Cơ Sở Khoa Học Của Việc Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Cá Biệt Tại Trường Thpt Tô Hiệu, Huyện Thường Tín, Thành

Các hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục còn đơn điệu, giáo điều, thiếu sáng tạo và hấp dẫn và chưa thu phục được HSCB.

Sự phối hợp các lực lượng chưa đồng bộ, thiếu sự nhất quán giữa nhà trường và các đoàn thể xã hội.

2.4.2.2. Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sự hạn chế của việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT tô Hiệu – Thường Tín.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên. Trong phạm vi nghiên cứu và thông qua kết quả khảo sát cho thấy có 5 nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên. Cụ thể là:

Thứ nhất, yếu tố của nhà quản lý: Trình độ, kỹ năng, tâm huyết của cán bộ quản lý của nhà trường.

Thứ hai là yếu tố giáo viên: Đây là những người trực tiếp triển khai các kế hoạch giáo dục đạo đức cho HSCB nhằm đạt được các mục tiêu chung. Trong yếu tố này phải kể đến trình độ, kiến thức và các kỹ năng cần thiết của giáo viên trong công tác giáo dục đạo đức cho HSCB.Có lúc, uy tín của người thầy sa sút, các giá trị tôn sư trọng đạobị nhìn nhận một cách méo mó, vật chất hoá, thực dụng, người thầy không giữ được tư thế đáng kính trọng trong quan hệ thầy trò, tác động đến uy tín của người thầy, từ đó gây suy nghĩ không tốt cho học sinh và không ít phụ huynh.

Thứ ba, giá trị tôn sư trọng đạo:có nhiều gia đình cha mẹ sống không gương mẫu, buông lỏng giáo dục, phó mặc cho xã hội, nhà trường dẫn đến học sinh sống trong những gia đình đó chịu ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống tiêu cực từ cha mẹ các em

Thứ tư, yếu tố về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội: những hạn chế, tác động xấu từ môi trường của thời kì mở cửa, lối sống buông thả, tệ nạn xã hội, nhân cách tha hoá, băng hoại đạo đức. Tác động xấu đến giá trị đạo đức truyền thống, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB.

Tho HSCB.yho HSCB. đo HSCB. tâm sinh lý côi trường của t Đặc điểm lứa tuổi cùng với đặc điểm tình hình kinh tế, văn hoá xã hội trên địa bàn trường đã có tác động khá mạnh mẽ vào hoạt động rèn luyện đạo đức cho HSCB tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín – Hà Nội. Trong đó có những tác động tích cực và những tác động tiêu cực. Những kết quả nghiên cứu về thực trạng giáo dục đạo

đức và thực trạng quản lý giáo dục đạo đức của cán bộ quản lý trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín đã cung cấp cho chúng ta một bức tranh tổng thể, khá toàn diện về vấn đề này. Thực trạng đó đã đặt ra cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và HSCB nói riêng tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín, thành phố Hà Nội trong tình hình hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


Tiểu kết chương 2

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội - 8

Từ kết quả điều tra và sự phân tích thực trạng ở trên cho thấy các cán bộ quản lý, giáo viên đã có nhận thức đúng đắn và quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB. Đặc biệt là một số giáo viên rất có tâm huyết trong quá trình tiếp xúc, khuyên ngăn và dạy dỗ nhóm học sinh này. Trên thực tế, một số HSCB đã nhận thức được và quyết tâm sửa sai. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bất cập và hạn chế. Chính vì vậy cần xây dựng được những biện pháp cần thiết, hợp lý nhằm khắc phục kịp thời những tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho HSCB.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁ BIỆT TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÔ HIỆU,HUYỆN

THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

3.1.1. Cơ sở lí luận

Trong các trường THPT công lập. Quản lý giáo dục theo nguyên tắc thủ trưởng, do vậy Hiệu trưởng là thủ trưởng cơ quan, quản lý nhà trường, chịu trách nhiệm với cấp trên, quản lý và điều hành cấp dưới trong đó có Phó Hiệu trưởng, Do vậy khi phó Hiệu trưởng được phân công nhiệm vụ năm học “Quản lí giáo dục học sinh trong trường THPT”, nhiệm vụ của Phó Hiệu trưởng : “Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công; Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao; Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền” (Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng) [3 - Tr 11];

Như vậy khi Hiệu trưởng giao nhiệm vụ quản lí hoạt động giáo dục đạo dức cho học sinh, phó hiệu trưởng phải chủ động lập kế hoạch, tổ chức hoạt động năm học, cùng ban thi đua lập kế hoạch hướng dẫn thi đua năm học cho học sinh toàn trường, đề ra các biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh của mình. Sau đó kiểm tra, đánh giá kế hoạch đã đề ra.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Do mặt trái của nền kinh tế thị trường, các hiện tượng xuống cấp về đạo đức, sự xuất hiện các tệ nạn xã hội ngày càng len lỏi vào trường học, dẫn đến sự sa sút về sự rèn luyện đạo dức cho học sinh trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín, thành phố Hà Nội, là hồi chuông báo động cho các nhà quản lí, các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ học sinh và toàn xã hội.

Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín, thành phố Hà Nội còn một số hạn chế, chưa cập nhật kịp sự thay đổi của xã hội nên hiệu quả giáo dục cho học sinh cá biệt

tại trường chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Đứng trước thực trạng đó, nhà quản lí giáo dục đạo đức phải cố gắng rất lớn, tập trung sức lực để nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục đạo dức nói chung và quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt nói riêng.

Từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trên, nhà quản lí đề xuất các biện pháp quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí giáo dục trong nhà trường.

3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT nói chung và học sinh cá biệt nói riêng luôn tồn tại và phát triển theo sự thay đổi của xã hội theo từng giai đoạn lịch sử. Các biện pháp quản lí giáo dục cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín được hình thành trên cơ sở lý luận, thực tiễn và khoa học trong nhiều năm. Điều đó chứng tỏ tính phù hợp cũng như giá trị của những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn của công tác này tại trường THPT

Tuy nhiên, để phù hợp với xã hội hiện nay, công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt cần được thay đổi nhưng vẫn phải đảm bảo tính kế thừa mà sáng tạo, phù hợp với mục tiêu đào tạo và đó chính là công tác của nhà trường, của người cán bộ quản lý.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nhà trường có các điều kiện khác nhau về đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, cơ sở vật chất, ở mối lớp chưa đồng đều trong quá trình quản lý giáo dục đạo dức cho học sinh cá biệt về khả năng quản lý, tổ chức điều hành. Do vậy để đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả cần phải xem xét cụ thể thực trạng của nhà trường.

Để đảm bảo tính khả thi, công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt phải phù hợp giữa lí luận (Quản lý giáo dục và các quan điểm của Đảng) với thực tiễn nhà trường, tâm lý lứa tuổi của học sinh

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Chủ thể tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn trường, học sinh... Các chủ thể có vai trò tích cực khác nhau trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh cá

biệt. Do vậy hệ thống các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt phải phát huy được tính chủ động, tích cực, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, ban quản lý học sinh và học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HSCB

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt phải đảm bảo tính hệ thống. Sự tham gia giáo dục đạo đức cho HSCB trong nhà trường có nhiều bộ phận phối kết hợp hoạt động, các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt phải luôn được sự thống nhất, xuyên suốt giữa các mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có sự phân công rõ ràng, các thành viên được phân công luôn tự giác, có sự cầu tiến, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục một cách nhịp nhàng, đảm bảo sự công minh trong đánh giá, đạt hiệu quả giáo dục cao.

3.3. Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

3.3.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín

Xây dựng kế hoạch là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình quản lý, bất cứ hoạt động nào muốn đạt được mục tiêu đã định thì phải xây dựng được kế hoạch hoạt động. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào những tiềm năng, những khả năng cần có để đưa vào mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức và các biện pháp cần thiết để lập kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho phù hợp với thực tiễn. Việc xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt có ý nghĩa tiên quyết đối với hiệu quả của hoạt động quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Tô Hiệu – Thường Tín nói chung và học sinh cá biệt nói riêng.

Mục tiêu của biện pháp

Thực hiện tốt, có hiệu quả theo kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, kế hoạch phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, thường xuyên và liên tục.

Xây dựng được kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT một cách cụ thể theo năm học, từng học kỳ, từng tháng, hay theo từng chủ điểm trong năm học.

Bản kế hoạch phải được sự ủng hộ và nhất trí cao của các bộ phận liên quan phối hợp thực hiện. Xây dựng được bản kế hoạch cụ thể có tính khả thi và tính khả quan nhằm định hướng các hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB trong nhà trường.

Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Căn cứ vào kế hoạch phát triển giáo dục toàn diện của ngành giáo dục, kế hoạch phát triển nhà trường, dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ năm học, điều kiện khách quan, chủ quan, tiến hành lập kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức liên quan, hoàn chỉnh, thông qua kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận.

Nội dung kế hoạch phải xác định được tầm quan trọng của công tác quản lý giáo dục đạo đức, xác định rõ mục tiêu, các biện pháp, các hình thức quản lý giáo dục đạo đức, các lực lượng tham gia. Định rõ thời gian thực hiện công việc, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân theo chức năng tham gia quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh theo từng thời gian cụ thể trong năm học.

Ngay đầu năm học, nhà trường phải xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục toàn diện trong trường THPT, lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với tâm lý học sinh THPT, nhất là HSCB để có hiệu quả giáo dục cao.

Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban quản lý HS, giao cho Phó Hiệu trưởng phụ trách HS xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức học sinh: xây dựng kế hoạch lâu dài nhằm định hướng cho cả một giai đoạn đồng thời có các văn bản cụ thể cho từng giai đoạn trong năm học, từng học kì, từng đợt thi đua, định hướng hoạt động cho các tổ chức phối hợp. Ban chỉ đạo do đồng chí Phó hiệu trưởng là trưởng ban và các thành viên: Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, GVCN, đại diện hội CMHS. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp với lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và HSCB nói riêng.

Việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào nội dung giáo dục đạo đức, vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, các hoạt động chủ điểm trong năm, kỷ niệm các

ngày lễ lớn…các điều kiện vật chất và khả năng thực hiện được của học sinh và các lực lượng giáo dục tham gia quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Việc kế hoạch hóa cho từng học kỳ, tháng, từng đợt thi đua đóng một vai trò quan trọng quyết định đến thành công của công tác quản lý, kế hoạch càng cụ thể chi tiết càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

Điều kiện thực hiện biện pháp

Căn cứ kế hoạch chung của Bộ giáo dục, của Sở GD&ĐT, của nhà trường để xây dựng kế hoạch cụ thể. Để đạt được mục tiêu đề ra các tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc tình hình đặc điểm của mình từ đó xây dựng bảng kế hoạch hoạt động có tính khả thi, nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao đảm bảo sự phân công hợp lý, rạch ròi, tránh chồng chéo.

3.3.2. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

Mục tiêu của biện pháp

Tổ chức thực hiện kế hoạch chính là giai đoạn thực hiện cụ thể hóa những ý tưởng quản lý. Đây chính là sự sắp đặt một cách khoa học những con người, những công việc một cách hợp lý của BGH để mỗi người đều thấy hài lòng và hào hứng với công việc được giao, tạo nên sự cộng hưởng của các lực lượng tham gia, hướng tới hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra.

Kế hoạch phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, thường xuyên và liên tục trong năm học. Việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chặt chẽ, kịp thời, phù hợp với mục tiêu, nội dung, yêu cầu đề ra và đạt được hiệu quả cao. Bộ máy quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB của nhà trường phải được vận hành thường xuyên liên tục thành nếp, hoạt động giáo dục đạo đức cho HSCB đạt được kết quả cao.

Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

Tổ chức triển khai kế hoạch cụ thể, khoa học, hợp lý, đôn đốc thực hiện kế hoạch, xác định cấu trúc bộ máy, điều hành các bộ phận thực hiện theo đúng kế hoạch đã định. BGH theo dõi và điều chỉnh kịp thời những lệch lạc, những yếu tố nảy sinh trong quá trình thực hiện một cách linh hoạt, tránh máy móc, tùy tiện.

Tổ chức triển khai kế hoạch tới từng bộ phận, cá nhân, lực lượng có liên quan. Điều hành đôn đốc thường xuyên, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch theo đúng thời gian đã định. Động viên khuyến khích mọi người bằng nhiều hình thức khác nhau để họ thấy rõ được nhiệm vụ và trách nhiệm tham gia nhiệt tình để hoàn thành được kế hoạch đã định.

BGH chịu trách nhiệm tổ chức triển khai kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. Công việc đầu tiên cần phải làm là xác định cấu trúc bộ máy bố trí sắp xếp các bộ phận và các cá nhân cho đúng người, đúng việc, từng bộ phận, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cho từng người, đồng thời phân phối các nguồn lực: tài lực, vật lực, nhân lực, … xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận với các lực lượng giáo dục trong nhà trường. BGH trực tiếp phối hợp với ban trung tâm (các tổ trưởng, Công đoàn, ĐTN…), tập thể cán bộ GV, các trưởng bộ môn, tổ bảo vệ… họp bàn thống nhất phối hợp tổ chức triển khai kế hoạch kèm theo các văn bản hướng dẫn cụ thể chương trình hoạt động của nhà trường trong tháng, học kỳ, trong cả năm. Sự phối hợp này tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa các lực lượng, thành viên của nhà trường trong QLHS. Đặc biệt phát huy vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên hoạt động rèn luyện thói quen, hành vi đạo đức cho học sinh, BGH thường xuyên kiểm tra để có sự điều chỉnh kịp thời.

Đối với các tổ chức ngoài trường: Phó Hiệu trưởng xin ý kiến Hiệu trưởng họp bàn trao đổi thống nhất kế hoạch hoạt động của nhà trường, thông báo chương trình hành động đến từng người, từng bộ phận có liên quan: Công an huyện Thường Tín, ban An ninhxã Tô Hiệu; Hội phụ huynh học sinh…, tổ chức cho học sinh ký cam kết thực hiện tốt an toàn giao thông, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, xây dựng mô hình nhà trường không có ma túy, không có tệ nạn xã hội ngay từ đầu năm học mới…

Hàng tuần, hàng tháng, sau mỗi học kỳ, Hiệu trưởng tổ chức họp giao ban kiểm điểm để rút ra kinh nghiệm kết quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, động viên khích lệ bằng hình thức tuyên dương khen thưởng các tổ chức cá nhân thực hiện kế hoạch với chất lượng cao. Đồng

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí