Khung Phân Tích Về Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Quản Lý Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Vùng Đông Bắc


nghiên cứu phục vụ cho nhu cầu đích thực của nông dân hoặc giải quyết các vấn đề mà các nông hộ đang gặp phải. Trong đó, người nông dân tham gia vào tiến trình nghiên cứu cùng với nhà khoa học. Đây là một phương pháp nghiên cứu hứa hẹn thành công cho nhiều vấn đề nghiên cứu ứng dụng trong quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng.

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam liên quan đến nhiều đối tượng và ở nhiều cấp quản lý khác nhau. Các đối tượng này bao gồm các cơ quan quản lý hành chính, doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng dân cư nông thôn, cơ quan đào tạo nhân lực, cơ quan truyền thông, khách du lịch và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch. Do đó, phương pháp tiếp cận có sự tham gia được sử dụng ở tất các nội dung trong luận án. Các nội dung như khảo sát lần 1, lần 2, điều tra chính thức, phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu đến việc đề xuất nhóm giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT đều có sự tham gia của các bên liên quan.

3.1.4. Tiếp cận cá biệt

Phương pháp này cho thấy người dân khi tham gia vào quản lý phát triển du lịch nông thôn vừa là chủ thể của hoạt động, vừa là đối tượng được hưởng lợi của các hoạt động đó. Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu sự tham gia của người dân cũng cho thấy người dân vừa là chủ thể tham gia nghiên cứu vừa là đối tượng được khảo sát. Chính điều này cho thấy việc thực hiện nghiên cứu với đối tượng là sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam vừa mang tính khái quát song cũng khá cụ thể, chi tiết.

3.2. Khung phân tích về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc

Căn cứ vào các tài liệu đã nghiên cứu được tổng quan, những lý giải được phân tích ở Chương 2và tính chất đặc thù về hoạt động DLNT cùng với các chính sách của Nhà nước về DLNT và đặc điểm dân cư tại địa bàn nghiên cứu (80% làm nông nghiệp, nghề nghiệp chính là làm ruộng với nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc), tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNTvùng Đông Bắc dựa vào thực tiễn tham gia về nội dung, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT nhằm đề xuất các nhóm giải pháp, kiến nghị dựa trên bối cảnh, quan điểm và định hướng phát triển DLNT.

62


Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân

Lập kế hoạch, quy hoạch

Xây dựng CCTC

Lợi ích

Rào cản

Nhận thức

Chính sách Nhà nước

Sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT

Tổ chức thực hiện hoạt động DLNT

Giải pháp

của

Kiểm soát


Quan điểm


Bối cảnh


Xúc tiến và quảng bá


Định hướng


Hình 3.1. Khung phân tích về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn

(Nguồn: Xây dựng của tác giả)


3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu, đề tài sử dụng nguồn số liệu sơ cấp và nguồn số liệu thứ cấp.

3.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ:

- Luật, Nghị định,Thông tư, Chỉ thị của Chính phủ, thông báo, công văn về du lịch và du lịch nông thôn.

- Niên giám thống kê các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam các năm từ năm 2016đến năm 2018.

- Báo cáo tổng kết cuối năm, báo cáo của Sở văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam.

- Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website chuyên ngành.

- Các công trình nghiên cứu đã được công bố: Báo cáo khoa học, tạp chí, luận án tiến sĩ có liên quan.

3.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là thông tin được thu thập, điều tra lần đầu tiên để đạt được mục đích của nghiên cứu. Thông tin này được thu thập bằng cách sử dụng một số công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) nhằm tìm hiểu, nghiên cứu, phỏng vấn các hộ dân và cán bộ quản lý của chính quyền địa phương nhằm phân tích sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc.

Phương pháp này là một trong những cách tiếp cận mới để thay thế phương pháp trước đây hay sử dụng trong quản lý phát triển nông thôn. Nó được dựa trên kinh nghiệm địa phương - nơi các cộng đồng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ một cách có hiệu quả. Nguyên tắc cơ bản của PRA là cộng đồng mà yếu tố chính là người dân tham gia đóng góp và hưởng lợi được coi là trung tâm. Các cộng đồng được chia theo nhóm, theo tiêu thức nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu nhất định để đánh giá. Đề tài sử dụng 2 công cụ của PRA, bao gồm: [30]


Bảng hỏi: Người được giao nhiệm vụ phỏng vấn gặp cá thể cộng đồng để hỏi những câu hỏi đã được chuẩn hóa. Công cụ này được sử dụng để thu thập thông tin phục cho các nội dung nghiên cứu của đề tài với số lượng mẫu điều tra là 508 hộ dân và 40 cán bộ quản lý.

Thảo luận nhóm: Người phỏng vấn hướng dẫn chia cộng đồng thành các nhóm để thảo luận. Quy mô nhóm tùy vấn đề và tùy lượng dân tại địa bàn nghiên cứu, thông thường là 1 nhóm trưởng và 5-10 người/nhóm. Câu hỏi được nhóm trưởng chuẩn bị trước và trình bày đầu tiên trong buổi thảo luận, người dân có thể chuyện trò thoải mái, cởi mở và tự do bày tỏ quan điểm về các khía cạnh xung quanh của vấn đề được đưa ra. Từ những câu trả lời, nhóm phỏng vấn tiến hành đồng thời việc quan sát và ghi chép các nội dung trả lời, tổng hợp và phân tích số liệu cũng như so sánh và củng cố kết quả điều tra từ bảng hỏi.

a, Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Theo Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất phân chia cả nước thành 7 vùng kinh tế - xã hội thay vì 6 vùng như hiện nay. Theo đó, vùng Trung du và miền núi phía Bắc được đề xuất chia làm 2 vùng: Đông Bắc và Tây Bắc: Vùng Đông Bắc (7 tỉnh): Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang; Vùng Tây Bắc (7 tỉnh): Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.Sự điều chỉnh này được thực hiện để chuẩn bị cho sự ra đời của Luật Quy hoạch và làm căn cứ cho việc phân vùng để lập Quy hoạch tổng thể quốc gia. Theo cách phân vùng cũ, vùng trung du và miền núi phía Bắc có số tỉnh cả vùng lên tới 14 tỉnh, chiếm tới 30% diện tích cả nước, có quy mô quá lớn, làm hạn chế việc phát huy lợi thế từng vùng.

Bên cạnh đó, theo“C m nang thực tiễn phát triển DLNT Việt Nam”, trong tổng số 7 tỉnh của vùng Đông Bắc, có những địa điểm sau được nghiên cứu và chứng minh có hoạt động DLNT bao gồm: Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Bắc Giang. Vì vậy, 5 tỉnh được chỉ ra trong bảng 3.1 dưới đây là địa điểm nghiên cứu của được lựa chọn của luận án này.


Bảng 3.1. Địa điểm nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam

STT

Tỉnh

Địa bàn nghiên cứu

Ghi chú


1


Hà Giang

1. Thôn Mỹ Bắc


2. Thôn Khiềm

3. Bản Lạn

4. Bục Bản

5. Thôn Lũng Cẩm Trên

6. Thôn Hạ Thành

7. Thôn Phình Hồ

8. Xã Nấm Dẩn

9. Xã Nậm Đăm

10. Làng Thôn Chì

11. Thôn Thanh Sơn


2


Bắc Kạn

12. Bản Pắc Ngòi


13. Bản Cốc Tộc

14. Bản Nặm Dài

15. Bản Bó Lù


3


Thái Nguyên

16. Làng chè Tân Cương


17. Làng văn hóa dân tộc Tày Bản Quyên

18. Làng chè La Bằng


4


Lạng Sơn

19. Làng du lịch văn hóa cộng đồng Quỳnh Sơn


5

Bắc Giang

20. Làng Thổ Hà


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam - 10

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)


b, Xác định quy mô mẫu nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên phân tầng để tiến hành thu thập thông tin với hai đối tượng:

Thứ nhất, người dân trong các hộ gia đình thuộc điểm nghiên cứu để thấy được mức độ, hình thức tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý phát triển DLNT.

Thứ hai, cán bộ quản lý của chính quyền địa phương mà cụ thể là các trưởng thôn và cán bộ văn hóa - xã hội tại các điểm nghiên cứu bởi chỉ có họ mới có thể nắm bắt và hiểu rõ về mức độ và hình thức tham gia của người dân trong các hoạt động quản lý phát triển DLNT tại địa phương.

- Đối với đối tượng cán bộ quản lý, mỗi làng, bản, tác giả lựa chọn 2 người để tiến hành điều tra. Như vậy, mẫu nghiên cứu là 20 * 2 = 40 người (Bao gồm trưởng thôn, cán bộ phụ trách mảng văn hóa - xã hội của xã).

- Đối với các người dân, tổng số dân của các tỉnh có thực hiện DLNT ở khu vực Đông Bắc tính đến cuối năm 2018 là 16.527 hộ. Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức của Slovin như sau:


( )


Trong đó:

n: Quy mô mẫu mong muốn N: Quy mô tổng thể

Z: Độ lệch chuẩn, mức 1.96 tương ứng với độ tin cậy 95%

p: Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)

d: Độ chính xác kỳ vọng, thường ở mức 0.05

Như vậy, tại các điểm nghiên cứu, do số lượng người dân lớn và để tránh việc xác xuất thu hồi phiếu bị thấp, tác giả sẽ phát 508 phiếu điều tra cho các hộ dân (Bổ sung 30% số phiếu so với công thức tính). Bên cạnh đó, căn cứ vào số lượng dân của


từng địa phương, tác giả sẽ chia số mẫu điều tra theo tỷ lệ phần trăm dân số trên địa bàn. Cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Phân bổ số lượng phần tử mẫu điều tra theo địa bàn nghiên cứu



STT


Tỉnh


Địa điểm điều tra

Số dân

Số người điều tra


Số dân


Tỷ lệ (%)


Số người điều tra

Tổng số người dân điều tra toàn

tỉnh


1


Hà Giang

1. Thôn Mỹ Bắc

295

1,8

9


161

2. Thôn Khiềm

246

1,5

8

3. Bản Lạn

942

5,7

29

4. Bục Bản

1.194

7,2

37

5. Thôn Lũng Cẩm Trên

278

1,7

9

6. Thôn Hạ Thành

640

3,9

20

7. Thôn Phình Hồ

54

0,3

2

8. Xã Nấm Dẩn

276

1,7

8

9. Xã Nậm Đăm

235

1,4

7

10. Làng Thôn Chì

269

1,6

8

11. Thôn Thanh Sơn

793

4,8

24


2


Bắc Kạn

12. Bản Pắc Ngòi

342

2,1

11


23

13. Bản Cốc Tộc

156

0,9

5

14. Bản Nặm Dài

103

0,6

3

15. Bản Bó Lù

117

0,7

4


3


Thái Nguyên

16. Làng chè Tân Cương

2.283

13,8

70


163

17. Làng văn hóa dân tộc

Tày Bản Quyên

265

1,6

8

18. Làng chè La Bằng

2.762

16,7

85

4

Lạng

Sơn

19. Làng du lịch văn hóa cộng đồng Quỳnh Sơn

2.524

15,3

78

78

5

Bắc

Giang

20. Làng Thổ Hà

2.753

16,7

85

85


Tổng


16.527

100

508

508

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)


Người dân điều tra được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với đối tượng là các chủ hộ hoặc thành viên trong gia đình trên 18 tuổi nằm trong địa bàn điều tra.

c, Thiết kế phiếu khảo sát và quy trình khảo sát

Bảng khảo sát được thiết kế làm hai phần.

- Phần đầu nhằm thu thập thông tin chung của các đối tượng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả.

- Phần thứ hai được thiết kế nhằm thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát mức độ đồng ý về các nhận định được đưa ra.

Ba loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo quãng, thang đo định danh và thang đo thứ tự.

- Dạng thang đo định danh nhằm mô tả đặc điểm mẫu (giới tính, cấp bậc, tuổi, loại hình sở hữu,…).

- Dạng thang đo thứ tự nhằm sắp xếp đặc điểm mẫu (thâm niên công tác, quy mô doanh nghiệp,…).

- Dạng thang đo quãng Likert năm điểm dùng để đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu, biến thiên từ rất không đồng ý đến rất đồng ý.

Xác định khoảng đo bằng cách xác định giá trị khoảng như sau:

Giá trị khoảng cách = ( ) = 0.8

Bảng 3.3. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý


Thang đo

Khoảng đo

Ý nghĩa

1

1,00 - 1,80

Rất không đồng ý

2

1,81 - 2,60

Không đồng ý

3

2,61 - 3,40

Không ý kiến

4

3,41 - 4,20

Đồng ý

5

4,21 - 5,00

Rất đồng ý

(Nguồn: [34][35])

Trên sơ sở tham khảo ý kiến của những người được phỏng vấn trong giai đoạn nghiên cứu định tính, nội dung các câu hỏi được xây dựng đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đúng hàm ý của cơ sở lý thuyết. Trong giai đoạn thiết kế thang đo của bản khảo sát, tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến về văn phong trong bản câu hỏi, có

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí