Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Cho Hiệu Trưởng Trường Thcs Của Phòng Giáo Dục -

Chỉ đạo quá trình tham gia bồi dưỡng của Hiệu trưởng các trường THCS Chỉ đạo phối hợp các nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để

thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng.

Chỉ đạo triển khai có hiệu quả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đặc điểm trình độ của Hiệu trưởng trường THCS. Chỉ đạo giám sát, đánh giá kết quả bồi dưỡng và phản hồi thông tin tới báo cáo viên và người học về mức độ hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng đối với Hiệu trưởng trường THCS.

Chỉ đạo điều chỉnh chương trình, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng khi cần thiết.

Với chức năng quản lý nhà nước phòng Nội vụ phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Tài chính kế hoạch huyện tham mưu cho UBND huyện hằng năm giành một khoản kinh phí chi cho hoạt động bồi dưỡng từ nguồn ngân sách hoặc từ nguồn do các tổ chức phi chính phủ hoặc từ nguồn một số chương trình của ngành Giáo dục và Đào tạo cấp thực hiện những lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về Giáo dục tại địa phương cho tất cả CBQL của cấp THCS thời gian và hình thức tổ chức theo thực tế từng năm.

Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Kết hợp giữa đào tạo chính quy với bồi dưỡng tại chức; giữa nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ với xây dựng bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, tác phong. Phương thức học tập được thực hiện kết hợp giữa học tập trung và đi thực tế để điều tra, nghiên cứu thực sự và xử lý tình huống nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề và đề xuất những biện pháp xử lý những vấn đề đang nổi cộm, bức xúc hiện nay.

Thực tế, việc học tập của CBQL trước đây chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn lãnh đạo, quản lý, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng nặng về lý luận, dàn trải, thiếu sự liên thông, kế thừa, trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết

thực, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ. Do vậy, mặc dù đã được đào tạo, bồi dưỡng, một số CBQL còn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Trong thời gian qua công tác bồi dưỡng năng lực quản lý nhà nước về giáo dục cho Hiệu trưởng trường THCS trên địa bàn huyện được đa dạng hóa cả về hình thức và phương pháp bồi dưỡng:

Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan hành chính, nhất là trong giải quyết các yêu cầu thực tế trong nhà trường, bồi dưỡng gắn với sử dụng có trọng tâm trọng điểm. Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công việc, trong đó xác định rõ kiến thức, kỹ năng người học cần đạt được sau khi kết thúc khoá học như cập nhật thông tin, bổ sung tri thức mới, hiện đại, sự phát triển kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu công việc. Phương pháp đào tạo đổi mới theo hướng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý gắn với vị trí và trách nhiệm tương ứng của cán bộ. Tuỳ theo đặc thù của từng môn học có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp, vận dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến kết hợp sử dụng các công cụ, phương tiện dạy học hiện đại.

1.3.6.4. Kiểm tra đánh giá các kết quả bồi dưỡng

Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho Hiệu trưởng trường THCS về năng lực quản lý hành chính nhà nước về giáo dục, Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo cần có các biện pháp, hình thức kiểm tra nghiêm túc, chính xác. Các biện pháp kiểm tra, đánh giá của trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo phải có tác dụng tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

Kiểm tra công tác chuẩn bị của báo cáo viên: Biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho học viên, thiết kế bài giảng, các phương tiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy trong quá trình bồi dưỡng.

Kiểm tra các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng: Nguồn tài chính, cơ sở vật chất, nguồn lực công nghệ thông tin vv..

Kiểm tra quá trình tham gia bồi dưỡng của Hiệu trưởng trường THCS: Kiểm tra quá trình tham gia hoạt động bồi dưỡng trên lớp và hoạt động tự bồi dưỡng của học viên, đánh giá kết quả đạt được ở học viên về kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là các năng lực quy hoạch, kế hoạch, năng lực quản lý hoạt động dạy học, giáo dục, quản lý nhân sự; năng lực sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý của nhà trường vv...

Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ học viên về hoạt động bồi dưỡng để hoàn thiện quá trình bồi dưỡng ở giai đoạn tiếp theo. Đánh giá kết quả bồi dưỡng đạt được ở học viên để hoàn thiện quá trình bồi dưỡng, rút kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo.

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS của Phòng Giáo dục - Đào tạo

1.4.1. Những yếu tố chủ quan

Trước hết phải kế đến đó là năng lực tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS của Phòng Giáo dục - Đào tạo. Phòng Giáo dục - Đào tạo phải có năng lực lập kế hoạch bồi dưỡng, xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, xây dựng chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THCS, lựa chọn báo cáo viên tham gia bồi dưỡng, huy động mọi nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng một cách khách quan, công bằng.

Quan trọng nhất là mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng phải sát thực đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của đa số Hiệu trưởng trường THCS trên địa

bàn, các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phải phát huy được tính chủ động, tích cực, tự giác của học viên trong hoạt động bồi dưỡng.

Báo cáo viên được mời tham gia bồi dưỡng phải nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng, có phương pháp kĩ năng bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, hiểu về phong cách học tập của người lớn để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với đối tượng được bồi dưỡng.

Phòng Giáo dục cần có những biện pháp tổ chức, điều hành, giám sát để mọi hoạt động bồi dưỡng tuân thủ theo những quy định đã đề ra và quán triệt mục tiêu bồi dưỡng. Nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS.

Đối tượng tham gia bồi dưỡng là Hiệu trưởng trường THCS và Phó Hiệu trưởng được quy hoạch làm Hiệu trưởng nhân vật trung tâm của hoạt động bồi dưỡng phải tự giác, tích cực tham gia vào quá trình bồi dưỡng để hoàn thiện năng lực tiếp nhận kiến thức kĩ năng mới về giáo dục, dạy học nâng cao năng lực cá nhân, tránh bệnh hình thức, chiếu lệ. Công tác quản lý hiện nay không chỉ hạn chế về số lượng mà còn hạn chế về chất lượng. Nhiều người chưa được đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức xây dựng Đảng và quản lý nhà nước về giáo dục. Do đó, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý của hiệu trưởng các trường THCS không đồng đều. Trong những năm gần đây xuất hiện tình trạng “chảy máu chất xám”, một số cán bộ quản lý giỏi lại chuyển sang làm ở những lĩnh vực khác. Tại các trường THCS, hiệu trưởng học chuyên ngành sư phạm; khi được bổ nhiệm mới được cử đi học bồi dưỡng kỹ năng quản lý giáo dục, lý luận chính trị.

Quan điểm của một số đơn vị về công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý chưa thống nhất và thiếu toàn diện. Mặt khác, một địa phương chưa có nhận thức đúng đắn về công tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng các trường học; chưa có sự quan tâm, chỉ đạo, điều hành kịp thời và đưa ra các quyết sách phù hợp.

Đội ngũ hiệu trưởng trường học hiện nay kiêm nhiệm nhiều việc; chịu nhiều áp lực liên quan đến dạy học và giáo dục. Vì thế, người hiệu trưởng không những phải hiểu biết sâu về chuyên môn mà còn phải có kỹ năng quản lý toàn diện các lĩnh vực. Trong khi đó, Nhà nước lại chưa có cơ chế, chính sách thích hợp để khuyến khích, động viên người quản lý giỏi.

1.4.2. Những yếu tố khách quan

Những yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động bồi dưỡng đó là toàn bộ nguồn cơ sở vật chất, tài chính, môi trường bồi dưỡng, địa điểm tổ chức bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THCS.

Hoạt động bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THCS phải được tổ chức tại thời điểm thích hợp và địa điểm thuận lợi tạo điều kiện để giáo viên tham gia với tâm lý thoải mái gây hứng phấn cho học viên trong quá trình bồi dưỡng.

Nguồn tài liệu phục vụ hoạt động, nội dung bồi dưỡng phải đầy đủ, tài liệu biên soạn theo hướng phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của học viên, văn phong trình bày dễ hiểu, dễ nhớ đáp ứng được mục tiêu bồi dưỡng.

Các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng phải được chuẩn bị đầy đủ, thuận tiện để giảng viên và học viên có thể tiến hành hoạt động bồi dưỡng.

Nhà quản lý phải tạo được môi trường bồi dưỡng để thu hút học viên tham gia bồi dưỡng một cách tự giác, tích cực, chủ động.

Những yếu tố khác ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng: sự phối hợp giữa Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (chủ thể quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng các trường THCS) với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan khi thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng; chế độ chính sách đối với người làm công tác bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng chưa phù hợp; các quy định về công tác quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý chưa đầy đủ, chặt chẽ và toàn diện. Đặc biệt chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, trình độ, năng lực đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo hướng dạy học tích hợp liên môn sau 2018 là yếu tố ảnh hưởng lớn đến bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng trường THCS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, cần coi trọng bồi dưỡng năng lực quản lý nhà nước cho hiệu trưởng trường học nói chung, hiệu trưởng các trường THCS nói riêng. Việc nghiên cứu tổng quan; các khái niệm cơ bản: Hành chính Nhà nước; Nền hành chính Nhà nước; Quản lý hành chính Nhà nước; Quản lý hành chính nhà nước về giáo dục và đào tạo; Năng lực quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục; Bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục cho Hiệu trưởng trường THCS trong đề tài; Với việc xác định mục tiêu (mục tiêu chung, mục tiêu riêng), tầm quan trọng , nội dung, các yếu tố tác động đến công tác bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho hiệu trưởng trường THCS là cơ sở khoa học làm căn cứ nghiên cứu thực trạng quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng các trường THCS huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ở Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ

HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Một vài nét về khách thể khảo sát vè tổ chức khảo sát

2.1.1. Một vài nét về khách thể khảo sát

Trong những năm qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền trong huyện đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, đề án về giáo dục - đào tạo và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện, nhất là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/HU ngày 04/7/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khoá XXIII về phát triển giáo dục - đào tạo và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, công tác giáo dục - đào tạo và xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện tiếp tục đạt kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm đầu tư. Mạng lưới trường lớp được củng cố, duy trì và phát triển ở tất cả các xã, thị trấn. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đạt chuẩn, trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của ngành. Chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ở các cấp học đạt cao. Tỷ lệ hoàn thành chương trình và tốt nghiệp các cấp học, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, học sinh giỏi các cấp hàng năm đạt cao so với bình quân chung của cả tỉnh. Duy trì bền vững công tác phổ cập giáo dục THCS; 6/18 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục bậc trung học. Toàn huyện có 58 trường học đạt chuẩn quốc gia. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành và công tác khuyến học, khuyến tài được triển khai sâu rộng, hiệu quả góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện.

Cấp THCS có tổng số 19 trường (trong đó: có 02 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS); 186 lớp; 6724 học sinh; có 5 trường đạt chuẩn quốc gia; 08 trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; 01 trường thuộc xã ATK; duy trì sỹ số đạt 99,84%; huy động trẻ vào lớp 6 đạt 100%.

Số lượng, cơ cấu độ tuổi, trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL được thống kê qua bảng dưới đây.

Bảng 2.1. Thống kê đội ngũ CBQL trường THCS năm học 2016 - 2017




SL


Nữ

Độ tuổi

Thâm niên quản lý

(năm)

Trình độ CM


Đảng viên

≥ 30

≥ 40

≥ 50

< 5

≥ 5

≥ 10

≥ 20

ĐH

Trên

ĐH

HT

19

8

0

6

13

0

2

12

5

0

19

0

19

HP

22

14

9

8

5

9

5

7

1

0

22

0

22

Tổng

cộng

41

22

9

14

18

9

7

19

6

0

41

0

41

Tỷ lệ (%)

53.65

21.95

34.14

43.9

21.95

17.07

46.34

14.63

0

100

0

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - 5

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đồng Hỷ)


Qua Bảng 2.1: thống kê đội ngũ CBQL trường THCS năm học 2016- 2017 huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy số lượng đội ngũ CBQL trường THCS được bổ nhiệm đảm bảo theo Đề án vị trí việc làm, được xây dựng và thực hiện theo quy định tại Nghị định số 41/2012/NĐ-CP, ngày 08/5/2012, của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 14/2012/TT-BNV, ngày 18/12/2012, của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP, ngày 08/5/2012, của Chính phủ; đội ngũ cán bộ quản lý được thực hiện trong mức biên chế giao của Ủy ban nhân tỉnh Thái Nguyên. CBQL có độ tuổi trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ 21.95%, độ tuổi trên 40 chiếm tỷ lệ 34.14%, độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ 43.9%. Đa số CBQL có độ tuổi trên 40 và thâm niên quản lý trên 5 năm, có hiểu biết, từng

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí