Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


HÀ THU TRANG


PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2013-L

Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN ĐĂNG DUY

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.


1

Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh - 1

Hà Nội – 2017

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


HÀ THU TRANG


PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2013-L

Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN ĐĂNG DUY


Hà Nội – 2017

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các ví dụ, số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ chính xác, tin cậy và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Hà Thu Trang

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 4 1.1.Khái quát về cạnh tranh 4

1.1.1.Khái niệm về cạnh tranh 4

1.1.2. Chức năng của cạnh tranh 6

1.1.3. Hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh 9

1.1.4. Nhận dạng thị trường cạnh tranh 10

1.2.Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh 11

1.2.1.Khái niệm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh 11

1.2.2.Đặc điểm và vai trò của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh 12

1.2.2.1. Đặc điểm: 12

1.2.2.2 Vai trò 12

1.2.3. Xu hướng phát triển của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trên thế giới 16

1.2.3.1 Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh tại Châu Âu 16

1.2.3.2 Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh tại Hoa Kỳ 18

1.2.3.3. Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh tại Châu Á 19

1.2.3.4 Các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM 22

2.1. Pháp luật điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam 22

2.1.1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn 22

2.1.2. Xâm phạm bí mật kinh doanh 24

2.1.3. Ép buộc trong kinh doanh 28

2.1.4. Gièm pha doanh nghiệp khác 30

2.1.5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác 32

2.1.6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh 34

2.1.7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 36

2.1.8. Phân biệt đối xử trong hiệp hội 39

2.1.9. Bán hàng đa cấp bất chính 41

2.2. Các cơ quan quản lý cạnh tranh 46

2.2.1 Cục quản lý cạnh tranh 46

2.2.2. Hội đồng cạnh tranh 51

2.3. Trình tự tố tụng xử lý cạnh tranh không lành mạnh 54

2.3.1. Khiếu nại và thụ lý đơn khiếu nại 54

2.3.2. Điều tra vụ việc cạnh tranh 54

2.3.3. Xử lý vụ việc cạnh tranh 55

2.4. Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 56

2.4.1. Chế tài hành chính 56

2.4.2. Chế tài hình sự 57

2.4.3. Chế tài dân sự 59

CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN THỰC THI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM 60

3.1. Thực tiễn thực thi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh 60

3.2. Một số kiến nghị nằm tăng cường hiệu quả của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam 62

3.2.1. Những đề xuất trong việc hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh 62

3.2.1.1. Mở rộng chủ thể áp dụng đối với các quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh 2004 62

3.2.1.2. Bổ sung, sửa đổi một số quy định của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh bảo đảm tính thống nhất, toàn diện, phù hợp với thực tiễn Việt Nam 63

3.2.2. Những đề xuất trong việc hỗ trợ bảo đảm thực thi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh...64

3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh .64

3.2.2.2. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ 64

3.2.2.3. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh 64

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau nhiều năm xây dựng nền kinh tế thị trường, ngày 03/12/2004, Việt Nam mới ban hành Luật Cạnh tranh có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2005. Nếu so sánh với việc ban hành đạo luật cạnh tranh đầu tiên ( Luật Cạnh tranh của Canada – năm 1889) thì ta có thể thấy Luật Cạnh tranh Việt Nam ra đời chậm hơn Thế giới hơn 100 năm. Điều này phản ánh đúng thực tại khách quan về nền kinh tế Việt Nam ở đó các quan hệ thị trường mới xuất hiện và đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ.

Luật Cạnh tranh ra đời nhằm cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 1992 về đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh,… pháp điển hóa nhiều quy định rải rác trong các văn bản pháp luật dân sự, kinh tế thương mại, đồng thời đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế, phù hợp với các cam kết quốc tế. Luật Cạnh tranh còn là kết quả của quá trình đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo đó cơ chế thị trường mới đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh; thông qua Luật Cạnh tranh 2004 nhà nước muốn tạo một môi trường thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cùng cạnh tranh và hợp tác phát triển kinh tế.

Ngay từ khi ra đời, Luật Cạnh tranh nói chung và pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh nói riêng đã nhận được sự quan tâm lớn của các chủ thể kinh doanh, các nhà quản lý, đầu tư, giới khoa học pháp lý cũng như người tiêu dùng. Sự hiện diện của đạo luật này đóng vai trò rất quan trọng có liên quan đến việc điều chỉnh hầu hết các quan hệ phát sinh trên thị trường cạnh tranh, đóng vai trò bảo đảm cho sự lành mạnh của các quan hệ cạnh tranh vốn đang diễn biến rất phức tạp thông qua nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế còn đang sơ khai như ở Việt Nam.

Để luật cạnh tranh được triển khai thực hiện có hiệu quả, hiệu lực, trong một thời gian ngắn nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đạo luật chuyên ngành này đã được ban hành. Song, hầu hết các văn bản hướng dẫn chỉ chủ yếu tập trung giải thích, làm rõ các quy định điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh mà ít chú ý đến các quy định điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hơn nữa, trên thị trường cạnh tranh hiện nay các quan hệ phát sinh ngày một nhiều, các chủ thể kinh doanh với sự sáng tạo vô tận, các thủ pháp cạnh tranh mới ngày một tinh vi, đa dạng thì việc cập nhật các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là rất cần thiết tạo tiền đề, cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam.

Việc nghiên cứu, luận giải các quy định pháp luật điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh với những đề xuất về cơ chế bảo đảm việc thực thi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong bối cảnh đất nước hiện nay là rất cần thiết. Đây cũng chính là những lý do tác giả lựa chọn đề tài “ Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn giúp người đọc có hiểu biết nhất định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ( khái niệm, biểu hiện, hậu quả, hình thức xử lý,…), đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, so sánh pháp luật chống cạnh trang không lành mạnh của nước ta với một số nước trên thế giới, từ đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam từ đó đưa ra các đề nghị sửa đổi luật cạnh tranh cũng như các biện pháp khắc phục hành vi vi phạm cạnh tranh, nêu ra các phương pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh nói riêng và pháp luật cạnh tranh nói chung.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, đi sâu vào nghiên cứu các hành vi không lành mạnh và thực trạng thực thi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, làm cơ sở để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh của nước ta.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá kết hợp so sánh, đối chiếu với pháp luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới để từ đó rút ra những hạn chế, đưa ra kiến nghị và giải pháp khắc phục mang tính thực tiễn, khả thi.

5. Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

Chương 2 Thực trạng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam

Chương 3 Thực tiễn thực thi và một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí