Công Tác Đào Tạo Bổi Dưỡng Giáo Viên Tiểu Học Giai Đoạn 2010.


Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 22/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định về trình độ chuẩn được đào tạo :

- Giáo viên tiểu học phải đạt tành độ chuẩn trung học sư phạm 9+3 đối với vùng khó khăn về điều kiện kinh tế- xã hội, trung học sư phạm 12+2 đối với vùng còn lại.

- Giáo viên tiểu học chưa đạt t1nh độ chuẩn quy định Xiên phải được nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để học tập, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn.

- Giáo viên tiểu học có trình độ trên chuẩn được tạo điều kiện để phát huy tác dụng trong giảng dạy và giáo dục.

- Người tốt nghiệp trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng , đại học chưa qua đào tạo sư phạm muốn trở thành giáo viên tiểu học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm tiểu học tại các trường, khoa sư phạm.

Quyết định số 3206/QĐ-BGD&ĐT ngày 4/6/2001 và số 11553/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/10/2001 của Bộ GD-ĐT về việc cho phép trường CĐSP Bà Rịa-Vũng Tàu đạo tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng chính quy và không chính quy (tại chức và chuyên tu cũ).

Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án đổi mới giáo dục phổ thông đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ giáo viên tiểu học đạt trình độ chuẩn là 90% vào năm 2005-2006, trong đó có 50% giáo viên trình độ Cao đẳng sư phạm.

Chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo Tỉnh BR-VT giai đoạn 2005-2010 đề ra mục tiêu về quy mô phát triển bậc Tiểu học nói riêng và định hướng phát triển các ngành học, bậc học nói chung.

Căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các căn cứ pháp lý khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


7.2. Công tác đào tạo bổi dưỡng giáo viên tiểu học giai đoạn 2010.‌


Định hướng chung: Tập trung đào tạo trình độ cao đẳng SƯ phạm giáo viên tiểu học và trình độ cao hơn khi có điều kiện để đáp ứng nhu cầu bổ sung đội ngũ GVTH; đào tạo trên chuẩn bằng h1nh thức tại chức số GVTH hiện có đạt hoặc vượt tỷ lệ quy định chung cả nước; đào tạo lại và bồi dưỡng tái chuẩn hoa cơ bản số giáo viên 9+3, Ưu tiên số GVTH hệ 9+3 hiện đang giảng dạy tại các thành phố, thị xã và vùng thị tứ.

Chỉ tiêu cụ thể:

Đào tạo tập trung chính quy : Tập trung đào tạo trình độ cao đẳng, b1nh quân 40 đến 80 giáo viên mỗi năm để bổ sung, thay thế dần số giáo viên chưa đạt chuẩn (mới) đến tuổi nghỉ hưu (khoảng gần 500 giáo viên). Không đào tạo trình độ 12+2 nữa. Khi có điều kiện, sẽ đào tạo trình độ ĐHSP.

Đào tạo chủ yếu theo chương tr1nh hai môn Toán-Văn, ngoài ra cần đào tạo thêm theo chương tr1nh chọn 2 trong năm môn : Toán, Mĩ Thuật, Văn, Ẩm Nhạc, Thể dục để bổ sung đội ngũ giáo viên dạy chuyên trách các môn năng khiếu Nhạc-Hát, Hoa, Thể dục và công tác Đội - Sao nhi đồng.

Có thể đào tạo đơn môn Ẩm Nhạc, Mỹ Thuật, Thể dục để vừa cung cấp đội ngũ giáo viên THCS, đồng thời có thể bố trí dạy tiểu học ở các môn đặc thù kể trên.

Đào tạo tại chức:

- Tiến hành song song hai nhiệm vụ, đào tạo nâng chuẩn (trình độ CĐSP) và bồi dưỡng chuẩn hoa, đào tạo lại.

- Ưu tiên công tác tái chuẩn hoa trong 3 năm (kết thúc vào năm 2007) cho số giáo viên chưa đạt chuẩn (gần 250 người).

- Đào tạo nâng chuẩn b1nh quân mỗi năm 300 giáo viên. Dự kiến năm 2010 sẽ có gần 50% GVTH đạt trình độ CĐSP.

- Có thể đào tạo vượt chuẩn từ số giáo viên hệ 9+3 tại thành phố, thị xã (số này chưa đạt chuẩn) lên CĐSP, hiện tại chưa có chương tr1nh khung của Bộ GD- ĐT.

- Liên kết với các trường ĐH để đào tạo tại chức trình độ ĐHSP tại trường.


Công tác bồi dưỡng giáo viên:

Công tác bồi dưỡng giáo viên được tiến hành thường xuyên, cho đại bộ phận GVTH, trước mắt tập trung bồi dưỡng thay SGK đến năm 2006 theo quy định của Bộ GD-ĐT, bồi dưỡng nghiệp vụ hè hàng năm theo kế hoạch của ngành giáo dục địa phương, chú ý đến bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, tập huấn phương pháp sử dụng các thiết bị dạy học, nhất là phương tiện nghe nhìn, máy tính, kết nối Internet, sử dụng các phần mềm dạy học. Đặc biệt chú trọng đến việc tự bồi dưỡng.


Kết luận chương


So với cả nước, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có kết quả nhất định về đào tạo giáo viên tiểu học trong nhiều năm qua. Đa số giáo viên đã đạt chuẩn. Với lợi thế so sánh về vị trí địa lý, về tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội, giáo dục tỉnh cần phát triển nhanh, mạnh đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoa- hiện đại hoa trên địa bàn và khu vực.

Xu thế chung là nâng cao trình độ giáo viên tiểu học bằng các loại h1nh đào tạo đa dạng, phù hợp với nhu cầu người học, với điều kiện về nguồn lực của địa phương. Đó là trách nhiệm của tỉnh và vai trò nòng cốt , nhiệm vụ nặng nề là của trường CĐSP.

Sự cần thiết phải có các giải pháp hợp lý, trên cơ sở phân tích thực trạng về công tác đào tạo giáo viên tại trường CĐSP , nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và nâng chuẩn trình độ giáo viên trong các năm trước mắt.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BR-VT NHẰM ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC‌

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC TẠI TỈNH BR-VT.‌


1. Giới thiệu vài nét về tỉnh BR-VT‌


Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập từ năm 1991 trên cơ sở Đặc khu Vũng tàu- Côn đảo (cũ) và 3 huyện của tỉnh Đồng nai. Đến nay, tỉnh có 7 đơn vị hành chính gồm thành phố Vũng tàu, thị xã Bà ria và 5 huyện trong đó có huyện đảo (Côn đảo). Dân số toàn tỉnh gần 900 ngàn người. Tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu là một trong những tỉnh nằm trong tam giác động lực phía nam, có vị trí địa lí quan trọng, tiềm lực kinh tế lớn trong cả nước, là một trong các tỉnh thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao trong những năm gần đây và là một trong số ít tỉnh thành trong cả nước có nguôi thu và nạp ngân sách cao. Mức tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product) đạt b1nh quân 14,7% năm, trừ dầu khí đạt 18,3%/ năm.

Ngân sách chi cho giáo dục bình quân đầu người tăng mạnh. Năm 1991 là 6.533 đồng/ 12.486 đồng mức chung của cả nước; năm 1993 là 30.437 đồng/34.502 đồng mức chung cả nước và tăng mạnh vào năm 1998 , đạt 160.988 đồng/125.658 đồng mức chung cả nước và đứng thứ 3/61 tỉnh thành trong cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Kon Tùm. Mặc dù tỷ lệ chi cho giáo dục trong GDP chỉ chiếm 0.8 % trên 1.6% mức chung cả nước (năm 1998) và tỷ lệ chi cho giáo dục trong tổng chi tiêu địa phương chỉ chiếm 19.2 % / 22.9 % mức chi cả nước (năm 1998) nhưng nhờ tỉnh có nguồn thu ngân sách lớn nên mức chi cho giáo dục của tỉnh là đáng kể [nguồn : Báo cáo phát triển con người Việt nam năm 2001].

Chất lượng nguồn nhân lực được xếp hàng thứ 10/61 tỉnh thành với các chỉ số cơ bản như có 3,1% đội ngũ lao động có trình độ cao đẳng trở lên ; chỉ số phát triển người HDI (Human Development Index) đạt 0,835 đứng hàng đầu trong cả nước.


Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ về kinh tế - xã hội góp phần quan trọng trong phát triển giáo dục - đào tạo.

2. Tình hình giáo dục tiểu học của t1nh BR-VT.‌


Cùng với sự phát triển kinh tế, giáo dục-đào tạo của tĩnh có bước phát triển mạnh, vững chắc. Các cấp học, bậc học phát triển cân đối, đồng đều ; công tác đào tạo đáp ứng được nhu cầu về đội ngũ của ngành giáo dục địa phương. Hệ thống trường lớp được mở rộng, trường lớp được xây dựng khang trang ngày càng nhiều ; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được trang bị đồng bộ, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục.

Bậc tiểu học được coi trọng và có sự phát triển vững chắc. Tĩnh đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học từ tháng 4/1997. Toàn tĩnh hiện có 100.924 học sinh gồm lớp 1 (21.668 em), lớp 2 (21.810 em) , lớp 3 (20.178 em) , lớp 4 (21.133 em) và lớp 5 (21.282 em). Tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 1 đạt 113,6% (20.389/17.994 trẻ em 6 tuổi), số học sinh lưu ban là 3153 em chiếm tỷ lệ 2.97% ; số học sinh bỏ học là 450 em chiếm tỷ lệ 0.42%.


Học sinh trường công lập là 100 112 chiếm 99 2 trong đó có 13 331 học sinh học 2 1


Học sinh trường công lập là 100 112 chiếm 99 2 trong đó có 13 331 học sinh học 2 2

Học sinh trường công lập là 100.112 (chiếm 99.2%) trong đó có 13.331 học sinh học 2 buổi/ ngày, chiếm tỷ lệ 13,9%. Mạng lưới trường tiểu học có 137 trường gồm 135 trường công lập, 2 trường ngoài công lập. Có 19/137 trường có lớp học 2 buổi/ngày , trong đó mới chỉ có 2 trường có 100% lớp học 2 buổi/ngày. Nhìn chung hệ thống các trường tiểu học chưa đủ điều kiện để tổ chức dạy học 2 buổi /ngày. Nguyên nhân của hiện trạng này bao gồm nguyên nhân về điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất, trình độ giáo viên, điều kiện kinh tế của nhân dân và thậm chí cả về nhận thức của cộng đồng đối với hình thức dạy học này.

Ma trận vấn đề này là:


Năm học 2002 2003 số trường chuẩn quốc gia đã được công nhận là 6 137 chiếm 3


Năm học 2002-2003, số trường chuẩn quốc gia đã được công nhận là 6/137 chiếm tỷ lệ 4,4%. số trường gần đạt chuẩn đang phấn đấu là : 46 trường đạt 4/5 tiêu chuẩn ; 30 trường đạt 3/5 tiêu chuẩn và 44 trường đạt 2/5 tiêu chuẩn. Đến tháng 12-2003 đã có 9/141 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 6.4%, là tỉnh thứ 18 cả nước (và thứ 2 trong các tỉnh phía nam, sau TP. Hồ Chí Minh) đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi với 71/73 xã, chiếm 97.26% trên chuẩn (quy định là 90%). Trẻ em 6 tuổi được huy động vào lớp 1 đạt 99.53% (chuẩn quy định là 95%). Học sinh trong độ tuổi đến trường 100%.

Trường chuẩn quốc gia chưa nhiều, cho thấy sự phát triển của cấp học cần được chú trọng hơn nữa. Nguyên nhân được thể hiện là cơ sở vật chất chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về phòng học sân chơi , bãi tập, nơi bán trú, thư viện, khuôn viên hoặc các phòng chức năng , phương tiện dạy học còn thiếu , chưa đồng bộ và chưa thích hợp với yêu cầu


mới; điều kiện vệ sinh môi trường chưa đảm bảo (như hệ thống nước sạch, khu nhà vệ sinh,...) ; hiệu quả giáo dục chưa cao ; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới, đặc biệt là giáo viên còn lúng túng khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. về khách quan th1 nội dung chương tr1nh hiện tại (chương tr1nh 165 tuần) chưa thích hợp cho loại h1nh học 2 buổi/ ngày, nhiều trường còn lúng túng trong việc bố trí sắp xếp nội dung giờ dạy nhất là buổi học chiều; và một số lí do khác,

Đầu tư cho các trường tiểu học được ưu tiên trong chính sách đầu tư cho giáo dục nói chung. Năm 2003 có 22 trường tiểu học trên 65 trường học các cấp được duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng trường với tổng giá trị công tr1nh XDCB là 141.271 triệu đồng, trong đó kế hoạch thực hiện năm 2003 là 44.400 triệu đồng/133.380 triệu đồng tổng kinh phí đầu tư xây dựng toàn ngành giáo dục-đào tạo. Các trường được xây dựng kiên cố, hiện đại, đủ chuẩn ; một số trường được đầu tư lớn như trường tiểu học bán trú phường 8, thành phố Vũng Tàu được đầu tư 20.738 triệu đồng, trường tiểu học Hải Nam, thành phố Vũng Tàu được đầu tư 10.515 triệu đồng. Các trường vùng sâu , vùng xa được quan tâm đúng mức,nhằm rút ngắn khó khăn so với vùng thành thị, vùng thị tứ. Có 8 trường tiểu học thuộc vùng sâu, vùng xa/22 trường tiểu học được đầu tư xây dựng trong năm 2003.

Mặc dù được công nhận là tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ nhưng hàng năm vẫn thực hiện chương tr1nh quốc gia nhằm chống tái mù chữ. Năm 2003, kinh phí cho dự án củng cố và phát huy kết quả phổ cập tiểu học và xoa mù chữ, thực hiện phổ cập THCS là 2.500 triệu đồng, trong đó ngân sách địa phương hỗ trợ là 1.000 triệu đồng. Phần kinh phí riêng cho phổ cập giáo dục tiểu học và xoa mù chữ là

1.100 triệu đồng.

Thực hiện đề án đổi mới nội dung, chương tr1nh, sách giáo khoa tiểu học, THCS của Bộ GD-ĐT, tỉnh đã đầu tư lớn bằng nguồn ngân sách địa phương, năm 2002 (cho thay sách lớp 1 và lớp 6) là 13.000 triệu đồng ; năm 2003 (cho thay sách lớp 2 và lớp 7) là 15.000 triệu đồng, trong đó chủ yếu là kinh phí trang bị đồ dùng dạy-học, thiết bị thí nghiệm và thiết bị đồng bộ. Các lớp tiểu học được trang bị đầy đủ dụng cụ học tập theo chương trình mới cho từng học sinh.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 09/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí