Kinh Nghiệm Của Một Số Quốc Gia Và Trong Nước Đối Với Việc Phát Triển Du Lịch Nông Thôn


1993) và Jenkins (2001) có thể thấy bản chất của phát triển du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng là phát triển cung và cầu du lịch. Tuy nhiên với một ngành đặc thù như du lịch và đặc biệt là du lịch nông thôn thì để có thể phát triển còn cần sự tham gia của nhiều nhân tố cả nội sinh và ngoại sinh. Trong đó nhân tố nguồn lực nội tại và cơ chế chính sách hỗ trợ cũng như môi trường du lịch đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của du lịch nông thôn. Chính vì vậy, để du lịch nông thôn có thể phát triển hài hòa và bền vững cần tập trung phát triển 5 nhân tố sau:

a) Phát triển cung du lịch nông thôn

Việc phát triển du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng hầu hết đều phải dựa trên nền tảng tài nguyên du lịch. Tuy nhiên để phát triển cung du lịch nông thôn, ngoài yếu tố tiền đề là tài nguyên du lịch thì còn nhiều yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực du lịch, chính sách và công nghệ… Về cơ bản, phát triển cung du lịch nông thôn cần tập trung vào các vấn đề chính sau:

- Gia tăng số lượng, quy mô và trình độ các cơ sở kinh doanh du lịch nông

thôn

- Phát triển sản phẩm du lịch nông thôn, bao gồm việc: Gia tăng và đa dạng

hóa các sản phẩm; Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nông thôn; Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ bổ trợ…

- Đảm bảo tính liên kết sản phẩm, hình thành các tuyến - điểm du lịch

b) Phát triển cầu du lịch nông thôn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

- Hình thành và thúc đẩy xu hướng du lịch nông thôn

- Đảm bảo tính kết nối với thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến, truyền thông và kênh phân phối.

Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - 9

- Mở rộng và đa dạng hóa thị trường cả trên phương diện địa lý và cơ cấu nhu cầu.

c) Phát triển các nguồn lực phục vụ du lịch nông thôn

- Đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu và nâng cao chất lượng nhân lực du lịch

- Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư; Hoàn thiện, nâng cao chất lượng, đảm bảo quy mô của hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

- Phát triển hệ thống thông tin, truyền thông du lịch nông thôn



thôn

d) Xây dựng, hoàn thiện chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển du lịch nông


- Các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, phân chia lợi ích

- Các chính sách phân bổ và sử dụng nguồn lực

- Các chính sách phát triển hạ tầng và sản phẩm du lịch

- Các chính sách liên kết

e) Bảo vệ và phát triển môi trường du lịch nông thôn

- Tăng cường bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh quản

- Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

- Xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, an toàn

- Sử dụng các công nghệ sạch, an toàn với môi trường

2.1.2.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch nông thôn

Trên cơ sở các nội dung phát triển du lịch nông thôn, để đánh giá thực trạng

PTDLNT, đề tài nghiên cứu tập trung vào đánh giá dựa trên các tiêu chí theo góc độ cầu - cung thông qua các chỉ tiêu cụ thể cũng như các tiêu chí về chính sách, mức độ đầu tư cho DLNT và tỷ trọng đóng góp của du lịch trong cơ cấu kinh tế nông thôn:

a) Thị trường khách du lịch nông thôn

Đánh giá thị trường khách DLNT ta đánh giá các chỉ tiêu cụ thể như: Quy mô và nguồn khách thị trường khách du lịch nông thôn (Tốc độ tăng trưởng lượng khách và cơ cấu nguồn khách DLNT); Cơ cấu thị trường khách (Độ tuổi, giới tính; Nghề nghiệp và trình độ học vấn; Cơ cấu phương tiện và thời gian di chuyển; Cơ cấu quy mô đoàn và người đi cùng; Mục đích, hình thức tổ chức và tần suất DLNT; Nguồn thông tin); Đặc điểm tiêu dùng của khách DLNT (Mức độ tham gia dịch vụ của khách DLNT; Thời gian lưu trú và chi tiêu của khách DLNT)

b) Cung du lịch nông thôn

Đánh giá cung DLNT địa bàn nghiên cứu ta đánh giá thông qua các chỉ tiêu

về:

- Sản phẩm du lịch nông thôn (Các sản phẩm DLNT chính trên địa bàn

nghiên cứu và chất lượng sản phẩm DLNT đó);

- Cơ sở kinh doanh DLNT (Loại hình kinh doanh và thời gian kinh doanh; Quy mô các cơ sở kinh doanh DLNT);


- Đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh DLNT;

- Hoạt động và kết quả kinh doanh của DLNT (Thời vụ du lịch và công suất kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của DLNT);

- Chính sách phát triển du lịch nông thôn

Đối với phát triển du lịch, đặc biệt là PTDLNT thì chính sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng và có tính quyết định trực tiếp. Có 2 loại chính sách là chính sách trực tiếp và chính sách hỗ trợ, bổ sung cho PTDLNT. Các chính sách hỗ trợ cho du lịch như luật du lịch, chiến lược phát triển du lịch, các qui định về tiêu chuẩn, tiêu chí du lịch, các chính sách về tín dụng cho việc hỗ trợ phát triển du lịch, ưu đãi, đầu tư, xúc tiến quảng bá du lịch…Đối với những chính sách hỗ trợ bổ sung cho PTDLNT thường là các chính sách gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP, chương trình bảo vệ môi trường, chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; các chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn; các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Chính sách về phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi…

Đối với PTDLNT trên địa bàn vùng ngoài chính sách PTDLNT cho cả vùng còn có những chính sách cho từng địa phương cụ thể.

- Mức độ đầu tư cho du lịch nông thôn

Tiêu chí về mức độ đầu tư cho DLNT cũng phản ánh sự PTDLNT. Nếu DLNT ngày càng được quan tâm và đầu tư đồng nghĩa với loại hình DLNT ngày càng phát triển. Điều này còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư bao nhiêu và có liên tục hay không.

Nguồn lực đầu tư cho PTDLNT có thể đến từ nhiều nguồn: đầu tư trong nước và nước ngoài, đầu tư từ chính phủ, doanh nghiệp hay từ chính cộng đồng dân cư…

Đối với DLNT nguồn đầu tư chủ yếu tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng vì hạ tầng khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững bởi nông nghiệp là gốc của nông thôn, đầu tư cho phát triển sản phẩm DLNT, đầu tư cho đào tạo, xúc tiến quảng bá…

- Tỷ trọng đóng góp của du lịch nông thôn trong cơ cấu kinh tế nông thôn

Để đánh giá thực trạng PTDLNT của một điểm đến thì tỷ trọng đóng góp của


DLNT trong cơ cấu kinh tế nông thôn là một tiêu chí cần được tính đến. Tiêu chí này xem xét mức độ đóng góp của du lịch chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm so với những đóng góp của các lĩnh vực khác trong kinh tế nông thôn, từ đó đánh giá được tầm quan trọng của DLNT trong phát triển nông thôn.

2.1.2.4. Các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch nông thôn

Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch của một điểm đến DLNT (điểm đến ở đây có thể là một quốc gia, một khu vực, một vùng, một tỉnh, một thành phố hay một địa phương cụ thể. Trong khuân khổ luận án thì điểm đến du lịch nông thôn là các xã, các làng hay các thôn/bản). Có những nhân tố tác động tích cực nhưng cũng không ít nhân tố tác động tiêu cực đến sự phát triển du lịch; có những nhân tố bên trong, nội sinh của điểm đến cũng có những nhân tố bên ngoài tác động đến sự PTDLNT của điểm đến. Và mỗi điểm đến nghiên cứu lại chịu tác động của những nhân tố khác nhau, mức độ nhiều ít khác nhau của mỗi nhân tố cho từng điểm đến nghiên cứu cụ thể.

Cũng như đối với bất cứ loại hình kinh doanh nào, ba nhân tố nguồn lực, môi trường kinh doanh khả năng quản trị giữ vai trò quyết định, tác động trực tiếp tới kết quả và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, với du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng, do đặc điểm cung tại chỗ nên khả năng tiếp cận cũng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy bốn nhóm nhân tố sau có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng, bao gồm: 1) Khả năng tiếp cận, 2) Nguồn lực, 3) Môi trường kinh doanh, 4) Khả năng quản trị.

a) Khả năng tiếp cận

Darcy (1998) chia thuật ngữ “tiếp cận” thành ba chiều: Tiếp cận vật lý, tiếp cận giác quan và tiếp cận giao tiếp. Khả năng tiếp cận đề cập đến khả năng tiếp cận của khách du lịch với điểm đến nông thôn từ giao thông đến cơ sở du lịch thuận tiện, phương tiện công cộng dễ tiếp cận, hệ thống biển báo, chỉ dẫn rõ ràng, đầy đủ, chỗ để/đỗ xe rộng rãi, thuận tiện và du khách dễ dàng tìm thấy cơ sở du lịch. Đặc điểm DLNT nằm ở khu vực nông thôn nên điều kiện về cơ sở hạ tầng cũng như những phương tiện giao thông thường không được thuận lợi bằng các điểm du lịch thành thị. Đây là một nhân tố quan trọng khi tính tới sự PTDLNT.


b) Nguồn lực

Nguồn lực để PTDLNT như nguồn vốn, nhân lực phục vụ du lịch, thương hiệu du lịch, không gian và quỹ đất phục vụ PTDLNT.

Về cơ bản nguồn lực để phát triển du lịch ở các vùng nông thôn còn yếu, đòi hỏi cần có những nguồn vốn đầu tư cũng như triển khai các hoạt động, cũng như khả năng tiếp cận các nguồn vốn tốt để đầu tư, xây dựng PTDLNT đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao so với những gì vùng nông thôn hiện có.

Bên cạnh đó, nhân lực DLNT thường là những người lao động địa phương và cộng đồng dân cư, thiếu và yếu cả về số lượng cũng như chất lượng lao động nên cần được đào tạo chuyên sâu và thường xuyên.

DLNT muốn thu hút được khách du lịch cần có một thương hiệu tốt. Thương hiệu này cần phải xây dựng dựa trên sự độc đáo về tài nguyên DLNT

Quỹ đất để PTDLNT là một trong những vấn đề còn nhiều vướng mắc. Không gian để PTDLNT là một không gian rộng lớn, bao gồm nhiều vùng đất với mục đích sử dụng khác nhau nên cần có một chính sách rõ ràng để có thể khai thác quỹ đất phục vụ cho việc phát triển du lịch. Điều này cần có những quy định phù hợp trong luật đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho PTDLNT trong khu vực.

c) Môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh có tác động rất lớn đến sự PTDLNT, bao gồm các nhân tố về chính trị - luật pháp, tự nhiên (môi trường, cảnh quan, dịch bệnh…), văn hóa - xã hội, kinh tế, công nghệ cũng như các lĩnh vực sản xuất có liên quan đến PTDLNT.

d) Khả năng quản trị

Khả năng quản trị bao gồm khả năng quản lý tốt các hoạt động của mình; khả năng hoạch định và triển khai các chiến lược, kế hoạch kinh doanh; xây dựng và quảng bá thương hiệu tốt; xúc tiến, quảng bá tốt; chủ động tiếp cận và tìm kiếm thị trường; chủ động xây dựng sản phẩm mới; chủ động xây dựng được kênh phân phối hiệu quả; liên kết được với các cơ sở, cá nhân cung cấp dịch vụ có liên quan và có khả năng xây dựng, triển khai và quản lý các kế hoạch tài chính của mình một cách hiệu quả.


2.1.2.5. Thách thức, cơ hội, hạn chế và thành công (TOWS) trong phát triển du lịch nông thôn

Song song với việc đánh giá sự phát triển du lịch nông thôn thông qua các tiêu chí cung - cầu, những nhân tố tác động thì TWOS cũng là một bước cần thiết để phân tích thực trạng PTDLNT trên địa bàn nghiên cứu. Tùy vào mỗi địa bàn nghiên cứu lại có những thách thức, cơ hội và hạn chế, thành công riêng, thông qua việc đánh giá đó lường trước được những thách thức cũng như nắm bắt được các cơ hội, khắc phục những hạn chế và tận dụng những thành công đã đạt được để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp PTDLNT trên địa bàn đó.

2.1.2.6. Tính liên kết vùng trong phát triển du lịch nông thôn

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành liên vùng cao. Đặc biệt, đặc điểm DLNT thường sẽ có những đặc điểm chung trong một vùng. Vì vậy, cần chú trọng tính liên kết vùng trong việc PTDLNT.

Liên kết vùng trong PTDLNT sẽ tận dụng, khai thác triệt để nguồn lực du lịch, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, sẽ kết nối được các cơ quan quản lý Nhà nước (Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, về nông nghiệp và phát triển nông thôn, chính quyền địa phương, sở, ban ngành liên quan) và các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các hiệp hội du lịch - nông thôn, cộng đồng dân cư giữa các địa phương trong vùng. Bên cạnh đó cũng kết nối được hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là hệ thống hóa các sản phẩm du lịch, tránh trùng lặp, làm nổi bật tính riêng biệt, đặc thù và độc đáo riêng của mỗi điểm đến nông thôn trong vùng. Đồng thời phát huy được lợi thế so sánh của các vùng, các địa phương, bổ sung, khắc phục cho nhau những hạn chế trong PTDLNT, nâng cao sức cạnh tranh và những lợi thế trong PTDLNT của vùng.

PTDLNT trong liên kết vùng cũng xóa bỏ hoạt động du lịch mang tính nhỏ lẻ, manh mún, trùng lặp, tạo đà cho PTDLNT toàn diện và bền vững hơn.

Để đạt được những điều trên thì cần:

- Có những chính sách, quy hoạch rõ ràng về DLNT trong vùng cho từng địa phương cụ thể; cần có quy hoạch về vùng đất cho phát triển du lịch, đất trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

- Có sự thống nhất, phân công cụ thể giữa các sở, ban ngành, tránh trùng lặp


chồng chéo.

- Có sự chia sẻ công bằng về lợi ích và trách nhiệm

- Cần sự hợp lực của chính quyền và cộng đồng nông thôn.

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia và trong nước đối với việc phát triển du lịch nông thôn

2.2.1.1. Kinh nghiệm quốc tế

Trong thực tế về lý thuyết có sự khác biệt lớn về DLNT ở các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển; DLNT ở khu vực Châu Âu khác với DLNT ở các nước Châu Á; hay có sự khác biệt ở các nước trong khu vực. Điều này là bởi vì nền văn hóa và phương thức sản xuất nông nghiệp, mục tiêu khác nhau ở mỗi quốc gia, ở mỗi khu vực. Đối với các quốc gia đang phát triển, người ta xem DLNT như một công cụ tái tổ chức lại khu vực nông thôn, đa dạng hóa thu nhập từ nông nghiệp, góp phần chống đói nghèo, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng và phát huy bảo tồn các giá trị di sản văn hóa cộng đồng, cũng như việc bảo vệ môi trường. Còn ở các quốc gia phát triển thì DLNT lại phát triển theo chiều sâu, nhằm mục đích phục vụ nhu cầu du lịch trong điều kiện ngày càng khan hiếm các khu vực nông thôn.

a) Pháp thành công trong thực hiện đa dạng hóa xúc tiến du lịch nông thôn, bằng các chính sách hỗ trợ hiệp hội phát triển du lịch nông thôn

Ở Pháp, chủ trương về quy hoạch các khu vực nông thôn đã khuyến khích một số hoạt động thúc đẩy DLNT. Từ những năm 1976, chính phủ pháp đã có chính sách hỗ trợ các hiệp hội nông dân tổ chức hoạt động du lịch ở vùng nông thôn. Họ có những mạng lưới phân phối tốt, xuyên suốt nước Pháp. Phòng nông nghiệp Pháp quản lý những mạng lưới chính hoạt động trong lĩnh vực DLNT như: "Bienvenue a la farm", Gîtesde France, Clevacances, Accueil payan. Mỗi mạng lưới này lại có những hình thức DLNT khác nhau, nhưng hình thức du lịch chính trong mạng lưới là: ẩm thực, lưu trú, nghỉ dưỡng và các sản phẩm phục vụ nông dân. Các hình thức DLNT ở Pháp có thể được tổng hợp, gồm có: (i) Du lịch tham gia vào chỗ ở: cắm trại tại trang trại, phòng khách nông trại, chỗ ở trong một khoảng thời gian nhất định hoặc chỗ ở cho kỳ nghỉ trong trang trại của nhà nghỉ nông thôn; (ii) Du lịch


kinh tế học: du khách nếm thử các sản phẩm được làm từ trang trại, mua các sản phẩm có từ nông trại; (iii) Du lịch khám phá: du khách tham gia vào các hoạt động của loại hình trang trại “mở” (tìm hiểu), trang trại dạy "khám phá", trang trại cưỡi ngựa… Có thể thấy, hoạt động DLNT ở Pháp rất phong phú từ khám phá địa phương theo chuyên đề (tự nhiên, văn hóa, lịch sử, di sản), đi bộ ngắm cảnh, đi dạo bằng xe đạp, tham gia các hoạt động dưới nước, các hoạt động chế biến nông sản đến thưởng thức ẩm thực truyền thống địa phương. Điều đặc biệt, về ẩm thực khi du khách tham gia các hình thức DLNT ở Pháp sẽ sử dụng luôn các món ăn truyền thống của khu vực, vì 80% nguyên liệu bữa ăn là sản phẩm từ trang trại của vùng. Tuy nhiên, hoạt động của các loại hình DLNT ở Pháp phải tuân thủ điều kiện bắt buộc là một trong những chủ sở hữu của hình thức du lịch phải là nông dân địa phương và chính họ (những nông dân của trang trại) phục vụ du khách mà không được thuê đầu bếp phục vụ các bữa ăn cho du khách. Quy định này, chính là một trong những chính sách hướng vào tạo thêm sinh kế, thu nhập cho nông dân và gìn giữ nét đặc sắc văn hóa của mỗi vùng miền riêng có của địa phương.

Tại Pháp, bên cạnh những mạng lưới trực tiếp tổ chức các hoạt động DLNT, Pháp còn có những mạng lưới hỗ trợ phát triển tại các điểm đến như: việc cung cấp những tiện ích trên các nền tảng công nghệ thông tin giúp du khách dễ dàng tiếp cận, thuận tiện liên lạc trong khi du lịch ở vùng thôn; hệ thống các chuỗi cửa hàng café, cây xăng, thậm chí là bệnh viện để mang lại cho du khách cảm giác an toàn và tiện ích. Kể từ đầu năm 2005, Bộ Nông nghiệp Pháp đã tài trợ cho một hội nghị thường niên về các vấn đề phát triển nông thôn. Theo đó, hội thường niên này sẽ là dịp bộ trưởng, các thành viên quốc hội, đại diện chính phủ, lãnh đạo địa phương và doanh nghiệp cùng với nông dân cùng đối thoại đánh giá hiệu quả của các chính sách phát triển nông thôn hiện có và giải quyết các nhu cầu trong tương lai. Trong đó, DLNT là một trong những chủ đề được ưu tiên hơn cả, với sự can thiệp của các bộ trưởng nông nghiệp, sinh thái, kinh tế và y tế đưa ra các giải pháp, ghi nhớ hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau của tất cả các loại hình DLNT từ việc phân bổ vốn đến đưa ra chính sách đa dạng hóa dịch vụ du lịch, tập trung vào các thị trường ngách như một số thị trường đặc biệt của DLNT.

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí