NL8
NL7
NL6
NL5
NL4
NL3
NL2
NL1
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Biểu đồ 3.24. Phân bổ số lượng đánh giá về nguồn lực kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả
Nguồn lực về lao động cũng không được đánh giá cao. Số lượng và trình độ lao động phục vụ du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng chỉ được đánh giá ở mức trung bình là 3,37 và 3,01. Đặc biệt tần suất đào tạo đối với người lao động được đánh giá ở mức dưới trung bình (2,64). Riêng chỉ số về mức độ đào tạo có độ lệch chuẩn là khá lớn (SE=17,83%) cho thấy mặc dù đại bộ phận người lao động trong lĩnh vực du lịch nông thôn chưa được đào tạo nhưng đã có một số địa phương, cơ sở chú trọng đến hoạt động này. Về tổng thể đây là một vấn đề đáng quan ngại trong thực trạng hoạt động du lịch nông thôn hiên nay tại vùng đồng bằng sông Hồng.
Nguồn lực về tài chính dành cho hoạt động du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay cũng khá thấp. Chỉ số đầy đủ vốn để triển khai các hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn nằm dưới mức trung bình (2,88) cho thấy các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn hiện đang thiếu vốn. Đặc biệt cùng với sự thiếu hụt nguồn vốn thì khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của du lịch nông thôn cũng rất thấp (2,12). Đây là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng và cần phải có sự hỗ trợ từ chính sách.
3.3.7.3. Môi trường kinh doanh du lịch nông thôn
Môi trường kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng được đánh giá ở mức tốt với điểm trung bình là 3,78. Đây là một lợi thế của vùng cần được giữ gìn và phát huy. Trên thực tế, những lợi thế về môi trường tự nhiên và văn hóa là động lực chính để phát triển du lịch nông thôn của vùng ở thời điểm hiện tại và tương lại
Bảng 3.17. Đánh giá về môi trường kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
Chỉ số | Điểm TB | Độ lệch chuẩn | Tỷ lệ | |
MT1 | Môi trường tự nhiên của khu vực trong lành, sạch sẽ | 3,57 | 0,56 | 15,68% |
MT2 | Cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn | 4,21 | 0,99 | 23,51% |
MT3 | Các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác ở địa phương tác động tốt đến du lịch | 2,73 | 0,33 | 12,25% |
MT4 | Cộng đồng địa phương ủng hộ phát triển du lịch | 3,18 | 0,47 | 14,85% |
MT5 | Văn hóa địa phương đa dạng, hấp dẫn khách du lịch | 4,57 | 1,40 | 30,70% |
MT6 | An ninh, trật tự tại địa phương đảm bảo cho phát triển du lịch | 4,44 | 1,37 | 30,87% |
MT7 | Chính quyền địa phương tạo thuận lợi cho phát triển du lịch | 3,75 | 0,62 | 16,67% |
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Tham Gia Dịch Vụ Của Khách Du Lịch Nông Thôn
- Dự Định Của Khách Du Lịch Nông Thôn Đồng Bằng Sông Hồng
- Cơ Cấu Các Cơ Sở Kinh Doanh Du Lịch Nông Thôn Theo Tổng Nguồn Thu Trên 01 Khách
- Thành Công Của Du Lịch Nông Thôn Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
- Định Hướng Chung Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Đến Năm 2025, Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Tuyên Truyền, Quảng Bá Nâng Cao Nhận Thức Về Du Lịch Nông Thôn Và Phát Triển Du Lịch Nông Thôn
Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.
Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả
Trong các chỉ số về môi trường kinh doanh của du lịch nông thôn, các chỉ số liên quan đến tài nguyên du lịch (cả văn hóa và tự nhiên) cũng như an ninh – trật tự xã hội được đánh giá ở mức rất tốt (>4,2). Tuy nhiên các chỉ số này có độ lệch chuẩn cao chứng tỏ có sự khác biệt về quan điểm hoặc địa phương, đặc biệt là về văn hóa và an ninh, trật tự (độ lệch chuẩn trên 30%).
MT7
MT6
MT5
MT4
MT3
MT2
MT1
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Biểu đồ 3.25. Phân bổ số lượng đánh giá về môi trường kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả
Các yếu tố về vệ sinh môi trường và chính sách hỗ trợ của địa phương được đánh giá ở mức tốt đã thể hiện sự nỗ lực của chính quyền trong việc phát triển du lịch nông thôn. Tuy nhiên các vấn đề này vẫn đang tiềm ẩn nhiều nhân tố bất lợi thông qua việc đánh giá các chỉ số có liên quan như nguồn lực, hay ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế khác đến hoạt động du lịch.
Trong các chỉ số về môi trường kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, chỉ số tác động của các hoạt động sản xuất kinh doanh khác đến du lịch chỉ được đánh giá ở mức dưới trung bình (2,73). Điều này cho thấy sự xung đột về sử dụng nguồn lực, ô nhiễm môi trường… giữa hoạt động du lịch và các hoạt động kinh tế tại địa phương đang là một vấn đề hiện hữu cần giải quyết.
3.3.7.4. Khả năng quản trị hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn
Về tổng thể, khả năng quản trị hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng được đánh giá ở mức dưới trung bình (2,73). Điều này đã phản ánh đúng thực tế là phần lớn hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn của vùng mới được hình thành không lâu theo một cách tự phát. Kiến thức, kỹ năng quản trị kinh doanh nói chung và quản trị kinh doanh du lịch nói riêng của các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn hầu như không có hoặc thiếu tính hệ thống.
Bảng 3.18. Đánh giá về khả năng quản trị hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
Chỉ số | Điểm TB | Độ lệch chuẩn | Tỷ lệ | |
QT1 | Cơ sở có khả năng quản lý tốt các hoạt động của mình | 3,38 | 0,50 | 14,76% |
QT2 | Cơ sở có khả năng hoạch định và triển khai các chiến lươc, kế hoạch kinh doanh | 2,21 | 0,33 | 14,99% |
QT3 | Cơ sở có khả năng xây dựng và quảng bá thương hiệu tốt | 2,41 | 0,25 | 10,29% |
QT4 | Cơ sở có khả năng xúc tiến, quảng bá tốt | 2,45 | 0,18 | 7,53% |
QT5 | Cơ sở có khả năng chủ động tiếp cận và tìm kiếm thị trường | 2,48 | 0,14 | 5,80% |
QT6 | Cơ sở có khả năng chủ động xây dựng sản phẩm mới | 2,22 | 0,17 | 7,48% |
QT7 | Cơ sở chủ động xây dựng được kênh phân phối hiệu quả | 2,38 | 0,29 | 12,01% |
QT8 | Cơ sở có khả năng liên kết được với các cơ sở, cá nhân cung cấp dịch vụ có liên quan | 3,92 | 0,73 | 18,73% |
QT9 | QT.9. Cơ sở có khả năng xây dựng, triển khai và quản lý các kế hoạch tài chính của mình một cách hiệu quả | 3,16 | 0,50 | 15,83% |
Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả
Trong các chỉ số về khả năng quản trị kinh doanh của du lịch nông thôn, chí có khả năng liên kết với các dịch vụ có liên quan được đánh giá ở mức tốt (3,92). Tuy nhiên mức độ liên kết thức tế còn khá đơn giản và thường chỉ trong quy mô hẹp tại địa phương. Khả năng điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn và quản lý tài chính cũng được đánh giá ở mức trung bình với số điểm tương ứng là 3,38 và 3,16. Trên thực tế điều này cũng đã phản ánh quy mô của các cơ sở, các hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn còn khá nhỏ lẻ, đơn giản và không nhiều dịch vụ.
QT9
QT8
QT7
QT6
QT5
QT4
QT3
QT2
QT1
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Biểu đồ 3.26. Phân bổ số lượng đánh giá về khả năng quản trị hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả
Các chỉ số về khả năng quản trị khác như xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm mới, thiết lập và vận hành kênh phân phối hay xây dựng thương hiệu và hoạch đinh, triển khai chiến lược kinh doanh đều được đánh giá ở mức dưới trung bình. Điều này đã làm cho tính chủ động và kế hoạch trong hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng là rất thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững trong tương lai.
3.4. Thách thức, cơ hội, hạn chế và thành công của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
3.4.1. Thách thức của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
- Xung đột với các ngành, lĩnh vực khác, môi trường du lịch chịu nhiều tác động tiêu cực
Vùng ĐBSH là vùng đất quần cư lâu đời của người Việt, nơi phát tích của nền văn minh sông Hồng với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc và hấp dẫn nhưng đây cũng là khu vực có mật độ dân số cao nhất của cả nước. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa ngành nghề và đô thị hóa nhiều ngành, nghề, lĩnh
vực sản suất mới đã được mở ra. Việc phát triển kinh tế xã hội này đã tác động không nhỏ đến tài nguyên, cảnh quan của khu vực nông thôn và tạo ra nhiều xung đột. Việc phát triển nông nghiệp, thủy lợi, hạ tầng, các làng nghề… với cách canh tác, sản xuất mới và quy mô ngày càng lớn bên cạnh việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng nông thôn cũng đã làm mai một các giá trị truyền thống vốn có, xâm hại, biến đổi các di sản văn hóa, tranh chấp nguồn lực (nhất là nguồn lực đất đai và lao động). Đặc biệt quá trình này đã và đang mang lại nhiều tác động tiêu cực đến môi trường du lịch nông thôn cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa xã hội. Tình trạng ô nhiễm môi trường, rác thải, nước thải hay sự biến đổi cảnh quan, các giá trị văn hóa truyền thống bị mai một… đang là một thực tế rất bức xúc ở nhiều địa phương và mang lại nhiều ảnh hưởng lớn, lâu dài đến quá trình PTDLNT của vùng ĐBSH
- Mức độ hấp dẫn của du lịch nông thôn không cao, khó thu hút nguồn lực DLNT là hướng đi phù hợp nhưng hiệu quả kinh tế, nhất là trong ngắn hạn
thường thấp hơn các lĩnh vực khác. Là khu vực có mật độ dân số và mức phát triển cao nhất cả nước nên các nguồn lực ở đây dễ dàng tìm được lĩnh vực, ngành nghề khác có hiệu suất đầu tư cao. Trong khi đó DLNT cần thời gian đầu tư dài, tính mùa vụ cao nên hiệu quả đầu tư ngắn hạn thường không lớn, thu nhập của người lao động không cao. Chính vì vậy, thực tế cho thấy, mặc dù là khu vực có nguồn lực đầy đủ và lớn nhưng DLNT của vùng ĐBSH chưa thực sự hấp dẫn và thu hút các nguồn lực đầu tư lớn (cả nguồn vốn, đất đai và lao động). Nếu không có sự thay đổi nhận thức và những chính sách hỗ trợ phù hợp thì đây sẽ là một rào cản lớn đối với sự PTDLNT của vùng.
3.4.2. Cơ hội của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
- Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển
Đảng và Nhà nước đã xác định, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách, chương trình hành động về phát triển “tam nông” như: Nghị quyết số 26- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ
trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới, OCOP…. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng được Đảng nhấn mạnh và nêu rõ, trong đó có những nội dung quan trọng như: Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Với những định hướng, chính sách và chương trình lớn kể trên, DLNT được coi là bộ phận cấu thành, một giải pháp quan trọng để phát triển.
Trong quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, vùng ĐBSH nằm trong vùng du lịch ĐBSH&DHĐB với định hướng sản phẩm hướng tới DLNT trên cơ sở khai thác các giá trị của văn minh sông Hồng. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, DLNT cũng được coi là sản phẩm du lịch chủ đạo, có lợi thế của du lịch Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển.
- Nhu cầu DLNT ngày càng tăng
Cùng với sự phát triển kinh tế và đô thị hóa của đất nước, nhu cầu tạm lánh các căng thẳng, bí bức của thành thị để tìm về tự nhiên, đồng quê thanh bình của người dân ngày càng tăng. Vùng ĐBSH với đặc điểm đan xen giữa đô thị và nông thôn, hệ thống giao thông phát triển làm cho khả năng tiếp cận các điểm đến DLNT là khá dễ dàng. Với sự gia tăng về nhu cầu cùng với thời gian di chuyển ngắn, dễ dàng tiếp cận, rõ ràng trong thời gian tới, thị trường DLNT vùng ĐBSH sẽ có xu hướng mở rộng và tăng trưởng nhanh.
- Thuận lợi trong việc thu hút các nguồn lực để phát triển
ĐBSH, trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của cả nước là khu vực có sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh. Bên cạnh việc có một thị trường rộng lớn, nơi đây còn tập trung nhiều nguồn lực để phát triển như nguồn vốn, khoa học - công nghệ, nhân lực, cơ sở đào tạo… Đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phát triển du lịch nói chung và DLNT nói riêng. Nếu có hướng đi đúng và hiệu quả, DLNT vùng ĐBSH sẽ có rất nhiều thuận lợi trong việc thu hút các nguồn lực để tạo
ra sự phát triển nhanh chóng và toàn diện.
3.4.3. Hạn chế của du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
- Sản phẩm chậm đổi mới, mức độ hấp dẫn chưa cao
Mặc dù hoạt động du lịch của vùng nói chung và DLNT nói riêng đã khá phát triển so với cả nước, tuy nhiên các sản phẩm DLNT ở đây còn khá đơn điệu, hàm lượng chất xám chưa nhiều. Điều này đã làm cho mức độ hấp dẫn dài hạn của các sản phẩm DLNT của vùng không thực sự cao, cần có sự đổi mới, sáng tạo
- Chất lượng sản phẩm chưa cao
Kết quả khảo sát khách du lịch đã cho thấy chất lượng các sản phẩm DLNT của vùng ĐBSH chỉ ở mức trung bình với sự thiếu đồng bộ về dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn có quy mô nhỏ lẻ, tự phát
Tuy có nguồn lực khá dồi dào nhưng có lẽ hiệu quả của hoạt động kinh doanh DLNT chưa thực sự cao nên vẫn chưa thu hút được nguồn lực xã hội đầu tư vào lĩnh vực này. Chính vì vậy, đa số cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn mới chỉ dừng ở mức hộ gia đình, hộ kinh doanh, số lượng các doanh nghiệp có quy mô lớn còn rất ít.
- Chất lượng nhân lực DLNT còn thấp
Vùng ĐBSH có lợi thế về đào tạo, phát triển nhân lực nói chung và nhân lực du lịch nói riêng. Tuy nhiên đội ngũ lao động trong lĩnh vực DLNT lại hầu hết chưa được đào tạo, vừa thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao và thiếu tính chuyên nghiệp. Điều này đã chỉ ra một thực tế là DLNT vẫn chưa là lĩnh vực được chú trọng phát triển và thu hút được sự quan tâm của cả chính quyền và xã hội.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm còn thiếu đồng bộ
Vùng ĐBSH có lợi thế phát triển kinh tế xã hội tuy nhiên mức độ phát triển này không đồng đều trong toàn vùng. Ở các đô thị, các trục giao thông chính, hệ thống hạ tầng được phát triển tốt và khá đồng bộ, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng với các điểm DLNT đặc biệt là giao thông kết nối và giao thông nội khu cùng với các dịch vụ xã hội cơ bản như tài chính, y tế, môi trường, cấp thoát nước... Bên cạnh đó, do mức độ đầu tư vào DLNT chưa cao, chưa có hệ thống tiêu chuẩn cụ thể nên cơ sở vật chất kỹ thuật của các điểm du lịch nông thôn thường có quy mô nhỏ,