Đối Với Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục Đương Nhiệm


Tiểu kết chương 3‌

Căn cứ vào những định hướng phát triển giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT, phương hướng nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Tp. Hồ Chí Minh và phương hướng nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT quận Thủ Đức; xuất phát từ một số nguyên tắc và thực trạng của các Trường Mầm non tư thục trên địa bàn quận Thủ Đức mà 43 Trường Mầm non tư thục được chọn làm đại diện, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Sau khi đề xuất các biện pháp, tác giả đã tiến hành khảo sát nhằm khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đó. Kết quả 100% nghiệm thể đánh giá các biện pháp nêu trong luận văn đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Nếu 6 biện pháp này được vận dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh thì hiệu quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ CBQL sẽ rất khả quan.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


1. KẾT LUẬN

Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã quy định nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục mầm non là: “Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi …”, Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”.

Thực hiện mục tiêu do Luật định, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI, trong Cương lĩnh phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011 – 2020 (Cương lĩnh bổ sung) lần nữa khẳng định sứ mạng cao cả của GD&ĐT trong giai đoạn cách mạng mới. Cương lĩnh nhấn mạnh: Đổi mới toàn diện, mạnh mẽ GD&ĐT.

Từ Cương lĩnh trên, Đảng và Nhà nước đã xây dựng chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011 – 2020, chiến lược này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6/2012.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Thực tiễn về GD&ĐT lần nữa khẳng định: Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non là nền tảng, là khâu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách con người Việt Nam mới – con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa. Có thể nói, sự nghiệp giáo dục nói chung, sự nghiệp giáo dục mầm non nói riêng đang được toàn Đảng, toàn dân quan tâm, tạo điều kiện. Sứ mạng thiêng liêng và cao cả đó đang đặt lên vai ngành giáo dục Việt Nam và những người trực tiếp làm công tác giáo dục mầm non những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục mầm non toàn diện, việc đầu tiên là phải tăng cường công tác quản lý giáo dục mầm non về mọi mặt. Xây dựng đội ngũ CBQL mầm non trên chuẩn và vượt chuẩn, đáp ứng các tiêu chí của Chuẩn Hiệu trưởng, xây dựng đội ngũ


Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường mầm non tư thục tại quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh - 14

nhà giáo mầm non – cô giáo – mẹ hiền được xem là khâu đột phá, là khâu then chốt để đạt được mục tiêu giáo dục mầm non.

Vì vậy, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ CBQL là một hoạt động thiết thực, góp phần quyết định chất lượng đội ngũ CBQL ở nhà trường. Như một hệ quả tất yếu, nếu muốn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL đạt được mục tiêu đề ra thì công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Với mạch cảm xúc và tư duy đó, tác giả đã chọn và triển khai đề tài: “Phát triển đội ngũ các bộ quản lý ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn đóng góp một tiếng nói chung vào công tác quản lý phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục trên địa bàn quận Thủ Đức.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:

- Chương 1, tổng quan cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non. Đây là nội dung làm cơ sở lý luận, tiền đề, và là công cụ để tác giả thực hiện các nội dung phát triển đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục.

- Chương 2, đây là nội dung cốt lõi về thực trạng quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Với tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục mầm non tại quận Thủ Đức, tác giả tiến hành khảo sát điều tra thực trạng quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL ở 43 Trường Mầm non tư thục được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, kết quả thu được tác giả phân tích, so sánh, đưa ra nhận xét về thực trạng quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục. Toàn bộ chương 2 là cơ sở, thực tiễn, làm căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh tại chương 3.


- Chương 3, sau khi trình bày ba nguyên tắc, tác giả đã đề xuất sáu biện pháp quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Nội dung cụ thể của sáu biện pháp đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho chủ trường (hội đồng quản trị) và CBQL ở các Trường Mầm non tư thục về tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL của Sở, Phòng giáo dục.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL Trường Mầm non tư thục theo Chuẩn Hiệu trưởng.

Biện pháp 3: Tổ chức đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL phù hợp với thực tế.

Biện pháp 4: Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn nghiệp vụ theo Chuẩn Hiệu trưởng.

Biện pháp 5: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá việc thực hiện và mức độ đạt được Chuẩn Hiệu trưởng của CBQL.

Biện pháp 6: Xây dựng môi trường tích cực, cơ chế chính sách phù hợp, tạo động lực phát triển đội ngũ CBQL.

Mỗi biện pháp nêu trên đều được xác định rõ về mục tiêu, nội dung và cách thức, điều kiện thực hiện. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ nên cần được phối hợp đồng bộ khi vận dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL của nhà trường. Kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 6 biện pháp đã đề xuất đều được các chuyên gia đánh giá là cần thiết và khả thi đối với các Trường Mầm non tư thục trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ GD&ĐT chủ động phối hợp với Bộ Nội Vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và các Bộ có liên quan, tham mưu, trình Chính phủ xem xét,


ban hành các văn bản về phân cấp quản lý giáo dục phù hợp; quy định chế độ phụ cấp cho đội ngũ CBQL các Trường Mầm non theo hướng tăng thêm cho phù hợp hơn so với tình hình hiện nay và đảm bảo tương xứng với trách nhiệm được Nhà nước giao phó.

- Xây dựng và ban hành những tiêu chí cụ thể về phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ CBQL Trường Mầm non đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn mới, để làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng và định hướng phấn đấu cho đội ngũ giáo viên và CBQL các Trường Mầm non trong giai đoạn tới.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh

- Chỉ đạo các Phòng GD&ĐT quận, huyện trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh tăng cường hơn nữa công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận. Có thể tổ chức các hoạt động hội thi “CBQL giỏi” ở cấp thành phố, thông qua đó nhằm tìm ra những CBQL giỏi để kịp thời khen thưởng và nhân rộng mô hình.

2.3. Đối với Ủy ban nhân dân Quận Thủ Đức

- Tiếp tục cân đối kinh phí của quận để tăng thêm nguồn kinh phí hỗ trợ cho: hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học dành cho đối tượng là CBQL và đội ngũ kế cận của các Trường Mầm non nói chung, đội ngũ CBQL và đội ngũ kế cận ở các Trường Mầm non tư thục nói riêng; hỗ trợ thêm một phần kinh phí cho đội ngũ CBQL ưu tú khi tổ chức tham quan, học tập trong nước và ngoài nước nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, trình độ của đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và đội ngũ CBQL giáo dục ở các Trường Mầm non tư thục nói riêng.

- Phối hợp và tác động đến các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế tham gia vào quá trình xã hội hóa giáo dục.

2.4. Chủ trường (hội đồng quản trị)

- Tiếp tục kiện toàn, hoàn thiện kế hoạch quy hoạch đội ngũ kế cận của


các Trường Mầm non tư thục và tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng dành cho CBQL theo hướng chuẩn hóa, với một kế hoạch cụ thể và thời gian xác định dựa trên năng lực và điều kiện thực tế của trường.

- Tổ chức các đợt tham quan học tập kinh nghiệm, giao lưu trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ CBQL các trường bạn không chỉ với các quận trong thành phố mà có thể mở rộng ra các tỉnh, thành bạn.

- Mời các chuyên gia của trường sư phạm về bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và giáo viên.

2.5. Đối với cán bộ quản lý giáo dục đương nhiệm

- Phải có ý thức tự giác, không ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, tự học, tự tìm tòi nghiên cứu tiếp cận với những đổi mới trong phương thức quản lý.

- Có “tâm” với nghề và có “tầm” trong việc quản lý nhà trường. CBQL hãy gần gũi và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân để có hướng giải quyết phù hợp trong công tác, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên (nhất là giáo viên trẻ); việc đánh giá phải tuân thủ những nguyên tắc đánh giá cơ bản, gắn chặt với mục tiêu giảng dạy, các chuẩn để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học của giáo viên theo hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên để tìm ra những giáo viên xuất sắc, đề cử vào diện quy hoạch.

- Thông qua việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá xây dựng kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ và tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ đi học sau đại học, học trên chuẩn và học về nghiệp vụ quản lý; phát huy vai trò mỗi nhà trường là một trung tâm bồi dưỡng giáo viên; có hình thức, nội dung phong phú và thiết thực trong sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

Bách khoa toàn thư mở. (29/6/2018). https://vi.wikipedia.org/wiki/Phát-triển.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng. (2000). Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000. Hà Nội.

Ban Chấp hành Trung ương. (1996). Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hà Nội.

Ban chấp hành Trung ương. (2004). Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Hà Nội.

Ban chấp hành Trung ương. (2009). Kết luận hội nghị lần thứ chín số 37- KL/TW Ban chấp hành Trung ương khóa X về việc đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020. Hà Nội.

Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội.

Bộ chính trị. (2009). Thông báo số: 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 ban hành thông báo kết luận về tiếp tục thực hiện nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Hà Nội.

Bộ giáo dục và Đào tạo. (2010). Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 Ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Hà Nội.

Bộ giáo dục và Đào tạo. (2010). Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2010 Ban hành Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Hà Nội.


Bộ giáo dục và Đào tạo. (2011). Quyết định số 3619/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 02 tháng 6 năm 2011 về việc Hướng dẫn đánh giá hiệu trưởng trường mầm non theo thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Thông tư 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 về Ban hành quy định Chuẩn Hiệu trưởng Trường Mầm non. Hà Nội.

Bộ giáo dục và Đào tạo. (2012). Quyết định số 630/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 16 tháng 02 năm 2012 về việc Hướng dẫn đánh giá xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc TT GDTX. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). Quyết định số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 về Ban hành Điều lệ Trường Mầm non. Hà Nội.

Bộ giáo dục và Đào tạo. (2015). Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2015 Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Trường Mầm non tư thục. Hà Nội.

Bộ giáo dục và Đào tạo. (2016). Thông tư số 13/2016/ TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 quy định về công tác y tế trường học. Hà Nội.

Bộ giáo dục và Đào tạo. (2017). Chỉ thị số: 505/CT-BGDĐT ngày 20 tháng 02 năm 2017 về tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục. Hà Nội.

Bộ giáo dục và Đào tạo. (2018). Công văn số 3945/BGDĐT-GDMN Ngày 31 tháng 8 năm 2018 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2018-2019. Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. (2010). Quyết định số 3141/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 7 năm 2010 Ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non. Hà Nội.

Cao Thu Hằng. (2016) . Quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý các Trường Mầm non quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nộ theo hướng chuẩn hóa. Luận văn

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí