hiện tượng trùng lặp trong bảng hỏi hay nội dung câu hỏi có dễ hiểu để từ đó xây dựng và điều chỉnh cho phù hợp hơn.
d, Phương pháp và thời gian khảo sát
Thông qua kết quả buổi thảo luận nhóm, luận án sẽ tiến hành xây dựng bảng hỏi chính thức. Bảng hỏi được xây dựng với nội dung về những thông tin cơ bản của đối tượng điều tra như giới tính, trình độ, dân tộc, độ tuổi, số lượng thành viên hộ và thu nhập hộ gia đình. Trong đó, tập trung vào nội dung chính là ý kiến, nhận định của người được phỏng vấn về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT thông qua mức độ đồng ý của họ.
Để đảm bảo tỷ lệ hồi đáp cao, quá trình điều tra được tiến hành thông qua việc điều tra trực tiếp tại các hộ dân bằng cách liên hệ trước với đối tượng điều tra nhằm gửi phiếu điều tra trước khi tới trao đổi và thu hồi phiếu.
Phương pháp điều tra bằng cách gửi và nhận phiếu trực tiếp tới các hộ dân trong địa điểm điều tra. Thời gian tiến hành điều tra chính thức từ tháng 05/2018 đến tháng 08/2018.
3.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
Các nguồn thông tin sau khi được thu thập sẽ được phân tích, tổng hợp trên phần mềm SPSS 20.0, Excel 2010.
3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
Trong luận án này, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp phân tích thông tin định tính và định lượng như sau:
3.3.3.1. Phương pháp phân tích SWOT
Mô hình phân tích SWOT là mô hình kết hợp phân tích bên trong và bên ngoài tổ chức nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức hay đe dọa. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Trên cơ sở ma trận, từ các thành phần của ma trận này có thể hình thành nên các chiến lược cấp ngành của tổ chức.
Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Điểm mạnh - Cơ hội): các chiến lược dựa trên ưu thế của địa bàn để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) WO (Điểm yếu - Cơ hội): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của địa bàn để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Điểm mạnh - Thách thức): các chiến
lược dựa trên ưu thế của của địa bàn để tránh các nguy cơ của thị trường. (4) WT (Điểm yếu - Thách thức): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của địa bàn để tránh các nguy cơ của thị trường. Trong nghiên cứu này, mô hình phân tích SWOT được sử dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam. Kết quả phân tích ma trận SWOT là căn cứ quan trọng để lựa chọn các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam [25].
Cơ hội | Thách thức | |
Điểm mạnh | Sẽ đưa ra chiến lược nhằm kết hợp việc phát huy các điểm mạnh và tận dụng cơ hội của tổ chức | Sẽ đưa ra chiến lược nhằm kết hợp việc phát huy điểm mạnh và đẩy lùi các nguy cơ có thể diễn ra |
Điểm yếu | Đưa ra chiến lược nhằm kết hợp việc hạn chế điểm yếu và tận dụng cơ hội. | Đưa ra chiến lược nhằm kết hợp việc đẩy lùi nguy cơ và hạn chế điểm yếu của tổ chức. |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Kết Quả Mô Hình Nghiên Cứu Thực Nghiệm
- Kinh Nghiệm Về Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Quản Lý Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Tại Việt Nam
- Khung Phân Tích Về Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Quản Lý Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Vùng Đông Bắc
- Biến Mô Tả Chính Sách Của Nhà Nước Trong Quản Lý Phát Triển Du Lịch Nông Thôn
- Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Vùng Đông Bắc
- Các Cơ Sở Và Hộ Dân Tham Gia Kinh Doanh Du Lịch Nông Thôn
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
3.3.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng nhằm so sánh về thu nhập giữa các hộ dân tham gia vào hoạt động và các hộ dân không tham gia vào hoạt động, so sánh mức độ tham gia của người dân qua các năm…
Đối với việc phân tích dữ liệu, trong nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS
20.0 để phân tích dữ liệu thu thập được ở các địa điểm nghiên cứu thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam.
3.3.3.3. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp sử dụng để mô tả những đặc tính của đối tượng nghiên cứu. Theo đó, tác giả sử dụng phương pháp này để thấy được rõ đặc điểm về nhân khẩu học của người dân khi tham gia vào hoạt động quản lý phát triển du lịch, thống kê số lượng khách đến du lịch tại các địa điểm nghiên cứu… về mẫu nghiên cứu (đặc điểm nhân khẩu học, kinh nghiệm tham gia du lịch, nhận thức về các tác động du lịch, và sự tham gia du lịch trong tương lai) được thực hiện.
3.3.3.4. Phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA)
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Phương pháp Cronbach’s Alpha dùng để loại bỏ các câu không phù hợp và hạn chế các câu nhiễu trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng lớn thì thang đo có độ tin cậy càng cao [34]. Tuy nhiên, hệ số này chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi hay biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, hệ số tương quan biến - tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát không đóng góp nhiều cho sự mô tả cần đo.
Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item -total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới. Thông thường, thang đó có Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt [35].
- Phương pháp phân tích yếu tố khám phá:
Phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis - viết tắt là EFA) là tập hợp các kỹ thuật phân tích thống kê có liên hệ với nhau dùng để rút gọn một tập K biến quan sát thành một tập F (F<K) các yếu tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ của các yếu tố với các biến nguyên thủy.
Phương pháp EFA thuộc nhóm các phương pháp phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau vì các biến được đưa vào phân tích không có biến độc lập và phụ thuộc mà chúng cùng phụ thuộc lẫn nhau. Để chọn số lượng yếu tố, ba phương pháp thường sử dụng là:Tiêu chí E = Eigenvalue, tiêu chí điểm uốn, xác định trước số lượng yếu tố.
Để dễ dàng trong diễn giải kết quả EFA, người ta thường dùng phương pháp xoay yếu tố để diễn giải kết quả, có thể xoay vuông góc hay không vuông góc. Để xác định sự phù hợp khi dùng EFA, có thể dùng kiểm định Bartlert hoặc KMO (Kaiser - Meyer-Olkin). KMO có giá trị từ 0,5 trở lên, các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại và kiểm tra tổng phương sai trích được (>=50%), hệ số Eigenvalue
>=1 đối với mỗi yếu tố mới đạt yêu cầu.
- Phân tích tương quan Correlations
Kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình: giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập và giữa biến độc lập với nhau. Đồ thị phân tán cũng như cung cấp thông tin trực quan về mối tương quan giữa các biến.Sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa độ chặt chẽ mối liên hệ tuyến tính giữa hai đại lượng.Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này cố mối quan hệ tuyến tính càng chặt chẽ.
Trong mô hình nghiên cứu, kỳ vọng có mối tương quan chặt chẽ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Đồng thời nghiên cứu cũng xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau để nhận dạng hiện tượng đa cộng tuyến.
- Phân tích mô hình hồi quy đa biến
Mô hình hồi quy đa biến MVR (Multi Variate Regression) là mô hình có nhiều biến phụ thuộc định lượng và nhiều biến độc lập định tính hoặc định lượng.Mô hình MVR giả định là các biến phụ thuộc không có quan hệ với nhau.Vì vậy, thực chất MVR là tập hợp các mô hình hồi quy bội.Mô hình hồi quy bội (Multiple Linear Regression - ký hiệu là MLR) là mô hình dùng để kiểm định tác động của nhiều biến độc lập định lượng vào một biến phụ thuộc định lượng.
Sau quá trình kiểm định giá trị của biến (EFA), tiến hành tính toán nhân số của yếu tố (giá trị yếu tố trích được trong phân tích yếu tố EFA), các yếu tố được trích trong phân tích yếu tố được sử dụng trong phân tích hồi quy để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu kèm theo. Các kiểm định giả thuyết thống kê đều áp dụng mức ý nghĩa 5%.
+ Sau khi kết luận là hai biến có mối liên hệ tuyến tính thì có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của hai biến này bằng hồi quy tuyến tính.
+ Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan.
+ Phương trình hồi quy đa biến cho mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:
= α + β +
Trong đó:
: Sự tham gia của người dân X : vectơ các biến giải thích α: hằng số
β: hệ số hồi quy
: sai số ngẫu nhiên
+ Vận dụng vào mô hình đề xuất
Mô hình hồi quy được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn có dạng như sau:
Y =+ +X2 + + +
- Trong đó:
+ Biến phụ thuộc (Y): Sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT.
+ Biến độc lập (X) bao gồm: X1: Lợi ích
X2: Rào cản
X3: Quan điểm của người dân X4: Chính sách của Nhà nước
- Kiểm định giả thuyết
+ Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến: R2
+ Kiểm định về độ phù hợp của mô hình
+ Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan giữa các biến độc lập) thông qua giá trị độ chấp nhận (tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor): VIF >2 thì có thể nhận xét có hiện tượng đa cộng tuyến.
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự tham gia của người dân. Yếu tố có hệ số β càng lớn thì có thể nhận xét rằng yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn những yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu.
3.4. Kết quả thảo luận nhóm về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc
3.4.1. Yếu tố lợi ích
Dựa trên thuyết trao đổi xã hội - quyền lực của P.Blau [116] cho thấy rằng lợi ích kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của người dân khi quyết định tham gia vào du lịch. Perdue và cộng sự [115] đã nghiên cứu và cho thấy lợi ích cá nhân từ phát triển du lịch tác động đến nhận thức tích cực cũng như tiêu cực của người dân về du lịch, qua đó sẽ đưa ra quyết định về sự ủng hộ việc tham gia vào du lịch.Nghiên cứu này giả thuyết H1 rằng: các lợi ích đều có mối quan hệ thuận chiều đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn.
Bảng 3.4. Biến mô tả lợi ích có được khi tham gia vào hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn
Thang đo | Mã hóa | Nguồn | |
Nhóm các lợi ích có được khi người dân quyết định tham gia vào quản lý phát triển du lịch nông thôn | Hưởng lợi từ các dịch vụ du lịch | LI1 | Sirivongs & Tsuchiya (2012) |
Nâng cao trình độ ngoại ngữ | LI2 | Lee và các cộng sự, Phạm (2013) Lee và các cộng sự, Phạm (2013) | |
Giành được sự hỗ trợ từ các tổ chức khác | LI3 | ||
Phát triển cơ sở hạ tầng ban đầu | LI4 | Pham (2013) | |
Tạo cơ hội việc làm cho người dân địa phương | LI5 | Perdue và các cộng sự, Pham & Kayat (2011) | |
Tăng thu nhập cho gia đình | LI6 | Lee và các cộng sự, Phạm (2013), pham&kayat, 2011 | |
Tăng kỹ năng quản lý của người dân địa phương | LI7 | Kết quả tham khảo chuyên gia | |
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống | LI8 | Sirivongs & Tsuchiya (2012) | |
Tăng sự gắn kết của cộng đồng | LI9 | ||
Mở rộng thị trường cho các sản phẩm địa phương | LI10 | ||
Tổng | 10 biến |
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
* Các tác động của du lịch đã được các nghiên cứu trước đề cập. Tác giả đã điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế địa bàn nghiên cứu và để dễ hiểu cho người trả lời.
3.4.2. Yếu tố rào cản
Perdue và các cộng sự [115] đã cụ thể hóa lý thuyết trao đổi xã hội - quyền lực bằng việc đưa thêm các yếu tố mới, trong đó việc ủng hộ có các rào cản khi tham gia là điều cần thiết. Jamal & Getz [90] đã chỉ ra rằng có 3 loại rào cản người dân sẽ gặp phải khi tham gia vào quản lý phát triển du lịch, đó chính là rào cản cấu trúc, rào cản văn hóa và rào cản hoạt động. Các rào cản này sẽ là động lực giúp cho người dân cố
gắng vượt qua để tiếp cận với hoạt động. Tác giả đã chỉnh sửa và đưa ra những câu hỏi dễ hiểu để phù hợp với đối tượng điều tra. Nghiên cứu này xây dựng giả thuyết H2 rằng: các rào cản đều có mối quan hệ ngược chiều đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn.
Bảng 3.5. Biến mô tả rào cản khi tham gia vào hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn
Thang đo | Mã hóa | Nguồn | |
Rào cản khi tham gia vào quản lý phát triển du lịch nông thôn | Nhận thức về phát triển du lịch hạn chế | RC1 | Perdue và các cộng sự, (1990), Jamal &Getz (1995), Phạm, 2013 |
Không đủ năng lực để hiểu các mục tiêu phát triển | RC2 | ||
Điều kiện sống của người dân còn nghèo nàn | RC3 | ||
Chưa có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch | RC4 | ||
Thời vụ du lịch ngắn | RC5 | ||
Hệ thống pháp luật chưa thực sự hỗ trợ cho sự phát triển của loại hình DLNT | RC6 | ||
Chi phí đào tạo nhân lực cao | RC7 | ||
Sản phẩm DLNT còn nghèo nàn, đơn điệu chưa thực sự hấp dẫn. | RC8 | ||
Ý thức của người dân về hoạt động quản lý phát triển DLNT còn thấp | RC9 | ||
Tổng | 9 biến |
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
3.4.3. Yếu tố quan điểm của người dân
Quan điểm của người dân có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định tham gia của họ. Mở đầu đối với quan điểm này, tác giả đã đưa ra các câu hỏi với nội dung xác định những người trả lời đã từng tham gia vào bất cứ hoạt động nào có liên quan đến việc phát triển du lịch. Phạm [120] đã đưa ra 7 quan điểm của người dân về sự tham gia, trong đó trình bày ý kiến của người dân về những phát biểu có liên quan đến sự phát
triển chung, những tác động của phát triển du lịch ảnh hưởng đến người dân, ngoài ra còn thể hiện quan điểm như thế nào đối với nhận định liên quan đến lợi ích kinh tế cũng như trách nhiệm của người dân khi quyết định tham gia vào hoạt động này.
Giả thuyết H3 đặt ra quan điểm của người dân về quản lý phát triển DLNT có ảnh hưởng thuận chiều đến sự tham gia của họ.
Bảng 3.6. Biến mô tả quan điểm của người dân về phát triển du lịch nông thôn
Thang đo | Mã hóa | Nguồn | |
Quan điểm của người dân về quản lý phát triển du lịch nông thôn | Các cơ quan quản lý có khả năng phát triển DLNT mà không cần sự tham gia và hỗ trợ của người dân | QD1 | Phạm Minh Hương (2013) |
Người dân không được trao cơ hội để đưa ra quyết định về hoạt động phát triển du lịch tại địa phương | QD2 | ||
Cơ quan quản lý về du lịch không lắng nghe ý kiến của người dân | QD3 | ||
Tồn tại khoảng cách giữa nhà quản lý và người dân | QD4 | ||
Cơ sở vật chất chưa đầy đủ để phát triển du lịch | QD5 | ||
Phát triển du lịch không phù hợp với cuộc sống hiện tại của người dân | QD6 | ||
Tham gia vào hoạt động phát triển du lịch sẽ đạt được những lợi ích mong muốn | QD7 | ||
Tổng | 7 biến |
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
3.4.4. Yếu tố chính sách của Nhà nước
Chính sách nhà nước được coi là yếu tố khuyến khích sự tham gia của người dân. Nhà nước hỗ trợ sự tham gia trong quản lý phát triển du lịch thông qua các dự án cũng như đưa ra các đề án phát triển với mục tiêu rõ ràng. Theo đó, Nhà nước tạo mọi điều