cuộc kiểm toán nội bộ theo chuyên đề lớn, phức tạp.

- Xây dựng các chương trình đào tạo bao gồm củng cố và phát triển cả về kỹ năng kiểm toán và kỹ năng cá nhân. Việc tham dự và hoàn thành các chương trình đào tạo là yêu cầu bắt buộc trong việc đánh giá chất lượng của các kiểm toán viên nội bộ. Chương trình đào tạo không chỉ dành cho kiểm toán viên nội bộ mà còn lưu ý xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp cho cán bộ thực hiện nghiệp vụ ngân hàng cũng như cán bộ quản lý rủi ro giúp ngăn chặn nguy cơ xảy ra gian lận, sai sót. Từ đó giúp công việc kiểm toán nội bộ đạt hiệu quả hơn.

- Xây dựng kế hoạch và định kỳ thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ giữa bộ phận kiểm toán nội bộ với các bộ phận chuyên môn khác. Kế hoạch này cần có trong chính sách kiểm toán nội bộ của các ngân hàng. Việc luân chuyển cán bộ sẽ làm giảm mâu thuẫn lợi ích giữa các bộ phận trong ngân hàng, đồng thời đảm bảo hài hòa giữa nhu cầu về mặt nhân sự có chuyên môn kiểm toán với nhân sự có nghiệp vụ ngân hàng.

- Xây dựng mô hình năng lực với các công cụ hỗ trợ kiểm toán và hệ thống đào tạo;


- Thiết kế chính sách, quy trình tuyển dụng nhân lực phù hợp với các vị trí cần tuyển dụng. Cần cho phép người phụ trách bộ phận sử dụng lao động tham gia vào quá trình cuối cùng của việc tuyển dụng;

- Xây dựng các chính sách và chiến lược đào tạo cán bộ kiểm toán nội bộ phù hợp với các vị trí từ quản lý cấp cao, tới quản lý cấp trung và nhân viên kiểm toán nội bộ;

- Xây dựng mô hình tính điểm cân bằng trong công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ cũng như đánh giá tính hiệu quả trong chất lượng công việc của cán bộ kiểm toán nội bộ.

Sơ đồ 3.6 dưới đây mô tả khái quát về phẩm chất và năng lực cần có đối với kiểm toán nội bộ ngân hàng theo thông lệ quốc tế.

Sơ đồ 3.6: Phẩm chất và năng lực đối với KTV nội bộ ngân hàng [32]


3 4 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN 1


3.4. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

3.4.1. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một là, hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm hướng tới sự thống nhất trong các quy định hiện hành về kiểm toán nội bộ ngân hàng, đảm bảo vai trò và mục tiêu kiểm toán nội bộ thực hiện hiệu quả.

Hai là, xác định vai trò đứng đầu của NHNN trong nỗ lực khuyến khích sự lành mạnh của hệ thống tài chính bằng việc tăng năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng.

Ba là, nâng cao vai trò của cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng thông qua việc cải tổ các quy trình giám sát và thanh tra ngân hàng bằng cách áp dụng các nguyên tắc then chốt về giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel.

Bốn là, nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý, đảm bảo có sự phối hợp ở tầm vĩ mô giữa NHNN, Bộ tài chính và các Bộ khác. Tiến tới tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán về công cụ phái sinh, phòng chống rủi ro… tạo cơ sở cho quá trình phản ánh và ghi nhận thông tin trên các báo cáo tài chính của ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế.

3.4.2. Về phía các Ngân hàng thương mại Nhà nước

Các NHTM Nhà nước phải nỗ lực ở nhiều khía cạnh để giúp việc hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máykiểm toán nội bộ được khả thi. Cụ thể:

Thứ nhất, hoàn thiện HTKSNB theo những chuẩn mực, nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Từ đó cho phép việc kiểm soát các mục tiêu KSNB của ngân hàng có thể đạt được theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kiểm toán nội bộ hiện tại và trong tương lai (như đáp ứng yêu cầu Basel). Nội dung hoàn thiện theo khung quản lý COSO gồm:


(1) Hoàn thiện môi trường kiểm soát

- Điều quan trọng trong môi trường kiểm soát nằm ở yếu tố trung thực và đạo đức của Ban lãnh đạo, từ đó hình thành nền tảng văn hóa của mỗi ngân hàng thông qua cam kết của HĐQT;

- Trong cơ cấu tổ chức ngân hàng phải đảm bảo sự độc lập giữa HĐQT (bộ phận định hướng) và Ban điều hành; khuyến khích các thành viên độc lập không tham gia điều hành; đảm bảo nguyên tắc 4 mắt trong quản lý; tạo môi trường minh bạch giúp ngân hàng vận hành phù hợp với thị trường và bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Đối với NHTMNN chưa cổ phần hóa cần thúc đẩy lộ trình cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp, đảm bảo tính thống nhất trong việc áp dụng các thông lệ và chuẩn mực giữa các Ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hóa.

- Một hệ thống báo cáo phù hợp phải được thiết lập đảm bảo vai trò của HĐQT đưa ra chính sách; các Ủy ban thuộc HĐQT đưa chính sách vào thực tiễn và giao cho BĐH thực hiện. Cần nâng cao vai trò của các Ủy ban trong việc tiếp nhận và cung cấp thông tin đảm bảo sự thông suốt trong toàn hệ thống từ trên xuống và từ dưới lên nhằm thiết lập môi trường kiểm soát và văn hóa đặc trưng của từng ngân hàng.

- Có chính sách thu hút người tài tạo môi trường làm việc an toàn, bền vững.

(2) Hoàn thiện hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro thông qua thiết kế và vận hành các chốt kiểm soát đảm bảo ngăn chặn và phát hiện sớm nguy cơ xảy ra rủi ro đối với hệ thống. Từ đó cung cấp những thông tin cảnh báo cho bộ phận kiểm toán nội bộ.

(3) Hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin. Trong ngân hàng việc vận hành hệ thống MIS là quan trọng, giúp ngân hàng tập trung nguồn lực để giải quyết những vấn đề lớn, cơ bản. Tính hiệu quả của hệ thống MIS là một điều kiện cơ bản nâng cao quản trị rủi ro, giúp kiểm toán nội bộ thu thập thông tin thuận lợi, chuẩn xác.


(4) Hoàn thiện hoạt động kiểm soát và cơ chế giám sát. Kiểm toán nội bộ là một bộ phận trong cơ chế giám sát độc lập và quy trình đánh giá chất lượng của công tác kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. Quy trình này được thực hiện thông qua cơ chế giám sát liên tục, những đánh giá riêng biệt hoặc kết hợp cả hai. Do vậy nâng cao hiệu quả cơ chế giám sát sẽ tác động tới chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tại vẫn còn khoảng cách giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Nếu hệ thống kế toán các NHTMNN hoạt động dựa trên các chuẩn mực và thông lệ phổ biến thì quá trình phản ánh và kiểm soát thông tin là đảm bảo tin cậy. Từ đó giúp giảm khối lượng công việc, thời gian, chi phí kiểm toán nội bộ. Do vậy cần cho phép các NHTMNN đánh giá lại tài sản theo giá thị trường và kế toán được ghi tăng vốn điều lệ khi tài sản tăng lên. Điều kiện này được thực hiện sẽ góp phần làm tăng vốn tự có để nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập của các NHTMNN giai đoạn mới.

3.4.3. Về phía tổ chức kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại Nhà nước

Để đảm hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ, bản thân tổ chức này cần đảm bảo có được những điều kiện sau:

- Nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của các kiểm toán viên về hoạt động kiểm toán nội bộ. Xây dựng văn hóa kiểm toán cẩn trọng ngay trong từng quy trình nghiệp vụ và hoạt động của cán bộ kiểm toán.

- Xây dựng cơ chế phối hợp trong việc trao đổi thông tin về nghiệp vụ, nghề nghiệp trên cơ sở tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực nghề nghiệp và chuyên môn; cũng như các điều lệ và nguyên tắc về kiểm toán ngân hàng theo quy định của các tổ chức liên quan trong và ngoài nước.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ kiểm toán viên nội bộ cả về kỹ năng, khả năng. Tham gia các khóa học nghiệp vụ về kiểm toán nội bộ.


- Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán cả về bộ máy, quy trình, hồ sơ, giấy tờ làm việc kiểm toán đảm bảo hoạt động kiểm toán nội bộ ngân hàng đạt yêu cầu theo thông lệ quốc tế.


Kết luận chương 3


Từ thực trạng về quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các NHTMNN ở chương 2, trên cơ sở phân tích những ưu điểm, hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân tồn tại, dựa vào định hướng, quan điểm, nguyên tắc hoàn thiện, NCS đã kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm toán nội bộ trong các NHTMNN. Điểm mới của chương 3 là chỉ ra được yêu cầu cấp bách để đổi mới kiểm toán nội bộ ngân hàng giai đoạn hiện nay là phải thay đổi cơ cấu quản trị rủi ro của các NHTMNN tiếp cận theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, làm tiền đề cơ bản để áp dụng Basel II đúng lộ trình hội nhập khu vực và thế giới. Từ cơ cấu quản trị rủi ro hiện đại để giải quyết mối quan hệ giữa HĐQT, các Ủy ban (bao g Ủy ban kiểm toán), BĐH và kiểm toán nội bộ theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, có vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam. Trong đó NCS đã làm rõ giải pháp về hoàn thiện phương pháp và quy trình kiểm toán nội bộ dựa vào rủi ro như một công cụ trợ giúp cho kiểm toán nội bộ giai đoạn mới. Đồng thời chỉ ra điều kiện quan trọng để hoàn thiện kiểm toán nội bộ là thông qua hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của các NHTMNN theo quy định của NHNN và thông lệ quốc tế.


KẾT LUẬN


Kiểm toán nội bộ là một bộ phận quan trọng cấu thành trong hệ thống kiểm tra, giám sát của hệ thống Ngân hàng thương mại. Trong những năm qua, dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, hệ thống ngân hàng thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đã bộc lộ những hạn chế lớn, mà một trong những nguyên nhân chính là tổ chức quá trình kiểm toán và bộ máy kiểm toán nội bộ còn chưa được chú trọng đúng mức. Liệu kiểm toán nội bộ có tạo ra giá trị gia tăng cho các Ngân hàng thương mại thông qua bộ máy kiểm toán độc lập, khách quan và quá trình kiểm toán nội bộ khoa học, hiệu quả; liệu tổ chức này có giúp nhà quản lý ngân hàng đạt được các mục tiêu về quản trị doanh nghiệp, kiểm soát và quản lý rủi ro?

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam, với sự nỗ lực cố gắng trong nghiên cứu lý luận, thực tế và sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo hướng dẫn, các ngân hàng, đơn vị có liên quan, NCS đã hoàn thành đề tài luận án: “Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam”. Có thể rút ra những kết luận sau:

Thứ nhất, luận án làm rõ nội hàm kiểm toán nội bộ nói chung (của Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ qua các năm 1978, 1999, 2011; Liên đoàn kế toán quốc tế) và kiểm toán nội bộ ngân hàng nói riêng, ý kiến của nghiên cứu sinh về kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại. Chỉ rõ sự thay đổi theo thời gian về quan niệm kiểm toán nội bộ và kiểm toán nội bộ ngân hàng. Làm rõ mối quan hệ giữa hoạt động quản lý với kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Việc làm rõ khái niệm kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại là tiền đề để đề xuất các giải pháp hoàn thiện quá trình và bộ máy kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại.


Thứ hai, luận án làm rõ hơn lý luận về quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại gồm: tổ chức nội dung kiểm toán, quy trình kiểm toán và phương pháp kiểm toán; mô hình và cơ cấu tổ chức, kiểm toán viên nội bộ. Đồng thời tìm hiểu về kinh nghiệm kiểm toán nội bộ tại một số Ngân hàng thương mại trên thế giới và rút ra bài học có giá trị cho các NHTMNN Việt Nam.

Thứ ba, luận án đã khảo sát, phân tích và đánh giá về thực trạng quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại các NHTMNN Việt Nam trong những năm gần đây bao gồm: tổ chức nội dung, phương pháp, quy trình kiểm toán nội bộ; cơ cấu tổ chức và kiểm toán viên nội bộ tại năm NHTMNN trong thời gian qua. Từ đó luận án đã có những kết luận quan trọng về các mặt đã đạt được, các mặt còn hạn chế của quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ các NHTMNN. Đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế.

Thứ tư, dựa trên những định hướng, quan điểm và yêu cầu của việc hoàn thiện, luận án đã đề xuất hệ thống các giải pháp bao gồm: Nhóm giải pháp hoàn thiện quá trình kiểm toán nội bộ và nhóm giải pháp hoàn thiện về tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ. Các giải pháp chỉ ra yêu cầu cấp bách để đổi mới kiểm toán nội bộ ngân hàng giai đoạn hiện nay là phải thay đổi cơ cấu quản trị rủi ro của các NHTMNN tiếp cận theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, làm tiền đề cơ bản để áp dụng Basel II đúng lộ trình hội nhập khu vực và thế giới. Từ cơ cấu quản trị rủi ro hiện đại để giải quyết mối quan hệ giữa HĐQT, các Ủy ban (có Ủy ban kiểm toán), BĐH và kiểm toán nội bộ theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, có vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam. Cụ thể tác giả làm rõ giải pháp về hoàn thiện phương pháp và quy trình kiểm toán nội bộ dựa vào rủi ro như một công cụ trợ giúp cho kiểm toán nội bộ giai đoạn mới. Đồng thời chỉ ra điều kiện quan trọng để hoàn thiện kiểm toán nội bộ là thông qua hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội


bộ và hệ thống kế toán của các NHTMNN theo quy định của NHNN và thông lệ quốc tế.

Đề tài: “Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam” là một đề tài có tính thời sự đối với Việt Nam trên cả phương diện lý thuyết và thực tế trong bối cảnh cải tổ hệ thống ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù đã có nỗ lực cố gắng trong nghiên cứu, học hỏi song do kinh nghiệm của bản thân có điểm còn hạn chế nên luận án không tránh khỏi những thiếu sót. NCS mong muốn nhận được sự chỉ dẫn, gópý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các đồng nghiệp để luận án được hoàn thiện hơn./.

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Vũ Thùy Linh (2009), “Vận dụng các nguyên tắc của Basel để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Kiểm toán, số 2 (99), tr.48-49.

2. Vũ Thùy Linh (2013), “Kiểm toán nội bộ trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, 07 (120), tr.21-23.

3. Vũ Thùy Linh (2013), “Kiểm toán nội bộ theo mức độ rủi ro tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - Tầm quan trọng và phương pháp thực hiện”, Tạp chí Ngân hàng, (16) 8/2013, tr.36-38.

4. Vũ Thùy Linh (2014), “Tổ chức quá trình kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, 03 (128) 2014, tr.27-28, 54.

Ngày đăng: 21/04/2022