Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Vùng Đông Bắc


Gâm, Ngân Sơn-Yên Lạc, Bắc Sơn. Các dãy núi vòng cung này hầu như đều chụm đuôi lại ở Tam Đảo.

Phía tây nam, từ nam Tuyên Quang, nam Yên Bái, và Thái Nguyên sang Bắc Giang thấp dần về phía đồng bằng. Người ta quen gọi phần này là "vùng trung du". Độ cao của phần này chừng 100 - 150 m, đặc trưng của vùng Trung du là có vùng đồng bằng khá rộng bị chia cắt bởi gò đồi [45].

* Về đặc điểm thủy văn

Vùng Đông Bắc có hệ thống sông ngòi dày đặc cắt xẻ địa hình đồi núi trùng điệp từ Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây và đổ ra vịnh Bắc Bộ. Khu vực có ba hệ thống sông chính là hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thái Bình, hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng. Bên cạnh đó, hệ thống hồ - đầm trong khu vực khá phong phú. Nổi bật lên với một số hồ tự nhiên và nhân tạo có kích thước lớn như: Hồ thủy điện Thác Bà, hồ thủy điện Na Hang, hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc,… vừa góp phần cung cấp nước tưới vào mùa khô và điều tiết lũ vào mùa mưa.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

* Dân cư và lao động

Dân số vùng Đông Bắc có khoảng 9830,4 nghìn người, chiếm 11,2% dân số cả nước. Vùng có mật độ dân số trung bình là 179 người/km2. Đặc biệt, miền núi Bắc Bộ mật độ dân cư thường <100 người/km2, nơi thấp nhất trong vùng là Bắc Kạn với mật độ dân cư khoảng 62 người/km2 [42].

Năm 2017, tỷ lệ dân cư nông thôn trong vùng vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể với 78% trong tổng số dân. Phần lớn các tỉnh trong vùng đều có tỷ lệ dân cư nông thôn cao với

> 80%. Đa số cư dân của vùng hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và lao động nông lâm nghiệp của vùng chiếm 81,4% tổng số lao động hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên của vùng chiếm khoảng 62%. Tỷ lệ người thất nghiệp tương đương với trung bình chung của cả nước (5,7%). Đặc biệt, lực lượng lao động chủ yếu là lao động thủ công và thiếu lao động có trình độ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

* Dân tộc

Cơ cấu dân tộc đa dạng chính là điểm nổi bật nhất của vùng với hơn 30 dân tộc anh em. Mỗi cộng đồng dân cư với tập quán văn hóa, canh tác và tri thức bản địa, kinh nghiệm sản xuất khác nhau sẽ góp phần tạo lập những hoạt động sản xuất canh tác nông nghiệp tương đối đặc thù. Tri thức bản địa của đồng bào dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế và du lịch tại vùng.

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam - 13


* Hệ thống giao thông

Lãnh thổ các tỉnh vùng Đông Bắc nằm trên các trục giao thông quan trọng về đường bộ và đường sắt theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây (QL1A, 1B, 2, 3, 4A, 4B, 4C, 18, AH14, 34, 37, 279, đường Hồ Chí Minh; đường sắt liên vận quốc tế nối với Hà Nội và đường sắt Bắc Nam), đường biển ra biên Đông. Từ đây, có thể đi lại thuận tiện đến với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, duyên hải Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Vì vậy, vùng Đông Bắc được mệnh danh là “địa đầu” của Tổ quốc.

Ngoài ra, vùng có phía Đông và phía Bắc giáp CHND Trung Hoa với nhiều cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính (đường bộ và đường sắt) như Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang)…, tạo thành cửa ngõ phía Đông của tiểu vùng, của Việt Nam với các nước Đông Bắc Á và thế giới.

Vì vậy, vùng Đông Bắc giữ vị trí quan trọng đặc biệt đối với vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và của cả nước về nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, quốc phòng và an ninh [45].

4.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc

Theo Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, vùng Đông Bắc là một trong hai tiểu vùng thuộc vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ, cùng với tiểu vùng Tây Bắc tạo nên diện mạo du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. Vùng Đông Bắc là một trong những khu vực được đánh giá có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, toàn diện và nổi bật cả về tự nhiên và nhân văn [45].

Về tự nhiên: Đông Bắc là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở với các dạng địa hình đan xen nhau khá phong phú. Địa hình có đặc điểm bị chia cắt mạnh và có tính phân bậc với nhiều đèo cao, vực thẳm kết hợp với các thung lũng mở rộng và thác nước tạo nên nhiều điểm cảnh quan đẹp,...Bên cạnh đó, các thửa ruộng bậc thang, núi đá như những bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của thiên nhiên. Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển các khu, điểm du lịch. Hệ thống núi, đồi, sông, hồ, hang động, đặc điểm khí hậu, các khu bảo tồn, suối nước nóng,…đặc biệt là hệ sinh thái, các điểm cảnh quan đều được thiên nhiên ban tặng cho tiểu vùng những giá trị cao phục vụ du lịch. Trong đó, điển hình có thác Bản Giốc (Cao Bằng), Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), hồ Ba bể (Bắc Kạn) trên


địa bàn của vùng là Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận và là một trong bảy kỳ quan thế giới mới có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch. Bên cạnh đó, vùng có đường biên giới quốc gia dài gần 800 km và hệ thống cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc là tiềm năng phát triển du lịch biên giới.

Về nhân văn: vùng có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn nổi trội gắn liền với bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng núi Đông Bắc được thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, văn hóa dân gian, di tích lịch sử văn hóa và hệ thống di tích lịch sử cách mạng gắn với Bác Hồ, Đảng và Cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bên cạnh đó, vùng núi Đông Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Mông, Sán Dìu, Dao, Bố Y, Phù Lá, Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao, La Chí,... trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam với các nhóm ngôn ngữ khác nhau: Tày - Thái, Mông - Dao, Việt - Mường, Hoa, Tạng - Miến,... Bên cạnh đó, có một số dân tộc được coi là có duy nhất với những sắc thái riêng biệt, các dân tộc ở Đông Bắc dù đông người hay ít người vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của mình. Mỗi dân tộc đều có di sản văn hóa riêng, làm nên tính độc đáo, đặc sắc của vùng đất.

Chính sự tồn tại của đông đảo cộng đồng các dân tộc đã tạo nên cho vùng một diện mạo văn hóa vừa độc đáo vừa phong phú là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng thể hiện qua nhiều hình thức văn hóa khác nhau như hội Lồng Tồng (Tày, Nùng), Gầu tào (Mông), Cấp sắc (Dao), Nhảy lửa (Pà Thẻn), Hát then, sli lượn, đặc sản, ẩm thực, kiến trúc nghệ thuật,…

4.2. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam

Trên góc độ du lịch nói chung và DLNT nói riêng, vùng Đông Bắc có một vị trí thuận lợi trong mối liên kết vùng và liên kết quốc tế để phát triển du lịch khi nằm trên tuyến du lịch xuyên Á, là điểm đầu du lịch Bắc - Nam, nằm trên tuyến du lịch vòng cung phía Bắc, điểm đầu tuyến du lịch hướng ra biển đông và là cửa ngõ phía Đông Bắc của du lịch Thủ đô Hà Nội. Cùng với Tây Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng (với tâm điểm là Thủ đô Hà Nội) tạo thành tam giác phát triển du lịch quan trọng.


Đây là khu vực có nhiều tiềm năng nổi bật về du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch biên giới và đặc biệt là du lịch nông thôn. Vì vậy, sự phát triển du lịch và DLNT của vùng không chỉ có ý nghĩa và động lực đối với du lịch các tỉnh trong vùng Đông Bắc nói riêng mà còn đối với du lịch các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và cả nước nói chung.

4.2.1. Thông tin chung về các điểm du lịch và sản phẩm du lịch nông thôn vùng Đông Bắc

Theo “C m nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam”, cho đến nay, trong tổng số 7 tỉnh của vùng Đông Bắc có 5 tỉnh được nghiên cứu thực hiện hoạt động phát triển DLNT là Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Bắc Giang. Các đặc trưng địa phương ở đây chính là các di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh địa phương, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán của đồng bào bản địa cũng như các nghề truyền thống địa phương. Trong những năm qua, ngành du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc đã quan tâm đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng... Song song với việc đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, các dự án đầu tư vào khu vực chủ yếu tập trung vào việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; khai thác chương trình du lịch về nguồn, về các điểm di tích lịch sử - cách mạng. Phục dựng và bảo tồn một số lễ hội, nghề truyền thống và những di sản văn hóa phi vật thể khác, bảo tồn các bản làng còn mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc để xây dựng các chương trình tham quan hấp dẫn, đặc trưng.

Cùng với những nét đặc trưng về văn hóa truyền thống và phong tục tập quán, lối sống của khu vực Đông Bắc, các sản phẩm DLNT cũng khá đa dạng, trong đó, sản phẩm đặc biệt của khu vực này chính là dịch vụ homestay kết hợp giữa các hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế cùng với người dân địa phương như câu cá, leo núi, hái chè, trải nghiệm làm bánh đa, làm gốm,… Bên cạnh đó, các dịch vụ đi kèm chủ yếu là thưởng thức những đặc sản của địa phương. Điều dễ nhận thấy ở đây là các hoạt động bị trùng lặp ở nhiều địa phương. Nguyên nhân là do các địa phương chưa quan tâm tìm hiểu và xây dựng những thương hiệu du lịch đặc trưng làm cho các hoạt động và dịch vụ thường xuyên bị lặp lại, tạo cảm giác nhàm chán đối với du khách và cản trở việc


phát triển các hoạt động du lịch tiếp theo tại các tỉnh trong khu vực.(Bảng 4.1 - Phụ lục 3.2)

4.2.2. Thực trạng các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc

Phát triển du lịch nông thôn được xác định là một trong những giải pháp tạo động lực thúc đẩy xây dựng NTM bền vững, đồng thời NTM là nền tảng hỗ trợ cho sự phát triển đa dạng, chất lượng, ổn định của điểm đến du lịch. Phát triển DLNT hiệu quả sẽ góp phần thực hiện đồng thời hai mục tiêu chính trị quan trọng là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM bền vững.

Trong những năm gần đây các tỉnh trong khu vực Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp phát triển, góp phần hình thành những mô hình, vùng sản xuất hàng hóa theo điều kiện từng địa phương. Cụ thể như sau:

Ở cấp vĩ mô: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Thủ tướng Chính phủ (Tờ trình số 166/TTr-BVHTTDL) về phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM”nhằm thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng giao tại Quyết định số 421/QĐ-TTg ngày 16/4/2019. Theo đó, Đề án tiến hành đánh giá thực trạng, tồn tại, hạn chế của DLNT đồng thời đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế chính sách đặc thù tạo ra động lực phát triển cho DLNT trong giai đoạn tới, phát huy lợi thế của nông nghiệp, nông thôn, xây dựng chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp, nông thôn góp phần đạt mục tiêu quốc gia về phát triển NTM bền vững.

Ở cấp địa phương: Một số chính sách hỗ trợ tiêu biểu được thực hiện tại các tỉnh như:

Tại Bắc Kạn, Nghị quyết số 11/2015/NQ-HĐND ngày 03/4/2015 được HĐND tỉnh Bắc Kạn ban hành về việc quy định một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Nghị quyết số 08/2017/NQ- HĐND của HĐND tỉnh, về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020; Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND ngày 17/4/2019 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017- 2010 ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh;… Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1430/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2019 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực


hiện Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019-2025, trong đó tập trung vào chủ yếu vào các nhiệm như: Cơ cấu lại thị trường khách du lịch; củng cố, phát triển hệ thống sản phẩm và điểm đến du lịch; phát triển nguồn du lịch; cơ cấu lại doanh nghiệp; cơ cấu lại nguồn lực phát triển du lịch và sắp xếp, kiện toàn hệ thống quản lý du lịch.Kết quả của việc thực hiện chủ trương trên, Bắc Kạn hiện đang thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới với phương châm“Nhà nước và nhân dân cùng làm”, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo ra sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn; Tại Bắc Giang: Nghị quyết số 44-NQ/TU ngày 30/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020 xác định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, phát triển du lịch gắn với quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu về du lịch của tỉnh. Kết quả cho thấy du lịch Bắc Giang đang từng bước phát triển góp phần làm thay đổi diện mạo của tỉnh, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho các tầng lớp dân cư,… Bên cạnh đó, Đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014 - 2020 tiếp tục được thực hiện với các nội dung tổ chức khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý và một số hộ dân làm du lịch cộng đồng. Theo đó, người dân khi tham gia được hỗ trợ một số trang thiết bị thiết yếu, nhà vệ sinh, nơi đặt trụ sở để đón khách,… Quy hoạch phát triển ngành nghệ nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030 được ban hành ngày 30/12/2016 có nội dung trọng tâm phát triển hệ thống làng nghề gắn với phát triển du lịch,…

Một số dự án hỗ trợ chính được triển khai thực hiện tại tỉnh như:

+ Dự án khu du lịch sinh thái Sài Gòn - Ba Bể của Công ty Cổ phần Sài Gòn - Ba Bể (Quyết định chủ trương đầu tư số 1822/QĐ-UBND ngày 18/11/2015 và Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 1540/QĐ-UBND ngày 12/9/2018).

+ Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Ba Bể Ecologde của Công ty TNHH một thành viên Lê Hùng (Quyết định chủ trương đầu tư số 1847/QĐ-UBND ngày 06/11/2017 và Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 844/QĐ-UBND ngày 23/5/2018).


+ Dự án đầu tư khai thác tuyến, điểm du lịch Vườn Quốc gia Ba Bể và Khu du lịch sinh thái Nature and Fresh của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch GREENCANAL Việt Nam (Quyết định chủ trương đầu tư số 1541/QĐ-UBND ngày 12/9/2018).

+ Dự án điểm du lịch sinh thái Thác Bạc - đèo Áng Toòng của Công ty cổ phần Sông Đà Bắc Kạn (Quyết định chủ trương đầu tư số 390/QĐ-UBND ngày 15/3/2019).

Tại Hà Giang

Hà Giang là tỉnh có thế mạnh đặc biệt về tiềm năng du lịch với vị trí thuận lợi là điểm cực Bắc của Tổ quốc, nơi giao thoa tiếp giáp giữa hai vùng văn hóa Đông Bắc - Tây Bắc. Sự đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch Hà Giang là điều kiện quan trọng để xây dựng và hình thành nên những sản phẩm du lịch đặc thù đã và đang thu hút khách du lịch. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền trong tỉnh đã nỗ lực chỉ đạo, ban hành các chương trình, nghị quyết, kế hoạch chuyên đề về phát triển du lịch. Do đó, công tác quản lý Nhà nước về du lịch bước đầu được nâng cao. Công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản địa chất, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch được chú trọng. Công tác đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho du lịch được tăng cường. Kết quả giai đoạn 2015 - 2019, tốc độ tăng trưởng cao, lượng khách du lịch đến tỉnh tăng bình quân gần 14,6%/năm.

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh Hà Giang đã ban hành Chương trình số 29-CTr/TU ngày 24/7/2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW và Kế hoạch số 331/KH-UBND ngày 08/8/2017 của UBND tỉnh về Thực hiện Chương trình số 29-CTr/TU ngày 24/7/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Tính đến hết năm 2018 số vốn đăng ký và nguồn đã và đang đầu tư vào du lịch ước đạt trên 2.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước đối với một số công trình bảo tồn văn hóa, phát triển hạ tầng du lịch, còn lại do các doanh nghiệp, tư nhân đầu tư vào các khu du lịch sinh thái, cơ sở lưu trú, làng VHDL cộng đồng...

Đến nay một số dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch đã cơ bản hoàn thành và đi vào hoạt động tương đối có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu tham quan du lịch: Khu DLST


Panhou (Thông Nguyên), Thạch Lâm Viên, Trường Xuân (thành phố Hà Giang); Thác tiên - Đèo Gió (Xín Mần), Khu danh thắng Cột cờ Lũng Cú, khu di tích kiến trúc nhà Vương, Phố cổ (Đồng Văn), Khu du lịch sinh lịch sinh thái Phia Piu (Bắc Mê)…

Hiện nay vẫn tiếp tục mời gọi hoàn thiện một số dự án đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm: Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; điểm du lịch Chiêu Lầu Thi, danh thắng ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì; suối khoáng Thanh Hà huyện Vị Xuyên; du lịch lòng hồ huyện Bắc Mê; khu vui chơi giải trí cao cấp thành phố Hà Giang.…Khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư xây dựng các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm giải trí chất lượng cao.

Tại Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, nằm ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông nối thủ đô với các tỉnh miền núi phía Bắc, được Chính phủ coi là trung tâm văn hóa và kinh tế của các dân tộc miền núi phía Bắc. Với vị trí địa lý quan trọng cùng cảnh quan thiên nhiên đa dạng, sông hồ, hang động đẹp cùng nhiều đồi núi điệp trùng quanh năm xanh tốt của rừng cọ, đồi chè, nương ngô,… xen lẫn bản làng dân tộc và là địa danh có nhiều di tích lịch sử cách mạng và di tích khảo cổ. Tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua được Nhà nước quan tâm xây dựng các cơ sở kinh tế lớn, xây dựng đường giao thông, mạng lưới giao thông liên tỉnh đã được cải tạo và nâng cấp thuận lợi cho việc đi lại. Trong đó, phải kể đến các tuyến đường nối với các tỉnh trong khu vực Đông Bắc như đường Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, quốc lộ 37 đi Tuyên Quang và quốc lộ 3 đi Bắc Kạn Cao Bằng, quốc lộ 1B đi Lạng Sơn,… Theo đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện tại tỉnh là 123 tỷ đồng, trong đó phần lớn là vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung Ương. Dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng là Dự án Đường du lịch ven Hồ Núi Cốc nối tuyến bờ Bắc – Nam theo Quyết định phê duyệt dự án số 2973a/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó, một số dự án lớn xây dựng các khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn, sân golf,… đã được phê duyệt và chuẩn bị đưa vào triển khai thực hiện.

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí