Một Số Vân Đề Về Giáo Dục Tiểu Học


Chuẩn giáo viên tiểu học thể hiện ở 3 lĩnh vực : Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; kiến thức và kĩ năng sư phạm.

Phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức được thể hiện ở các nội dung sau:

+ Yêu nước, trung thành với Tổ quốc , có lí tưởng, hoài bão phấn đấu vì nước Việt Nam hoa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và giàu mạnh;

+ Gương mẫu chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước;

+ Có đạo đức cách mạng, đạo đức cá nhân trong sáng; tinh thần trách nhiệm; yêu nghề, thương yêu, chăm sóc học sinh;

+ Luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện, học tập không ngừng để nâng cao trình độ kiến thức, năng lực nghề nghiệp.

Yêu cầu về kiến thức đối với giáo viên tiểu học là:

+ Nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản liên quan đến các môn học trong chương trình tiểu học để dạy tất cả các khối lớp của tiểu học, đáp ứng nhu cầu học tập của các loại đối tượng học sinh.

Nguồn lực đảm bảo cho đào tạo (nhân lực- đội ngũ làm công tác đào tạo; vật lực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo; tài lực- nguồn kinh phí, tài chính), các chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho người học, người dạy và các vấn đề khác liên quan.

2.2. Đào tạo chuẩn‌


Chuẩn (standard): cái được chọn làm mốc để doi vào, để đối chiếu mà làm cho đúng; cái được coi là căn cứ để đối chiếu.

Đào tạo (training); Dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp. Đào tạo được thực hiện tại các cơ sở đào tạo như trường ĐH, CĐ, THCN, các học viện và các cơ sở đào tạo nghề khác.

Đào tạo chuẩn là đào tạo con người đạt tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức, thể hiện ở việc đào tạo trĩnh độ chuẩn theo quy định.


Trình độ chuẩn được đào tạo ; Trình độ chuẩn là trình độ được nhà nước quy định bắt buộc đối với sản phẩm đào tạo nhằm đáp ứng mức tối thiểu yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực đào tạo.

Chuẩn giáo viên tiểu học.

Tiêu chuẩn chung về giáo viên tiểu học (GVTH) được quy định tại quyết định số 202/TCCP-VC ngày 8/6/1994 của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành GD-ĐT. Các tiêu chuẩn chung này được thể hiện ở chức trách, hiểu biết và yêu cầu trình độ của người giáo viên và được cụ thể hoa ở Điều lệ trường Tiểu học. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, việc xây dựng chuẩn giáo viên tiểu học (chuẩn mới) mang tính khách quan khoa học, phù hợp thực tiễn là cấp thiết . Chuẩn giáo viên tiểu học (CGV) sẽ là mẫu hình để từ đó xây dựng đội

+ Có kiến thức nghiệp vụ sư phạm và phương pháp dạy học mồn học ở tiểu học.

+ Có kiến thức về chính trị-kinh tế-văn hoá-xã hội, quản lý hành chính Nhà nước và các kiến thức phổ thông khác trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

Yêu cầu về kĩ năng sư phạm:

+ Kĩ năng lập kế hoạch giảng dạy;

+ Kĩ năng tổ chức, quản lý, giáo dục học sinh;

+ Kĩ năng giao tiếp;

+ Kĩ năng hành chính giáo dục (lập hồ sơ, tài liệu giáo dục,..).

Trình độ chuẩn giáo viên tiểu học theo quy định là tốt nghiệp THSP hệ 12+2 hoặc THSP hệ 9+3 đối với vùng khó khăn.

2.3. Đào tạo trên chuẩn‌


Bên cạnh phạm trù "đạt chuẩn", "chưa đạt chuẩn" có loại giáo viên có trình độ "trên chuẩn" [Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI, NXB chính trị quốc gia, 2002 , trang 108-126].


Đào tạo giáo viên tiểu học trên chuẩn là đào tạo giáo viên đạt trình độ CĐSP, ĐHSP trở lên. Giáo viên thuộc vùng khó khăn (có trình độ đạt chuẩn 9+3 nêu trên) có trình độ THSP 12+2 không được xem là trên chuẩn.

2.4. Phương thức đào tạo.‌


• Khái niệm

Theo Nguyễn Như Ý, Từ điển Tiếng Việt thông dụng, NXBGD, 1998, phương thức được hình thành từ các khái niệm sau đây:

- Cách thức (style, mode): Cách, lối thể hiện, hình thức diễn ra hành động.

- Hình thức (form) : Cách thức tiến hành.

- Phương pháp (method, system): Cách thức tiến hành để có hiệu quả.

- Phương thức (procedure) : Phương pháp và hình thức tiến hành.

Như vậy, phương thức đào tạo là cách thức tiến hành tổ chức quá trĩnh đào tạo để mang lại hiệu quả.

• Các phương thức đào tạo

Có nhiều phương thức đào tạo đáp ứng nhu cầu người học và điều kiện của cơ sở đào tạo như tập trung chính quy, chính quy không tập trung, vừa học vừa làm, đào tạo qua phương tiện thông tin đại chúng, đào tạo tự học có hướng dẫn,...

