Mức Độ Tham Gia Dịch Vụ Của Khách Du Lịch Nông Thôn


Dịch vụ khác 7.09%


Mua sắm 20.47%


Trải nghiệm công việc nông nghiệp 53.28%


Thăm quan cảnh quan 59.58%


Lưu trú

28.35%


Trải nghiệm cuộc sống nông thôn 81.89%


Ăn uống 71.13%


0% 20% 40% 60% 80%


Biểu đồ 3.12. Mức độ tham gia dịch vụ của khách du lịch nông thôn

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

3.2.3.2. Thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng

Thời gian lưu trú của khách DLNT tương đối thấp, bình quân chỉ đạt 1,17 ngày/khách. Trong đó hơn một nửa du khách chỉ tham gia hoạt động này trong một ngày, số du khách tham gia nửa ngày và 2 ngày là tương đối cân bằng. Điều này cũng lý giải việc số lượng khách DLNT sử dụng dịch vụ lưu trú là tương đối thấp, mặc dù trên thực tế có một số trường hợp khách đi DLNT 01 ngày cũng sử dụng dịch vụ lưu trú.

Biểu đồ 3 13 Thời gian lưu trú của khách du lịch nông thôn Nguồn Xử lý từ 1

Biểu đồ 3.13. Thời gian lưu trú của khách du lịch nông thôn

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

Với thời gian lưu trú ngắn và sự thiếu đa dạng của các dịch vụ nên chi tiêu


của khách DLNT là tương đối thấp, bình quân chỉ đạt 1.13 triệu đồng/khách/chuyến đi, tương đương với 0,97 triệu đồng/ngày khách. Trên 50% khách du lịch cho rằng mức chi tiêu này là hợp lý trong khi gần 1/3 khách lại cho rằng mức chi tiêu này là cao và quá cao. Điều này hoàn toàn tương thích với cơ cấu thị trường khi học sinh - sinh viên là thị trường chính của du lịch nông thôn.

Biểu đồ 3 14 Đánh giá của khách du lịch nông thôn về mức chi tiêu Nguồn 2

Biểu đồ 3.14. Đánh giá của khách du lịch nông thôn về mức chi tiêu

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

Trong cơ cấu chi tiêu của khách, 3 dịch vụ cơ bản là vận chuyển, lưu trú, và ăn uống chiếm tỷ trọng cao nhất và chiếm trên 1 nửa tổng số chi tiêu của khách. Đây là một tỷ lệ khá phổ biến trong du lịch Việt Nam tuy nhiên nó cũng phản ánh mức độ thiếu đa dạng và hấp dẫn của các dịch vụ bổ sung của DLNT ĐBSH.

Biểu đồ 3 15 Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch nông thôn Nguồn Xử lý từ 3

Biểu đồ 3.15. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch nông thôn

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả


3.3. Thực trạng cung du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

3.3.1. Sản phẩm du lịch nông thôn

3.3.1.1. Các sản phẩm du lịch nông thôn chính vùng đồng bằng sông Hồng

- Du lịch nông thôn gắn với các di sản: Du lịch di sản là những hoạt động kết nối du khách với văn hóa, môi trường tự nhiên và cộng đồng dân cư địa phương ở các khu di sản. Là sản phẩm du lịch có hàm lượng văn hóa cao, tôn trọng tự nhiên, du lịch di sản là luôn được ưu tiên, khuyến khích phát triển. Với những lợi thế và đặc điểm tài nguyên du lịch của mình, các sản phẩm du lịch di sản của vùng ĐBSH khá đa dạng và có sức hấp dẫn cao. Là một vùng có số lượng và mức độ tập trung các các di sản có giá trị cấp quốc gia và cấp quốc tế nên sản phẩm du lịch di sản được phát triển rộng rãi trên cả vùng ĐBSH. Trong đó, sản phẩm du lịch di sản có tính phổ biến nhất của vùng là các làng di sản mang đặc trưng văn hóa làng xã Bắc Bộ. Số lượng các làng di sản trong vùng không còn nhiều, các làng còn lại cũng đang có nguy cơ bị mai một theo thời gian, rất cần có những giải pháp cần thiết để bảo tồn và phát huy các làng di sản này trong PTDLNT. Bên cạnh đó, vùng ĐBSH còn có các di sản gắn với tâm linh như đình, đền, chùa, miếu mạo nằm rải rác ở các vùng nông thôn nên chỉ kết hợp được với các nguồn tài nguyên khác để phát triển du lịch nông thôn gắn gới tâm linh. Đây là một sản phẩm du lịch thu hút được lượng khách lớn đến các địa phương trong vùng, tiêu biểu là các địa phương Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương… Mặc dù thu hút được một lượng khách du lịch lớn nhưng các sản phẩm du lịch tâm linh có đặc điểm là tính thời vụ cao, tập trung chủ yếu vào mùa xuân. Các sản phẩm du lịch tham quan di sản văn hóa và tự nhiên cũng là những sản phẩm du lịch hấp dẫn của vùng và thu hút được một lượng khách du lịch lớn cả trong và ngoài nước. Có thể nói du lịch di sản là sản phẩm du lịch chính có sức hấp dẫn cao của vùng ĐBSH cả hiện tại và tương lai. Mặc dù được khai thác khá tốt nhưng mức độ khai thác các di sản của vùng để xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Nhiều di sản có giá trị lớn của vùng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn như các di tích lịch sử, cách mạng, các di sản nghệ thuật, biểu diễn…

- Du lịch nông thôn gắn với sinh thái: Vùng ĐBSH là nơi định cư lâu đời của con người nhưng vẫn có sự đa dạng sinh học, địa hình, cảnh quan cao, rất thuận lợi


cho việc phát triển du lịch sinh thái. Sở hữu 4 vườn quốc gia (Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Xuân Thủy), 2 khu dự trữ sinh quyển thế giới (Châu thổ sông Hồng và Cát Bà) và 2 khu Ramsar (Xuân Thủy, Vân Long), vùng ĐBSH có rất nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên sản phẩm du lịch sinh thái của vùng chưa thực sự đa dạng và cũng chưa hấp dẫn được nhiều du khách mà chỉ tập trung chủ yếu tại 3 vườn quốc gia.

- Du lịch nông thôn gắn với làng văn hóa: Vùng ĐBSH với cái nôi nền văn minh lúa nước, có những làng cho đến nay vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng, với những di sản văn hóa phi vật thể như múa rối nước hay giữ nét cảnh quan của làng quê Bắc bộ. Những làng như vậy, hiện nay còn lại rất ít cần được bảo tồn cho PTDLNT.

- Du lịch nông thôn gắn với nông nghiệp: Sản phẩm du lịch nông nghiệp hướng đến việc cung cấp cho khách các trải nghiệm canh tác, sản xuất nông nghiệp và sử dụng các sản phẩm nông nghiệp. Với đặc trưng văn hóa lúa nước, và cả văn hóa biển, vùng ĐBSH có rất nhiều thuận lợi cả về tài nguyên và hạ tầng trong việc phát triển các sản phẩm du lịch canh nông. Các sản phẩm du lịch nông nghiệp của vùng đã được xuất hiện và khai thác từ khá sớm (Ninh Bình, Hà Nội) so với các khu vực, vùng khác của Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, các sản phẩm du lịch nông nghiệp của vùng vẫn còn khá đơn lẻ, phân tán và quy mô thị trường chưa thực sự lớn. Các sản phẩm du lịch nông nghiệp của vùng chủ yếu mới chỉ khai thác các trải nghiệm của du khách về canh tác lúa nước cho khách du lịch quốc tế và học sinh sinh viên và cũng chỉ tập trung ở một số địa phương như Hà Nội, Ninh Bình…

- Du lịch cộng đồng: Là một vùng có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thuộc hàng cao nhất cả nước nên quá trình này tác động mạnh mẽ vào các kết cấu cộng đồng truyền thống của vùng ĐBSH. Với sự giao thương, kết nối và mở rộng không gian văn hóa, các kết cấu cộng đồng truyền thống với đặc trưng xóm-làng của vùng đã có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng và đa dạng hơn. Chính vì vậy, dù vẫn còn khá nhiều điều kiện để phát triển nhưng các sản phẩm du lịch cộng đồng của vùng dường như rất khó phát triển và thậm chí có dấu hiệu thu hẹp dần. Trên thực tế, các sản phẩm du lịch cộng đồng của vùng hiện khá ít, chỉ tập trung ở một số ít các xã của Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng…


- Du lịch nông thôn gắn với làng nghề truyền thống: Vùng ĐBSH như đã nói ở trên là vùng đất mà các làng nghề truyền thống phát triển, nên đây là một tiềm năng lớn cho phát triển loại hình DLNT gắn với làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, đến nay các làng nghề vẫn chưa được khai thác đúng với tiềm năng cho phát triển du lịch.

3.3.1.2. Chất lượng sản phẩm du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng

Đề có cái nhìn đầy đủ về chất lượng các sản phẩm DLNT, luận án đã tiến hành khảo sát khách du lịch về chất lượng các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch cũng như chất lượng tổng thể của sản phẩm DLNT

a) Không gian và cơ sở vật chất kỹ thuật của DLNT ĐBSH

Về tổng thể, khách du lịch đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của DLNT ở mức trung bình. Trong đó du khách đánh giá cao cảnh quan, khung cảnh nhưng lại thể hiện rõ sự không hài lòng đối với khu vực vệ sinh.

Bảng 3.1. Đánh giá của du khách về không gian và cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng

Nội dung

1

2

3

4

5

Điểm TB

Khung cảnh đẹp, gần gũi với

thiên nhiên

1,84%

7,11%

20,79%

55,79%

14,47%

3,74

Cơ sở lưu trú đẹp, đồng bộ, an

toàn

5,53%

11,32%

51,58%

20,53%

11,05%

3,20

Nhà vệ sinh, phòng tắm đạt

chuẩn

17,63%

33,16%

40,26%

8,16%

0,79%

2,41

Nơi phục vụ ăn uống sạch sẽ,

tiện nghi

4,74%

24,47%

38,42%

21,58%

10,79%

3,09

Vận chuyển nội bộ thuận tiện,

phù hợp, an toàn

0,79%

4,47%

33,68%

43,95%

17,11%

3,72

Các dịch vụ bổ sung, vui chơi

giải trí đa dạng, đáp ứng nhu cầu


2,89%


17,89%


40,53%


22,89%


15,79%


3,31

Hài lòng với cơ sở vật chất kỹ

thuật phục vụ du lịch

1,58%

15,53%

48,16%

23,95%

10,79%

3,27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

1: Rất không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Bình thường 4: Đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả


b) Nhân lực phục vụ du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng

Cũng giống như cơ sở vật chất kỹ thuật, du khách cũng đánh giá nhân lực phục vụ DLNT ở mức trung bình. Trong khi mức độ thân thiện, cởi mở của người dân và thái độ phục vụ được du khách đánh giá ở mức tốt và trên trung bình thì kỹ năng, nghiệp vụ của đội ngũ lao động ở đây thường được đánh giá thấp

Bảng 3.2. Đánh giá của du khách về nhân lực phục vụ du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng

Nội dung

1

2

3

4

5

Điểm TB

Người dân thân thiện, cởi mở

3,15%

8,40%

15,49%

43,83%

29,13%

3,87

Nhân viên phục vụ lưu trú, ăn uống thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ khách


6,04%


22,83%


22,83%


37,53%


10,76%


3,24

Nhân viên phục vụ lưu trú, ăn uống có nghiệp vụ tốt


9,45%


22,83%


42,78%


21,78%


3,15%


2,86

Nhân viên phục vụ các dịch vụ bổ sung (như văn nghệ, bán hàng…) thân thiện, có nghiệp vụ tốt


1,57%


9,71%


36,22%


37,27%


15,22%


3,55

Hướng dẫn viên du lịch của đoàn khách thân thiện, có chuyên môn tốt


0,00%


0,52%


25,98%


50,66%


22,83%


3,96

Số lượng nhân viên đủ để phục vụ nhu cầu của du khách


9,97%


3,15%


59,58%


17,59%


9,71%


3,14

Hài lòng với đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch nông thôn


13,91%


17,85%


30,97%


21,00%


16,27%


3,08

1: Rất không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Bình thường 4: Đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả


c) Chất lượng các dịch vụ của du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng

Chất lượng các dịch vụ trong chuyến đi DLNT được du khách đánh giá là không đồng đều. Việc đánh giá chất lượng các dịch vụ cũng thể hiện rõ tác động của mục đích chuyến đi đến cảm nhận của du khách. Một số dịch vụ không được khách đánh giá cao cả về cơ sở vật chất lẫn kỹ năng phục vụ của nhân viên nhưng về tổng thể vẫn được du khách cảm nhận tốt như dịch vụ lưu trú. Bên cạnh đó, sự khác biệt về mức sống và môi trường sống cũng làm cho đánh giá của du khách đối với nhiều dịch vụ là khá thấp như dịch vụ thông tin, y tế - an ninh, mua sắm hay vui chơi giải trí.

Dù có sự phân hóa trong đánh giá chất lượng các dịch vụ của DLNT ĐBSH, tuy nhiên trên phương diện tổng thể khoảng cách giữa các khác biệt này không quá lớn và nhìn chung các dịch vụ của DLNT đều chỉ được khách đánh giá ở mức trên dưới trung bình.

Bảng 3.3. Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ của du lịch nông thôn đồng bằng sông Hồng

Nội dung

1

2

3

4

5

Điểm TB

Dịch vụ vận chuyển

1,70%

3,68%

28,90%

53,82%

11,90%

3,71

Dịch vụ lưu trú

0,68%

2,04%

50,00%

34,69%

12,59%

3,56

Dịch vụ ăn uống

5,00%

29,23%

46,54%

14,62%

4,62%

2,85

Dịch vụ thăm quan

14,63%

7,86%

23,85%

40,11%

13,55%

3,30

Dịch vụ thuyết minh

4,90%

11,24%

32,28%

35,16%

16,43%

3,47

Dịch vụ vui chơi giải trí

22,07%

19,62%

26,70%

20,16%

11,44%

2,79

Dịch vụ mua sắm

21,21%

11,57%

51,79%

8,54%

6,89%

2,68

Dịch vụ thông tin

12,36%

26,12%

44,10%

11,52%

5,90%

2,72

Dịch vụ y tế, an ninh

11,42%

17,27%

44,01%

20,06%

7,24%

2,94

Các dịch vụ khác

5,11%

19,52%

42,64%

21,32%

11,41%

3,14

1: Rất không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Bình thường 4: Đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả


d) Đánh giá chung của du khách về chất lượng du lịch nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

Có hơn một nửa số du khách đánh giá chất lượng của DLNT vùng ĐBSH ở mức trung bình và có trên 1/3 du khách cho rằng chất lượng này ở mức tốt và rất tốt. Về tổng thể, điểm trung bình của chất lượng DLNT chỉ đạt 3,28 điểm. Điều đó có nghĩa du khách chỉ đánh giá chất lượng của du lịch nông thôn ở mức bình thường hoặc trên bình thường một chút.

Biểu đồ 3 16 Đánh giá của khách du lịch về chất lượng du lịch nông thôn 4

Biểu đồ 3.16. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng du lịch nông thôn

Nguồn: Xử lý từ điều tra của tác giả

Mặc dù không đánh giá cao về chất lượng nhưng có đến hơn 60% du khách cho biết sẽ tiếp tục tham gia các chuyến DLNT và trên 17% du khách vẫn còn phân vân với lựa chọn này. Tuy vậy, chỉ có gần một nửa du khách khẳng định sẽ giới thiệu các điểm đến DLNT ĐBSH cho bạn bè, người thân. Điều này cho thấy nhu cầu DLNT tuy cao nhưng khả năng đáp ứng của khu vực ĐBSH vẫn chưa thực sự tốt.

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí