Tổng Hợp Kết Quả Mô Hình Nghiên Cứu Thực Nghiệm


lần, những người nhận nhiều từ người khác sẽ cảm thấy có sự tác động hay áp lực từ phía họ. Chính tác động của áp lực này giúp cho những người cho nhiều có thể được nhận lại nhiều từ phía những người mà họ đã được trao nhiều. Người ta gọi đó là sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích.

Có 4 nguyên tắc tương tác trong trao đổi xã hội như sau:

(1) Nếu một hành vi được thưởng hay có lợi thì hành vi đó có xu hướng lặp lại.

(2) Hành vi được thưởng, được lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hướng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh tương tự.

(3) Nếu như phần thưởng, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phí vật chất và tinh thần để đạt được nó.

(4) Khi nhu cầu của các cá nhân gần như hoàn toàn được thoả mãn thì họ ít cố gắng hơn trong việc nỗ lực tìm kiếm chúng.

Như vậy, lý thuyết này dựa trên nguyên tắc cơ bản liên quan đến lợi ích của cá thể tham gia cũng như việc trốn tránh những chi phí phát sinh.

b, Kết quả từ các mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Trên thế giới, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu thực hiện phân tích sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng về sự tham gia của cộng đồng địa phương và người dân trong quản lý phát triển DLNT. Các công trình được thực hiện tại nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm cả ở những nước phát triển và những nước đang phát triển và thông qua những công trình nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý có thể đưa ra những chính sách và văn bản pháp quy định hướng sự phát triển của loại hình du lịch này tại khu vực nông thôn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Các công trình nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp như phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn bán cấu trúc,… để phân tích. Trong khi, phần lớn các nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình hồi quy thông thường hoặc hồi quy Binary Logistic để đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý phát triển DLNT. Từ các nghiên cứu đó cho thấy, sự tham gia của người dân địa phương trong hoạt động phát triển du lịch sẽ tạo ra một liên kết chặt chẽ hơn giữa các bên có liên quan trong sự phát triển về du lịch. Đặc biệt, sự tham gia đó còn là động lực để người dân địa phương trực tiếp quản lý du lịch theo hướng bền vững. Khái quát các mô hình nghiên cứu đã được thực hiện trong và ngoài nước, ta thấy các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân và cộng đồng địa


Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam - 8

phương trong quản lý phát triển DLNT là ý thức, nhận thức của cộng đồng và người dân (Mastura Jaafar và cs (2015), Bengi Ertura và cs (2012), Rasoolimanesh M. S (2017), Latkova and cs (2011) và Nguyễn Việt Hà (2012)); Rào cản hoạt động, rào cản văn hóa, rào cản cấu trúc(Latkova and cs (2011), Tosun (2006)); Trình độ học vấn; Quy mô gia đình; Thu nhập; Vốn xã hội (Nguyễn Quốc Nghi và cs (2012)) và Kinh nghiệm trong tham gia hoạt động phát triển DLNT(Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2012)). Theo đó, các yếu tố như lợi ích, rào cản và quan điểm của người dân về việc ra quyết định tham gia chính là các điểm tương đồng của các tác giả trong và ngoài nước được thể hiện ở hình 2.2 dưới đây.

Trình độ học vấn

Quy mô hộ GĐ

Quan điểm

Lợi ích

Rào cản

Kinh nghiệm

Vốn xã hội

Thu nhập

Hình 2.2. Tổng hợp kết quả mô hình nghiên cứu thực nghiệm

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

2.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn

Kết quả phân tích trên đây cho thấy rằng sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT chịu ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố, trong đó, có yếu tố thuộc về bản thân người dân, có những yếu tố thuộc về đơn vị quản lý hay có những yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài tác động. Vì vậy, nghiên cứu này dựa trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của Latkova, P.[92] trong đó nhấn mạnh các yếu tố chính là


rào cản khi tham gia vào DLNT và lợi ích cá nhân nhận được từ DLNT. Kết hợp với việc sử dụng kết quả nghiên cứu của Tosun [144] và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh [12] cho rằng quan điểm của người dân dựa trên nền tảng của trình độ học vấn ảnh hưởng đến sự tham gia của họ trong quản lý phát triển DLNT. Đồng thời, dựa trên kết quả thảo luận nhóm (Phụ lục 3) và tiềm năng, điều kiện phát triển DLNT khu vực Đông Bắc trong thời gian qua đã gợi mở một yếu tố mới là chính sách của Nhà nước có tác động đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT khu vực Đông Bắc. Như vậy, bốn yếu tố lợi ích khi tham gia DLNT; Rào cản khi tham gia DLNT; Quan điểm của người dân về quyết định tham gia và chính sách của Nhà nước được đưa vào phân tích trong nghiên cứu này.

a, Lợi ích có được khi tham gia du lịch nông thôn

Đây được coi là yếu tố quyết định đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT. Mặt bằng chung ở khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn về kinh tế, do vậy, lợi ích này sẽ là động lực để người dân tham gia vào hoạt động quản lý phát triển du lịch nói chung và quản lý phát triển DLNT nói riêng. Một số nhà nghiên cứu như Baral & Heinen [62] nhận thấy rằng, cộng đồng địa phương khi tham gia vào du lịch được hưởng khá nhiều lợi ích và chính điều này tạo động lực cho cộng đồng. HawKins [88] đánh giá lợi ích của việc tham gia vào quản lý phát triển du lịch dựa trên việc bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên. Điều này cho thấy tầm quan trọng của tài nguyên đối với hoạt động thu hút khách du lịch.

Ngoài ra, Macbeth [99] nhấn mạnh rằng lợi ích về mặt văn hóa xã hội là quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức cho sự tham gia của người dân bản địa. Nghiên cứu chỉ ra các lợi ích về mặt văn hóa - xã hội như bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tăng gắn kết cộng đồng và tăng kỹ năng quản lý của người dân và C.N.R Wijesundara & cs [69] đã nghiên cứu và đưa ra lợi ích kinh tế mà người dân có được khi tham gia du lịch sẽ bao gồm cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho gia đình. Đồng thời, khi tham gia vào các hoạt động quản lý phát triển du lịch, bản thân người dân cũng nhận được những hỗ trợ kinh tế từ các tổ chức bên ngoài hay đơn thuần hưởng lợi từ các hoạt động quản lý phát triển du lịch như các khóa tập huấn, tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định, bảo tồn văn hóa xã hội, gắn kết cộng đồng và tăng cường kiến thức về du lịch nông thôn cho người dân.


b, Rào cản gặp phải khi tham gia vào du lịch nông thôn

DLNT là một hướng đi mới trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời cũng là ngành nghề khá mới mẻ đối với hầu hết người dân và là một hướng đi có nhiều tiềm năng với khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho khu vực nông thôn. Tuy nhiên, khi người dân tham gia vào quá trình này đã gặp phải một số cản trở. Mặc dù hoạt động quản lý phát triển DLNT chỉ mang tính chất địa phương, song những rào cản này có thể gây khó khăn cho việc tham gia của người dân. Rào cản đó có thể kể đến chủ yếu như hoạt động quản lý phát triển DLNT còn mang tính tự phát, chưa trở thành phong trào hay chương trình có quy hoạch cụ thể. Bên cạnh đó, những nông dân làm du lịch còn thiếu hụt về kỹ năng làm du lịch, kiến thức, ngoại ngữ và cách quảng bá bài bản; sự kết nối giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các làng nghề để tạo tua tuyến phục vụ khách cũng chưa được thường xuyên và chuyên nghiệp. Các sản phẩm văn hóa, văn nghệ phục vụ du khách cũng chưa thường xuyên và thiếu chuyên nghiệp, hoạt động dưới hình thức phong trào, các thành viên gắn kết với nhau chủ yếu dựa vào niềm đam mê mà chưa có bất kỳ chính sách đãi ngộ, quy định cụ thể về cách thức và thu nhập của các thành viên. Mặt khác, cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch chưa được chú trọng đầu tư và thiếu đồng bộ; tình trạng mất điện, thiếu nước sạch đều là những cản trở sự lưu trú của du khách, nhất là khách nước ngoài, ảnh hưởng đến sự quản lý phát triển trong tương lai của DLNT.

b, Quan điểm của người dân về quyết định tham gia

Quan điểm là một khái niệm mang tính chất trừu tượng, là quá trình giúp con người cảm nhận và đánh giá về hiện tại. Đây được coi là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý phát triển du lịch. McGehee & Andereck [101] cho rằng quan điểm của con người sẽ tác động trực tiếp tới sự tham gia đó. Phạm[119] đưa ra vấn đề sự tham gia của người dân chịu tác động của việc nhận thức về các tác động về xã hội, môi trường và nhữn g yếu tố này có ảnh hưởng tích cực. Quan điểm sẽ tác động đến sự ủng hộ và tham gia vào quản lý phát triển du lịch của người dân thông qua việc sử dụng lý thuyết công bằng để chỉ ra sự tác động của DLNT.

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh [12] đã nghiên cứu quan điểm về sự tham gia dưới hai quan điểm. Quan điểm sự tham gia là một quá trình và quan điểm sự tham gia là một công cụ. Trong đó, quan điểm thứ nhất được nhiều người ủng hộ [110]. Phạm Minh


Hương [120] cho rằng, quan điểm của người dân chính là mấu chốt quyết định sự tham gia của họ. Quan điểm là quá trình và trong quá trình đó, bản thân người dân nêu rõ ý kiến của mình về vấn đề tham gia vào các hoạt động. Theo đó, các quan điểm của người dân xoay quanh vấn đề về sự cần thiết cho việc tham gia của họ trong quản lý phát triển DLNT, khoảng cách giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân trong việc liên kết,…

c, Chính sách hỗ trợ của nhà nước

Chính sách phát triển du lịch là tập hợp các chủ trương và hành động của Nhà nước để đẩy mạnh phát triển du lịch bằng cách tác động vào việc cung cấp và giá cả của các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng); tác động tới giá sản phẩm du lịch; tác động đến số lượng khách du lịch; tác động việc thay đổi tổ chức và năng lực của nguồn nhân lực du lịch; tác động vào việc chuyển giao công nghệ du lịch... Các chính sách này được thể hiện dưới dạng các văn bản về hỗ trợ, khuyến khích sự tham gia của người dân như luật du lịch, các quy định về việc phê duyệt quy hoạch và thực hiện các dự án phát triển du lịch vùng miền….

Chính sách về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quản lý phát triển du lịch với chủ trương là cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi hợp pháp từ hoạt động du lịch. Về hành động, cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương của cộng đồng, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư được đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, nghề thủ công truyền thống, sử dụng lao động và nguyên liệu địa phương để sản xuất hàng hóa phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.

2.2. Kinh nghiệm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn

2.2.1. Kinh nghiệm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn trên thế giới

2.2.1.1. Du lịch nông thôn tại Indonesia

Trong Chiến lược quy hoạch phát triển tổng thể du lịch quốc gia đến năm 2025 của Indonesia đã đề cập đến quy hoạch phát triển du lịch. Trong đó, Indonesia tập


trung phát triển 3 loại hình du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch nông thôn và du lịch biển. Với quy hoạch phát triển hơn 50 điểm đến của nông thôn, Indonesia đã huy động các nguồn lực với mục tiêu phát triển là bảo tồn và sự bền vững tính đa dạng sinh học trên cơ sở trao quyền cho cộng đồng địa phương, được tổ chức cộng đồng địa phương điều hành [1][3].

Chính phủ Indonesia khuyến khích phát triển DLNT bằng cách cho người dân thuê lại đất với mức giá rẻ, đồng thời tổ chức các lớp nghiệp vụ để người dân tham gia vào nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Ngoài ra, chính phủ Indonesia đã quyết định đầu tư hơn 40 triệu USD cho các hoạt động quảng bá DLNT. Một hội đồng các ủy viên bao gồm đại diện các làng nghề, địa phương của chính phủ, đại diện vườn quốc gia được thành lập với quy chế, nguồn quỹ (thu chi được giám sát chặt chẽ được sử dụng bảo vệ rừng quốc gia và lợi ích cho cộng đồng địa phương), hoạt động dựa trên mục tiêu, nhu cầu của cộng đồng địa phương. Hoạt động của tổ chức cộng đồng tập trung vào công tác bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho du khách, cộng đồng địa phương thông qua việc vận động cùng các tài liệu quảng cáo, các bản đồ, video...

Các ban quan lý có sự tham gia của cộng đồng được tổ chức ở nhiều vùng khác nhau nhằm tạo việc làm cho dân cư địa phương và gắn chặt lợi ích của người dân trong các hoạt động phát triển du lịch. Các nguồn thu nhập được phân phối lại cho người dân và các cơ quan có liên quan như: tiền giữ xe được chia sẻ cho chính quyền địa phương là 65%, còn cộng đồng địa phương là 35%,... Chính nhờ sự gắn chặt giữa lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và văn hóa cho sự phát triển DLNT bền vững mà những người dân buôn bán cũng tích cực tham gia làm hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu cho khách du lịch về nghề thủ công, đồ lưu niệm trong các cửa hàng của họ được làm như thế nào. Thành công này đã chứng minh được tính đúng đắn, muốn phát triển nông thôn bền vững và lâu dài phải dựa vào cộng đồng dân cư địa phương song để làm được điều này cần phải mang lại lợi ích thật sự cho họ.

2.2.1.2. Du lịch nông thôn tại Trung Quốc

Du lịch Trung Quốc không còn là một điểm đến xa lạ đối với khách du lịch. Theo thông báo của Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc ngày 01/8/2017, du lịch Trung Quốc đang có những dấu hiệu khởi sắc sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2014. Theo đó, năm 2016, doanh thu từ khách quốc tế đạt mức tăng trưởng 5,6% so với năm


2015, đạt 120 tỉ USD, cao hơn 10,2 tỉ USD so với doanh thu từ hoạt động du lịch ra nước ngoài và trong nửa đầu năm 2017, Trung Quốc đã đón 69,5 triệu lượt khách du lịch, trong khi số lượng khách Trung Quốc ra nước ngoài du lịch là 62 triệu lượt [1][90].

Để có được kết quả như vậy, du lịch Trung Quốc đã tập trung phát triển du lịch theo hướng bền vững. Trong đó, tập trung phát triển các loại hình du lịch mới như du lịch nông thôn, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch trải nghiệm,... Loại hình DLNT kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn ở Trung Quốc xuất hiện tại tỉnh Hà Bắc và ngoại ô Thủ đô Bắc Kinh từ những năm 90 của thế kỷ trước. Năm 2016, theo thống kê, Trung Quốc có hơn 2 triệu hộ kinh doanh DLNT tiếp đón 1,2 triệu lượt khách. DLNT không chỉ tạo việc làm mà còn tiêu thụ các sản phẩm địa phương giúp người nông dân đổi đời. Ngoài ra, du lịch Trung Quốc cũng chú trọng đến đối tượng tham gia vào các hoạt động du lịch, trong đó xác định người dân là trọng tâm. Người dân tham gia vào các hoạt động du lịch khá lớn, bằng nhiều hình thức và góp phần cho du lịch ở đây trở thành một điểm du lịch hết sức độc đáo. Bằng việc sáng tạo ra các sản phẩm lưu niệm đa dạng, mang đặc trưng của vùng, từ đó góp phần quảng bá du lịch cho Trung Quốc. Người dân tại các làng du lịch được Chính phủ hỗ trợ để phát triển du lịch cộng đồng thông qua chính sách hỗ trợ dựa trên chi phí sản xuất và lợi nhuận để thu hút khách hàng là điều hết sức cần thiết. Từ chính sách này, chiến lược tiếp thị đến sự hài lòng của khách hàng trong việc tiếp cận và mua các sản phẩm đã có những bước tiến lớn, điều này mang lại cho du lịch ở khu vực nông thôn có bước phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu xóa nghèo cho 12 triệu người dân thông qua phát triển du lịch vào 5 năm tới bằng cách tận dụng những nét văn hóa đặc trưng và bằng thế mạnh của từng địa phương trong phát triển DLNT giúp người dân nơi đây có thể xóa nghèo bằng chính lợi thế của mình.

2.2.1.3. Du lịch nông thôn tại Nhật Bản

Nhật Bản đang trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu với du khách Việt Nam, trong đó, những điểm đến thu hút nhất vẫn là các thành phố lớn cùng nhịp sống sôi động như Tokyo, Osaka hay Yokohama. Ngược lại, khu vực nông thôn Nhật Bản, nơi vô cùng hấp dẫn với sự hoang sơ, cổ kính vẫn còn mới mẻ với du khách Việt. Ở Nhật Bản, từ năm 1995, Bộ Nông Lâm Thủy sản đã thiết lập chương trình nhà nghỉ nông thôn khắp trên đất nước. Các nhà nghỉ nông thôn này chủ yếu do các nông hộ cá thể hay


dựa vào trang trại. Du khách được phục vụ các dịch vụ ăn nghỉ tại các nhà nghỉ nông thôn hoặc tham gia các hoạt động hằng ngày ở đây như trồng trọt, gặt hái, câu cá..

Du lịch nông thôn tại Nhật Bản thu hút du khách bởi 4 yếu tốlà không gian, con người, đặc sản địa phương và các giá trị văn hóa truyền thống. Nhật Bản đề ra phương hướng phát triển loại hình DLNT theo 4 hướng như sau: Xây dựng một hình ảnh đẹp đẽ về khu vực nông thôn; Xác lập một thể chế để đáp ứng sự phát triển của DLNT; Xác lập hệ thống thông tin liên kết và trao đổi giữa thành thị và nông thôn thông qua các hoạt động xúc tiến quảng bá vá các hoạt động khác; Xác lập hệ thống các cơ chế quản lý, các chế độ, chính sách hỗ trợ phát triển từ phía nhà nước.

Nhật Bản có 3 hình thức du lịch có thể được xếp vào loại hình du lịch nông thôn bao gồm: Tham quan vãn cảnh nông thôn; Nghỉ ngơi thư giãn tại các vùng nông thôn; Học tập nghiên cứu tại các vùng nông thôn [3].

Ở Nhật Bản, các loại hình du lịch nông thôn được chia thành những loại hình cụ thể và sự tham gia của người dân địa phương có những phạm vi nhất định trong việc hợp tác cung cấp các dịch vụ liên quan, trong khi các hãng lữ hành đóng vai trò lớn trong việc tổ chức xây dựng và xúc tiến bán các chương trình du lịch. Thực tế cho thấy, nhiều chương trình du lịch được xây dựng, quảng cáo và bán theo từng mùa, có mối liên hệ chặt chẽ với các mùa thu hoạch các sản vật địa phương, mùa đánh bắt hải sản….

2.2.1.4. Du lịch nông thôn tại Thái Lan

Thái Lan là quốc gia ở Đông Nam Á có ngành du lịch phát triển khá nhanh đặc biệt là sau những năm 80 của thế kỷ trước. Hiện nay, hàng năm Thái Lan đón được hơn 15 triệu khách du lịch quốc tế. Tương đồng với các nước Châu Á khác, Thái Lan cũng là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển mạnh với nhiều tiềm năng tài nguyên gắn với sản xuất nông nghiệp có thể phát triển loại hình DLNT. Quan niệm của Thái Lan về DLNT là hoạt động gắn liền với các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Việc phát triển loại hình DLNT đã được quan tâm phát triển bởi Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan và Trung tâm phát triển nông nghiệp quốc gia Thái Lan. Tuy nhiên cho đến năm 2000, loại hình DLNT mới thực sự bước vào giai đoạn phát triển mạnh.

Theo Nichakan và Yamada, ở Thái Lan hiện có 3 chủ thể tham gia vào quá trình phát triển DLNT bao gồm: Cơ sở trang trại của hộ kinh doanh nông nghiệp, các nông trang cá nhân khác; Khu vực nông nghiệp có phạm vi rộng lớn; các cơ sở nông nghiệp

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí