Đỗ Ngọc Bích (1989), Cải Tiến Công Tác Kiểm Tra Quá Trình Dạy Học Và Giáo Dục Của Hiệu Trưởng Trường Ptcs , Luận Án Phó Tiến Sĩ Khgd, Đại Học Sư


được củng cố và dần dần trở nên thành thạo.

Kết quả thực nghiệm cho thấy biện pháp thực nghiệm đã nâng cao được mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học. Điều này cho phép khẳng định biện pháp tác động TL-SP trên là phù hợp, đúng đắn và có hiệu quả.

Tiểu kết chương 3

Qua khảo sát 147 hiệu trưởng Tiểu học, 156 cán bộ quản lý giáo dục tiểu học và giáo viên, bước đầu rút ra các kết luận sau:

- Mức độ thích ứng của hiệu trưởng trường Tiểu học với hoạt động QLDH trong nhà trường được đánh giá ở mức độ trung bình, tức là người hiệu trưởng trường Tiểu học đã có hiểu biết, có kỹ năng quản lý hoạt động dạy học cần thiết, có sự thừa nhận của cán bộ quản lý và giáo viên dưới quyền nhưng ở mức độ chưa cao, tính tích cực, chủ động trong hoạt động QLDH chưa được thể hiện rõ.

- Các biểu hiện mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của người hiệu trưởng trường Tiểu học không đồng đều. Có sự khác biệt về giới tính, thâm niên quản lý đối với mức độ thích ứng hoạt động QLDH. Có sự phù hợp giữa tự đánh giá của hiệu trưởng và đánh giá của các CBQL và giáo viên trong trường về mức độ thích ứng của hiệu trưởng Tiểu học với hoạt động quản lý.

- Phân tích tương quan nhị biến Pearson giữa từng cặp biến số: Các

biểu hiện của sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học với các yếu tố ảnh hưởng chủ quan và khách quan đều có tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê.

- Biện pháp thực nghiệm TL-SP: “Cung cấp tri thức nâng cao hiểu biết về hoạt động QLDH và tổ chức rèn luyện các kỹ năng QLDH cho hiệu trưởng tiểu học” đã nâng cao được mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động QLDH, từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường Tiểu học hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 20

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép rút ra các kết luận sau:

1.1. Trên cơ sở phân tích các lý thuyết và các quan điểm khác nhau, xuất

phát từ nguyên tắc hoạt động và quan điểm hệ thống, chúng tôi cho rằng Thích

ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người hiệu trưởng tiểu học một cách chủ động, tích cực để đáp ứng yêu cầu và điều kiện mới của môi trường hoạt động QLDH nhằm đạt được mục đích hoạt động QLDH.

Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là phạm vi biến đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người hiệu trưởng tiểu học một cách chủ động, tích cực để đáp ứng yêu cầu và điều kiện mới của môi trường hoạt động QLDH nhằm đạt được mục đích hoạt động QLDH.

Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học biểu

hiện ở là mức độ thay đổi nhận thức của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động

QLDH, mức độ hài lòng của người hiệu trưởng đối với hoạt động QLDH, mức độ kỹ năng QLDH của người hiệu trưởng tiểu học và mức độ thừa nhận của tập thể nhà trường đối với hiệu trưởng tiểu học.

1.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy tính tích cực, chủ động trong

hoạt động QLDH chưa được thể

hiện rõ, mức độ

thích

ứng của hiệu trưởng

trường tiểu học với hoạt động QLDH trong nhà trường ở mức độ trung bình. Các biểu hiện mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của người hiệu trưởng trường tiểu học không đồng đều mà xếp thành thứ bậc, thứ nhất là Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng Tiểu học, thứ hai là Hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH, thứ ba là Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học, và cuối cùng là Sự hài lòng với hoạt động QLDH hiệu trưởng tiểu học.

- Có sự khác biệt về giới tính, thâm niên quản lý đối với mức độ thích ứng

hoạt động QLDH, hiệu trưởng tiểu học là nam giới thích ứng với hoạt động

QLDH cao hơn hiệu trưởng tiểu học là nữ. Các hiệu trưởng tiểu học có thâm niên


quản lý cao thích ứng với hoạt động QLDH tốt hơn hiệu trưởng Tiểu học có thâm niên quản lý thấp.

- Có sự

phù hợp giữa tự

đánh giá của hiệu trưởng và đánh giá của các

CBQL và giáo viên trong trường về mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động quản lý.

- Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều đến sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là Kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học và Ý thức tự rèn luyện của hiệu trưởng tiểu học. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều đến sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là Bầu không khí tâm lí tập thể sư phạm trong trường tiểu học và Điều kiện hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học. Các yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định đến sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học.

1.3. Kết quả thực nghiệm cho thấy 2 biện pháp thực nghiệm TL-SP: “Cung cấp tri thức nâng cao hiểu biết về hoạt động QLDH và tổ chức rèn luyện các kỹ năng QLDH cho hiệu trưởng tiểu học” đã nâng cao được mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động QLDH. Mức độ thích ứng QLDH của hiệu trưởng tiểu học nhóm thực nghiệm có sự khác biệt đáng kể so với hiệu trưởng tiểu học nhóm đối chứng sau thực nghiệm và so với chính họ trước thực nghiệm. Điều này chứng tỏ các biện pháp tác động thực sự khả thi và có hiệu quả.

2. Kiến nghị

Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất một số ý kiến để nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường tiểu học.

- Đối với Sở Giáo dục-Đào tạo và các Phòng giáo dục-Đào tạo: cần có sự phối hợp với các Trường, các Khoa có chức năng bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục để tổ chức bồi dưỡng thường xuyên (theo chu kỳ hoặc ngắn hạn) cho hiệu trưởng tiểu học nhằm cung cấp hệ thống kiến thức và rèn luyện kỹ năng quản lý nói chung, kỹ năng QLDH nói riêng cho hiệu trưởng tiểu học.


- Đối với các trường, khoa có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục: cần đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học một nội dung bài giảng lý thuyết cung cấp một cách hệ thống và toàn diện những kiến thức về hoạt động QLDH trong trường tiểu học. Đồng thời để nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động QLDH cho hiệu trưởng tiểu học, cần xây dựng quy trình và tổ chức rèn luyện các kỹ năng QLDH (bằng giải quyết hệ thống các bài tập tình huống) sau giai đoạn bồi dưỡng lý thuyết. Hệ thống bài tập tình huống này phải được xây dựng có chọn lọc phù hợp với thực tiễn QLDH ở trường tiểu học, thể hiện đầy đủ các chức năng quản lý, bao trùm được các nội dung QLDH của hiệu trưởng tiểu học.

- Đối với hiệu trưởng tiểu học: Người hiệu trưởng tiểu học cần ý thức được vai trò quan trọng của mình trong công tác quản lý nhà trường nói chung, QLDH nói riêng; chủ động, tích cực trong tìm hiểu, nghiên cứu, tích lũy tri thức, kinh nghiệm QLDH; chủ động, tích cực trau dồi, rèn luyện hình thành và phát triển các kỹ năng QLDH… để nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của mình, góp phần nâng cao hiệu quả QLDH trong nhà trường.

- Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học trong các cơ sở giáo dục đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý tiểu học trong việc học tập nâng cao nghiệp vụ quản lý của bản thân.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Dương Thị Thanh Thanh (2012), Đòi hỏi sự thích ứng của người hiệu trưởng Tiểu học trong bối cảnh đổi mới nền giáo dục Việt Nam, Hội thảo khoa học toàn quốc: “Giải pháp đột phá đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam”, Hội khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam tổ chức tại Thái Nguyên ngày 9/6/2012.

2. Dương Thị Thanh Thanh (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học Tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Tâm lý học, (4/169).

3. Dương Thị Thanh Thanh (2013), “Phân tích các biểu hiện sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học Tỉnh Nghệ An”. Tạp chí Giáo dục, (số đặc biệt, 4/2013).

4. Nguyễn Xuân Thức, Dương Thị Thanh Thanh (2013), “Kỹ năng quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học Tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Quản lý giáo dục, (47).

5. Dương Thị Thanh Thanh (2013), “Biện pháp nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học”, Tạp chí Giáo dục (số đặc biệt, 6/2013).

6. Dương Thị Thanh Thanh (2013), “Primary school principals’ adaptative level

with teaching management activities” (Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học). The 3rd International Conference on Sciences and Social Sciences 2013: Research and Development for Sustainable Life Quality (ICSSS 2013), July 18-19, 2013. Rajabhat Maha Sarakham University, Maha Sarakham (Thailand).


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. Thanh An (2007), "Chân dung hiệu trưởng mẫu mực", Báo Giáo dục thời đại, (số đặc biệt).

2. Đỗ Ngọc Bích (1989), Cải tiến công tác kiểm tra quá trình dạy học và giáo dục của hiệu trưởng trường PTCS , Luận án Phó tiến sĩ KHGD, Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Ninh Văn Bình (2008) Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy học, Luận án tiến sĩ Giáo dục học.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Chương trình khung giáo dục đại học, cao đẳng khối ngành công nghệ, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2004), Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý giáo dục tiểu học (2004), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy, 10-7-2006.

7. Bộ

Giáo dục và Đào tạo (2007),

Điều lệ trường tiểu học, (Ban hành kèm

theo quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).

8. Nguyễn Văn Châu (2003),

Những giải pháp tăng cường hiệu quả

quản lý

hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ Giáo dục học.

9. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (2002), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Võ Thị Minh Chí (2006), "Đánh giá mức độ thích nghi của học sinh một số trường tiểu học và trung học cơ sở", Tạp chí Tâm lý học, (4).

11. Daniel Goleman (2008), Trí tuệ xúc cảm, Nxb Lao động - xã hội, (Nguyễn Kiến Giang dịch).

12. Nguyễn Thị Thúy Dung (2009), Kỹ năng giải quyết tình huống quản lý của học viên các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học.


13. Vũ Dũng (2006) Giáo trình Tâm lý học quản lý, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

14. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học, Viện KHXH Việt Nam -

Viện Tâm lý học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

15. Dự án Srem (2010), Công nghệ thông tin trong trường học, Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông.

16. Dự án Srem (2010), Điều hành các hoạt động trong trường học, Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông.

17. Dự án Srem (2010), Giám sát, đánh giá trong trường học, Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông.

18. Dự án Srem (2010), Quản lý nhà nước về giáo dục, Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông.

19. Dự án Srem (2010), Quản trị hiệu quả trường học (2010), Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông.

20. Dự án Srem (2010), Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới, Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

22. Chu Văn Đức (2009), Nghiên cứu sự thích ứng của phạm nhân với chế độ sinh hoạt và chế độ lao động tại trại giam, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học.

23. Phan Thanh Giản (2011), Uy tín của chủ tịch ủy ban nhân dân xã trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện KHXH Việt Nam.

24. Golomostooc A. E (1979), Quan niệm giáo dục và lý thuyết về sự thích ứng nghề nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrichv (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

26. Harvard (2006), Quyền lực, tầm ảnh hưởng và sức thuyết phục, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

27. Trịnh Thị Hồng Hà (2009), Đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục.


28. Phạm Minh Hạc (1983), Hành vi và hoạt động, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Phạm Minh Hạc (1994), Vấn đề con người trong sự nghiệp đổi mới, Hà Nội.

30. Phạm Minh Hạc (tuyển chọn, chủ

J.Piaget, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

biên) (1996),

Tuyển tập tâm lý học

31. Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lý học Vưgôtxki T1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Phạm Minh Hạc (2003), Một số công trình tâm lý học A.N. Lêônchiép,

Giáo dục, Hà Nội.


Nxb

33. Nguyễn Kế Hào (1992), Học sinh tiểu học và nghề dạy học ở bậc tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34. Đặng Xuân Hải (8/2005), "Đánh giá hiệu trưởng nhà trường phổ thông theo hướng chuẩn hóa", Tạp chí Khoa học giáo dục, (17), tr.36-40.

35. Trần Thị Thu Hằng, Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học nghề của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định, Luận văn thạc sỹ.

36. Hayes N (2005), Nền tảng tâm lý học, Nxb Lao động, Hà Nội (Nguyễn Kiên Cường dịch).

37. Nguyễn Trọng Hậu (2/2007), "Những kỹ năng cần thiết của hiệu trưởng các trường phổ thông", Thông tin quản lý giáo dục, (1/47), tr.3-8.

38. Hergenhahn B.R. (2003), Nhập môn lịch sử tâm lý học, Nxb Thống kê, Hà Nội (Lưu Văn Hy dịch), tr.21-29.

39. Trần Hiệp, Đỗ Long (1991), Sổ tay tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

40. Phó Đức Hòa (2008),

phạm, Hà Nội.

Đánh giá trong giáo dục tiểu học, Nxb Đại học sư

41. Lê Hương (2005),

"Thái độ đối với công việc và năng lực thích

ứng cạnh

tranh của người lao động hiện nay", Tạp chí Tâm lý học, (9), tr.1-5.

42. Nguyễn Văn Hộ (2000), Thích ứng sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. Hà Sĩ Hồ - Lê Tuấn (1987),

Những bài giảng về quản lý trường học

(tập

2,3), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

44. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên-Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 09/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí