Cơ Cấu Các Cơ Sở Kinh Doanh Du Lịch Nông Thôn Theo Tổng Nguồn Thu Trên 01 Khách


Do quy mô nhỏ, sự thiếu đa dạng về sản phẩm và chất lượng các dịch chưa cao nên tổng thu của các cơ sở kinh doanh DLNT trên một du khách cũng khá thấp. Mặc dù cung cấp hầu hết các dịch vụ cơ bản của chuyến đi nhưng mức thu trên một khách bình quân chỉ đạt hơn 400 ngàn đồng. Nếu so với mức chi tiêu của khách DLNT (mặc dù chưa cao) nhưng rõ ràng có sự thất thoát khá lớn về nguồn tho cho các dịch vụ trung gian, và dịch vụ bên ngoài.

Bảng 3.12. Cơ cấu các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn theo tổng nguồn thu trên 01 khách

TT

Mức thu bình quân/khách

Tỷ lệ

Ghi chú

1

<0,2 triệu đồng

26,04%


2

0,2-0,5 triệu đồng

46,88%


3

0,5-1,0 triệu đồng

18,75%


4

1,0-1,5 triệu đồng

4,69%


5

1,5-2,0 triệu đồng

2,34%


6

>2,0 triệu đồng

1,30%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - 16

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

Về cơ cấu chi phí, các cơ sở kinh doanh DLNT dành chủ yếu chi phí của mình cho nhân lực và nguyên vật liệu, năng lượng. Khoản chi này chiếm đến hơn 50% chi phí kinh doanh của các cơ sở. Bên cạnh đó các cơ sở này cũng phải dành khá nhiều chi phí cho khấu hao, thuế và các khoản phí (trên 20%) mặc dù qua khảo sát rất nhiều cơ sở mới kinh doanh chưa tính toán các khoản khấu hao vào chi phí của mình mà chỉ tính chi phí vốn vào các khoản phí.


Bảng 3.13. Cơ cấu chi phí của các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn


TT

Cơ cấu chi phí

Tỷ lệ

Ghi chú

1

Nhân lực

22,38%


2

Nguyên vật liệu, năng lượng

28,84%


3

Xúc tiến, quảng bá, thông tin

3,59%


4

Phân phối

5,16%


5

Liên kết

4,45%


6

Thuế và các khoản phí

10,33%


7

Sửa chữa nhỏ

6,17%


8

Khấu hao

10,19%


9

Xây dựng sản phẩm mới

3,01%


10

Các khoản chi phí khác

5,88%


Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

Với quy mô nhỏ, tính chuyên nghiệp thấp nên hiệu quả kinh doanh của các cơ sở kinh doanh DLNT không cao, tính tổng thể tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của các cơ sở kinh doanh DLNT chỉ đạt 7,21%. Có đến hơn 10% các cơ sở không có lợi nhuận (hòa hoặc lỗ) và có đến 50% cơ sở chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận /doanh thu dưới 10%. Rõ ràng nhiều hộ kinh doanh vẫn chỉ coi DLNT như một nguồn thu nhập thêm bên cạnh các các nguồn thu khác của gia đình.


Bảng 3.14. Cơ cấu các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn theo tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu

TT

Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu

Tỷ lệ

Ghi chú

1

<=0%

10,68%


2

0-5%

14,58%


3

5-10%

34,38%


4

10-15%

25,00%


5

15-20%

12,76%


6

20-25%

2,60%


7

25-30%

0,00%


8

>30%

0,00%


Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

3.3.5. Các chính sách có liên quan đến phát triển du lịch nông thôn

Ở Việt Nam hiện nay chưa có chính sách tổng thể cho DLNT ở cấp quốc gia, chưa có quy hoạch hạ tầng nhân lực cho phát triển du lịch nông thôn, các cơ chế chính sách quản lý đối với mô hình PTDLNT và đảm bảo liên kết chuỗi đối với các công ty lữ hành còn lỏng lẻo. Các chính sách hiện này thường liên quan đến du lịch hoặc nông nghiệp, nông thôn hay các chính sách phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, chính sách về phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi…

Với quy định và chính sách về du lịch: Luật Du lịch năm 2017; Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2030; Các qui định về tiêu chuẩn, tiêu chí du lịch; Các chính sách về tín dụng cho phát triển du lịch, quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, ưu đãi đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch

Chính sách về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới: Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn giai đoạn 2011 - 2020; Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 và bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, xã NTM nâng cao, huyện NTM, huyện NTM nâng cao, và tỉnh NTM;


Chương trình OCOP; chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM; Chương trình bảo vệ môi trường; Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (Nghị định 52);

Chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương: ( Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2016-2020, Kế hoạch phát triển KT - XH 2021 - 2025; quy hoạch NTM và các quy hoạch liên quan khác); các chính sách phát triển KT-XH tại địa phương…

Chính sách về phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của DTTS gắn với phát triển du lịch…)

Nhìn chung các chính sách được ban hành tương đối sát với nhu cầu thực tiễn, bước đầu đáp ứng được một phần yêu cầu đặt ra để hỗ trợ PTDLNT. Tuy nhiên, một số nội dung cần quan tâm thêm tại nhiều địa phương:

Việc thực thi và giám sát thực hiện chính sách chưa hiệu quả, thiếu nhất quán, nhiều địa phương còn lúng túng trong việc thực hiện chính sách

Các chính sách còn mang tính chung chung cho du lịch hoặc cho các chương trình nông thôn mà chưa trực tiếp vào phát triển du lịch nông thôn

Chưa có chính sách cụ thể thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân cho phát triển du lịch nông thôn (chính sách đất đai, chính sách ưu đãi cho liên kết đầu tư, chính sách tiếp cận vốn đầu tư).

Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho cộng đồng, cho các đối tượng khác tham gia hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng homestay, du lịch nông thôn còn hạn chế (mức hỗ trợ thấp, vốn cho vay ưu đãi hạn chế), chưa thực sự hấp dẫn

Việc lồng ghép giữa các Chương trình MTQG về xây dựng NTM, Chương trình về văn hóa và Chương trình hỗ trợ cơ sở hạ tầng du lịch chưa thực sự hiệu quả, thiếu tính tập trung và chồng chéo. Đối với khu vực nông thôn, hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước hiện nay tập trung chủ yếu cho vấn đề hạ tầng tới các khu du lịch quốc gia, còn phần lớn các đối tượng thực hiện du lịch nông thôn là nông trại, trang trại du lịch, hộ gia đình, thôn bản phát triển du lịch cộng đồng chưa được hưởng tác động hiệu quả từ các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách.


3.3.6. Đầu tư cho phát triển du lịch nông thôn

Hiện nay chưa có thống kê về đầu tư cho du lịch nông thôn, chủ yếu đầu tư này lồng ghép với các chương trình đầu tư nông thôn khác, do đó, thời gian tới cần có thống kê về nội dung này và việc đo lường hoặc đánh giá về mức độ đầu tư phải được coi là 1 trong những tiêu chí đánh giá phát triển du lịch nông thôn. Tuy nhiên về cơ bản tổng nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng nhìn chung còn rất hạn chế. Hiện nay, nguồn lực để phát triển du lịch nông thôn vùng chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước gắn với các chương trình đầu tư từ du lịch, nông thôn mới, các dự án bảo tồn di sản; nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ chính các hộ dân.

Đối với nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình nông thôn mới tập trung đầu tư các công trình hạ tầng như điện, đường, nước và các nhà văn hóa nông thôn. Lồng ghép các dự án bảo tồn di sản, chương trình mục tiêu của ngành văn hóa, thể thao và du lịch hỗ trợ thiết chế văn hóa, xây dựng nhà văn hóa truyền thống phục vụ du lịch.

Đối với nguồn lực từ tín dụng và đầu tư của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp chủ yếu đầu tư tập huấn cho chủ nhà về kỹ năng đón tiếp và phục vụ du khách, phối hợp với các chủ hộ homestay đón tiếp phục vụ khách du lịch (Mô hình Ecohost tại Nam Định, doanh nghiệp Ngôi sao tại Ninh Bình). Có một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trang trại nghỉ dưỡng, giáo dục gắn với sinh thái nông nghiệp (tiêu biểu như trang trại đồng quê Ba Vì, Hà Nội, khu du lịch Đảo Bầu, Hải Phòng…)

Đối với nguồn vốn xã hội hóa từ người dân để phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng còn rất hạn chế chủ yếu đầu tư cho xây dựng một phần nhỏ cơ sở hạ tầng địa phương. Đối với nguồn lực đầu tư cá nhân thường đầu tư các homestay để đón tiếp du khách nhưng do nguồn vốn còn hạn chế nên việc đầu tư này cũng nhỏ lẻ và không đồng đều.

Còn đối với nguồn vốn từ các dự án quốc tế hỗ trợ về cơ bản vùng ít có cơ hội tiếp cận được.


3.3.7. Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

3.3.7.1. Khả năng tiếp cận các khu, điểm du lịch nông thôn

Đồng bằng sông Hồng là khu vực có hệ thống giao thông phát triển nhất cả nước với nhiều tuyến đường quốc lộ và hệ thống đường liên tỉnh, liên huyện kết nối. Tuy nhiên, với đặc điểm các khu, điểm du lịch nông thôn thường nằm ở các khu vực ít phát triển công nghiệp, dịch vụ nên khả năng kết nối của thị trường với các khu, điểm du lịch này vẫn chưa thực sự thuận lợi.

Về tổng thể, khả năng tiếp cận của các khu, điểm du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng được đánh giá dưới mức trung bình (2,38/5 điểm). Trong đó, sự phát triển của các trục giao thông chính dường như chưa thực sự bù đắp được sự thiếu hụt của giao thông nội vùng và các vấn đề về hạ tầng khác.

Bảng 3.15. Đánh giá về Khả năng tiếp cận đối với các điểm du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

Ký hiệu


Tiêu chí

Điểm TB

Độ lệch chuẩn

% độ lệch chuẩn

TC1

Giao thông đến cơ sở du lịch thuận

tiện

3,23

0,39

12,16%

TC2

Phương tiện công cộng dễ tiếp cận

1,27

0,33

25,71%

TC3

Hệ thống biển báo, chỉ dẫn rõ ràng,

đầy đủ

2,21

0,17

7,68%

TC4

Chỗ để/đỗ xe rộng rãi, thuận tiện

2,82

0,31

11,05%

TC5

Du khách dễ dàng tìm thấy cơ sở du

lịch

2,37

0,23

9,72%

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

Trong các chỉ số phản ánh khả năng tiếp cận, giao thông đến cơ sở du lịch được đánh giá cao nhất với mức điểm trên trung bình là 3.23. Điều này cho thấy dù các trục giao thông chính thuận lợi nhưng việc tiếp cận từ các trục chính này vào các khu vực phát triển du lịch nông thôn cũng chưa thực sự thuận lợi.



TC5


TC4


TC3


TC2


TC1


0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%


Biểu đồ 3.23. Phân bổ số lượng đánh giá về khả năng tiếp cận các khu điểm du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả


Trong các tiêu chí đánh giá khả năng tiếp cận của du lịch nông thôn thì giao thông công cộng hệ thống biển báo, chỉ dẫn có mức điểm thấp nhất. Nhận định về giao thông công cộng đến các điểm du lịch nông thôn, đa số du khách đều đánh giá ở mức rất kém với điểm trung bình là 1,27. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của các đánh giá này lại khá cao (trên 25%) chứng tỏ vẫn có một số khu vực mà ở đó khả năng tiếp cận giao thông công cộng là khá thuận lợi. Trong khi đó, mức độ chụm (%SE = 7,68%) trong nhận định đối với hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn là cao. Điều này cho thấy sự thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng của các biển báo, biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng là khá phổ biến.

3.3.7.2. Nguồn lực kinh doanh du lịch nông thôn

Các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng thường tồn tại dưới 3 hình thức chính là người dân tự phát, người dân tổ chức dưới sự hướng dẫn của một tổ chức doanh nghiệp. Chính vì vậy, nguồn lực dành cho kinh doanh du lịch nông thôn có sự phân hóa, khác biệt giữa các địa phương, khu điểm cũng như hình thức tổ chức. Về tổng thể, nguồn lực kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ở dưới mức trung bình với số điểm 2,83. Điều này


cho thấy, việc phát triển du lịch nông thôn còn gặp nhiều khó khăn và cần thiết phải có chính sách hỗ trợ.

Bảng 3.16. Đánh giá về nguồn lực kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

Ký hiệu

Tiêu chí

Điểm TB

Độ lệch chuẩn

Tỷ lệ

NL1

Cơ sở có đầy đủ vốn để đầu tư và triển khai các hoạt động

2,88

0,50

17,19%

NL2

Cơ sở dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng

2,12

0,24

11,17%

NL3

Cơ sở có đủ nhân lực để phục vụ du khách

3,37

0,48

14,25%

NL4

Kỹ năng, trình độ của người lao động đáp ứng yêu cầu

3,01

0,52

17,17%

NL5

Người lao động được đào tạo thường xuyên

2,64

0,47

17,83%

NL6

Cơ sở có thương hiệu tốt

2,86

0,37

13,07%

NL7

Cơ sở có đủ mặt bằng để triển khai các hoạt động

3,58

0,57

15,80%

NL8

Cơ sở dễ dàng tiếp cận quỹ đất để mở rộng hoạt động

2,17

0,20

9,13%

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

Trong số các nguồn lực kinh doanh du lịch nông thôn thì nguồn lực về mặt bằng kinh doanh được đánh giá cao nhất với số điểm 3,58. Điều này một mặt phản ánh hiệu quả sử dụng đất ở nhiều nơi tại khu vực nông thôn của vùng chưa thực sự cao, mặt khác cũng thể hiện công suất khai thác chưa tốt. Chỉ số này cũng có độ lệch chuẩn tương đối lớn 15,80% chứng tỏ có sự khác biệt rõ nét theo địa phương hoặc hình thức kinh doanh. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại chỉ số về khả năng tiếp cận quỹ đất để mở rộng hoạt động kinh doanh lại rất thấp với điểm trung bình chỉ đạt 2,17. Điều này cho thấy nếu lượng khách du lịch hoặc công suất kinh doanh tăng lên thì các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn rất khó có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023