điểm mà không gây ảnh hưởng tới môi trường sống, môi trường văn hóa xã hội, đồng thời không làm giảm sự thỏa mãn của du khách tham quan.”. Đồng quan điểm trên, một số học giả dùng phương pháp đánh giá sức chứa như D’Amore (1983), Bob (1990) UNWTO đã xây dựng bộ chỉ tiêu chung và theo phương pháp PRA (Participatory Rapid appraisal - đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng), hệ thống chỉ tiêu đánh giá đó như sau:
Bảng 2. 1 Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững
Chỉ tiêu | Cách xác định | |
1 | Bảo vệ điểm du lịch | Bảo vệ điểm du lịch theo tiêu chuẩn IUCN. |
2 | Áp lực | Số du khách viếng thăm điểm du lịch (tính theo năm, tháng cao điểm). |
3 | Cường độ sử dụng | Cường độ sử dụng – thời kỳ cao điểm (người/ha). |
4 | Tác động xã hội | Tỷ số Du khách /Dân địa phương (thời kỳ cao điểm). |
5 | Mức độ kiểm soát | Các thủ tục đánh giá môi trường hoặc sự kiểm soát hiện có đối với sự phát triển của điểm du lịch và mật độ sử dụng. |
6 | Quản lý chất thải | Phần trăm (%) đường cống thoát tại điểm du lịch có xử lý (chỉ số phụ có thể là giới hạn kết cấu của năng lực cơ sở hạ tầng. của điểm du lịch, ví dụ như cấp nước, bãi rác). |
7 | Quá trình lập quy hoạch | Có các kế hoạch nhằm phục vụ cho điểm du lịch (kể cả các yếu tố du lịch). |
8 | Các hệ sinh thái tới hạn | Số lượng các loài hiếm đang bị đe dọa. |
9 | Sự thỏa mãn của du khách | Mức độ thỏa mãn của khách du lịch (dựa trên các phiếu thăm dò ý kiến. |
10 | Sự thỏa mãn của địa phương |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững - 1
- Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững - 2
- Về Nội Hàm Phát Triển Du Lịch Và Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bến Vững
- Nội Hàm Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững
- Tổng Hợp Và Đề Xuất Các Chỉ Tiêu Và Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Nguồn: Manning (1996) [81]
UNWTO cũng đánh giá tính bền vững căn cứ qua tiêu chí bền vững của hệ sinh thái, những tiêu chí đánh giá mối quan hệ giữa du lịch và môi trường được thể hiện trong phân hệ sinh thái, tự nhiên, phân hệ kinh tế, phân hệ xã hội môi trường.
Bảng 2. 2 Bộ chỉ tiêu đánh giá bền vững du lịch
Chỉ tiêu | Cách xác định | |
- Tỷ lệ % số khách trở lại/tổng số khách. | ||
1 | Chỉ tiêu về đáp ứng nhu cầu của khách du lịch | - Số ngày lưu trú bình quân/đầu du khách. - Tỷ lệ % các rủi ro về sức khỏe (bệnh tật, tai nạn) do du |
lịch/tổng số khách. | ||
2 | Chỉ tiêu về đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên | - % chất thải chưa được thu gom và xử lý. - Lượng điện tiêu thụ/ du khách/ngày (tính theo mùa). - Lượng nước tiêu thụ/.du khách/ngày (tính theo mùa). - % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/ tổng diện tích sử dụng do du lịch. |
Chỉ tiêu | Cách xác định | |
- % số công trình kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản địa (hoặc cảnh quan)/tổng số công trình. - Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm (phổ biến-hiếm hoi-không có). - % khả năng vận tải sạch/. khả năng vận tải cơ giới (tính theo trọng tải). | ||
3 | Tiêu chí đánh giá tác động lên phân hệ kinh tế | - % vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa phương so với tổng giá trị đầu tư từ các nguồn khác. - % số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho người địa phương so với tổng số lao động địa phương. - % giá trị chi phí vật liệu xây dựng địa phương/tổng chi phí vật liệu xây dựng. - % giá trị hàng hóa địa phương/ tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho du lịch. |
4 | Chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ xã hội - nhân văn | - Chỉ số Doxey. - Sự xuất hiện các bệnh/ dịch liên quan tới du lịch. - Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch. - Hiện trạng các di tích lịch sử văn hóa địa phương. - Số người ăn xin/. tổng số dân địa phương. - Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du lịch. - Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền thông (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục, tập quán…) xác định thông qua trao đổi với các chuyên gia. |
TT
Nguồn: Manning (1996) [81]
Bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu do Hội đồng du lịch toàn cầu (GSTC) xây dựng, bao gồm 4 nhóm chỉ tiêu, cụ thể như sau:
Bảng 2. 3 Bộ tiêu chí đánh do du lịch bền vững của Hội đồng du lịch toàn cầu
Chỉ tiêu | Cách xác định | |
1 | Quản lý bền. vững, hiệu quả. | - Thực hiện một hệ thống quản lý bền vững lâu dài phù hợp. - Tuân thủ pháp luật và các quy định quốc gia và quốc tế. - Nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò trong quản lý. - Đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có sự điều hỉnh phù hợp. - Quảng cáo sản phẩm du lịch đúng sự thật. - Thiết kế, xây dựng, cải tạo và vận hành cơ sở hạ tầng. - Sở hữu hợp pháp đất đai và tài sản. - Cung cấp thông tin diễn giải về thiên nhiên, di sản, văn hóa. |
2 | Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội | - Tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ |
Chỉ tiêu | Cách xác định | |
cho cộng đồng địa phương và | tầng xã hội và hỗ trợ phát triển cộng đồng. | |
giảm thiểu các tác động tiêu | - Cộng đồng địa phương được ưu tiên tuyển dụng và | |
cực. | đào tạo. | |
- Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất nhỏ của địa | ||
phương. | ||
- Có quy tắc xử sự phù hợp với các hoạt động của | ||
cộng đồng bản địa. | ||
- Chống bất kỳ hành vi khai thác và áp bức nào về | ||
thương mại và tình dục. | ||
- Đối xử công bằng trong tuyển dụng các lao động phụ | ||
nữ và người dân tộc thiểu số, không được sử dụng lao | ||
động trẻ em. | ||
- Tuân thủ các quy định của pháp luật quốc gia và | ||
quốc tế về quyền của người lao động. | ||
- Các hoạt động du lịch không được gây nguy hiểm | ||
cho nguồn dự trữ cơ bản hay hệ thống vệ sinh của | ||
cộng đồng. | ||
- Các hoạt động du lịch không gây ảnh hưởng đến | ||
sinh kế của người dân địa phương. | ||
- Tuân thủ các hướng dẫn và quy tắc ứng xử khi tham | ||
quan các điểm văn hóa hay lịch sử nhạy cảm. | ||
- Các đồ tạo tác lịch sử hoặc giả cổ không được phép | ||
Gia tăng lợi ích đối với các di | mua bán, kinh doanh hay trưng bày, trừ khi được phép. | |
3 | sản văn hóa và giảm thiểu | - Đóng góp cho công tác bảo tồn di tích, tài sản giá trị |
những tác động tiêu cực. | lịch sử, văn hóa, khảo cổ, có ý nghĩa tinh thần, tuyệt | |
đối không cản. trở việc tiếp cận của cư dân địa phương. | ||
- Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa | ||
phương. | ||
4 | Tối đa hóa lợi ích đối với môi trường và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực. | - Bảo tồn các nguồn tài nguyên. - Giảm ô nhiễm. - Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. |
TT
Nguồn: Luigi Cabrini, 2011 [79]
1.1.3 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch và du lịch theo hướng bền vững
Quan hệ giữa chất lượng môi trường và những thành công phát triển du lịch, về cách thức bảo vệ các khu, điểm du lịch của thế giới cho các thế hệ tương lai đề cập đến trong cuộc thảo luận, hội thảo ngày càng tăng. Các khía cạnh đa chiều được xem xét và đánh giá đối với môi trường tự nhiên, xây dựng văn hoá, cân nhắc về tác động môi trường trong phát triển chính sách, những hệ lụy về quản lý. “Tourism and the Environment: A Susstainable Relationship” [70]. “Sustainable Tourism. What is it really?” [63], hay “Ecotourism and Sustainable Development. Who Owns Paradise?”
[69] đánh giá sự tăng trưởng của du lịch trong chiến lược du lịch của mỗi quốc gia, trong hệ thống chính trị và các chính sách kinh tế tác động đến. Nghiên cứu những tác
động kinh tế và văn hoá của việc mở rộng du lịch đối với người dân bản địa cũng như với các hệ sinh thái. “Indigenous Ecotourism: Sustainable Development and Management” [66], các điểm du lịch sinh thái do người bản địa sở hữu và điều hành, mang lại lợi ích cho các cộng đồng bản địa, gắn vào đó xem xét những tác động của việc phát triển du lịch tới kinh tế, xã hội và môi trường xung quanh điểm du lịch nói riêng và của vùng du lịch nói chung. “Sustainable Tourism in Protected Area: Guidelines For Planning And Management” [88] hỗ trợ các nhà quản lý khu vực và các bên liên quan khác trong việc lập kế hoạch và quản lý các khu vực được bảo tồn, dựa trên nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế về các khu bảo tồn. Các khu bảo tồn cần du lịch và du lịch cần các khu bảo tồn. Thách thức chính là tính bền vững - cách các khu bảo tồn có thể được quản lý hiệu quả để phát triển du lịch, đồng thời đảm bảo giá trị tự nhiên của chúng - tài sản thu hút khách du lịch - được bảo vệ cho các thế hệ tương lai. Mặc dù mối quan hệ giữa phát triển du lịch theo hướng bền vững và các khu bảo tồn là phức tạp, đôi khi gây bất lợi. Nhưng du lịch hướng tới bền vững luôn là một thành phần quan trọng để xem xét trong việc thành lập và quản lý các khu bảo tồn, đòi hỏi sự quản lý rõ ràng và hợp tác chặt chẽ ở tất cả các cấp, đặc biệt là giữa ngành du lịch với nhau và với cơ quan Chính phủ.
Yang, Ye và Yan (2011) [95] cho rằng lực lượng lao động du lịch được đào tạo bài bản, làm việc chuyên nghiệp và đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch sẽ góp phần đem lại cho du khách sự hài lòng và phát triển du lịch sẽ ngày càng hiệu quả. Tập thể tác giả cũng phân tích vai trò của cơ sở hạ tầng thông qua sự phát triển của giao thông vận tải là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự lớn mạnh của hoạt động phát triển du lịch một địa phương. Một điểm đến dù hấp dẫn đến mấy nếu không có đầy đủ cơ sở vật chất về giao thông cho du khách tiếp cận địa điểm ấy thì cũng thu hút được nhiều khách du lịch. Các tác giả đã sử dụng tổng số dặm đường bộ, tổng số dặm đường sắt và tổng số dặm khai thác trong hàng không dân dụng của Tứ Xuyên (Trung Quốc) để định lượng ảnh hưởng của các yếu tố trên đến với tổng thu nhập từ hoạt động du lịch quốc tế của tỉnh này. Báo cáo của WEF (2011) [94] lại sử dụng số lượng lượt cất cánh của các chuyến bay quốc tế và nội địa của các hãng hàng không được phép hoạt động trong một nước hay số lượng hãng hàng không đang hoạt động và một số chỉ tiêu khác để đại diện cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của một quốc gia.
WEF (2011) [93] nhắc đến vai trò của dịch vụ phụ trợ trong phát triển du lịch. Du lịch quốc tế là một trong những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro cho con người vì khi sang một nơi khác du lịch, họ tạm thời rời xa môi trường cư trú thường xuyên của mình. Khi ấy, những khác biệt về điều kiện sinh sống, thời tiết, khí hậu... có thể gây ra những tác động ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vì thế tương tự như vấn đề
an ninh, vệ sinh và y tế ở điểm đến cũng là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó viễn thông góp phần nối liền hoạt động liên lạc giữa nhiều nước với nhau. Đây cũng là nhân tố quan trọng giúp hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế trở nên hiệu quả. Khadaroo và Seetanah (2007) đề cập đến cơ sở hạ tầng trong phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng du lịch càng tốt càng chứng tỏ sức chứa đối với khách du lịch của địa phương đó càng cao. Chính vì vậy, sự phát triển của nhân tố này tạo điều kiện cho sự tăng lên về mặt hiệu quả của hoạt động thu hút khách du lịch của địa phương đó.
Phutsady Phanyasith (2016) nghiên cứu vai trò chính sách của nhà nước đối với hoạt động phát triển du lịch. Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò quản lý nhà nước thông qua việc sử dụng pháp luật tác động vào các chủ thể, đối tượng liên quan trong du lịch.
S. Medlik (1995) cho rằng, quản lý nhà nước đối với du lịch là nhân tố quan trọng trong phát triển du lịch, cần kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế, chính trị, xã hội. Các kết hợp này cần đặt trong những điều kiện, khuôn khổ nhất định phù hợp với các kế hoạch, định hướng, mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn. Xây dựng chính sách phục vụ phát triển du lịch đòi hỏi có sự tham gia của toàn ngành du lịch, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trong thời kỳ hội nhập, Xu Xeng (2015) cho rằng: công tác ban hành và thực hiện pháp luật về du lịch cần được khắc phục từ khâu ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung; tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch cần được kiện toàn, ổn định nhanh chóng; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch cần hướng đến việc làm trong sạch môi trường du lịch và áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý du lịch.
1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
1.2.1 Về nội hàm phát triển du lịch theo hướng bền vững
Có rất nhiều công trình trong nước nghiên cứu PTDLBV. Hầu hết các tác giả đều tiếp cận theo khái niệm “PTDLBV là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” (Phạm Trung Lương 2002) [23].
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch theo hướng bền vững
Phát triển du lịch trong những thập kỉ qua ở Việt Nam đã được chú trọng khắp các vùng, miền khác nhau trên cả nước. “Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển
du lịch Miền Trung - Tây Nguyên” [44], “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” [29] nêu lên các chỉ tiêu đo lường, đánh gia về phát triển du lịch luôn là yếu tố xem xét đầu tiên đối với điểm du lịch thông qua lượng khách và thu nhập từ du lịch; cơ sở vật chất cho du lịch; khai thác tài nguyên du lịch, phát triển các loại hình sản phẩm du lịch. Kết hợp đánh giá về tổ chức không gian lãnh thổ, công tác xúc tiến, quảng bá liên kết; đầu tư phát triển du lịch; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực và cơ chế, chính sách, quản lý nhà nước về du lịch. “Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ” [25], hướng phát triển du lịch vào điểm du lịch đặc thù, riêng biệt hơn so với những điểm du lịch khác nên cần phải có những nghiên cứu khoa học, bên cạnh tình hình kinh tế - xã hội cần gắn với an ninh quốc phòng ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ và trong EWEC (Hợp tác phát triển kinh tế - du lịch Hành lang kinh tế Đông -Tây). “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ” [14], phát triển khu du lịch biển quốc gia, nêu khái niệm mới về sản phẩm du lịch của khu du lịch biển quốc gia, khẳng định đó là tập hợp tất cả các cảm xúc đơn lẻ đem lại cho du khách ấn tượng đặc trưng nhất về một khu du lịch biển. “Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng – an ninh” [34], những đặc điểm cơ bản của kinh tế du lịch, thực trạng kinh tế du lịch ở vùng Bắc Bộ trong mối quan hệ với củng cố quốc phòng an ninh. Phát triển du lịch gắn với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh trong thời gian trong điều kiện hội nhập sâu rộng. Gắn PTDLBV theo các nguyên tắc: khai thác và sửu dụng tài nguyên, giảm thiểu những tác định tiêu cực ra môi trường như chất thải, xả rác; sản phẩm du lịch đa dạng phù hợp với quy hoạch, chiến lược; có vai trò đóng góp của cộng đồng dân cư địa phương như góp ý kiến, cùng tham gia vào các hoạt động chung; nâng cao nhận thức của cộng đồng trong các hoạt động, quảng bá xúc tiến du lịch cũng như nghiên cứu khoa học cho phát triển du lịch.
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch” [30] là các giải pháp cụ thể trong từng điều kiện, điểm du lịch khác nhau trên nền tảng tác động của các nhân tố khách quan như hội nhập, toàn cầu hóa và vị thế của quốc gia trên bản đồ Thế Giới. Cơ sở khoa học và giải pháp PTDLBV ở Việt Nam” [2]; “Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong PTDLBV Ninh Bình” [9]; “Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững” [54] hướng sự phát triển du lịch hài hòa, hợp lý giữa các mục tiêu hướng tới bền vững. Nhưng phát triển du lịch theo hướng bền vững là không tách rời việc tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo, chất lượng gắn với sự hài lòng, thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường, tài nguyên của điểm du lịch. Hội nhập sâu rộng ở tất cả các lĩnh vực, với tất cả quốc gia đã tác động không nhỏ tới phát triển kinh tế nói
chung, phát triển du lịch nói riêng. Nghiên cứu các tiêu chí, nhân tố tác động nhưng đặt trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa trong một vùng du lịch cụ thể. Có sự thống nhất về vai trò của bền vững du lịch đối với kinh tế đó là hiệu quả kinh tế mà ngành du lịch mang lại, sự ổn định xã hội và môi trường trong sạch bền vững. “Phát triển bền vững du lịch tỉnh Ninh Bình trong điều kiện hiện nay” [13], xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch của một địa phương cấp tỉnh. Nhấn mạnh vai trò và sự tham gia của các bên phát triển bền vững du lịch trong điều kiện hiện nay.
Tụ chung lại, tiêu chí đánh giá phát triển du lịch theo hướng bền vững vẫn bao gồm sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuốc sống và công bằng xã hội, tài nguyên thiên nhiên được sử dụng, khai thác hiệu quả, bảo tồn những giá trị truyền thống và chất lượng môi trường. Quan điểm chủ đạo phát triển bền vững du lịch hướng tới sự hài hòa của những mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường trong khi ngày càng phải tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, sự cân bằng này có thể thay đổi theo thời gian, những quy tắc xã hội, các điều kiện đảm bảo môi trường sinh thái và sự phát triển của khoa học công nghệ thay đổi cân bằng đó thay đổi theo.
1.2.3 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch và du lịch theo hướng bền vững
Có một số công trình đã nghiên cứu và phân tích về những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch: “Du lịch bền vững” [15]; “PTDLBV ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng” [12]. “Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong PTDLBV tỉnh Ninh Bình” [9], “Quản lý nhà nước địa phương đối với PTDLBV tại một số tỉnh miền trung Việt Nam” [48]. Các tác giả đã phân tích vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đặc biệt là các khâu thanh tra kiểm tra, do tính chất đặc trưng của ngành du lịch. Từ đó các giải pháp phát triển được nhiều đề tài đưa ra, mỗi giải pháp mang tính đặc trưng của vùng, miền, giải pháp cho quản lý nhà nước của từng phạm vi đề tài nghiên cứu. “Cơ sở khoa học và giải pháp PTDLBV ở Việt Nam”
[2] nghiên cứu phát triển bền vững từ bối cảnh thực trạng phát triển du lịch của nước ta trong suốt thập kỉ 90 của thế kỷ trước. Tác giả tập trung nghiên cứu phát triển bền vững dưới góc độ môi trường du lịch và khai thác sử dụng tài nguyên; từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu PTDLBV cụ thể cho từng khu vực. “Du lịch bền vững” [15], cần có “Cẩm nang về PTDLBV” [45], “Giải pháp PTDLBV vùng Tây Nguyên” [11] nhấn mạnh vai trò của hợp tác, liên kết trong PTDLBV. Xác định sự đóng góp, nội dung của các bên tham gia vào hợp tác, liên kết trong hoạt động PTDLBV. “Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các Vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (nghiên cứu điểm Vườn quốc gia Cúc Phương)” [19], xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững cho các Vườn quốc gia nhằm đảm bảo tạo cơ chế phối
hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong việc tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch của vườn quốc gia. Các quốc gia, lãnh thổ đa dạng về dân tộc, truyền thống xã hội, văn hóa, lịch sử, tôn giáo, và đặc biệt khác nhau về mức sống, phúc lợi xã hội dẫn đến nhận thức về các vấn đề sẽ khác nhau. Và sự khác biệt thường xuyên vận động theo nhiều chiều hướng tăng giảm khác nhau. Do vậy, các chỉ tiêu đánh giá PTBV cũng phụ thuộc và những yếu tố này khá lớn. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững trong điều kiện cụ thể hiện nay “Nghiên cứu PTDLBV tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu” [32], “Phát triển bền vững du lịch vùng duyên hải Đông Bắc trong bối cảnh hội nhập” [1] đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến phát triển du lịch tỉnh vùng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Trên cơ sở lý thuyết về du lịch, du lịch sinh thái và phát triển bền vững, đồng thời phân tích ảnh hưởng của cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến PTDLBV ở Việt Nam. Cùng với những nghiên cứu trước đây, tác giả Bùi Thanh Toàn (2018) [43] đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất về phát triển bền vững trong môi trường AEC cho tỉnh Phú Yên.
- Các yếu tố bên ngoài: Nguy cơ khủng hoảng kinh tế; tình hình an ninh chính trị của một số nước trong khu vực có nhiều bất ổn; biến đổi khí hậu và thiên tai… tác động tiêu cực đến phát triển du lịch. Hơn nữa, trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước trong khu vực và tồn tại quá nhiều cơ chế hợp tác cũng là một rào cản. Đa phần khách quốc tế chỉ có nhu cầu đi du lịch 1 nước, do đó việc hình thành thị trường du lịch chung ASEAN còn nhiều khó khăn.
- Chịu sự tác động mạnh hơn từ quá trình hội nhập, trong khi đó lợi thế bảo hộ của các doanh nghiệp trong nước dần loại bỏ, khả năng chống chọi với cạnh tranh kém, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lữ hành.
- Chịu sự cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực du lịch với các nước trong khu vực, khi mà các nước ASEAN đang xem xét vấn đề hướng dẫn viên của một nước có thể hành nghề tại nước khác.
- Nguy cơ chậm trễ trong việc ban hành các văn bản, quy định pháp luật sẽ dẫn đến những bất lợi trong quá trình hội nhập du lịch AEC.
- Thách thức trong việc quản lý và ứng phó với khủng hoảng xảy ra trong việc phát triển du lịch, nhất là liên quan yếu tố nước ngoài. Kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp trong làm du lịch của Việt Nam còn hạn chế so với một số nước khác ở khu vực.
- Nguy cơ mất đi tính bền vững trong phát triển du lịch, do lượng khách du lịch tăng nhanh kết hợp với đầu tư mạnh vào các khu vực có khả năng phát triển du lịch sinh thái, rất dễ dẫn đến mất cân bằng sinh thái nếu không được kiểm soát, quản lý chặt chẽ.