Thực Trạng Về Các Giải Pháp Của Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Sư Phạm Br-Vt Nhằm Đào Tạo Giáo Viên Tiểu Học.


Tổng số CB,GV,CNV: 84 người.

Trong đó : nữ 35 (chiếm 42%), số giảng viên là 48 (chiếm 52%) không kể số CBGD kiêm nhiệm (8 người).

- Số giảng viên có trình độ trên đại học : 8 (chiếm 16,6%). số giảng viên đang học cao học 5 người, số giáo viên gởi đào tạo thạc sĩ theo chương trình thuộc dự án THCS : 5 người, số còn lại có trình độ cử nhân.

- Thâm niên của giảng viên : Trên 20 năm (58% ) ; từ 5 đến 20 năm (23%) và 19% số giảng viên có thâm niên dưới 5 năm.

- Tuổi đời của giảng viên có 71% giảng viên tuổi trên 40 (trong đó có 15% giảng viên đến tuổi nghỉ hưu trong 1-2 năm nữa), 21% giảng viên có tuổi dưới 35.

- Tổng số cán bộ, nhân viên : 36 người, gồm 11 cán bộ (cả cán bộ quản lý) và 25 nhân viên, trong đó nhân viên hợp đồng là 13 người (chiếm 36% tổng số CB, nhân viên và chiếm 52% tổng số nhân viên phục vụ). Có 6 người (17%) không có chuyên môn, nghiệp vụ được hợp đồng làm lao công, bảo vệ.Bình quân tuổi đời của nhân viên phục vụ là 42 (tuổi), có 9/25 nhân viên (36%) trên 50 tuổi, chỉ có 6/25 nhân viên tuổi đời dưới 30.

Đội ngũ giảng viên nhà trường đã phát huy tính tích cực, vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường trong năm học qua mặc dù còn thiếu và bất cập về trình độ ở một số môn học.Một số phân môn chưa đủ số giáo viên để thực hiện quy chế chuyên môn như chấm bài, phúc khảo bài vì mới chỉ có duy nhất một giảng viên trong khi yêu cầu cần ít nhất 2 giảng viên.số lượng giáo viên thỉnh giảng và hợp đồng giảng dạy trong năm là nhiều đã làm cho nhà trường gặp không ít khó khăn trong việc chủ động thực hiện biên chế năm học, kinh phí chi trả cho hợp đồng giảng dạy, thỉnh giảng, làm thêm khá lớn, buộc nhà trường phải giảm chi các mục khác trong đó có cả việc cắt giảm mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học, là việc làm bất khả kháng. Đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình, tuy nhiên đa số tuổi cao nên năng suất lao động thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu của một số công việc. Chưa có biên chế cho các phòng thí nghiệm, thiết bị gây khó khăn cho giảng viên và sinh viên trong các giờ thực hành, thí nghiệm và công tác bảo quản, bảo trì thiết bị.


Về cơ sở vật chất, bằng nguồn vốn của trung ương (CT4-chương trình mục tiêu), ngân sách địa phương, từ năm 1995 đến nay nhà trường đã được đầu tư gần 20 tỷ đồng để tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị giảng dạy và học tập. Nhà trường đã có khu nhà học, giảng đường, khu hiệu bộ, nhà ở nội trú sinh viên học sinh 700 chỗ, nhà ăn tập thể 300 chỗ, nhà tập thể thao đa năng 800m2; có đầy đủ hệ thống các phòng học chức năng như phòng học nhạc, phòng học vi tính, phòng nghe-nh1n, thư viện với hơn 30 ngàn cuốn sách; đặc biệt có đầy đủ các phòng thí nghiệm thực hành với các thiết bị đồng bộ, hiện đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nhà trường có chi bộ Đảng với 29 đảng viên ; 100% sinh viên, học sinh là Đoàn viên TNCS ; công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn ngành; ngoài ra còn có các tổ chức chính trị-xã hội, nghề nghiệp khác như Hội LHTN, Hội sinh viên, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội Tâm lí-Giáo dục học.

Kết quả phấn đấu của nhà trường đã được Chủ tịch nước tặng Huân Chương Lao Động Hạng Ba năm 1996; nhà trường nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Trường tiên tiến toàn diện cấp Tỉnh; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu Đoàn Trường và Công đoàn trường vững mạnh; chi bộ đạt danh hiệu Chi Bộ trong sạch vững mạnh và được Đảng bộ đánh giá là Chi bộ làm tốt công tác phát triển Đảng đặc biệt là phát triển đảng trong sinh viên học sinh.

2. Thực trạng về các giải pháp của Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm BR-VT nhằm đào tạo giáo viên tiểu học.‌

2.1. Đào tạo giáo viên tiểu học trình độ chuẩn

2.1.1. Giải pháp về chương trình đào tạo:

Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều chương trình đào tạo giáo viên tiểu học như 9+1,12+1,12+6 tháng, 5+3 , 9+3, 12+2 và 12+3 (CĐ tiểu học) cho các thời k1 và các vùng, miền khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu về đội ngũ giáo viên tiểu học.

Do tình hình thực tế ở địa phương (Đồng Nai trước đây và BR-VT sau này), nhà trường đã thực hiện nhiều chương trình đào tạo giáo viên tiểu học khác nhau cụ thể là:


Chương trình (9+3) từ năm học 1994-1995 trở về trước được thực hiện trên cơ sở chương trình (7+3) Miền Bắc (cũ), có thay đổi một số nội dung cho phù hợp với chương trình phổ thông Miền Nam (cũ).

Chương trình 9+3 được áp dụng từ năm học 1996-1997 theo khung chương trình quy định kèm theo quyết định số 1535/QĐ ngày 7/6/1994 của Bộ GD-ĐT.

Chương trình 12+2 áp dụng theo công văn số 4421/GV ngày 22-7-1992 ; công văn số 5941/GV ngày 1-9-1995 với khung chương trình .

Chương trình cao đẳng SƯ phạm đào tạo giáo viên tiểu học được thực hiện theo quyết định số 2493/GD-ĐT ngày 25/7/1995 (gọi tắt là chương trình 195 ĐVHT- hay chương trình năm 1995).

Khung chương trình 12+2:


Theo chương trình 1988 Tổng số tiết là 1426 trong đó số tiết lí thuyết là 785 1

Theo chương trình (1988): Tổng số tiết là 1426, trong đó số tiết lí thuyết là 785 (chiếm 55%) và tiết thực hành, ôn tập kiểm tra là 641 (chiếm 45%), chưa kể các hoạt động thực tập sư phạm, sinh hoạt chính trị, lao động nghĩa vụ, huấn luyện quân sự, tập huấn công tác Đội TNTP và các hoạt động khác. Nội dung các hoạt động và nội dung


môn học này được thực hiện trong 53 tuần, chia làm 4 học k1 (2 năm học). Cuối khoa giáo sinh phải dự k1 thi tốt nghiệp với các môn thi :

- Chính trị, đạo đức và PPDH đạo đức.

- Văn - Tiếng việt và PPDH Tiếng việt.

- Toán và PPDH Toán.

- Tâm lí-Giáo dục học.

- Mỹ thuật phổ thông và PPDH Mĩ thuật phổ thông hoặc Âm nhạc và PPDH Âm nhạc.

Chương trình chỉnh lí bổ sung (năm 1992) có quy định dạy thêm các môn tin học, ngoại ngữ, nhưng nhà trường chưa có điều kiện để thực hiện.

Chương trình chỉnh lí (năm 1995) là tiếp cận hoặc chuyển hẳn sang phần chuyên môn nghiệp vụ chung chương trình CĐSP tiểu học.

Khung chương trình 9+3, năm 1994:


Chương trình này cùng với các hoạt động khác được thực hiện trong 144 tuần 2


Chương trình này, cùng với các hoạt động khác, được thực hiện trong 144 tuần chia làm 3 năm học.Thực tế do nhà trường chưa có điều kiện (cả về đội ngũ giáo viên và trang thiết bị) nên các môn Ngoại ngữ và Tin học không được đưa vào chương trình mà thay vào đó là các tiết học tăng cường cho các môn học khác và thực hành rèn luyện nghiệp vụ SƯ phạm.

Với chương trình chuẩn (9+3 và 12+2) này, khung chương trình dành cho các mỗi học phần về Am Nhạc, Mĩ thuật, Thể dục 135 tiết, không thể trang bị đủ kiến thức cho giáo viên để giảng dạy các bộ môn này ở bậc tiểu học, nhất là ở chương trình SGK mới. Vi vậy, cần có giải pháp về chương trĩnh đào tạo để khắc phục bất cập này. Đó là đào tạo mới giáo viên trình độ cao đẳng, đại học (trên chuẩn), trước mắt đào tạo lại số giáo viên đã đạt chuẩn (12+2 hoặc 9+3) theo chương trình mới, phù hợp (trên chuẩn, vượt chuẩn) nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng tối thiểu cho đội ngũ giáo viên này, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy ở bậc tiễu học. • Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trình độ 12+2 lên cao đẳng SƯ phạm (cao đẳng tiểu học) được thực hiện theo quyết định số 3049GD-ĐT ngày 1/9/1995 gồm 60 đơn vị học tr1nh, tương đương 900 tiết, trong đó :

Phần hoàn thiện, cập nhật kiến thức : 30 đvht gồm :

+ Tin học 3

+ CN Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh 6

+ Ngoại ngữ 15

+ Sư phạm tiểu học (Tâm lí, Giáo dục, PP) 6

Phần chuyên sâu, nâng cao : 30 đvht được lựa chọn một trong hai phương án :

+ Chọn 2 trong 5 môn (Tiếng Việt-Văn học và PPDH Tiếng Việt; Toán và PPGH Toán; Thể dục và PPGH Thể dục; Âm nhạc và PPDH Âm nhạc; Mĩ thuật và PPDH Mĩ thuật), mỗi môn 15 đvht.

+ Chọn 1 trong 5 môn (Tiếng Việt-Văn học và PPDH Tiếng Việt; Toán và PPGH Toán; Thể dục và PPGH Thể dục; Âm nhạc và PPDH Âm nhạc; Mĩ thuật và PPDH Mĩ thuật), mỗi môn 30 đvht.


Khung chương trình CĐSP Tiểu học (Chọn 2 môn Văn - Toán)


Chương trình này nhà trường đang thực hiện cho ba khoa tuyển sinh đầu vào một 3

Chương trình này nhà trường đang thực hiện cho ba khoa , tuyển sinh đầu vào một khoa tuyển khối A, một khoa tuyển khối C.

Theo chương trình này, phần tự chọn chuyên sâu (28 đvht) có nhiều phương án được quy định như chọn một trong hai phương án.

+ Phương án 1: Chọn 2 trong 5 môn (Tiếng Việt-Văn học và PPDH Tiếng Việt; Toán và PPDH Toán; Thể dục và PPDH Thể dục; Âm nhạc và PPDH Âm nhạc; Mĩ thuật và PPDH Mĩ thuật), mỗi môn 14 đvht.


+ Phương án 2 : Chọn 1 trong 5 môn (Tiếng Việt-Văn học và PPDH Tiếng Việt; Toán và PPGH Toán; Thể dục và PPGH Thể dục; Âm nhạc và PPDH Âm nhạc; Mĩ thuật và PPDH Mĩ thuật), mỗi môn 28 đvht.

2.1.2. Giải pháp về quy mô đào tạo qua các giai đọan.

Giai đoạn từ 1975 đến 1991 đào tạo giáo viên tiểu học cho tỉnh Đồng Nai:

Bình quân hàng năm đào tạo từ 200 đến 500 giáo viên, chủ yếu hệ 9+1, 9+3, 12+1 và giáo viên cáp tốc các loại cho các huyện vùng sâu, vùng khó khăn.

Giai đoạn từ 1991 đến nay đào tạo giáo viên tiểu học cho tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:

Bình quân hàng năm đào tạo từ 200 đến 300 giáo viên hệ chính quy, đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoa từ 300 đến 400 giáo viên hệ tại chức, chủ yếu là tại chức trong hè gồm :

- Đào tạo tập trung chính quy:

Hệ (9+3) : 435 giáo viên (trong đó có 261 giáo viên cho cả tỉnh Đồng Nai cũ); Hệ (12+2) : 2385 giáo viên;

Hệ (12+2 +1) : 213 giáo viên.

- Đào tạo tại chức :

Hệ (9+3) : 716 giáo viên (trong đó có 175 giáo viên cho cả tỉnh Đồng Nai cũ); Hệ (12+2) : 1341 giáo viên;

Hệ Cao đẳng (đang đào tạo chưa tốt nghiệp): 507 giáo viên.

2.1.3. Giải pháp về đảm bảo chất lượng đào tạo.

Do đặc trưng của nhà trường, trước năm 1991 đào tạo cho tỉnh Đồng Nai, từ 1991 đến nay đào tạo cho tỉnh BR-VT. số giáo viên tiểu học trong tỉnh hiện nay đa số do nhà trường đào tạo. số chưa chuẩn chủ yếu được đào tạo trong giai đoạn trước 1991 và hiện tập trung tại các huyện trong tỉnh (trước đây thuộc tỉnh Đồng Nai).

Do khó khăn chung của ngành giáo dục, nguồn tuyển vào trường sư phạm hầu như chỉ tiêu lớn hơn số dự tuyển ; quy mô phát triển ngành học lớn, số giáo viên thiếu so với nhu cầu là quá lớn trong khi trường sư phạm không được đầu tư, chính sách về người dạy và người học không động viên được sự cố gắng phấn đấu của họ, một số chủ trương của địa phương mang tính rào cản , hạn chế người học như không tuyển học sinh có đạo vào học trường sư phạm (năm 1986-1987). Những lí do đó, cộng với nhu cầu đáp ứng đội ngũ


giáo viên cho ngành với phương châm "yếu hơn thiếu", nhà trường phải tổ chức nhiều chương trình đào tạo, nhiều hình thức đào tạo và nhiều hệ đào tạo giáo viên tiểu học, trong đó, chấp nhận số lượng đào tạo dưới chuẩn nhiều hơn số lượng đào tạo chuẩn.

Từ năm học 1988-1989, trong khi nhiều địa phương đang đào tạo giáo viên tiểu học hệ 12+1, 9+3, thậm chí đào tạo cấp tốc 9+1 th1 nhà trường đã đào tạo hệ THSP 12+2 theo chương trình kèm theo quyết định 107/QĐ ngày 22-2-1988 của Bộ GD-ĐT. Giai đoạn này, với sự đổi mới về giáo dục cả về chính sách, chương trình và nhiều đổi mới khác, các trường sư phạm nói chung và trường sư phạm BR-VT nói riêng đã được củng cố, nâng dần chất lượng đào tạo. Chất lượng đầu vào khá cao do số dự thi đông hơn chỉ tiêu. Nhà trường đã mạnh dạn tập trung đào tạo chủ yếu các hệ chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT, mà chủ yếu là hệ 12+2.

Đặc biệt bắt đầu từ năm 2001, nhà trường chỉ đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng (cao đảng tiểu học).

2.1.4. Giải pháp về lựa chọn hình thức đào tạo

2.1.4.1. Đào tạo tập trung chính quy:

Nhà trường đào tạo hàng ngàn giáo viên cho hai tỉnh Đồng nai và Bà rịa-Vũng tàu chủ yếu bằng hình thức tập trung tại trường và tại các huyện (do điều kiện khó khăn về csvc của nhà trường ) Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Long Thành, Xuân Lộc và Thành phố Biên Hoa (của tỉnh Đồng Nai những năm trước 1991); huyện Xuyên Mộc với số lượng mỗi đơn vị huyện, thành phố từ một đến hai khoa (khoảng 200 đến 500 giáo viên cho mỗi địa phương) với hệ 9+1 và 12+1. Các lớp đào tạo tại các địa phương thường tuyển đồng thời cả hai hệ này và được học chung phần nghiệp vụ sư phạm, các môn phần chung. Lưu lượng học sinh đào tạo tại trường chỉ khoảng từ 200 đến 300 học sinh/năm. Các hệ đào tạo tập trung được thực hiện như sau:

Hệ 12+1: đào tạo từ năm học 1975-1976 đến năm học 1997-1998.

Hệ 9+3: đào tạo từ năm học 1977-1978 đến năm học 1996-1997. Trong đó có hai khoa (khoa 4 và khoa 5) thực hiện theo chương trình (9+1) + (3 hè) và (9+2)+(2 hè) để hoàn thành chương trình 9+3 cấp bằng tại chức sau khi hoàn thành chương trình chuẩn hoa.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023