Vấn Đề Đào Tạo, Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiểu Học Trong Trường Cao Đẳng Sư Phạm


- Tham gia hoạt động công tác xã hội như công tác tuyên truyền đường lối , chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở địa phương, tham gia công tác phổ cập giáo dục và xoa mù chữ.

Về hiểu biết, giáo viên tiểu học cần:

- Nắm được nội dung cơ bản của luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về các quy định trong giáo dục, đào tạo và các quy định liên quan đến giáo viên tiểu học;

- Nắm được mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy ở bậc tiểu học và các quy định của Bộ, sở, Phòng GD-ĐT về công tác giáo dục trong trường tiểu học;

- Nắm được nội dung cơ bản về yêu cầu kiến thức và kỹ năng của các môn học ở bậc tiểu học; những kiến thức cơ bản về tâm lý học lứa tuổi, phương pháp dạy học mới các môn học mình đảm nhận để giảng dạy đối với học sinh tiểu học;

- Nắm được mục đích, yêu cầu về phương tiện dạy học, trang thiết bị, đồ dùng dạy học và biết sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả;

- Nắm được thực trạng chất lượng học sinh thuộc lớp phân công phụ trách;

- Nắm vững chức trách, nhiệm vụ và phương pháp tổ chức hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp;

- Biết được tình hình kinh tế, xã hội địa phương để phục vụ công tác giảng dạy và giáo dục lòng yêu quê hương, yêu tổ quốc cho học sinh;

- Biết phối hợp với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh, Tổng phụ trách Đội và Sao nhi đồng để tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp và đánh giá được sự rèn luyện, học tập, tiến bộ của từng học sinh.

[PGS.TS Đỗ Đình Hoan, Một số vẩn đề cơ bản của chương trĩnh tiểu học mới, NXB Giáo dục, 2002].

Giáo viên trường tiểu học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường gồm Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, giáo viên dạy các môn học, giáo viên tổng phụ trách Đội [Điều lệ trường Tiểu học].


Giáo viên tiểu học ngày càng được tăng về số lượng, nâng dần chất lượng. Năm học 1996-1997 có 310.264 giáo viên, trong đó có 238.964 giáo viên nữ, chiếm tỷ lệ 77%; năm học 2001-2002 đã có 353.804 giáo viên, trong đó giáo viên nữ là 275.573 người, chiếm 77.9%. số giáo viên đạt chuẩn cũng được nâng lên dần, chiếm tỷ lệ 74.8% vào năm học 1996-1997 và đạt 84.9% vào năm học 2000-2001. Nếu năm học 1996-1997, tỷ lệ giáo viên trên lớp mới chỉ đạt 0.98 GV/lớp, thì đến năm học 2000-2001 đạt 1.09 GV/lớp và 1.12 GV/lớp vào năm học 2001-2002.

[nguồn : Ngành giáo dục- đào tạo sau 5 năm thực hiện nghị quyết TW2-khoá VIII]. Nhiều tỉnh thành phố tỷ lệ GV/lớp ở tiểu học đã qua mức quy định (1.15) như Hà

Nội, Thái Bình, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tuyên Quang, Đà Nâng, Hải Dương, Bình Dương,...

Nhiều tỉnh thành đã cơ bản đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo định mức hiện hành, chủ yếu thiếu giáo viên dạy các môn năng khiếu.

Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học đã có chuyển biến và tiến bộ. Năm học 1990- 1991 có 11% chưa qua sư phạm (riêng các tỉnh phía nam là 22%); trình độ đào tạo đủ các hệ 5+1, 7+1, 9+3, 12+1, 12+2, trong đó hệ chuẩn chung là 12+2 và 9+3 (cho vùng khó khăn); với đội ngũ như vậy nên chất lượng không đồng đều, nói chung vừa thừa, vừa thiếu; chất lượng ở mức trung bình trở lên chỉ đạt trên 50%; số giáo viên dạy đủ môn theo QĐ 305/QĐ quá ít, nói chung không đảm bảo dạy SGK CCGD chiếm gần 30%. Thực hiện QĐ 417/QĐ (1990) và Chỉ thị 19/GD-ĐT (1995) hệ thống đào tạo giáo viên tiểu học được quy chuẩn, tới nay giáo viên tiểu học ngoài trình độ THSP còn trình độ CĐSP và ĐHSP làm cho cơ cấu trình độ có biến đổi rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn khoảng trên 80% giáo viên chưa dạy đủ 9 môn của mục tiêu, kế hoạch giáo dục tiểu học.

[Nguồn: 55 năm Ngành học sư phạm Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ, Trung tâm hỗ trợ giáo viên, Hội Khuyến học Việt nam, Hà nội 2001].

Tuy nhiên, giáo viên tiểu học ở nước ta còn làm việc với thời lượng nhiều lơn so với các quốc gia trên thế giới, thể hiện qua bảng so sánh tỷ lệ giáo viên /lớp và sĩ số học sinh/lớp sau đây (số liệu tại thời điểm năm 2001):


Quốc gia SốHSbìnhquân/lớp số HS bình quân/GV Tỷ lệ GV/lớp



Luxembourg

15.5

11

1.41

Mexico

20.6

27

0.76

Prance

22.3

19.5

1.14

Germany

22.4

19.4

1.15

Japan

28.8

20.6

1.40

Korea

36.3

32.1

1.13

Thailand

23.2

20.4

1.14

Indonesia

25.7

25.6

1.00

Philippines

42.2

35.2

1.20

Vietnam



1.12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Một số giải pháp của hiệu trưởng trường CĐSP nhằm đào tạo trình độ trên chuẩn giáo viên tiểu học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 4


[Nguồn: Peter Wolters, Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo thuộc Dự án đào tạo GV THCS, TP Hồ Chí Minh, 10-2003].

5. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học trong trường Cao đẳng sư phạm‌


5.1. Về đào tạo giáo viên tiểu học trong trường Cao đẳng sư phạm.‌


Trước đây, ở miền Bắc, việc đào tạo giáo viên tiểu học được thực hiện chủ yếu ở các trường sư phạm sơ cấp (trước năm 1962) ; đến năm 1962 có 28 trường sư phạm cấp Ì, trong đó có 21 trường THSP hệ 7+2, 7+3 đào tạo giáo viên tiểu học.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, toàn miền Nam đã hình thành một mạng lưới đông đảo các trường SPC1, trong đó có 21 trường THSP đào tạo hệ 12+1, 9+3 là hệ chuẩn và các hệ dưới chuẩn khác. Ở phía Bắc, hầu hết các trường SPC1 chuyển lên hệ 10+2. Năm học 1980-1981 cả nước có 45 trường SƯ phạm đào tạo giáo viên cấp 1. Từ năm 1982, đào tạo thí điểm hệ 12+2 ở một số trường và chính thức đào tạo ở nhiều trường vào năm 1988-1989, trừ các trường ở các tỉnh khó khăn và cũng từ năm học này , tất cả các trường SPC1 đều là THSP, ngoài ra còn có Ì khoa ĐHSP đào tạo giáo viên cấp 1.


[Lịch sử cơ quan Bộ GD-ĐT, đề tài NCKH cấp Bộ, NXB giáo dục, 1995]

Sau khi có quyết định 255/CT ngày 21-8-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức sắp xếp lại mạng lưới các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư số 53/TT ngày 17-12-1991 và chỉ thị số 277/GV ngày 15-1-1993 hướng dẫn việc thực hiện tổ chức, sắp xếp lại toàn bộ hệ thống trường nói chung và các trường sư phạm thuộc địa phương nói riêng, hệ thống các trường đào tạo giáo viên tiểu học tại địa phương gồm:

- 17 trường CĐSP đào tạo giáo viên cấp Ì trình độ THSP.

- 11 trường CĐSP đào tạo thí điểm giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng (trong đó có 8 trường Bộ cho phép đào tạo).

- 27 trường THSP đào tạo giáo viên tiểu học trình độ THSP.

Ngoài ra còn có một số trường đại học, khoa sư phạm; trường CĐSP và THSP trực thuộc Bộ cũng tham gia đào tạo giáo viên tiểu học các trình độ khác nhau.

[Tài liệu Hội nghị chuyên đề : củng cố và đổi mới hệ thống sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, Bộ GD-ĐT, 1995].

Đến năm 2003, chỉ còn hai tỉnh chưa có trường CĐSP là Bình Phước và Bắc Cạn. Các tỉnh thành khác, giáo viên tiểu học được đào tạo tại trường CĐSP; có 31 trường CĐSP địa phương tuyển sinh hệ CĐ tiểu học trong năm này. Một số trường do địa phương không thiếu giáo viên nên không đào tạo nữa; các địa phương còn thiếu giáo viên và chưa được Bộ cho phép vẫn đào tạo giáo viên tiểu học trình độ chuẩn 12+2 ; một số ít địa phương đào tạo hệ 9+3 hoặc hệ 12+2 theo 2 giai đoạn : (12+1)+1. Chương trình đào tạo thống nhất do Bộ GD-ĐT ban hành.

Đặc biệt có một số địa phương, đào tạo giáo viên trình độ CĐSP các môn năng khiếu như Nhạc, Hoa, Thể dục, Đoàn đội,...vừa bổ sung cho đội ngũ giáo viên THCS, đồng thời cung cấp đội ngũ giáo viên tiểu học dạy các môn đặc thù nói trên. Đây là xu hướng chung cho nhiều địa phương, nhiều trường CĐSP trong giai đoạn tới, khi mà nhu cầu giáo viên tiểu học bảo hoa, cần có giáo viên chuyên trách các môn đặc thù mà giáo viên hệ CĐ tiểu học không đảm trách nhiệm vụ được.


Ngoài việc đào tạo giáo viên hệ chuẩn đáp ứng nhu cầu bổ sung đội ngũ, nhiều trường CĐSP bắt đầu đào tạo trên chuẩn giáo viên tiểu học theo chương trình khung của Bộ GD-ĐT từ hệ 12+2 lên CĐSP; một số trường (CĐSP) liên kết với các trường ĐHSP để đào tạo trình độ ĐH cho giáo viên tiểu học và cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn của trường tiểu học. Giáo viên trên chuẩn mới chỉ hơn 20%, trong đó CĐSP là 18,6% (số liệu 12-1997), số giáo viên trình độ 9+3 đang rất lớn (27,5% trong số đào tạo chính quy , 38,3% trong số đào tạo tại chức và 9,3% trong số đào tạo chuyên tu) nhưng chưa có chương trình khung để đào tạo trên chuẩn số giáo viên này.

5.2. Về bồi dưỡng giáo viên tiểu học trong trường Cao đẳng sư phạm‌


Do lịch sử để lại, như trình bày ở trên, đa số giáo viên cấp 1 trước đây mới

chỉ có trình độ sơ cấp, dưới chuẩn, nên công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên rất nặng nề cho các trường sư phạm nói chung.

Đánh giá của Bộ GD-ĐT về 50 năm công tác bồi dưỡng giáo viên là :

- Công tác bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, đạo đức luôn được coi trọng hàng đầu, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và củng cố đội ngũ giáo viên.

- Công tác bồi dưỡng văn hoa nghiệp vụ ngày càng được đẩy mạnh và cải tiến.

Kết quả về bồi dưỡng chuẩn hoá giáo viên, đến năm học 2000-2001, giáo viên tiểu học đã được chuẩn hoa cơ bản, đạt 78,5%, đa số là chuẩn hoa trình độ 12+2 (theo chuẩn cũ, thì năm học 1998-1999 đã có 85,2% giáo viên đạt chuẩn-Phạm Minh Hạc, sđd), chủ yếu là bồi dưỡng tại chức, trong hè nên chất lượng không cao. Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc chuẩn hoa giáo viên tiểu học theo chuẩn mới; nhiều địa phương đã hoàn thành chuẩn hoa giáo viên tiểu học theo chuẩn cũ và tiếp tục tái chuẩn hoa (theo chuẩn mới) do số giáo viên này thuyên chuyển công tác từ vùng khó khăn, đến vùng đô thị và quy định về chuẩn mới của Luật giáo dục.

Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học được các trường THSP trước đây, nay là các trường CĐSP thực hiện đúng yêu cầu và đạt được nhiều kết quả. Chu k1 bồi dưỡng thường xuyên 1992-1996 và 1997-2000 mỗi chu k1 gồm 8 học phần, tương ứng với 7 chuyên đề môn học, 1 học phần về đổi mới phương pháp dạy học với thời


lượng 150 tiết rất bổ ích, có tác dụng tích cực nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức cho giáo viên. Nhiều tỉnh số giáo viên tham gia BDTX chu k1 đạt tỷ lệ cao, như BR-VT đạt trên 95%.

Đặc biệt, từ năm học 2001-2002, toàn bộ giáo viên tiểu học, cán bộ quản lý tiểu học đều được bồi dưỡng, tập huấn thay SGK tiểu học theo chương tr1nh tiểu học mới. Đội ngũ cán bộ cốt cán, báo cáo viên chủ yếu của các trường sư phạm. Việc tổ chức, thực hiện được ngành giáo dục địa phương và trường sư phạm cùng tiến hành với nguồn kinh phí tương đối lớn; thời lượng từ 3 đến 4 ngày cho mỗi môn/lớp.

Nhìn chung, xu hướng trong vài năm tới, nhiệm vụ đào tạo lại, đào tạo nâng cao, bồi dưỡng giáo viên tiểu học là nhiệm vụ cơ bản của các trường sư phạm nói chung và các trường CĐSP địa phương nói riêng nhằm nâng dần chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương tr1nh giáo dục tiểu học.

6. Trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm.‌


6.1. Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm.‌


Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật, Điều lệ trường cao đẳng, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đã được cơ quan chủ quản phê duyệt.

6.2. Trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng trường CĐSP:‌


Hiệu trưởng có quyền hạn và trách nhiệm quy định tại điều 14, Điều lệ trường cao đẳng gồm:

- Tổ chức xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, tr1nh cơ quan chủ quản phê duyệt.

- Tổ chức xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của trường, tr1nh cơ quan chủ quản phê duyệt.


- Trình cơ quan chủ quản duyệt văn bản kế hoạch dài hạn và hàng năm của trường, tr1nh duyệt dự án và quyết toán ngân sách hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính đã được cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính phê duyệt. Quản lý trường sỡ, tài chính, tài sản, thiết bị; quyết định sử dụng các nguồn vốn vào công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh, xây dựng và phát triển trường.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của trường theo qui định tại Điều 9 và Điều lo của Điều lệ này.

- Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên. Quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ trưởng khoa, Trưởng phòng hoặc tương đương trở xuống. Thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền trong tuyển dụng giảng viên, cán bộ, nhân viên và ký kết các hợp đồng lao động theo qui định của pháp luật.

- Khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo, phát triển trường và đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh.

- Hiệu trưởng là chủ tài khoản của trường Cao đẳng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của đơn vị.

- Chỉ đạo và tổ chức việc quản lý tài chính, tài sản quy định tại các điều 30, 31, 32, 33 của Điều lệ này và các quy định của Nhà nước về lao động - tiền lương, tiền công, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chế độ chính sách đối với giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tại trường.

- Quyết định mức chi phí quản lý, chi nghiệp vụ trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng tuy theo nội dung và hiệu quả công việc quy định tại điều 33 của Điều lệ này.

- Tuỳ theo điều kiện cụ thể, Hiệu trưởng Cao đẳng công lập được Bộ Giáo dục - Đào tạo hoặc cơ quan chủ quản uy quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm B, c sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Nhà nước.


- Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất và cung ứng dịch vụ, nhận tài trợ và tiếp nhận tài trợ của nước ngoài theo quy định của pháp luật để bổ sung kinh phí và đầu tư phát triển nhà trường.

- Đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nhà trường. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động của trường.

- Đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn trong nhà trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.


7. Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học của trường CĐSP Bà rịa-Vũng tàu đến năm 2010.‌

7.1. Các căn cứ để quy hoạch‌


Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về GD-ĐT có vai trò định hướng, làm nền tảng, hành lang pháp lý cho việc quy hoạch đào tạo bồi dưỡng GVTH trong tỉnh và các giải pháp được đưa ra trong đề tài, đó là :

- Quan điểm Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong giáo dục, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

- Quan điểm Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu.

- Quan điểm Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và toàn dân nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

- Quan điểm Phát triển giáo dục và đào tạo gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, với xu thế tiến bộ của thời đại.

- Quan điểm Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

- Quan điểm Đa dạng hoá các loại hĩnh đào tạo.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trường CĐSP quy định tại quyết định số 56/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục về việc ban hành Điều lệ trường cao đẳng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023