Các Nghiên Cứu Về Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Ở Vùng Đồng Bằng Sông Hồng


trong nghiên cứu này, các vấn đề liên quan đến an toàn (ví dụ mật độ dân số thấp hơn và nhiều không gian mở) có thể nổi lên như những yếu tố chính khiến người dân thành phố chọn trải nghiệm DLNT. Với Wookhyun An, Silverio Alarco´n (2021) [158] đã dùng phương pháp netnography nhằm mục đích cung cấp cơ sở để phát triển các chiến lược ứng phó phù hợp thông qua việc tìm hiểu nhận thức tự nhiên của khách du lịch liên quan đến trải nghiệm DLNT của họ và đặc điểm của phân khúc thị trường DLNT. Nghiên cứu đã xác nhận ba phân khúc thị trường tồn tại trong DLNT ở Tây Ban Nha: khách du lịch theo hướng thoải mái, người chi tiêu cho môi trường nông thôn và người tìm kiếm hoạt động giải trí năng động.

Một số nhà nghiên cứu lại tập trung vào các nhân tố cụ thể cũng như tổng hợp các nhân tố phát triển du lịch. Tác giả Fariborz Aref & Sarjit S Gill (2009) [79] đã chỉ ra vai trò của hợp tác xã nông thôn, là một nhân tố thành công quan trọng trong PTDLNT. Hợp tác xã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy du lịch ở khu vực nông thôn thông qua việc thiết lập mạng lưới mạnh mẽ với các tổ chức du lịch và thúc đẩy sự hợp tác của người dân địa phương.

Trong khi cuốn sách mất hơn 9 năm thực địa của tác giả Sue Beeton (2006)

[151] đã chỉ ra những yếu tố giúp cho DLNT phát triển như: Tăng cường giải trí nông thôn dựa vào văn hóa truyền thống của cộng đồng dân cư, phát triển các sự kiện (lễ hội truyền thống); Cộng đồng gắn với chính quyền; Thay đổi chính sách cũng làm tăng cơ hội cho nguồn cung; Đặc biệt phải hỗ trợ cho cộng đồng. Trong chương này tác giả cũng chỉ ra tầm quan trọng của sự đoàn kết trong cộng đồng nông thôn. Hình 1.2 dưới đây trình bày thể hiện tính chất phức tạp của các vùng nông thôn và vai trò của du lịch bằng các liên kết giữa các yếu tố và các vấn đề. Đồng thời minh họa mối quan hệ giữa du lịch và khu vực nông thôn. Cộng đồng là trung tâm của quá trình này và theo nhiều cách không thể tách rời khỏi bất kỳ yếu tố nào trên bản đồ. [151]

Tác giả Mary Cawley, Desmond A. Gillmor (2008) [106] lại chỉ ra mối liên hệ giữa chiến lược phù hợp với các nguồn lực (văn hóa, xã hội, môi trường, kinh tế).

Tác giả Aylward, Elaine and Kelliher, Felicity (2016) [51] đề cập đến mối quan hệ chặt chẽ của các bên liên quan trong phát triển du lịch, trong khi tác giả Raija Komppula nhấn mạnh vai trò của doanh nhân trong mối quan hệ của các bên


liên quan.

Một nhân tố không thể thiếu trong PTDLNT là tính liên kết, và tạo ra các tuyến DLNT phát triển như trong nghiên cứu của Jenny Briedenhann, Eugenia Wickens (2004) [90] lập luận rằng việc tập hợp các hoạt động và điểm tham quan, và sự phát triển của các tuyến DLNT, kích thích sự hợp tác và quan hệ đối tác giữa các khu vực địa phương. Sự tham gia của cộng đồng có ý nghĩa, cùng với sự hỗ trợ của khu vực công, mang đến cơ hội phát triển các dự án du lịch bản địa quy mô nhỏ ở các khu vực kém phát triển. Đó là sự hợp tác và hợp tác thực sự giữa các khu vực công và tư nhân và cộng đồng địa phương, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo bằng các khóa học ngắn hạn, các chương trình tư vấn, sự an toàn của khu vực. Và vai trò của chính phủ cũng rất quan trọng trong tất cả các vấn đề trên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Bên cạnh những nhân tố thuận lợi cũng không ít những nhân tố cản trở sự phát triển của DLNT như trong nghiên cứu của tác giả Richard Sharpley [128] như: chi phí phát triển cao nhưng lợi nhuận thấp, nhu cầu thấp, thiếu kỹ năng thiết yếu và sự thống trị của các nhà khai thác du lịch đại chúng là những thách thức lớn. Do đó, kết luận, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật dài hạn là rất cần thiết nếu du lịch đóng vai trò phát triển nông thôn hiệu quả.

Để phát triển DLNT không thể thiếu các lý thuyết PTDLNT. Bài viết của D. Streimikiene, Y. Bilan (2015) [66] đã phân tích các lý thuyết về PTDLNT và trình bày khung các yếu tố chính của PTDLNT dựa trên khung lý thuyết này. Có một số lý thuyết về PTDLNT dựa trên các yếu tố cung và cầu, cách tiếp cận tiến hóa của phát triển du lịch. Mục đích của bài viết là xem xét và so sánh các lý thuyết phát triển du lịch về các động lực chính của PTDLNT và xây dựng khung lý thuyết để đánh giá các yếu tố chính của PTDLNT ở một lãnh thổ nhất định.

Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - 5

Các mục tiêu chính để đạt được mục tiêu này là: để phân tích các lý thuyết phát triển du lịch dựa trên phía cung; để phân tích và so sánh các lý thuyết động lực du lịch; xây dựng khung lý thuyết cho việc phân tích các động lực chính của PTDLNT; để cung cấp các khuyến nghị chính sách dựa trên đánh giá và phân tích được thực hiện. Như vậy tác giả đã chỉ ra:

1. DLNT là một khái niệm phức tạp bao gồm cả nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng, và lợi ích và mong đợi của cộng đồng địa phương; do đó, sự phát


triển của nó chỉ có thể được nhìn thấy thông qua một cách tiếp cận toàn diện, đánh giá tổng hợp tất cả các yếu tố của sự phát triển và mối liên hệ của chúng.

2. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng DLNT được tích hợp trong kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân lực và cấu trúc địa phương và có mối tương quan chặt chẽ giữa các yếu tố này, nhưng các yếu tố cá nhân và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển của DLNT đã được vừa khám phá vừa rời rạc.

3. Các lý thuyết phát triển du lịch chính dựa trên cách tiếp cận tiến hóa để phát triển du lịch, tức là, họ cho rằng trong các giai đoạn phát triển khác nhau, các yếu tố khác nhau dẫn đến sự phát triển của du lịch. Những lý thuyết giải thích sự phát triển của du lịch có thể phù hợp với sự phân tích và PTDLNT.

4. Để tạo ra mô hình PTDLNT, trước tiên, cần xác định các yếu tố nào thúc đẩy cộng đồng địa phương PTDLNT. Những lý do này là khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau. Trong một số lĩnh vực, động cơ phát triển du lịch có liên quan đến các vấn đề kinh tế, giải pháp nào là cần thiết để tìm ra những ngóc ngách kinh doanh mới; trong khi ở các khu vực khác, những lý do chính cho sự PTDLNT dựa trên những cơ hội thuận lợi của phát triển du lịch. Các động cơ và cân nhắc đóng một vai trò quan trọng trong PTDLNT là tốt.

5. Việc phân tích thực hiện các lý thuyết phát triển du lịch được phép tiết lộ và nhóm các yếu tố sau ảnh hưởng đến sự phát triển của DLNT thành các yếu tố cung và cầu; tuy nhiên, các yếu tố này bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sau: nguồn tài nguyên địa phương (khu vực hấp dẫn, khu nghỉ dưỡng và tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng,...), môi trường kinh tế vĩ mô, xu hướng chính trong phát triển kinh tế và du lịch, cạnh tranh trong thị trường du lịch và giữa các vùng, hỗ trợ của cộng đồng địa phương.

6. Động cơ của khách du lịch cũng đóng vai trò quan trọng; do đó, phân khúc thị trường và các lý thuyết tiếp thị được xác định rõ có thể làm tăng nhu cầu của DLNT. Do đó, ngoài các yếu tố nhu cầu chung ảnh hưởng đến PTDLNT, động cơ du lịch du lịch đóng một vai trò quan trọng. Đánh giá về các lý thuyết động lực của DLNT cho phép xác định các yếu tố chính của động lực sau: mong muốn thoát khỏi thói quen, mong muốn giải trí và giải trí, tìm kiếm trải nghiệm trọn đời khó quên, tìm kiếm những cuộc phiêu lưu, theo đuổi làm giàu trí tuệ, mong muốn tìm hiểu


thêm về thiên nhiên, mong muốn an ninh, tìm kiếm cảnh quan đẹp, tìm kiếm sự yên tĩnh, ít tiếng ồn và ô nhiễm môi trường, và tìm kiếm sự sẵn có.

7. Cần phải tính đến cách tiếp cận tiến hóa của PTDLNT và các giai đoạn PTDLNT trên lãnh thổ. Mô hình PTDLNT dựa trên các động lực chính: cung, cầu và động cơ, cần được xác định để tìm cách xây dựng chính sách PTDLNT phù hợp và tránh khai thác tài nguyên thiên nhiên và các tác động xã hội và môi trường tiêu cực khác liên quan đến tội phạm , tiếng ồn, ô nhiễm, vv.

Ở Việt Nam DLNT không còn là một thuật ngữ mới, tuy nhiên cả trong thực tiễn và trong các công trình nghiên cứu thì vấn đề này vẫn còn rất ít công trình đề cập và còn rất nhiều khoảng trống cần phải nghiên cứu giúp cho loại hình DLNT thực sự phát triển ở các vùng có tiềm năng trên toàn quốc.

Đề cập đến các tài liệu nghiên cứu về DLNT ở Việt Nam không thể không kể đến một công trình khoa học có giá trị lý thuyết và thực tiễn cho PTDLNT Việt Nam [8]. Công trình này là kết quả hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản (năm 2013). Tổng cục Du lịch Việt Nam đã giao Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) biên tập, trên cơ sở đúc rút kết quả thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển du lịch của Nhật Bản tại các vùng nông thôn của Việt Nam là: Đường Lâm (Hà Nội), Hồng Phong (Hải Dương), Đông Hòa Hiệp (Tiền Giang), Tà Bhing (Quảng Nam) và ba làng nghề Phù Lãng, Đình Tổ và Hòa Long (Bắc Ninh). Cẩm nang do TS. Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và ông Ando Katsuhiro, chuyên gia JICA đồng chủ biên với sự tham gia của các chuyên gia từ Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, viện Nghiên cứu Phát triển ngành nghề Nông thôn Việt Nam, tổ chức Cứu trợ và Phát triển Quốc tế Nhật bản (FIDR), đại học Nữ Chiêu Hoàng Nhật Bản, đại học Chiba, đại học Tokai, đại học Karashiki Sakuyo. Có thể nói đây là cuốn tài liệu hết sức quí giá về mặt lí luận và thực tiễn cho PTDLNT ở Việt Nam, là công cụ hỗ trợ hữu hiệu giúp các bên liên quan triển khai PTDLNT ở Việt Nam một cách thiết thực, hiệu quả và bền vững.

Trong cuốn sách của TS. Đào Thị Hoàng Mai (2015) [5], dưới góc nhìn kinh tế, cuốn sách đã sơ bộ các vấn đề lý luận về DLNT và thực trạng DLNT Việt Nam


trong giai đoạn trước năm 2015, về quan hệ giữa các tác nhân và phân chia lợi nhuận trong chuỗi giá trị DLNT; về tác động KT-XH, văn hóa và môi trường; về vai trò của các cơ quan liên đới; về cơ sở hạ tầng nông thôn và nêu lên những triển vọng DLNT của Việt Nam.

Ngoài ra, DLNT hiện tại chỉ được đề cập trong các công trình là các bài viết khoa học trên các tạp chí hay các hội thảo khoa học có liên quan và chỉ được nghiên cứu ở góc độ các luận văn thạc sĩ, chưa có công trình luận án nào viết về DLNT cũng như PTDLNT ở Việt Nam.

Tác giả Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Bùi Thị Huỳnh Ngọc (2012) [6] giới thiệu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trên thế giới, xu hướng tăng trưởng nhu cầu du lịch thế giới và Việt Nam, phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế và ngành Du lịch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, bài viết gợi ý thay vì chỉ sản xuất nông sản, vùng có thể kinh doanh các dịch vụ đi cùng quá trình sản xuất đó cho du khách trải nghiệm để cơ cấu kinh tế của vùng có thể chuyển dịch sang dịch vụ - nông - công nghiệp.

TS. Lê Anh Tuấn (2014) [11] trên cơ sở tổng hợp từ các nghiên cứu liên quan, bài viết này có mục đích giới thiệu một số kinh nghiệm về phát triển loại hình DLNT của Nhật Bản và Thái Lan, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phát triển loại hình du lịch này.

TS. La Nữ Ánh Vân (2015) [10]. Bài viết nghiên cứu đánh giá tiềm năng, thách thức và đề xuất một số giải pháp PTDLNT Việt Nam trong giai đoạn tới.

Tác giả Phạm Xuân Hậu, Vũ Anh Tuấn (2017) [122]. Bài viết trình bày một số nội dung về xu hướng PTDLNT Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của một số nước (Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc), tiềm năng, định hướng của Đảng, Chính Phủ và đề xuất những giải pháp.

Tác giả Nguyễn Thành Long và Nguyễn Thanh Lâm (2018) [114]. Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố quyết định sự hài lòng và ý định quay trở lại của du khách dựa trên cả phương pháp định tính và định lượng. Kết quả cho thấy: có 7 yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách, bao gồm: tâm linh, an toàn và an ninh du lịch, con người, thực phẩm và đồ uống, môi trường tự nhiên, giá dịch vụ và cơ sở hạ tầng du lịch; và ý định quay lại của du khách bị ảnh hưởng bởi sáu yếu tố,


bao gồm: sự hài lòng, tâm linh, an toàn và an ninh du lịch, con người, thực phẩm và đồ uống và giá dịch vụ. Trong số đó, tâm linh là một yếu tố mới được xem xét cẩn thận do ảnh hưởng đáng kể của nó đối với cả sự hài lòng của khách du lịch và ý định quay lại của du khách.

Tác giả Nguyễn Thị Diễm Phương (2018) [15] giới thiệu một loại hình du lịch có đặc trưng phù hợp với điều kiện và TNDL của vùng Tây Nam Bộ. DLNT mang đến lợi ích về nhiều mặt, giúp nâng cao mức sống của cộng đồng cũng như góp phần phát huy và bảo tồn văn hóa truyền thống. Hiện nay sức hút của loại hình du lịch này ngày càng gia tăng. Qua đánh giá thực trạng chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm PTDLNT ở Đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất nông nghiệp trù phú nhất nước.

Tài liệu hội thảo do bộ NN&PTNT (2020) [2] tổ chức là tập hợp các bài viết liên quan đến nông nghiệp, nông thôn. Tài liệu này có những góc nhìn về những vấn đề còn tồn tại trong PTDLNT như hệ thống chính sách, những vấn đề về sử dụng đất đai, tầm quan trọng của liên kết vùng trong phát triển du lịch…

1.3.2. Các nghiên cứu về phát triển du lịch nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng

Trong đề tài của PGS.TS.KTS. Phạm Hùng Cường [21] đã chỉ ra nông thôn vùng ĐBSH trong giai đoạn đến năm 2030 chắc chắn sẽ có những sự thay đổi rất cơ bản về phương thức sản xuất, phát triển kinh tế theo hướng phát triển xanh - bền vững. Cùng với tác động của quá trình đô thị hóa, sự phát triển của hệ thống đô thị, nông thôn cũng có cơ hội phát triển các hoạt động kinh tế dịch vụ, cơ hội phát triển các làng nghề, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, du lịch văn hóa, sinh thái,… DLNT phát triển nhằm đạt được mục tiêu phát triển nông thôn bền vững trong tương lai.

Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ do PGS.TS. Hoàng Văn Thành (chủ nhiệm) và các cộng sự (2012) [9] đã hệ thống hóa một số lý luận về PTDLNT, phân tích thực trạng PTDLNT vùng ĐBSH giai đoạn 2007 - 2011 (trọng điểm tại địa bàn nông thôn hai tỉnh Hà Nội và Ninh Bình), trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm PTDLNT vùng ĐBSH đến năm 2015.

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả luận


án rút ra những nhận định sau:

- Những điểm các công trình đã đề cập và có thể kế thừa:

+ Đưa ra được mối quan hệ giữa việc PTDLNT gắn bó chặt chẽ với cộng đồng dân cư, với văn hóa bản địa, phát triển và tái tạo xã hội..

+ Phát triển du lịch luôn đặt trong sự liên kết chuỗi giá trị du lịch và liên kết nội vùng và ngoại vùng.

+ DLNT tạo ra được việc làm cho cho phụ nữ địa phương, cộng đồng địa phương khi mà các công việc truyền thống dần bị suy giảm, thúc đẩy kinh tế địa phương, tác động văn hóa xã hội, lối sống cư dân bản địa

+ DLNT cũng đứng trước những thách thức lớn như: chi phí lớn trong khi thu nhập thấp, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, nâng cao vai trò hỗ trợ của chính phủ.

+ Đưa được vai trò của quảng bá, tiếp thị trong việc PTDLNT

+ Điều kiện PTDLNT dựa trên yếu tố cung - cầu. Cung bao gồm: nguồn tài nguyên địa phương (tài nguyên, nguồn lực, cơ sở hạ tầng), môi trường kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển kinh tế và du lịch, cạnh tranh, hỗ trợ cộng đồng. Cầu gồm yếu tố nhu cầu và động cơ của du khách.

+ Trong đó phải đặc biệt kể đến nghiên cứu của tác giả Humaira Irshad (2010) đã đưa ra được 7 yếu tố giúp DLNT phát triển: sự tham gia của cộng đồng địa phương, Dễ tiếp cận, chi phí phù hợp, thương hiệu chất lượng, sản phẩm tốt (cơ sở hạ tầng, quy hoạch, các hoạt động), trung tâm du khách, trung tâm tạo ra giá trị gia tăng cho du khách (hướng dẫn viên, đào tạo nhận thức cộng đồng dân cư)

- Những hạn chế cơ bản, hoặc những vấn đề còn thiếu của các công trình nghiên cứu trước

Hầu hết các tác giả trước đây chỉ nghiên cứu một khía cạnh nhất định của DLNT. Chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện trong việc PTDLNT.

Đồng thời các nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu một địa điểm cụ thể, có tài liệu nghiên cứu PTDLNT trên địa bàn vùng nhưng chưa chỉ rõ tính liên kết trong vùng.

Đối với DLNT vùng ĐBSH có đề tài tiếp cận dưới góc độ đề tài khoa học cấp bộ và ở giai đoạn 2010 - 2012 và giải pháp đến năm 2015


- Những vấn đề mới luận án sẽ bổ sung và đi sâu vào nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa cũng như nhận thấy những khoảng trống còn thiếu trong nghiên cứu, tác giả luận án thấy rằng việc lựa chọn đề tài: “Phát triển du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng” là hoàn toàn mới và phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Những nội dung và tính mới của luận án, khác các công trình đã có trước đó, sẽ tập trung vào các vấn đề sau:

+ Phân tích các tiềm năng PTDLNT vùng ĐBSH

+ Đánh giá thực trạng PTDLNT vùng ĐBSH thông qua cầu - cung dựa trên một số tiêu chí cơ bản về thị trường khách DLNT và Nguồn cung DLNT.

+ Chỉ ra và phân tích các nhân tố tác động đến PTDLNT vùng ĐBSH: Khả năng tiếp cận; Nguồn lực; Môi trường kinh doanh và Khả năng quản trị.

+ Đánh giá thách thức, cơ hội, hạn chế và thành công của DLNT vùng ĐBSH

+ Đưa ra quan điểm, đề xuất định hướng và giải pháp PTDLNT vùng ĐBSH.


Tiểu kết chương 1

Chương này tập trung vào tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến PTDLNT vùng ĐBSH. Qua tổng quan nghiên cứu đã chỉ ra được những điểm có thể kế thừa và những khoảng trống nghiên cứu của đề tài làm căn cứ quan trọng cho nghiên cứu cơ sở lý thuyết của đề tài cũng như các đánh giá về sau.

Ngày đăng: 10/02/2023