Biến Mô Tả Chính Sách Của Nhà Nước Trong Quản Lý Phát Triển Du Lịch Nông Thôn‌


kiện cho các đối tượng có liên quan tham gia vào quản lý phát triển du lịch. Các chính sách của Nhà nước được cụ thể hóa bằng các hoạt động đầu tư nhằm mục tiêu đưa ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời qua đó, tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển đó.

Giả thuyết H4 được đặt ra rằng chính sách hỗ trợ của Nhà nước có ảnh hưởng thuận chiều đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT.

Bảng 3.7. Biến mô tả chính sách của Nhà nước trong quản lý phát triển du lịch nông thôn‌

Nhóm/ biến số

Các tiêu chí

Mã hóa

Nguồn


Chính sách của Nhà nước

Chính quyền địa phương nên kiểm soát

chuẩn điều kiện hạ tầng của địa phương để đón khách


CS1


Phạm Minh Hương (2013)

Chính quyền địa phương nên kiểm soát chuẩn điều kiện vệ sinh môi trường của

địa phương để đón khách


CS2

Chính quyền địa phương nên kiểm soát chuẩn điều kiện an ninh trật tự của địa

phương để đón khách


CS3

Khuyến khích phát triển DLNT gắn với

xây dựng nông thôn mới

CS4

Tổng

4 biến


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam - 12

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

3.4.5. Yếu tố dự định tham gia của người dân

Trong chương 1 đã chỉ ra các hình thức cũng như các mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý phát triển DLNT, theo đó tác giả lựa chọn phân tích hình thức tham gia theo quá trình. Các biến số của sự tham gia trong tương lai được tham khảo và chỉnh sửa theo nghiên cứu của Sirivongs & Tsuchiya [133]. Theo đó, tác giả có đưa ra các nội dung xác nhận hình thức tham gia theo quá trình đối với người dân đã tham gia và chưa tham gia vào quản lý phát triển DLNT tại địa bàn nghiên cứu với mục đích đánh giá sự tham gia theo khía cạnh:


Thứ nhất, người dân đã tham gia vào một hoặc một số nội dung quản lý phát triển DLNT có dự định tham gia sâu hơn vào tất cả các bước trong nội dung quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc.

Thứ hai, người dân được khảo sát hiện tại không tham gia vào quản lý phát triển DLNT, dự định trong tương lai có tham gia vào các nội dung phát triển DLNT vùng Đông Bắc.

Bảng 3.8. Biến mô tả sự tham gia trong tương lai vào hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn của người dân‌

Nhóm/ biến số

Thang đo

Mã hóa


Sự tham gia trong tương lai của

người dân

Tôi tham gia vào lập kế hoạch quản lý phát

triển DLNT

DD1

Tôi tham gia xây dựng cơ cấu tổ chức du lịch

tại địa phương

DD2

Tôi tham gia tổ chức thực hiện hoạt động

DLNT

DD3

Tôi tham gia vào xúc tiến và quảng bá DLNT

tại địa phương

DD4

Tôi tham gia vào kiểm soát và quản lý DLNT

tại địa phương

DD5

Tổng

5 biến

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.5.1. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch nông thôn

- Số lượng khách du lịch: Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá tính tăng trưởng và phát triển của DLNT. Chỉ tiêu về khách du lịch quyết định một loạt những chỉ tiêu tiếp theo. Theo đó, đánh giá sự phát triển của lượng khách trong nước và quốc tế dựa vào số lượng tuyệt đối của du khách khi tới các điểm, khu du lịch khu vực. Bên cạnh đó, chỉ số về số lượng khách lưu trú, số lượng khách tham gia những loại hình du lịch, sản phẩm và dịch vụ mà du khách thường sử dụng,… là những chỉ tiêu để đo lường số lượng khách du lịch.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Cơ sở vật chất xét ở tầm vĩ mô bao gồm đường xá, cầu cống,… Nếu chỉ xét trong phạm vi hệ thống cơ sở vật chất đặc


trưng phục vụ ngành du lịch bao gồm (Các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi, các phương tiện vận chuyển, các khu du lịch,..). Theo đó, mức tăng cơ sở vật chất kỹ thuật về chất lượng, số lượng phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu của du khách cũng như đảm bảo cho sự phát triển của ngành du lịch.

- Doanh thu hoạt động du lịch của địa phương, khu vực là các khoản thu nhập mà địa phương và khu vực thu được trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

Doanh thu của doanh nghiệp lữ hành là toàn bộ các khoản thu nhập mà doanh nghiệp đó thu được trong một thời kỳ nhất định. Nó bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hay thực hiện các chương trình du lịch, doanh thu từ kinh doanh vận chuyển, hướng dẫn viên du lịch và các dịch vụ trung gian khác.

Doanh thu trong doanh nghiệp phản ánh mức độ phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh. Nó là một trong các chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà mọi doanh nghiệp quan tâm và được xây dựng trên các báo cáo kế toán, thống kê.

Tốc độ tăng doanh thu không chỉ biểu hiện lượng tiền mà doanh nghiệp thu được tăng lên mà còn đồng nghĩa với việc tăng lượng sản phẩm dịch vụ lữ hành tiêu thụ trên thị trường, tăng lượng khách cũng như chi tiêu của họ cho doanh nghiệp. Từ đó, giúp doanh nghiệp trang trải các khoản hao phí, mở rộng thị phần kinh doanh, có điều kiện bảo toàn vốn để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành.

- Số lượng (tỷ lệ) các khu và điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo tồn: Khu, điểm du lịch là hạt nhân trong phát triển du lịch, trong đó tài nguyên du lịch đóng vai trò trung tâm. Mục tiêu của phát triển bền vững là tôn tạo và bảo vệ tài nguyên, trong quá trình khai thác, tài nguyên càng đa dạng, tính đặc sắc cao thì khả năng khai thác mang lại hiệu quả lớn. Chính vì vậy, số lượng tài nguyên du lịch là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tính bền vững về mặt tài nguyên môi trường.

- Số lượng (tỷ lệ) các khu và điểm du lịch được quy hoạch: Quy hoạch là sự phát triển du lịch trong đó việc khai thác tài nguyên du lịch (bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và nhân văn) có quan tâm tới vấn đề bảo tồn và tôn tạo, đảm bảo lợi ích hiện tại khai thác hiệu quả hiện tại và đề xuất những giải pháp mang lại hiệu quả về kinh tế, hạn chế tác động xấu của hoạt động du lịch trong hiện tại và tương lai. Như vậy số lượng điểm


du lịch được quy hoạch/tổng thể là một tiêu chí đánh giá sự phát triển của khu, vùng du lịch.

Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển DLNT được tính toán, phân tích thông qua chỉ tiêu tổng hợp là tốc độ phát triển.Tốc độ phát triển phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. Tốc độ phát triển là một số tương đối, thường được biểu hiện bằng lần hoặc %. Tốc độ phát triển được tính bằng các công thức khác nhau tùy từng mục đích nghiên cứu, bao gồm:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti): Phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau.

Công thức:

(i = 2, 3,…, n)

Trong đó:

ti: Tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1 yi-1: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i - 1

yi : Mức độ của hiện tượng ở thời gian i

n : Tổng thời gian nghiên cứu (n thường tính bằng năm).

+ Tốc độ phát triển định gốc (Ti): Phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh mức độ của hiện tượng ở kỳ nghiên cứu với mức độ ở kỳ gốc.

Công thức :

(i = 2, 3,…, n)

Trong đó:

Ti : Tốc độ phát triển định gốc

yi là mức độ của hiện tượng thời gian i y1 là mức độ đầu tiên của dãy số.

+ Tốc độ phát triển trung bình ( ̅) là trị số bình quân của các tốc độ phát triển

liên hoàn trong cả kỳ nghiên cứu.


Công thức: ̅


Trong đó:̅là tốc độ phát triển trung bình.

- Tốc độ tăng (hoặc giảm) phản ánh nhịp độ tăng (hoặc giảm) tương đối trong mức độ của hiện tượng giữa hai thời kỳ, tức là hiện tượng này đã tăng thêm (hoặc giảm bớt) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %.


+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn (ai): là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn, nói cách khác, chỉ tiêu này phản ánh nhịp độ tăng (hoặc giảm) tương đối của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau.

Hệ số này có thể tính từ ti như sau: ai = ti – 1 (lần)

hoặc tính bằng %: ai = ti – 100 (%)

+ Tốc độ tăng (giảm) bình quân ( ̅): là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (hoặc

giảm) đại diện trong khoảng thời gian nghiên cứu. Hệ số này có thể tính từ t là:

̅ = ̅-1 (lần) hoặc ̅ = ̅– 100 (%) [32]

3.5.2. Chỉ tiêu đánh giá sự tham gia của người dân

Sự tham gia của người dân thường được thể hiện qua ba mức độ: Không tham gia, tham gia bị động và tham gia chủ động. Trong đó, tham gia chủ động được thể hiện thông qua việc tham gia tư vấn và tham gia trong việc ra các quyết định liên quan đến phát triển DLNT. Vì vậy, sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT được thể hiện thông qua các tiêu chí:

* Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng lập kế hoạch, quy hoạch và triển khai quy hoạch trên địa bàn được thể hiện thông qua các tiêu chí :

- Tham gia thu thập thông tin, dữ liệu về DLNT

- Tham gia đề xuất ý tưởng phát triển DLNT

- Tham gia thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu phát triển DLNT

- Tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện

* Sự tham gia của người dân trong xây dựng cơ cấu tổ chức được thể hiện thông qua các tiêu chí :

- Tham gia đề xuất nhân lực quản lý phát triển DLNT

- Tham gia xây dựng quy chế hoạt động của tổ chức

- Tham gia cùng cán bộ quản lý trong quá trình ra quyết định

* Sự tham gia của người dân trong tổ chức thực hiện DLNT được thể hiện thông qua các tiêu chí:


- Tham quan, học tập mô hình quản lý phát triển DLNT tại các địa phương trong và ngoài nước

- Tham gia đề xuất ý tưởng về xây dựng sản phẩm DLNT đặc thù của địa phương

- Xây dựng quy định quản lý về việc ra vào nông thôn của du khách

- Cung cấp thông tin về tour, điểm du lịch cho du khách

- Thiết kế các sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng miền

* Sự tham gia trong khâu xúc tiến và quảng bá DLNT được thể hiện thông qua các tiêu chí:

- Tham gia quảng bá dịch vụ DLNT thông qua chính sản phẩm, dịch vụ DLNT

- Tham gia quảng bá dịch vụ DLNT qua các phương tiện thông tin

- Tham gia quảng bá thông qua chất lượng phục vụ dựa trên sự phản hồi của du khách

* Sự tham gia trong khâu kiểm soát và quản lý DLNT được thể hiện thông qua các tiêu chí:

- Thu thập thông tin về số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch địa phương

- So sánh, phân tích chỉ tiêu phát triển DLNT và kết quả thực tế đạt được tại địa phương.

- Đề xuất giải pháp thu hút du khách đến địa phương trong tương lai


Tóm tắt chương 3


Trong chương này, quy trình nghiên cứu được thực hiện để xác định cách thức tiến hành nhằm đạt được mục tiêu của luận án. Theo đó, trên cơ sở thang đo được tổng hợp, tiến hành xây dựng bảng khảo sát hoàn chỉnh và đưa vào trong giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức. Trong giai đoạn này, phương pháp phân tích yếu tố khám phá và mô hình hồi quy đa biến được sử dụng nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân tích SWOT cũng được sử dụng nhằm phân tích sâu hơn về thực trạng phát triển du lịch nông thôn và sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam trong thời gian vừa qua.


Chương 4

THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM‌

4.1. Khái quát tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Về vị trí địa lý

Vùng Đông Bắc Việt Nam có diện tích tự nhiên là 63.952 km2 (Chiếm khoảng 20% diện tích cả nước), bao gồm 7 tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Giang. Phía Bắc vùng tiếp giáp với Trung Quốc, phía Nam giáp vùng Đồng bằng sông Hồng, phía Tây, Tây Nam giáp với các tỉnh vùng Tây Bắc, phía Đông, Đông Nam tiếp giáp Vịnh Bắc Bộ. Với vị trí lãnh thổ nêu trên, vùng có vai trò đặc biệt quan trọng về mặt sinh thái, môi trường, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng [45].

* Về địa hình, địa mạo

Địa hình, địa mạo của vùng khá phức tạp, có độ chia cắt mạnh, núi đá xen lẫn núi đất, là nơi hội tụ của một hệ thống nếp lồi có phương Tây Bắc - Đông Nam hoặc có hình dạng cánh cung. Địa hình của vùng đa dạng bao gồm nhiều kiểu địa hình: thung lũng, đồng bằng, các dạng địa hình đồi, núi thấp, núi trung bình, núi cao,… trong đó, luôn có sự xen kẽ giữa địa hình núi đất với địa hình núi và cao nguyên đá vôi.

Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất. Phần phía tây được giới hạn bởi thung lũng sông Hồng và thượng nguồn sông Chảy, cao hơn, được cấu tạo bởi đá granit, đá phiến và các cao nguyên đá vôi. Thực chất, đây là rìa của cao nguyên Vân Nam. Những đỉnh núi cao của vùng Đông bắc đều tập trung ở đây như Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti [45].

Phần phía Bắc sát biên giới Việt - Trung là các cao nguyên (sơn nguyên) lần lượt từ tây sang đông gồm: cao nguyên Bắc Hà, cao nguyên Quản Bạ, cao nguyên Đồng Văn. Hai cao nguyên đầu có độ cao trung bình từ 1000 - 1200 m. Cao nguyên Đồng Văn cao 1600 m. Sông suối chảy qua cao nguyên tạo ra một số hẻm núi dài và sâu. Cũng có một số đồng bằng nhỏ hẹp, đó là Thất Khê, Lạng Sơn, Lộc Bình, Cao Bằng.

Phía đông từ trung lưu sông Gâm trở ra biển, thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông lần lượt từ Đông sang Tây là vòng cung Sông

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí