Các Cơ Sở Và Hộ Dân Tham Gia Kinh Doanh Du Lịch Nông Thôn


Tại Bắc Giang

Bắc Giang là vùng đất cổ, là địa phương gắn liền với sự hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm, với con đường tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, được đặt trong mối liên hệ với các khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh); Khu Di tích lịch sử, văn hóa Thanh Mai - Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương);Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm huyện Yên Dũng, Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà huyện Việt Yên, Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế, Di tích lịch sử chiến thắng Xương Giang, Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử...

Bắc Giang có những cảnh quan thiên nhiên đẹp như Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, huyện Lục Nam; Dãy núi Nham Biền gắn với khu Thiền Viện Trúc Lâm - Phượng Hoàng; Khu vực hồ Khuôn Thần, Hồ Cấm Sơn,… Bên cạnh đó, Bắc Giang còn được biết đến với các di sản văn hóa phi vật thể với nhiều làng quan họ cổ, ca trù, cùng nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số

Nghị quyết số 44-NQ/TU ngày 30/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020 xác định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; phát triển du lịch gắn với quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu về du lịch của tỉnh. Theo đó, một số chính sách ưu đãi phát triển các dự án lớn của tỉnh như khu du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử, sân golf Yên Dũng; đang triển khai quy hoạch, một số nhà đầu tư đang nghiên cứu, đề xuất triển khai một số dự án lớn tại hồ Khuôn Thần, dãy núi Nham Biền, sân golf Việt Yên, Lục Nam, Lạng Giang,... Những chính sách hỗ trợ trong thời gian qua đã giúp ngành du lịch Bắc Giang đã đạt được những kết quả tích cực trong những năm gần đây với lượng khách du lịch đến thăm quan, trải nghiệm tại tỉnh Bắc Giang ngày càng tăng.

Những chính sách hỗ trợ phát triển DLNT đã góp phần tạo động lực cho các bên liên quan như chính quyền địa phương, doanh nghiệp, khách du lịch và người dân nhằm đạt được mục tiêu đưa du lịch với bản chất là “ngành công nghiệp không khói” trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tại mỗi địa phương trong khu vực.


4.2.3. Các cơ sở và hộ dân tham gia kinh doanh du lịch nông thôn

Bảng 4.1. Các cơ sở kinh doanh du lịch vùng Đông Bắc

ĐVT: Cơ sở



STT


Địa điểm


Cơ sở kinh doanh du lịch

Tốc độ tăng trưởng

(%)

2017/2016

2018/2017

2016

2017

2018

1

Hà Giang

154

183

618

18.8

237.7

2

Bắc Kạn

162

200

207

23.5

3.5

3

Thái Nguyên

321

399

427

24.3

7.0

4

Cao Bằng

128

192

238

50.0

24.0

5

Lạng Sơn

174

200

221

14.9

10.5

6

Bắc Giang

287

316

360

10.1

13.9

7

Tuyên Quang

208

288

288

38.5

0


Tổng

1.434

1.778

2.359

24

32.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam - 14

(Nguồn: Niêm giám thống kê các tỉnh năm 2018)

Thông qua kết quả ở bảng 4.1 cùng quá trình nghiên cứu thực tế cho thấy, trong những năm gần đây hệ thống các cơ sở lưu trú của vùng đã được cải thiện tương đối. Tuy nhiên, vẫn còn hết sức sơ sài, dịch vụ giải trí còn thiếu và chất lượng hiện khá xuống cấp, đa số chưa đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn dịch vụ. Hiện nay, một số tập đoàn lớn như Saigontourist đã tiến hành đầu tư tại Cao Bằng, Bắc Kạn, doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường có dự án lớn đầu tư tại Thái Nguyên,… đã tạo nên bức tranh lưu trú du lịch hiện đại trong tương lai của vùng. Kết quả cũng chỉ ra số lượng cơ sở lưu trú ở Hà Giang có tỷ lệ và tốc độ tăng trưởng lớn nhất vùng Đông Bắc và đột biến giai đoạn năm 2017 - 2018với 237,7%. Đáng lưu ý ở đây là các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng và Lạng Sơn tốc độ tăng cơ sở lưu trú đều giảm ở giai đoạn 2017 - 2018. Bắc Giang trong 2 năm gần đây có sự đầu tư khá lớn và bài bản về du lịch được thể hiện qua một loạt các chính sách và dự án đầu tư trọng điểm đã làm cho tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú từ 10,1% lên đến 13,9% [7].

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn, cơ sở vật chất chưa đồng nhất giữa các cơ sở cùng hạng, nghỉ dưỡng, ăn uống, giải trí tại vùng Đông Bắc vẫn còn thiếu với nhiều hạn chế như chất lượng phục vụ, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên. Điểm đặc biệt, loại hình nhà ở có phòng cho thuê (homestay) phát triển khá nhanh, chất lượng phục vụ tại các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng đã được cải thiện


qua các năm tuy chưa thể so sánh được với các cơ sở lưu trú với các trang thiết bị hiện đại. Các doanh nghiệp lữ hành trong vùng còn ít, quy mô nhỏ và khả năng thu hút khách còn khá hạn chế. Hiệp hội du lịch tại một số địa phương đang từng bước được hình thành tuy nhiên vẫn chưa phát huy được hết vai trò hỗ trợ và liên kết phát triển. Đa số các doanh nghiệp lữ hành có quy mô nhỏ, cung cấp các dịch vụ trọn gói, dịch vụ từng phần nhằm phục vụ đa dạng khách du lịch như đặt tour, đặt phòng,…

Chất lượng các dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng phục vụ khách du lịch hiện đã được quan tâm, khi phần lớn các cơ sở đã có cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vui chơi giải trí nhìn chung chưa phát triển, trong toàn vùng chỉ có số ít hệ thống vui chơi giải trí tập trung có quy mô lớn song đã bị xuống cấp, không thỏa mãn được nhu cầu của khách như khu vui chơi Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên, Khu Hồ Ba bể - Bắc Kạn,…[7]

Bảng 4.2. Các hộ tham gia kinh doanh du lịch nông thôn vùng Đông Bắc

ĐVT: Hộ dân


STT

Địa điểm

Số hộ dân

Số hộ tham gia DLNT

1

Hà Giang

1.305

456

2

Bắc Kạn

226

121

3

Thái Nguyên

1.236

371

4

Lạng Sơn

631

156

5

Bắc Giang

688

186


Tổng

4.086

1.290

(Nguồn: C m nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam & Tổng hợp của tác giả)

Trong phát triển dịch vụ DLNT, đặc trưng chủ yếu là phát triển các homestay. Theo đó, khách du lịch được cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với người dân và được coi như một thành viên trong gia đình, tham quan, chiêm ngưỡng cảnh quan, được gần gũi với cộng đồng dân cư địa phương để tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, sinh hoạt truyền thống của bà con dân bản như tại Bắc Kạn, các hộ dân tộc thiểu số tại khu vực đã sửa chữa, mở rộng ngôi nhà sàn của mình, lắp đặt thiết bị, bố trí nhà ăn, nhà WC… để đáp ứng nhu cầu của khách. Tại Hà Giang, Thái Nguyên và Lạng Sơn, thực hiện xây dựng mới các homestay nhằm phục vụ du khách một cách chuyên nghiệp.

Các hộ dân kinh doanh chủ yếu là dịch vụ lưu trú, kèm theo dịch vụ ăn uống tại nhà; kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng thuyền, xuồng và một số ít hộ dân đã


phát triển thêm một số loại dịch vụ khác để phục vụ khách du lịch như: Trải nghiệm sinh hoạt văn hóa cộng đồng; thưởng thức, giao lưu văn hóa văn nghệ với các làn điệu dân ca của dân tộc như Tày, Nùng,... với hát then, đàn tính, các điệu quạt, múa bát…thông qua các đội văn nghệ của thôn, bản; đánh bắt cá; leo núi; thám hiểm hang động; đạp xe; đi bộ…

Các hoạt động kể trên thu hút du khách tham quan ngày càng nhiều, từ đó kéo theo sự hưởng ứng trong hoạt động phát triển loại hình du lịch này tại địa phương. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy sự tham gia của người dân địa phương còn khá hạn chế với tỷ trọng nhỏ trong tổng số dân tại khu vực Đông Bắc (chiếm 31,6%). Theo đó, số lượng hộ dân tham gia vào DLNT ở Hà Giang chiếm tỷ lệ lớn nhất với 34,9% trong khi tỷ lệ thấp nhất lại thuộc về tỉnh Lạng Sơn với 24,7%. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ dân tham gia ở Bắc Kạn lại cao hơn ở Thái Nguyên mặc dù Thái Nguyên có nhiều điểm DLNT nổi tiếng. Điều này được giải thích bởi nguyên nhân Thái Nguyên có 3 điểm được nghiên cứu là có tiềm năng phát triển DLNT song thực tế điều tra cho thấy chỉ có Làng chè Tân Cương có lượng khách đến tham quan, trải nghiệm trong khi 2 điểm còn lại là Làng văn hóa dân tộc Tày Bản Quyên và Làng chè La Bằng chưa thực hiện đón khách du lịch còn Bắc Kạn với số lượng dân số thưa hơn song 4 bản có tiềm năng phát triển DLNT đã có khách du lịch đến lưu trú và người dân tham gia vào hoạt động này nhiều hơn [3].

4.2.4. Số lượng du khách đến khám phá du lịch nông thôn

Bảng 4.3. Số lượt khách đến các tỉnh vùng Đông Bắc qua các năm

ĐVT: Lượt khách


Địa điểm

Năm 2016


Năm 2017

Năm 2018

Quốc tế

Nội địa

Quốc tế

Nội địa

Quốc tế

Nội địa

Hà Giang

176.537

677.209

169.689

853.964

273.193

1.299.727

Bắc Kạn

8.614

391.386

13.778

436.322

15.500

469.000

Thái Nguyên

66.886

2.060.000

69.195

2.060.505

70.297

2.436.184

Cao Bằng

40.335

701.212

59.524

893.582

100.000

1.100.000

Lạng Sơn

361.000

2.149.500

395.000

2.245.000

430.000

2.370.000

Bắc Giang

7.858

517.142

7.043

1.202.298

16.129

1.490.850

Tuyên Quang

5.310

1.440.500

5.550

1.585.350

6.030

1.859.111

Tổng

666.540

7.936.949

719.779

9.277.021

911.149

11.024.872

(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh vùng Đông Bắc năm 2018)


Vùng Đông Bắc là một trong hai tiểu vùng quan trọng cùng với Tây Bắc tạo thành vùng Trung du miền núi phía Bắc trong năm 2018 đã đón được 11.936.021 lượt khách cả quốc tế và nội địa. Theo báo cáo của Bộ VHTTDL và 7 tỉnh, vùng Đông Bắc thu hút lượng khách đến du lịch quanh năm song không đều với tính mùa vụ rất cao. Khách quốc tế và nội địa tập trung vào các lễ hội tại các địa phương như các phiên chợ vùng cao, điểm di tích như cao nguyên đá Đồng Văn, Hồ Ba bể, Tân Trào, Hồ Núi Cốc [7].

Tỷ trọng khách quốc tế tới vùng có sự tăng trưởng qua các năm song không được phân bố đều giữa các địa phương trong vùng mà tập trung chủ yếu ở một số địa phương như Hà Giang, Lạng Sơn,… Các địa phương khác, khách đến khá lẻ tẻ và thường tập trung vào mùa lễ hội, mùa hè. Nhìn chung, trong toàn vùng Bắc Giang là tỉnh có lượng khách thấp nhất về cả lượng khách quốc tế và trong nước. Những năm trở lại đây, Bắc Giang đã xây dựng một số điểm du lịch đã gây được tiếng vang và thu hút được khá lớn lượng khách từ nội địa như Thiền Viện Trúc Lâm, Tây Yên Tử,…

Ngoài ra, chi tiêu cho các hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí và các dịch vụ bổ sung, trải nghiệm đặc sắc khác khá nhỏ. Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tại các tỉnh trong vùng Đông Bắc tăng từ 1,8 ngày năm 2016 đến 2,2 ngày năm 2018. Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch tại vùng có sự chuyển biến rõ rệt từ 795 nghìn đồng/ khách năm 2016 lên 1.125 nghìn đồng/ khách vào năm 2017 (tăng 1,4 lần).

Bảng 4.4. Số lượt du khách khám phá du lịch nông thôn các tỉnh vùng Đông Bắc

ĐVT: Lượt khách



Địa điểm


Năm 2016


Năm 2017


Năm 2018

Tốc độ tăng trưởng

(%)

2017/

2016

2018/

2017

Hà Giang

45.757

70.007

82.290

53

17,5

Bắc Kạn

25.560

39.355

51.658

54

31,3

Thái Nguyên

23.236

44.664

56.598

92,2

26,7

Lạng Sơn

909

1.946

3.263

114

67,7

Bắc Giang

2.432

3.937

5.021

61,9

27,5

Tổng

97.894

159.909

198.830

63,3

24,3

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc)


Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy lượng khách đến tham quan DLNT tại vùng năm 2018 là 198.830 lượt người, chiếm chưa đầy 3% trong tổng lượng khách đến tham quan khu vực Đông Bắc. Mặc dù tỷ trọng khách du lịch khám phá DLNT có xu hướng tăng đều qua các năm ở các tỉnh, song tỷ trọng du khách có ý muốn tham quan loại hình du lịch này vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số. Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra năm 2018, tỷ trọng du khách đến tham quan Hà Giang luôn dẫn đầu về lượt khách đến tham quan tại khu vực này.

4.2.5. Số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch nông thôn

Hiện nay, có 11.526lao động đang làm việc tại các cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống của đơn vị kinh doanh du lịch, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể của khu vực. Trong đó, lao động hoạt động trong loại hình DLNT chiếm trên 50%.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm khoảng gần 60% chủ yếu tập trung các cơ sở lưu trú du lịch, lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp khoảng 15%; lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 25% . Trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực du lịch khu vực Đông Bắc hiện chưa đáp ứng được nhu cầu, số lao động biết ngoại ngữ cơ bản (Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nga) rất thấp [7].

Bảng 4.5. Số lượng lao động trực tiếp tham gia vào du lịch nông thôn vùng Đông Bắc năm 2018‌

ĐVT: Người


STT

Địa điểm

Hoạt động du lịch

Du lịch nông thôn

1

Hà Giang

2.367

1.203

2

Bắc Kạn

1.286

600

3

Thái Nguyên

2.600

1.231

4

Lạng Sơn

3.030

1.818

5

Bắc Giang

3.005

1.652


Tổng

11.526

6.504

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc)


4.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn

Bảng 4.6. Tổng thu từ khách du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc

ĐVT: Tỷ đồng



STT


Địa điểm

Doanh thu

Tốc độ tăng trưởng

(%)

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

2017/2016

2018/2017

1

Hà Giang

795

913.6

1.007

14.92

10.22

2

Bắc Kạn

280

315.1

321

12.54

1.87

3

Thái Nguyên

250

355

391

42.00

10.14

4

Cao Bằng

146.7

189

360

28.83

90.48

5

Lạng Sơn

860

920

980

6.98

6.52

6

Bắc Giang

492.7

751.9

1.000

52.61

33.00

7

Tuyên Quang

1.239

1.380

1.556

11.4

12,8


Tổng

4.063,4

4.824,6

5.615

18.7

16.4

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 các tỉnh vùng Đông Bắc)

Tổng thu về du lịch của vùng năm 2016 đạt 4.063,4 tỷ đồng, năm 2017 đạt 4.824,6tỷ và đến năm 2018tăng lên là 5.615tỷ đồng. Trong đó, địa phương có doanh thu từ du lịch cao nhất năm 2018 là Tuyên Quang với 1.556 tỷ đồng và thấp nhất là Bắc Kạn với 321 tỷ đồng. Nhìn chung, tổng thu từ du lịch của khu vực giai đoạn 2017

- 2018 sụt giảm nhiều so với giai đoạn năm 2016 - 2017[7].

Bên cạnh đó, khi xét về tổng thu từ việc phát triển DLNT, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong phát biểu tại “Hội thảo toàn quốc xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch nông thôn” đã tổng kết kinh nghiệm phát triển DLNT từ các quốc gia và nhận thấy khi du lịch, dịch vụ nông thôn phát triển sẽ đóng góp tới 40% trong tổng thu nhập của cư dân nông thôn. Cùng với đó, sản xuất nông nghiệp bị co hẹp lại và đi vào chiều sâu thay cho hiện tại chủ yếu phát triển theo chiều rộng. Từ đó, DLNT được coi là công cụ chống đói nghèo và đa dạng thu nhập cho nông dân với nguồn lực 38% lao động ở nông nghiệp và hơn 60% cư dân nông thôn [43].


4.2.7. Những khó khăn trong phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc

Việt Nam với 70% dân số sống ở vùng nông thôn cho thấy tiềm năng phát triển khá lớn khi thực hiện phát triển du lịch tại khu vực này. Loại hình du lịch này đã mang lại lợi ích không nhỏ cho các hộ dân tham gia ở một số làng quê tại Bắc Kạn, Hà Giang, Thái Nguyên,... Các dịch vụ du lịch chủ yếu của khu vực bao gồm: dịch vụ hướng dẫn khách tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, dịch vụ ẩm thực, chế biến các món ăn, đồ uống từ sản phẩm nông nghiệp, phục vụ ăn uống cho khách, dịch vụ lưu trú tại nhà dân, dịch vụ cho thuê phương tiện vận chuyển tại điểm du lịch, bán hàng thủ công mỹ nghệ, tổ chức cho khách trải nghiệm các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội của làng xã như: học làm nông nghiệp, dệt vải, làm hàng thủ công, nấu ăn,…

Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định chiến lược phát triển ngành công nghiệp không khói tại các địa phương. Từ đó, các chiến lược, quy hoạch tại các vùng đã được điều chỉnh nhằm thích ứng với những sự thay đổi mới. Tuy vậy, loại hình du lịch này tại các địa phương còn gặp phải một số khó khăn cần sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ phía Chính phủ và chính quyền địa phương. Cụ thể như sau:[2]

Thứ nhất, DLNT là loại hình được ra đời trước du lịch sinh thái và một số loại hình du lịch khác song lại ít được biết đến và chưa thực sự nhận được nhiều sự quan tâm không những của người dân, mà còn ở chính quyền địa phương và các cơ quan hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, định nghĩa về DLNT hiện chưa được xuất hiện trong Luật Du lịch Việt Nam đã cho thấy sự quan tâm ở mức yếu kém.

Thứ hai, Làng quê với hệ thống cảnh sắc thiên nhiên, kết hợp cùng hoạt động canh tác của con người ngay tại nơi sản xuất sẽ tạo nên một bức tranh vô cùng độc đáo. Đó là những sản phẩm đặc trưng mà đối với du khách trong và ngoài nước là một “kỳ quan”. Tuy nhiên, đến nay “kỳ quan” ấy lại chỉ được khai thác rất hạn chế và chưa được quan tâm một cách sâu sắc vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan.

Thứ ba,Nhìn chung, tại các điểm ở các vùng nông thôn cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn kém, các thiết bị,dịch vụ và các phương tiện phục vụ khách du lịch còn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023