Theo Luật Giáo dục, có hai phương thức đào tạo cơ bản đó là đào tạo chính quy và đào tạo không chính quy (tại chức, chuyên tu cũ).

- Đào tạo chính quy

Là đào tạo tập trung dài hạn theo danh mục ngành đào tạo đã quy định , theo mục tiêu đào tạo hoàn chỉnh, mang tính chất chính quy trong cơ cấu hệ thống giáo dục đại học, THCN, có chức năng đáp ứng nhu cầu cán bộ chuyên môn bậc ĐH, CĐ, THCN phục vụ sản xuất và xã hội, đảm bảo chất lượng đúng chuẩn mực.

Đối tượng đào tạo là các thí sinh trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ, THCN hệ chính quy.

Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện trong 3 năm học đối với những người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp THCN.


Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm học tuy theo ngành nghề đào tạo đối với những người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp THCN; từ 1 đến 2 năm học đối với những người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.

Đào tạo nghề (THCN) được thực hiện từ 3 đến 4 năm học đối với những người có bằng tốt nghiệp THCS, từ 1 đến 2 năm đối với những người có bằng tốt nghiệp THPT.

- Đào tạo tại chức thuộc phương thức đào tạo không chính quy.

(dựa theo quyết định số 1003/QĐ-THCN ngày 29/8/1988 và quyết định số 01/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/1/2001 của Bộ GD-ĐT).

Là hình thức đào tạo mà người học không thoát ly sản xuất và công tác nhưng có mục tiêu đào tạo hoàn chỉnh bậc học hoặc đào tạo nâng cao.

Từ những năm 60 của thế kỉ XX, đây là hệ đào tạo theo kiểu học hàm thụ, sau này gọi là học tại chức và hệ không tập trung.

Đối tượng đào tạo là các thí sinh trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ, THCN hệ không chính chính quy.

Khác với đào tạo chính quy, sinh viên của hệ đào tạo này là những người đã có thời gian công tác (làm việc, phục vụ ) tại các cơ quan, đơn vị, địa phương (gọi chung là các đơn vị) từ 12 tháng trở lên.

Thời gian đào tạo, tuy theo đối tượng tuyển sinh, trình độ văn hoa của học sinh, yêu cầu của từng ngành nghề mà thời gian đào tạo có thể kéo dài từ 2,5 năm đến 4 năm đối với hệ THCN và từ 4 năm đến 6 năm đối với CĐ, ĐH. Riêng đối với đào tạo nâng chuẩn (đào tạo chuyển tiếp) có thể thời gian đào tạo ngắn hơn nhưng phải đảm bảo thực hiện hết chương trình quy định.

Về phương thức học: có thể tổ chức các lớp hàm thụ, các lớp học buổi tối, các lớp học xen kẽ một số buổi trong tuần theo giờ hành chính hoặc theo chu kì sản xuất, công tác trong năm tuy theo điều kiện thích nghi của người học và việc tổ chức lớp học, nghĩa là, học tập thường được bố trí theo từng đợt, (theo từng tuần, từng tháng, từng quý (3 tháng) hoặc theo từng năm); sau đợt học có khoảng thời gian để làm việc tại đơn vị. Có thể học theo hình thức chuyên tu (follow a crash course in) - chuyên học một môn, hay một chương trình theo thời gian rút ngắn.


- Đào tạo từ xa thuộc phương thức đào tạo không chính quy.

(dựa theo quyết định số 2091/QĐ ngày 7/10/1993 của Bộ GD-ĐT).

Ngày nay, khi điều kiện thông tin đại chúng phát triển mạnh mẽ, rộng rãi, một hình thức đào tạo đáp ứng nhu cầu người học một cách thuận lợi là đào tạo từ xa - hình thức tự học có hướng dẫn.

Hình thức này mới chỉ được áp dụng cho bậc học đại học. Đây là hình thức học tập rất mềm dẻo và linh hoạt tạo điều kiện cho bất kì ai đã tốt nghiệp PTTH nếu có nguyện vọng và khả năng học tập đều có thể tự học để thi lấy chứng chỉ của một học phần, nhóm học phần hoặc một giai đoạn và thi lấy văn bằng đại học để sử dụng vào mục đích riêng về học tập, công tác, nghề nghiệp.

Trong quá trình đào tạo, cá nhân tự học là khâu then chốt, quyết định để tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng. Vì vậy, với sự hướng dẫn của nhà trường người học được chủ động về thời gian, có điều kiện xây dựng kế hoạch học tập và phương pháp học tập thích hợp với khả năng, sở trường, đặc điểm và hoàn cảnh của bản thân.

Khoá học không bắt buộc học viên phải qua đợi thi tuyển sinh ban đầu, nhưng phải qua bước tự tuyển do nhà trường hướng dẫn để tự khẳng định theo học hoặc không theo học; khoa học không giới hạn số năm học mà chỉ quy định số môn học, số học phần bắt buộc, số học phần tự chọn theo sự hướng dẫn, số học phần tuy ý theo sở thích và thời gian bảo lưu chứng chỉ môn học, học phần ; đồng thời phải qua các kì thi hết học phần, thi kết thúc giai đoạn và thi tốt nghiệp.

3. Một số vân đề về giáo dục tiểu học‌


Giáo dục tiểu học thuộc giáo dục phổ thông là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học bắt buộc đối với trẻ em từ 6 tuổi đến 14 tuổi; được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào lớp một là sáu tuổi.

Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục vào THCS.


Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Giáo dục tiểu học được thực hiện trong các loại hình trường trường công lập, bán công và dân lập; lớp tư thục và lớp tại gia đình, tuân thủ Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 22/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục tiểu học được quan tâm đặc biệt. Ngay từ những ngày đầu thành lập Bộ Giáo dục, đã thành lập Nha Tiểu học vụ (do ông Nguyễn Hữu Tảo sau là ông Nguyễn Đình Dụ làm Tổng giám đốc). Cải cách giáo dục năm 1950, bậc tiểu học được gọi là giáo dục phổ thông cấp Ì với 4 năm học trong hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm; Cải cách giáo dục năm 1956, cấp Ì vẫn là 4 năm học trong hệ thống giáo dục phổ thông lo năm; Cải cách giáo dục lần ba - từ năm học 1981-1982, cấp Ì là bậc học 5 năm ; năm 1991 với tên gọi mới là bậc tiểu học cùng với Luật phổ cập giáo dục tiểu học do Quốc hội thông qua ngày 12/8/1991.

Đến năm học 2001-2002, cả nước có 13.897 trường tiểu học , trong đó có 77 trường ngoài công lập với số học sinh là 9.311.010 em; đặc biệt đã có 1.638 trường đạt chuẩn quốc gia ,chiếm tỷ lệ 11,8%. [nguồn : Ngành giáo dục- đào tạo sau 5 năm thực hiện nghị quyết TW2 khoa VUI].

Giáo dục tiểu học phát triển không ngừng cả về bề rộng về chiều sau. Theo Phạm Minh Hạc [Phạm Minh Hạc, sđd , tr.254], thì số học sinh trong độ tuổi động viên vào lớp Ì trong mấy năm gần đây tăng lên rõ rệt, có tỉnh, thành phố đạt 98-99%. Trung bình cả nước, tỷ lệ tổng số học sinh trên tổng số trẻ em trong độ tuổi đạt khoảng trên 90%. Nhiều trường học 2 buổi/ngày và còn được học thêm Tin học, Ngoại ngữ, Kinh tế gia đình hoặc


tăng cường học thêm tiếng Việt, Toán. Chất lượng giáo dục được nâng dần lên cao nhờ chủ trương ưu tiên cho lớp Ì, cấp Ì (tiểu học). Tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt từ trên 80% đến 100%. Đến ngày 28-12-2000, Việt nam đã hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xoa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học theo tiêu chuẩn quốc tế ghi trong Tuyên bốGiômchiên tháng 4-1990.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 đề ra mục tiêu đối với giáo dục tiểu học là phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính kĩ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt. Củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước. Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2000 lên 97% năm 2005 và 99% năm 2010.

Để đạt được mục tiêu trên, cần thực hiện thành công Đề án đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng về đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa tiểu học. Kế hoạch giảng dạy tối thiểu mỗi tuần lễ cho các lớp học Ì buổi/ngày và 2buổi/ngày là:

Kế hoạch giáo dục này được thực hiện trong 35 tuần lễ cho mỗi năm học 1

Kế hoạch giáo dục này được thực hiện trong 35 tuần lễ cho mỗi năm học. Ngoài ra học sinh có thể học thêm các môn dạy học tự chọn ở các lớp học nhiều hơn 5 buổi/tuần như các môn Ngoại ngữ, Tin học.


Thời lượng các môn học và tỷ trọng được thể hiện ở bảng sau:


Qua quá trình thử nghiệm chương trình SGK tiểu học đã được thay đổi theo 2

Qua quá trình thử nghiệm, chương trình, SGK tiểu học đã được thay đổi theo dạng cuốn chiếu, đến năm học 2002-2003 đã hoàn thành việc thay sách lớp 2, đang xúc tiến thay sách lớp 3 và đã đạt được mục tiêu cơ bản của Chương trình tiểu học mới.

4. Một số vấn đề về giáo viên tiểu học‌


Giáo viên tiểu học là viên chức chuyên môn nghiệp vụ chịu trách nhiệm giảng dạy, tạo điều kiện để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức các môn học và thực hiện công tác giáo dục toàn diện đối với học sinh ở bậc tiểu học theo đúng chương trình, kế hoạch của cơ quan quản lý giáo dục các cấp quy định.

Giáo viên tiểu học có các nhiệm vụ cơ bản là:

- Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Tham gia học tập, bồi dưỡng và sinh hoạt các chuyên đề nhằm không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn , nghiệp vụ; phấn đấu , rèn luyện để đạt chuẩn giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu về chất lượng giảng dạy và chất lượng giáo dục.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 09/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí