Kinh Nghiệm Về Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Quản Lý Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Tại Việt Nam


của nhà nước. Theo thống kê, năm 2000, ở Thái Lan có 551 cơ sở, từ năm 2001 đến năm 2003 có 118 cơ sở nữa tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ cho loại hình du lịch nông thôn và đến năm 2016, số cơ sở tham gia vào du lịch nông thôn đã lên tới con số 1.521 cơ sở. Thái Lan tạo ra những cuộc vận động mỗi làng một sản phẩm với mục đích làm đa dạng và phong phú cho các sản phẩm DLNT, tạo ra sức hút đối với khách du lịch [54].

Chủ thể cung cấp các dịch vụ cho hoạt động DLNT là chủ các nông trại, các hội người làm vườn, hội những phụ nữ làm công tác chế biến và thu hoạch nông sản. Tuy nhiên, vấn đề cung cấp dịch vụ ăn uống, lưu trú cho khách du lịch ở Thái Lan chỉ phát triển giới hạn trong phạm vi tổ chức và tạo không gian cho khách du lịch vãn cảnh, tổ chức sản xuất sản phẩm và tạo không gian tham quan và thưởng thức các sản phẩm là nông sản tại các địa phương.

2.2.2. Kinh nghiệm về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn tại Việt Nam

Việt Nam là một nước xuất phát điểm từ nông nghiệp cùng với xu thế đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay cũng như quá trình tái cơ cấu lại các ngành sản xuất, việc quy hoạch và có định hướng đúng đắn trong phát triển khu vực nông thôn theo hướng bền vững là cần thiết. Tuy nhiên, ở Việt Nam loại hình DLNT còn khá mới mẻ. Dưới đây là một số điểm đến đã được chú trọng đầu tư vào phát triển loại hình du lịch này.

2.2.2.1. Làng cổ Đường Lâm - Thành phố Hà Nội

Làng Đường Lâm là một trong những minh chứng sống về sự tham gia của người dân trong phát triển DLNT. Năm 2005, làng cổ Đường Lâm được công nhận là di sản cấp Quốc gia, trong thời gian này số lượng khách du lịch tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, tại thời điểm này, số lượng các hộ gia đình tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ còn hạn chế, chỉ có khoảng vài hộ tham gia vào hoạt động du lịch tại nơi đây. Xác định đây là một trong những điểm du lịch có tiềm năng, Ban quản lý dự án phát triển DLNT được lập ra tại làng cổ này. Theo đó, mô hình đầu tiên của làng cổ Đường Lâm được lập ra từ 5 thôn có các tài nguyên du lịch điển hình, mỗi thôn ngoài những người đã tham gia trong dự án, 20 hộ khác cũng được chọn để tham gia. Trong quá trình tham gia xây dựng, khó khăn lớn nhất về thông tin du lịch cho du khách đã được giải quyết nhờ sự tư vấn và cam kết tham gia của người dân địa phương. Người dân


được ban quản lý dự án giao cho quản lý những nhóm tài nguyên khác nhau như văn hóa lịch sử, nghề và sản phẩm nghề truyền thống, nông nghiệp,… Người dân trực tiếp xây dựng kế hoạch phát triển dựa vào các tài nguyên sẵn có và tham gia tư vấn cho dự án khi tiến hành làm các dịch vụ và tuyến điểm du lịch.

Nhờ vào sự tư vấn cũng như trực tiếp tham gia vào xây dựng quy hoạch du lịch, đến cuối năm 2016, Làng cổ Đường Lâm đã thu hút được hơn 90 nghìn khách. Cũng theo đó, một cuộc phỏng vấn trực tiếp đối với những hộ dân tham gia vào du lịch được tiến hành. Theo đó, doanh thu của 20 hộ tham gia vào phát triển du lịch tại đây so với doanh thu từ hoạt động nông nghiệp đơn thuần trung bình tăng lên gấp đôi, có hộ tăng gấp 3 [1][3].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Tháng 12/2013, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cùng với sở VHTTDL Hà Nội đã đưa ra một văn bản trong đó nêu rõ, giải pháp phát triển DLNT tại làng cổ Đường Lâm trong tương lai không tách rời với người dân, để người dân trở thành chủ thể chính của các hoạt động du lịch.

2.2.2.2. Làng Bồ Dương, Xã Hồng Phong, tỉnh Hải Dương

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam - 9

Xã Hồng Phong, huyện Linh Giang tỉnh Hải Dương nằm cách Hà Nội 100km, là địa bàn cư trú của hơn 7 nghìn người dân. Đây được coi là cái nôi của nghệ thuật múa rối nước truyền thống. Việc kết hợp với các tài nguyên DLNT đã trở thành hướng đi mới cho du lịch tại Hải Dương.Với sự kết hợp các tài nguyên du lịch này, loại hình du lịch được đưa ra ở đây chủ yếu là du lịch tham quan và trải nghiệm. Đối tượng khách du lịch chính là khách nước ngoài vì họ là những người thực sự quan tâm tới những nét đẹp hài hòa của nông thôn Việt Nam.

Tuy nhiên, khi tiến hành phục hồi lại làng múa rối nước tại đây, khó khăn lớn nhất xảy ra đó là những người có kinh nghiệm về nghề truyền thống này hầu như đã không còn. Việc đầu tiên là xây dựng một “Hợp tác xã” múa rối nước mới và việc đào tạo và truyền nghề được giao cho một vài cụ trong làng chỉ dạy. Mặt khác, Sở VHTTDL tỉnh cũng tiến hành đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất của địa phương để có sự cải tạo và xây mới nhằm đáp ứng yêu cầu của khách du lịch. Theo đó, lấy hoạt động múa rối là trung tâm, cần xây dựng những nhà múa rối truyền thống, xây dựng lộ trình du lịch thông qua các công ty gửi khách trong đó đặc biệt quan tâm tới tuyến Hà Nội -


Ninh Bình và Hà Nội - Hải Phòng, xác định những điều kiện để đón tiếp du khách như cơ sở vật chất, các điều kiện trải nghiệm nông thôn [1][3].

Trong tất cả các công việc này, Sở VHTTDL tỉnh xác định người dân là người trực tiếp tham gia. Tất cả các công việc tại xã Hồng Phong được làm dưới sự tư vấn của người dân bản địa. Chính vì vậy, qua 2 năm (2013 - 2014), về cơ bản đã xây dựng và đưa làng nghề này vào hoạt động và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Số lượng khách du lịch tăng từ 17 lượt khách năm 2001 lên đến 400 lượt khách năm 2016.

2.2.2.3. Làng Đông Hòa Hiệp, tỉnh Tiền Giang

Làng Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100 km và cách Mỹ Tho, thành phố trung tâm của tỉnh khoảng 30 km về phía Tây. Dân số khoảng 14.500 người với 3.621 hộ. Làng Đông Hòa Hiệp có địa hình trải dài dọc sông Mỹ Tho, nơi còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc thời Pháp thuộc, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những vườn cây ăn quả rộng lớn bao quanh. Quá trình quản lý phát triển DLNT ở Đông Hòa Hiệp được phân thành 3 thời kỳ như sau:

Thời kỳ thứ nhất, xuất hiện hoạt động tham quan du lịch tại huyện Cái Bè (Từ những năm 1990 đến nửa đầu những năm 2000).

Thời kỳ thứ hai, bắt đầu tổ chức hoạt động du lịch dựa vào nhà cổ làng Đông Hòa Hiệp (Nửa sau những năm 2000).

Thời kỳ thứ ba, mở rộng hoạt động du lịch từ hình thức đơn lẻ sang toàn diện tại địa phương (từ năm 2010).

Theo đó, quá trình quản lý phát triển DLNT trải qua các năm bước của quá trình quản lý, được cụ thể:

Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng dự án phát triển du lịch

Kế hoạch phát triển DLNT tại khu vực này được xây dựng với mục tiêu bảo tồn, tái sinh các miệt vườn, cây ăn quả truyền thống, hoạch định và thực thi các chương trình du lịch đường thủy tại làng Đông Hòa Hiệp.

Các hoạt động được triển khai thực hiện như:

Hình thành Ban quản lý Dự án và các nhóm đại diện người dân tham gia du lịch Cộng đồng cư dân địa phương là chủ thể xây dựng các chương trình, dịch vụ du

lịch (nhà hàng nông gia, homestay, gia công trái cây,…)

Cộng đồng cư dân địa phương tiến hành trang bị cơ sở hạ tầng du lịch


Ban quản lý dự án tư vấn để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Cộng đồng cư dân địa phương phối hợp với Ban quản lý phát triển công cụ du lịch (tờ rơi, bản đồ du lịch), quảng bá chương trình du lịch tại các lễ hội địa phương, quảng bá du lịch với các đơn vị tư nhân.

Bước 2: Xây dựng bộ máy tổ chức phát triển du lịch

Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cái Bè là cơ quan chịu trách nhiệm phát triển du lịch làng Đông Hòa Hiệp, cơ quan phối hợp là UBND xã Đông Hòa Hiệp. Ngoài ra, Ban quản lý dự án phân công nhiệm vụ các thành viên nhóm dự án phụ trách các mảng hoạt động. Trong đó, tập trung hỗ trợ bước đầu cho các hộ gia đình có khuôn viên rộng lớn tiến hành các hoạt động du lịch.

Bước 3: Phát triển sản ph m du lịch

Việc phát triển các sản phẩm DLNT được thực hiện tuần tự các hạng mục công việc như:

- Điều tra tài nguyên du lịch: Việc điều tra, khảo sát tài nguyên du lịch đã cung cấp các thông tin, tiềm năng du lịch và khám phá ra nhiều tài nguyên có thể sử dụng cho quá trình phát triển DLNT như nhà cổ, xưởng sản xuất các sản phẩm truyền thống địa phương (bánh tráng sữa, bánh tráng chuối, bánh tét,…)

- Hỗ trợ khởi nghiệp dịch vụ du lịch cho người dân: Theo đó, có một số hộ gia đình mục tiêu như nhà cổ ông Liêm, nhà cổ ông Tống, nhà cổ ông Mười, nhà cổ ông Võ và nhà cổ ông Xoát được Ban quản lý dự án tiến hành hỗ trợ ban đầu cho việc thực hiện DLNT.

- Tập huấn nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống

Hướng dẫn người dân trình bày món ăn, phương pháp sơ chế, tư vấn cách chế biến món ăn địa phương, chuẩn bị thực đơn dành cho khách du lịch.

Bước 4: Trang bị cơ sở hạ tầng mở rộng mạng lưới du lịch

Bước này thực hiện các hạng mục công việc như xây dựng cầu, bến thuyền, mở rộng đường đi bộ; Tăng giá trị cảnh quan với cuộc thi “Hàng rào mới”; xây dựng biển báo hướng dẫn du lịch.

Bước 5: Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch

Bước này tiến hành thực hiện xây dựng catalog, bản đồ du lịch; Tổ chức Fam tour dành cho các công ty du lịch; Tổ chức lễ hội du lịch Cái Bè - Đông Hòa Hiệp và tổ chức tour khảo sát cho các công ty du lịch.


Thông qua quá trình quản lý phát triển DLNT đã giúp nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính quản lý du lịch, nâng cao kỹ thuật cung cấp dịch vụ của các hộ dân tham gia vào phát triển DLNT, xúc tiến liên kết với các công ty du lịch. Bên cạnh đó, nhờ các cuộc thi trang bị cảnh quan mà môi trường thiên nhiên được cải thiện, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy được hoàn chỉnh và nhiều dịch vụ du lịch vận dụng nhà cổ được phát triển thêm. Những thành quả trên là dấu hiệu cho thấy đã đạt được mục tiêu đã đề ra trong quá trình lập kế hoạch ở bước thứ nhất.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT từ các nước trên thế giới và Việt Nam

Qua nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT ở một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong nước cho thấy dù đối với các nền kinh tế phát triển hay đang phát triển thì vai trò của người dân là hết sức quan trọng. Chính phủ và chính quyền địa phương cần có những chính sách và bước đi phù hợp nhằm hỗ trợ sự phát triển của DLNT và tăng cường sự tham gia của các bên liên quan nói chung và người dân nói riêng trong phát triển loại hình du lịch này. Chính vì thế, việc học hỏi những kinh nghiệm đi trước từ nước bạn và các tỉnh, từ đó vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể và đặc điểm riêng có của DLNT tại tỉnh là rất cần thiết. Trong đó cần đặc biệt chú ý:

- Cần nhận thức rõ vai trò của người dân trong quá trình quản lý phát triển du lịch nông thôn

Sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT đóng vai trò như một công cụ để kích thích sự phát triển khu vực nông thôn. Chính vì vậy, cần nhận thức đúng đắn vai trò của loại hình này theo đó mới có những chủ trương chính sách phù hợp.

- Có chủ trương chính sách phù hợp của nhà nước

Nhà nước, Chính phủ hoặc các cơ quan quản lý nhà nước cần có những chủ trương chính sách và định hướng phát triển DLNT một cách phù hợp với chiến lược lâu dài. Phát triển loại hình này trên cơ sở điều tra khảo sát cẩn thận về tài nguyên du lịch và các điều kiện hỗ trợ khác. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ không chỉ về vốn mà còn cần phổ biến kinh nghiệm và kiến thức về quản lý và kinh doanh các dịch vụ du lịch, nâng cao kiến thức về kỹ năng giao tiếp du lịch…cho người dân địa phương.


Bên cạnh đó, gắn kết quy hoạch phát triển DLNT vào chính sách phát triển du lịch chung của tỉnh, cụ thể như sau:

- Tập trung vào đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên quan đến du lịch nông thôn.

- Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch để phát triển DLNT.

- Đảm bảo tối đa sự công bằng và minh bạch về phân chia lợi nhuận giữa các thành viên cộng đồng.

- Xây dựng và phát triển các sản ph m du lịch nông thôn theo hướng mỗi địa phương một sản ph m đặc thù

Để đảm bảo việc phát triển DLNT mang tính bền vững và góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, việc thực hiện chính sách mỗi làng một sản phẩm cần được áp dụng phổ biến ở Việt Nam trong quá trình phát triển loại hình du lịch này. Chủ trương này sẽ đảm bảo sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến với mỗi khu vực mà không có sự chồng chéo, nhàm chán trên cơ sở đa dạng hóa được sản phẩm du lịch.

- Phát triển du lịch nông thôn với bảo tồn các giá trị định hướng bền vững

Phát triển các sản phẩm và dịch vụ độc đáo, đề cao giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, thích ứng với điều kiện của khách du lịch gắn liền với việc bảo vệ các giá trị tài nguyên và đồng thời gắn liến với việc xóa đói giảm nghèo tại các khu vực nông thôn. Thể hiện ở các mặt đảm bảo có sự tham gia của người dân địa phương, sử dụng các sản phẩm của địa phương, phương thức lưu trú chủ yếu là hình thức nghỉ nhà dân. Các nhà hàng phục vụ đều được chủ thể kinh doanh là người bản địa, đồng thời việc sự dụng các nông sản phẩm của địa phương để phục vụ khách du lịch là vấn đề cần được quan tâm chú trọng góp phần tăng thu nhập và giải quyết vấn đề việc làm.


Tóm tắt chương 2


Chương 2 đã hoàn thiện một số vấn đề lý luận và thực tiễn về DLNT và quản lý phát triển DLNT như khái niệm, sự cần thiết phát triển DLNT, các tiêu chí và nguyên tắc phát triển DLNT cũng như kinh nghiệm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT ở các quốc gia trên thế giới và một số tỉnh thành ở Việt Nam. Thông qua đó, xây dựng khái niệm về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT nhằm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Từ việc tổng hợp kết quả của các mô hình lý thuyết, luận án đã chỉ ra sự tham gia của người dân chịu ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố khác nhau và tùy từng không gian nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, kết quả nghiên cứu thể hiện không giống nhau. Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, các yếu tố tác động đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT là lợi ích có được khi tham gia du lịch; Rào cản khi tham gia; Quan điểm của người dân và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Dựa trên tổng hợp kinh nghiệm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT ở các nước trên thế giới và một số địa phương trong nước, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm làm căn cứ cho việc đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT khu vực Đông Bắc Việt Nam.


Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp tiếp cận

3.1.1. Tiếp cận kế thừa

Sự tham gia của người dân trong công tác DLNT là một vấn đề khá mới mẻ của ngành du lịch. Trên thế giới và trong nước, có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự tham gia của người dân, của cộng đồng dân cư (trong đó có người dân) trong công tác phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…hay các nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong việc lập kế hoạch. Mặc dù được khẳng định là có vai trò quan trọng, tuy nhiên sự tham gia này còn mang tính chất lý thuyết, chưa thực sự được đưa vào thực tế.

Các nghiên cứu đều chỉ ra sự tham gia vào công tác phát triển du lịch là hoạt động cần thiết, song mỗi một nghiên cứu đều chỉ làm rõ được một khía cạnh nào đó. Vì vậy, nghiên cứu này dựa trên sự kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu, từ đó tổng hợp, phân tích và xây dựng mục tiêu nghiên cứu nhằm khắc phục những hạn chế của các công trình được thực hiện trước đây.

3.1.2.Tiếp cận điển hình

Du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng bao hàm trong nó một phạm vi và nội dung nghiên cứu rộng lớn. Các loại hình du lịch này có thể tác động đan xen lẫn nhau. Trong đó, du lịch nông thôn được triển khai ở nhiều địa phương tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Việc nghiên cứu tại các địa điểm cụ thể giúp cho việc áp dụng các giải pháp được hoàn thiện hơn. Bản thân nghiên cứu này chính là việc đi sâu nghiên cứu một cách chi tiết sự tham gia của người dân trong hoạt động phát triển du lịch nông thôn, chỉ rõ hình thức cũng như mức độ tham gia trong hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn của người dân. Phương pháp này cho phép được nghiên cứu điển hình sự tham gia của người dân trong công tác quản lý phát triển du lịch nông thôn tại các điểm du lịch, tuyến du lịch khác nhau trong vùng Đông Bắc Việt Nam.

3.1.3. Tiếp cận có sự tham gia

Đối với phát triển nông thôn, quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, khi mà những nghiên cứu “hàn lâm” với ý đồ nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu trở nên khó áp dụng và “chuyển giao” vào thực tế, người ta buộc phải suy nghĩ đến những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023