CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
3.1. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
3.1.1. Khái quát về nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, chia Việt Nam thành 07 vùng phát triển du lịch, trong đó, Vùng ĐBSH thuộc Vùng phát triển du lịch ĐBSH&DHĐB(1). Vùng ĐBSH bao gồm 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình, ĐBSH là một trong hai vựa lúa lớn nhất cả nước. Vùng có Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố quan trọng như thành phố Hải Phòng,… cùng với lịch sử phát triển lâu đời gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đã tạo cho vùng có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước. Đây còn là cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Không giống như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng ĐBSH chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là "châu thổ sông Hồng". Với các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn và các trung tâm, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai lớn của quốc gia, Vùng ĐBSH đã, đang và sẽ tiếp tục giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của cả nước(2).
ĐBSH là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người (thống kê Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019) chiếm 23,4% tổng dân số cả nước, bình quân khoảng 1.060 người/km2. Đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ thuộc Ba Vì (Hà Nội) và Nho Quan (Ninh Bình) có thêm dân tộc Mường. Mức tăng dân số không đồng đều đặc biệt là miền núi và đồng bằng
Vùng ĐBSH có khả năng đáp ứng các yêu cầu của nhiều loại hình du lịch với các loại đối tượng khác nhau và có khả năng tiếp nhận số lượng lớn khách du lịch. Trong số các di tích Việt Nam thì vùng này chiếm hơn 70% về số lượng. Số lượng các danh hiệu thế giới do UNESCO xếp hạng cũng đứng đầu với quần thể danh
thắng Tràng An, Hoàng thành Thăng Long, Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, ca trù, dân ca quan họ, khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng...
ĐBSH trải rộng từ vĩ độ 20º49’B tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), 105°17´Đ (huyện Ba Vì). Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam giáp vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Tương Tác Giữa Hợp Tác Xã Nông Thôn Và Phát Triển Du Lịch Nông Thôn
- Kinh Nghiệm Của Một Số Quốc Gia Và Trong Nước Đối Với Việc Phát Triển Du Lịch Nông Thôn
- Bài Học Vận Dụng Cho Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
- Hệ Thống Kết Cấu Hạ Tầng Phục Vụ Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Khu Vực Nông Thôn Đồng Bằng Sông Hồng
- Tốc Độ Tăng Trưởng Lượng Khách Du Lịch Đến Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Giai Đoạn 2015 - 2019
- Mức Độ Tham Gia Dịch Vụ Của Khách Du Lịch Nông Thôn
Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây Đông và Bắc Nam. Đây là vị trí quan trọng để tiến tới các vùng trong nước và Đông Nam Á, là mục tiêu xâm lược đầu tiên vào lãnh thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng nhờ vị trí này tạo điều kiện thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Biểu hiện đầy đủ và tập trung nhất đất nước và con người Việt Nam. Nằm trong vùng đồng bằng tam giác châu thổ được bù đắp phù sa màu mỡ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đã tạo nên 2 vựa lúa nổi tiếng ở Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng còn được biết đến là cái nôi của vùng văn hóa Bắc Bộ, văn hóa của cư dân nông nghiệp lúa nước.
Vùng ĐBSH với lợi thế lịch sử thành Cổ Loa, làng cổ Đường Lâm và các làng cổ khác, các khu làng nghề truyền thống gắn liền với không gian làng xã mang đậm nét làng quê Bắc Bộ. Những lợi thế này đã tạo nên một nét rất riêng trong du lịch nông thôn gắn liền di tích lịch sử và cảnh quan làng Bắc Bộ với những nghệ nhân khéo léo, tài năng.
Nông thôn vùng ĐBSH sau 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới có sự thay da đổi thịt, là tiền đề cho phát triển DLNT vùng ĐBSH.
3.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên khu vực nông thôn đồng bằng sông
Hồng
3.1.2.1. Tài nguyên về địa hình
Địa hình ĐBSH có tính đa dạng. Các dạng địa hình có ở vùng này như trung du,
rừng núi, đồng bằng, hải đảo, biển. Khu trung tâm của vùng ĐBSH rất bằng phẳng,
phần lớn nằm ở độ cao từ 0,4 m đến 12 m so với mực nước biển, với 56% có độ cao thấp hơn 2m. Chỉ có 2 tỉnh là Thái Bình và Hưng Yên là không có núi, còn đa phần các tỉnh đều có núi, đồi, biển xen kẽ đồng bằng. Địa hình các tỉnh ĐBSH thường có độ dốc thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Vùng biển, hải đảo: nằm ở thành phố Hải Phòng (biển, đảo), Thái Bình và Nam Định.
Vùng rừng núi: nằm rải rác hầu hết các tỉnh thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình
Vùng đồng bằng: Chiếm phần lớn và ở hầu hết các tỉnh trong vùng
Vùng trung du: Chủ yếu tập trung ở các tỉnh thành phố như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh.
Đại hình trên tạo nên sự đa dạng của các loại hình du lịch nông thôn trong vùng.
3.1.2.2. Tài nguyên về khí hậu
ĐBSH nằm trong vùng có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với 4 mùa và mỗi mùa tương đối rõ nét. Đặc điểm khí hậu, thời tiết của khu vực có tính hai mặt đối với hoạt động du lịch. Khí hậu của vùng so với các nơi khác ấm áp hơn với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 230C- 240C, mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10. Các tháng cuối năm và đầu năm thời tiết đẹp, trời ấm áp, khô ráo, dễ chịu. Ngay trong vùng cũng có những sự khác biệt về khí hậu giữa vùng đồng bằng và duyên hải. Vùng duyên hải thường chịu nhiều ảnh hưởng của bão, tập trung từ tháng 6-9 đặc biệt là vùng ven biển Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. DLNT phát triển góp phần giảm thiểu tính mùa vụ du lịch trong việc khai thác các loại hình du lịch khác nhau.
3.1.2.3. Tài nguyên về đất đai
Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước.
Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả
nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha.
Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn ha. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp quai đê lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”.
Đây là một nguồn tài nguyên cơ bản, rất thuận lợi cho PTDLNT trong vùng. Bên cạnh đó, vùng còn có nguồn tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở
Hải Dương, đây là một trong những nguyên liệu chính phục vụ cho phát triển thương hiệu gốm Chu Đậu (Hải Dương) và gốm Bát Tràng (Hà Nội), một trong những làng nghề nổi tiếng, đặc trưng văn hóa vùng ĐBSH.
3.1.2.4. Tài nguyên về hồ, sông, suối, suối khoáng nóng, nước khoáng:
Sông, hồ, suối, suối khoáng nóng, nước khoáng được đánh giá là những tài nguyên du lịch phong phú và còn rất nhiều tiềm năng ở vùng ĐBSH. Những tài nguyên này đang được khai thác phục vụ mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và chữa bệnh.
Mạng lưới sông ngòi chảy qua các vùng nông thôn ĐBSH dày đặc, các sông lớn chảy qua vùng có diện tích lưu vực trên 1000km2 như sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Nguồn tài nguyên này có thể khai thác trong hoạt động vận chuyển, hoạt động trải nghiệm tham gia đánh bắt thủy sản, tạo nên cảnh quan thơ mộng của vùng quê ĐBSH.
Vùng ĐBSH còn có một diện tích khá lớn các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo. Các hồ chứa nước lớn có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu tốt có thể khai thác phục vụ du lịch như các hồ chứa nước nhân tạo Suối Hai, Đồng Mô, Quan Sơn (Hà Nội), Đại Lải (Vĩnh Phúc), Tam Chúc (Hà Nam)...
Tài nguyên nước ngầm trên địa bàn vùng cũng khá phong phú. Trong tài nguyên nước ngầm, các mỏ nước khoáng có tác dụng sinh lý tốt đối với cơ thể con người do có chứa những thành phần đặc biệt có hàm lượng cao và nhiệt độ thích hợp là tài nguyên du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp.v.v… làm đa dạng thêm chuỗi giá trị sản phẩm du lịch nông thôn như mỏ nước khoáng Kênh Gà (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình)…
3.1.2.5. Tài nguyên về biển đảo
ĐBSH có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bên cạnh khai thác du lịch biển ở những khu vực có bãi tắm đẹp như Đồ Sơn, Cát Bà thì hầu hết các bãi tắm thuộc khu vực ĐBSH nước đục, sóng lớn nguy hiểm và hệ thống cơ sở vật chất ven bờ chưa phát triển nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch tắm biển, giá trị trong khai thác du lịch biển là không cao. Tuy nhiên, Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu, chăn vịt ven bờ, làm muối. Đây lại là nguồn tài nguyên phát triển du lịch trải nghiệm làng chài, đánh bắt thủy hải sản. Đồng thời, đây cũng là nguồn cung cấp ẩm thực phong phú hải sản cho du khách cũng như cung cấp những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống từ nguồn tài nguyên biển. Như làng muối Diêm Điền (Thái Thụy, Thái Bình), cánh đồng muối Bạch Long, (Giao Thủy, Nam Định), làng chài Hải Lý (Hải Hậu, Nam Định) với trải nghiệm đan lưới, đánh bắt cá bằng cà kheo - một cách đánh bắt cá độc đáo của những ngư dân miền biển Nam Định, làng chài Việt Hải, Cái Bèo (Cát Hải, Cát Bà, Hải Phòng)…
3.1.2.6. Tài nguyên về hang động
Với những dãy đá vôi hàng triệu năm tuổi, hình thành các thung lũng, hang động, hồ đầm, ĐBSH sở hữu rất nhiều hang động đẹp, rộng có khả năng khai thác phục vụ mục đích du lịch tham quan, nghiên cứu thu hút rất nhiều lượt khách tham quan mỗi năm. Nổi tiếng trong số đó phải kể đến Khu danh thắng Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Nội); v.v… Đây cũng là một trong những cảnh quan khai thác trong chuỗi phát triển du lịch nông thôn.
3.1.2.7. Tài nguyên rừng
Vùng ĐBSH có 32 khu bảo tồn chiếm xấp xỉ 29%, trong đó có 6 vườn quốc gia; 14 khu dự trữ động thực vật và 12 khu rừng văn hóa - môi trường. Trên lãnh thổ có một số khu bảo tồn đất ngập nước có giá trị du lịch cao như Xuân Thủy (Nam Định) và Vân Long (Ninh Bình) trong đó Xuân Thủy là 1 trong 4 khu Ramsar của cả nước, 2 khu dữ trữ sinh quyển thế giới là đảo Cát Bà (Hải Phòng) và vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng (gồm vùng ven biển cửa sông Đáy thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình và Nghĩa Hưng, Nam Định; vùng ven biển cửa cửa Ba Lạt thuộc huyện Giao Thủy, Nam Định và Tiền Hải, Thái Bình và vùng ven biển cửa cửa Thái
Bình thuộc huyện Thái Thụy, Thái Bình).
- Các vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng); Cúc Phương (Ninh Bình); Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Ba Vì (Hà Nội) và Xuân Thủy (Nam Định) còn bảo tồn được nhiều diện tích rừng nguyên sinh với nhiều loại thực, động vật nhiệt đới điển hình. Đây là nơi lưu giữ tốt nhất nguồn gen động thực vật, bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học vì thế có ý nghĩa rất lớn về khoa học, về kinh tế, giáo dục và du lịch.
- Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng là một khu dự trữ sinh quyển thế giới do UNESCO công nhận tại Việt Nam cho các vùng đất phía Nam vùng duyên hải Bắc Bộ, nằm ở cửa sông Đáy, sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Khu dự trữ sinh quyển thế giới này chứa đựng những hoạt động kiến tạo địa chất và đa dạng sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu với các kiểu sinh cảnh chủ yếu như: bãi bùn, bãi cát ngập triều, trảng cỏ, sậy, rừng ngập mặn cùng các cồn cát phi lao… Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái, đồng quê.
- Khu dữ trữ sinh quyển Cát Bà hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái của Việt Nam, gồm 2320 loài động thực vật sinh sống. Khu dữ trữ sinh quyển Cát Bà có đầy đủ rừng mưa nhiệt đới trên các đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong cỏ biển, có hệ thống thống hang động, tùng áng đặc thù.
- Khu Ramsar Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên của Đông Nam Á
- Các khu rừng văn hóa - lịch sử môi trường như Côn Sơn, Hương Tích, Chùa Thầy.v.v. đều nằm trong các khu vực được quy hoạch để phục vụ mục đích du lịch cần sớm có sự kết hợp để đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ, khai thác sử dụng.
3.1.2.8. Tài nguyên về động, thực vật
Do nằm trong khu vực có nhiều dạng địa hình, các Vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên, khu Ramsar nên vùng có các hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Trong đó phải kể đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng biển với các rạn san hô (Cát Bà), hệ sinh thái rừng lùn trên đỉnh núi và các động núi hẹp, hệ sinh thái rừng kín.
Hệ động, thực vật phong phú với các loài động vật sống trong rừng, các loài động vật sống ở đáy biển, cá biển, các loài thực vật trên cạn, thực vật ngập mặn,
rong biển, san hô, các loài cây dược liệu, các cây gỗ quý... Đặc biệt, tại đây còn có nhiều loài đặc hữu quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam như voọc đầu trắng, voọc quần đùi trắng (Cát Bà, Cúc Phương), cầy vằn, báo hoa mai (Cúc Phương), quạ khoang, sóc đen (Cát Bà), gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay (Ba Vì), cu li, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn, voọc má trắng, sóc bay lông chân, dơi tay sọ cao v.v…(Tam Đảo), Tê tê vàng, khỉ vàng, rái cá lông mượt… Nhiều loài gần như tuyệt chủng trong Sách đỏ quốc tế cò rẽ mỏ thìa, bồ nông, cò thìa, choi choi mỏ thìa, mòng biển, diệc đầu đỏ (Xuân Thủy). Nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh, chò chỉ hay đăng, loài thực vật có mạch đặc hữu, loài đặc hữu đối với vùng núi đá vôi (Cúc Phương)… Một số cây đặc hữu được đặt tên gắn với Vườn quốc gia như Lan hài và Hoàng thảo Tam Đảo.
Là nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú cho hoạt động trải nghiệm, giáo dục, tham quan thắng cảnh của DLNT vùng ĐBSH.
3.1.2.9. Tài nguyên về hệ thống cảnh quan nông thôn
Trong chuỗi giá trị tạo nên sản phẩm DLNT không thể thiếu yếu tố cảnh quan nông thôn. ĐBSH thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đất lịch sử lâu đời, là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh của người Việt. Đây cũng là nơi bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, người dân sống hiền hòa với thiên nhiên, chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, nặng ân tình, tin vào nhân quả, coi trọng thứ bậc trong gia đình xã hội... Trên nền tảng điều kiện tự nhiên và xã hội đó, mà cảnh quan, nếp sống của cư dân ở các làng quê Bắc Bộ dần được hình thành. Cảnh quan của làng Bắc bộ thường có lũy tre, cổng làng, đường làng, nhà ở và các công trình tôn giáo như: đình, chùa, miếu, phủ… cùng với phong cảnh thiên nhiên cánh đồng lúa chín, cánh đồng hoa màu,… tạo nên vùng quê đặc trưng Bắc Bộ. Cho dù ngày nay đã có nhiều đổi thay trong đời sống xã hội, nhưng nhiều làng quê vẫn giữ được nét đặc trưng tiêu biểu của làng quê Bắc Bộ, như làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), Một số làng quê ở khu vực Nam Định, Thái Bình…
3.1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa khu vực nông thôn đồng bằng sông
Hồng
Là cái nôi của nền văn minh sông Hồng, vùng ĐBSH có hệ thống TNDL văn
hóa nổi bật và đặc trưng. Đây là cơ sở để phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch đặc trưng gắn liền với DLNT mang thương hiệu vùng và có sức hấp dẫn cao cho cả khách trong và ngoài nước.
3.1.3.1. Di sản văn hóa
Toàn vùng có 2.231 di tích cấp quốc gia so với cả nước có 3.125 di tích trong đó có 12 di tích cấp quốc gia đặc biệt với 2 di sản văn hóa vật thể. Đây là hệ thống tài nguyên đặc biệt giá trị phục vụ du lịch văn hoá của vùng. Các di tích lịch sử - văn hóa, kho tàng kiến trúc, mỹ thuật độc đáo như cố đô Hoa Lư, Chùa Tây Phương, nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), đền Đô, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp... (Bắc Ninh), Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương), di, Chùa Cổ Lễ, đền Trần, tháp Phổ Minh (Nam Định), đền thờ các vua Trần, chùa Keo (Thái Bình).v.v… Toàn vùng với mật độ di tích khá dày, các điểm di tích tạo nên một nét độc đáo riêng biệt khi gắn kết chặt chẽ với đời sống nông nghiệp, nông thôn. Đây là một nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, tạo nên mạng lưới sản phẩm DLNT đa dạng, phong phú.
3.1.3.2. Nghệ thuật truyền thống
Có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của nhiều miền quê được khai sinh ngay tại vùng ĐBSH. Các loại hình nghệ thuật truyền thống phong phú từ dân ca, dân vũ như: hát chèo, hát văn, ca trù, hát xẩm đến nghệ thuật biểu diễn truyền thống như: múa tứ linh, múa rối nước, rối cạn, cà kheo… Trong đó thì chèo, ca trù và múa rối nước là những loại hình sân khấu diễn xướng mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt, đặc biệt là ở vùng ĐBSH.
Ca Trù là dòng nghệ thuật có bề dày tới một thiên niên kỷ và mới đây đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. không gian văn hóa Ca trù trải dài khắp 16 tỉnh phía Bắc gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ca trù là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại đứng thứ hai sau ả đào pansori của Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, múa rối nước là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo nhất Việt Nam. Nghệ thuật múa rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian