Dự Định Của Khách Du Lịch Nông Thôn Đồng Bằng Sông Hồng


Biểu đồ 3 17 Dự định của khách du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng 1

Biểu đồ 3.17. Dự định của khách du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

3.3.2. Cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn

3.3.2.1. Loại hình kinh doanh và thời gian kinh doanh

Kết quả khảo sát các cơ sở kinh doanh DLNT tại ĐBSH cho thấy gần 3/4 cơ sở kinh doanh tồn tại dưới hình thức hộ gia đình, chỉ có khoảng 26% là thành lập doanh nghiệp. Điều này cho thấy quy mô kinh doanh DLNT còn khá nhỏ lẻ và chưa thực sự chuyên nghiệp

Biểu đồ 3 18 Loại hình cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn Nguồn Xử lý từ 2

Biểu đồ 3.18. Loại hình cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

Trong số các cơ sở kinh doanh DLNT được khảo sát gần một nửa số cơ sở có thời gian hoạt động từ 1 đến 3 năm, hơn 20% hoạt động dưới 1 năm. Như vậy có thể thấy hoạt động kinh doanh DLNT cũng chỉ mới phát triển tại ĐBSH trong thời gian gần đây.


Biểu đồ 3 19 Thời gian kinh doanh du lịch nông thôn Nguồn Xử lý từ điều tra 3


Biểu đồ 3.19. Thời gian kinh doanh du lịch nông thôn

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

3.3.1.2. Quy mô các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn

Do chủ yếu các cơ sở kinh doanh là hộ gia đình nên diện tích dành cho kinh doanh DLNT là khá nhỏ. Có đến hơn 80% số cơ sở có diện tích dưới 1.000m2, trong đó các cơ sở có diện tích dành cho kinh doanh DLNT từ 200 - 500m2 chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 38,90% . Số lượng cơ sở kinh doanh DLNT có quy mô diện tích trên 1ha chỉ chiếm một con số rất nhỏ (1,83%).

Bảng 3.4. Cơ cấu diện tích của các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn


TT

Diện tích kinh doanh

Tỷ lệ

Ghi chú

1

<200m2

13,58%


2

200-500m2

38,90%


3

500-1.000m2

30,03%


4

1.000-5.000m2

12,79%


5

0,5-1ha

2,87%


6

>1ha

1,83%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

Với quy mô về diện tích không lớn nên tổng vốn đầu tư cho một cơ sở kinh doanh DLNT cũng không thực sự lớn. Trong đó các cơ sở kinh doanh DLNT có vốn đầu tư từ 1-3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 1/3). Tuy nhiên các khu DLNT lớn, dù số lượng ít nhưng lại có mức đầu tư rất lớn có thể lên đến hàng trăm thậm


chí hàng ngàn tỷ đồng. Chính vì vậy, về tổng thể, quy mô đầu tư cho 01 cơ sở kinh doanh DLNT bình quân ước đạt gần 4 tỷ đồng/01 cơ sở.

Bảng 3.5. Cơ cấu tổng mức đầu tư cho một cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn


TT

Tổng mức đầu tư

Tỷ lệ

Ghi chú

1

<0,5 tỷ

3,66%


2

0,5-1,0 tỷ

20,63%


3

1,0-3,0 tỷ

34,73%


4

3,0-5,0 tỷ

21,67%


5

5,0-10 tỷ

12,79%


6

> 10 tỷ

6,53%


Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

Với mức đầu tư và diện tích kinh doanh đã phân tích ở trên, không khó hiểu khi phần lớn các cơ sở kinh doanh chỉ có khả năng cung cấp dịch vụ với số lượng nhỏ. Thông thường quy mô dịch vụ của đa số các cơ sở kinh doanh dịch vụ DLNT chỉ có khoảng dưới 5 phòng lưu trú (hoặc tương đương) và phục vụ được khoảng từ 20-50 khách ăn

Biểu đồ 3 20 Quy mô dịch vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn 4

Biểu đồ 3.20. Quy mô dịch vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

3.3.3. Đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn

Theo thống kê của ngành du lịch ước tính mỗi tỉnh có khoảng 500 - 1000 lao động đang tham gia vào lĩnh vực du lịch. Trong đó lao động DLNT chỉ chiếm


khoảng 5 - 15%, chủ yếu là lao động gián tiếp.

Với quy mô kinh doanh không lớn nên số lượng của các lao động của các cơ sở kinh doanh DLNT cũng không nhiều, chủ yếu là khoảng từ 1 đến 3 người. Về việc sử dụng lao động bán thời gian (không chuyên) có sự phân hóa giữa các cơ sở quy mô lớn và các cơ sở có quy mô nhỏ. Trong khi các cơ sở có quy mô nhỏ thường có xu hướng sử dụng nhiều lao động bán thời gian, thậm chí có một tỷ lệ nhỏ (khoảng hơn 8,5%) các cơ sở kinh doanh DLNT không có lao động chuyên trách thì các cơ sở có quy mô lớn lại có xu hướng sử dụng nhiều hơn các lao động toàn thời gian (chuyên trách).

Bảng 3.6. Số lượng lao động của các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn



TT

Số lượng lao động của 1 cơ sở

Lao động toàn thời gian

Lao động bán thời gian

1

Không có

8,59%

10,16%

2

1-3 người

49,22%

57,29%

3

4-6 người

25,78%

17,97%

4

7-12 người

9,38%

8,59%

5

13-20 người

3,65%

4,17%

6

>20 người

3,39%

1,82%

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

Không giống với các loại hình du lịch khác, lao động trong lĩnh vực DLNT tại ĐBSH có độ tuổi bình quân tương đối cao (khoảng 39 tuổi). Trong đó các lao động có độ tuổi từ 41-50 chiếm tỷ lệ khá cao (42%). Điều này có thể lý giải là do đặc thù của loại hình kinh doanh và xu hướng dịch chuyển của người trẻ từ nông thôn ra thành thị.


Bảng 3.7. Cơ cấu độ tuổi của lao động tại các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn

TT

Độ tuổi lao động bình quân

Tỷ lệ

Ghi chú

1

18-25

3,39%


2

26-33

20,37%


3

34-40

30,03%


4

41-50

42,04%


5

51-60

3,66%


6

>60

0,52%


Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả Có một thực tế đáng quan ngại là tỷ lệ lao động trong lĩnh vực kinh doanh DLNT đã qua đào tạo là rất thấp (chỉ khoảng 20%). Trong đó lĩnh vực được đào tạo nhiều nhất là kiến thức chung về du lịch và giao tiếp (trên 30%) còn các kỹ năng, nghiệp

vụ khác tỷ lệ đã qua đào tạo đều thấp hơn 15%

Bảng 3.8. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn (chia theo kỹ năng, nghiệp vụ)

TT

Kỹ năng, nghiệp vụ

Tỷ lệ

Ghi chú

1

Kiến thức chung về du lịch

33,07%


2

Giao tiếp

29,43%


3

Nấu ăn

10,68%


4

Phục vụ bàn

11,72%


5

Phục vụ buồng

9,64%


6

Thuyết minh, hướng dẫn

12,24%


7

Ngoại ngữ

10,68%


8

Bán hàng

3,13%


9

Khác

4,43%


Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả


Trong số các lao động đã qua đào tạo tại các cơ sở kinh doanh DLNT, đa số các lao động được đào tạo thông qua hình thức truyền nghề tại chỗ (gần 60%), chỉ có hơn 12% các lao động đã qua đào tạo dài hạn tại các cơ sở đào tạo, số còn lại được đào tạo thông qua các khóa ngắn hạn tổ chức tại địa phương.

Bảng 3.9. Hình thức đào tạo của các lao động đã qua đào tạo tại các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn

TT

Hình thức đào tạo

Tỷ lệ

Ghi chú

1

Dài hạn tại cơ sở đào tạo

12,21%


2

Câc khóa ngắn hạn

26,76%


3

Truyền nghề tại chỗ

61,03%


Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

3.3.4. Hoạt động và kết quả kinh doanh của du lịch nông thôn

3.3.4.1. Thời vụ du lịch và công suất kinh doanh

Do đặc điểm của thị trường với một tỷ lệ lớn là học sinh sinh viên và tài nguyên du lịch nên thời vụ của của DLNT ĐBSH tập trung chủ yếu vào mùa hè và mùa xuân. Trong đó mùa hè là giai đoạn cao điểm nhất với 30% tổng lượng khách tập trung vào tháng 6 và 7.

Biểu đồ 3 21 Phân bổ lượng khách theo tháng của du lịch nông thôn Nguồn Xử 5

Biểu đồ 3.21. Phân bổ lượng khách theo tháng của du lịch nông thôn

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả


Bên cạnh việc lượng khách DLNT phân bổ không đồng đều theo tháng và mùa trong năm thì một thực trạng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh DLNT là phần lớn khách du lịch chỉ tập trung vào các ngày cuối tuần. Có đến 3/4 lượng khách của DLNT tập trung vào các ngày cuối tuần trong khi số lượng khách vào các ngày khác trong tuần lại rất thấp.


Biểu đồ 3 22 Tỷ lệ khách cuối tuần và các ngày trong tuần của du lịch nông 6

Biểu đồ 3.22. Tỷ lệ khách cuối tuần và các ngày trong tuần của du lịch nông thôn

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

Với đặc điểm của thời vụ du lịch kể trên thì không ngạc nhiên khi các cơ sở kinh doanh DLNT có công suất kinh doanh không cao. Đa số các cơ sở này chỉ có công suất bình quân trên 20% và tính chung trên tất cả các cơ sở được khảo sát thì công suất kinh doanh của DLNT chỉ đạt 25,68%.


Bảng 3.10. Cơ cấu các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn theo công suất kinh doanh

TT

Công suất bình quân năm

Tỷ lệ

Ghi chú

1

<10%

1,85%


2

10-20%

33,25%


3

20-30%

40,63%


4

30-40%

10,03%


5

40-50%

8,44%


6

50-60%

3,69%


7

60-70%

1,58%


8

>70%

0,53%


Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả


3.3.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn

Do đa số cơ sở kinh doanh DLNT có quy mô nhỏ nên số lượng khách mà các cơ sở này đón hàng năm là không lớn. Đa số các cơ sở kinh doanh DLNT (hơn 70%) chỉ đón từ 200 đến 1.000 khách/năm. Thậm chí có một tỷ lệ không nhỏ (hơn 20%) các cơ sở đón dưới 200 khách/năm. Các cơ sở đón lượng khách lớn (trên

2.000 khách/năm) đều là doanh nghiệp có đầu tư lớn, bài bản.

Bảng 3.11. Cơ cấu các cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn theo tổng số khách đến trong 01 năm

TT

Doanh nghiệp

Tỷ lệ

Ghi chú

1

Đón dưới 200 khách

20,31%


2

Đón từ 200-500 khách

36,98%


3

Đón từ 500-1.000 khách

34,38%


4

Đón từ 1.000-2.000 khách

3,65%


5

Đón từ 2.000-5.000 khách

2,86%


6

Đón trên 5.000 khách

1,82%


Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí