Tình Hình Đội Ngũ Giáo Viên Tiểu Học Tỉnh Br-Vt.


II. TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH BR-VT.‌


Tổng số giáo viên đầu năm học 2002-2003 là 3711 người/3119 lớp đạt 1.19 GV/lớp. Trong đó hệ công lập là 3638 GV/3092 lớp đạt 1.18 GV/lớp và hệ ngoài công lập (bán công) là 73 GV/24 lớp đạt 2.7 GV/lớp. Cao hđn định mức chuẩn quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT (1.15 GV/lớp).

1. Trình độ đào tạo giáo viên:‌


Đến đầu năm học 2003-2004 (tháng 9 năm 2003), toàn tỉnh có 4107 cán bộ, giáo viên tiểu học, trong đó trình độ:

Trung học sư phạm 7+3 (cũ): 17 Trung học sư phạm 9+3: 677

Trung học sư phạm 10+2 và 12+2: 2939

Cao đẳng sư phạm 12+3: 97 Đại học sư phạm Tiểu học: 132

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Trình độ khác (sơ cấp sư phạm hoặc chưa qua đào tạo) : 245


2. Chất lượng giáo viên tiểu học qua cấc hệ đào tạo‌


Giáo viên trình độ đào tạo trung cấp sư phạm (7+3) là số giáo viên tốt nghiệp cấp 2 (Miền Bắc trước đây) được đào tạo tại các trường sư phạm phía Bắc, tương đương hệ 9+3 hiện nay. số này đã lớn tuổi, có thâm niên công tác trong ngành giáo dục, phần đông công tác tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa hoặc đã chuyển sang làm công tác quản lý. Mặc dù hạn chế trong việc tiếp thu tri thức mới, khó khăn trong việc giảng dạy theo chương trình mới, nhưng có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục.

Giáo viên trình độ trung học sư phạm (9+ 3) đa số do trường trung học SƯ phạm Đồng Nai trước đây, sau này là trường trung học sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu (nay là trường CĐSP Bà Rịa-Vũng Tàu) đào tạo trước năm 1997 cho vùng sâu, vùng hải đảo. Đại đa số giáo viên hệ này hiện đang giảng dạy tại các trường thuộc các huyện, một số ít giảng dạy tại xã đảo Long Sơn (thuộc thành phố Vũng Tàu). Một số ít (đào tạo trong


những năm trước 1990 ) hiện là cán bộ quản lỷ hoặc trực tiếp giảng dạy tại các trường thuộc thành phố Vũng tàu và Thị xã Bà Rịa.

Giáo viên trình độ trung học sư phạm hệ 12+2 đa số do trường trung học sư phạm Bà Rịa-Vũng tàu đào tạo chính quy và hoàn chỉnh từ năm 1991 đến năm 2000. Đây là lực lượng chủ yếu giảng dạy tại các địa phương trong tỉnh đặc biệt là ở thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và các trường chuẩn, các trường trọng điểm. Đội ngũ này được đào tạo trong giai đoạn mà Bộ GD-ĐT quy định trình độ chuẩn của giáo viên tiểu học là 12+1 và 9+3. Thêm vào đó là các chính sách thu hút học sinh giỏi vào trường của Tỉnh BR-VT như cấp học bổng 100% cho giáo sinh sư phạm, tăng cường đầu tư cho trường sư phạm,... do vậy chất lượng đầu vào, chất lượng đào tạo cao. Giáo viên thuộc hệ đào tạo này có khả năng đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển của bậc học (tiểu học), nhất là việc đổi mới nội dung, chương trình, SGK mới ; một số đã có thành tích xuất sắc trong giảng dạy, phát huy sáng kiến kinh nghiệm, nhiều giáo viên được đề bạt làm các bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi, nhà giáo ưu tú. Đa số giáo viên có trình độ này đang độ sung sức , nhiệt tình, có sức khoẻ và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Giáo viên tiểu học hệ (12+2) + 1. Mặc dù đây không phải là hệ đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT, tuy nhiên do yêu cầu và TÌNH HÌNH thực tế của đại phương, tỉnh đã giao cho trường CĐSP đào tạo tiếp một năm cho đối tượng là giáo sinh tốt nghiệp hệ THSP (12+2) với chương trình học chủ yếu là các môn Âm nhạc, Hoa và một số môn học khác nhằm đảm bảo cho giáo sinh khi ra trường có thể dạy đủ 9 môn tại các trường tiểu học mà chủ yếu là dạy (chuyên trách) các môn Nhạc, Hoa. Đối tượng này đa số giảng dạy tại các trường thuộc thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và một số trường trọng điểm ở vùng thị trấn, thị tứ. Đây cũng là đối tượng có thể được ưu tiên đào tạo nâng chuẩn trước. Đại bộ phận đội ngũ giáo viên đã đạt trình độ chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ

GD-ĐT. Giáo viên yên tâm công tác, có nhiều cố gắng , phấn đấu trong giảng dạy, học tập, tự học, tự bồi dưỡng, phát huy sáng kiến, cải tiến phương pháp dạy học. Có 4 /8 nhà giáo ưu tú của tỉnh là giáo viên tiểu học trực tiếp giảng dạy. Tỉnh có chính sách hỗ trợ (200.00đ/tháng) cho giáo viên dạy tại các trường thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo góp phần đáng kể làm giảm bớt khó khăn cho giáo viên, tạo cho họ an tâm công tác.


3. Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên‌


3.1. Trình độ chuẩn

Điều lệ trường tiểu học quy định trình độ chuẩn giáo viên tiểu học là tốt nghiệp THSP 12+2, hoặc 9+3 đối với vùng có điều kiện kinh tế— xã hội đặc biệt khó khăn.

Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định mức chất lượng tối thiểu của các trường tiểu học (thí điểm) , trong đó yêu cầu về trình độ đào tạo của giáo viên là đạt trình độ THSP 12+2; đối với giáo viên đạt trình độ 9+3 giảng dạy ở vùng đặc biệt khó khăn phải phấn đấu để đạt trình độ 12+2. Các trường có kế hoạch để 100% giáo viên có trĩnh độ 9+3 được vào các lớp bồi dưỡng nâng trình độ 12+2 vào năm 2005. (Quyết định số 48/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2003 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).

Yêu cầu về trình độ (dự thảo) ngạch giáo viên tiểu học chính có trình độ Cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học cao cấp có trình độ Đại học sư phạm trở lên [Dự án phát triển giáo viên tiểu học- Bộ GD-ĐT].

Theo chuẩn trình độ quy định tại điều lệ trường Tiểu học, tỷ lệ đạt chuẩn của các địa phương và cả tỉnh như sau (bảng 1). số liệu ở bảng này, ngầm định công nhận hệ 9+3 ở các đơn vị huyện đã đạt chuẩn. Tuy nhiên theo quy định về phân chia khu vực hiện hành, chỉ Huyện Xuyên Mộc (100% thuộc khu vực 1), Huyện Côn đảo (100% thuộc khu vực 1- VC), xã đảo Long Sơn thuộc thành phố Vũng Tàu, số giáo viên 9+3 này được công nhận đạt chuẩn ; các huyện khác chỉ có một số xã thuộc khu vực 1-VC mới được công nhận đạt chuẩn như huyện Châu Đức (5/13 xã) , huyện Tân Thành (4/8 xã) , số còn lại là chưa chuẩn cần được đào tạo tái chuẩn hoặc vượt chuẩn (đào tạo trình độ cao đẳng, đại học), số lượng này tương đối lớn (xem bảng 2) mặc dù tỷ lệ đạt chuẩn cao hơn mức bình quân toàn quốc (78.5% vào năm học 2000-2001) [Nguồn : Ngành GD-ĐT thực hiện NQ TW2

–khoá 8 và NQ đại hội đảng khoa 9].


Bảng 1: Thống kê trình độ chuẩn và trên chuẩn giáo viên tiểu học


Theo quy định mức chất lượng tối thiểu của các trường toàn bộ số giáo 1

Theo quy định mức chất lượng tối thiểu của các trường, toàn bộ số giáo viên 9+3 ở bảng này (cả số được công nhận chuẩn ở các địa phương khó khăn nêu trên) đều phải được đào tạo lên trình độ 12+2 hoặc cao đẳng, đại học (trên chuẩn).

Tuy nhiên, số giáo viên phải căn cứ vào độ tuổi, giới tính của giáo viên để có giải pháp thích hợp trong việc đào tạo này. Bởi v1 có đến gần 200 giáo viên trên 50 tuổi (xem bảng 3) và 215 giáo viên tuổi trẻ (dưới 30 tuổi).


Bảng 3: Thống kê phân loại giáo viên tiểu học theo độ tuổi và giới tính


Đào tạo trên chuẩn giáo viên tiểu học được các địa phương trong cả nước 2

Đào tạo trên chuẩn giáo viên tiểu học được các địa phương trong cả nước hết sức quan tâm phấn đấu nâng dần tỷ trọng . Một số tỉnh thành đã được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng đã đào tạo chính quy và không chính quy giáo viên cho đơn vị m1nh; các tỉnh chưa có đủ điều kiện để tự đào tạo đã liên kết, hợp đồng đào tạo loại h1nh giáo viên này; ngoài ra các tỉnh thành còn hợp đồng đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học bằng nhiều loại h1nh khác nhau như chính quy, tại chức, chuyên tu và đào tạo từ xa. Theo số liệu của trường ĐHSP Hà nội, đến nay đã đào tạo được gần 12.000 giáo viên và đang đào tạo gần 15.000 học viên tại chức trình độ ĐHSP, trong đó có cả giáo viên từ trình độ THSP lên ĐHSP (đào tạo vượt chuẩn). [PGS.TS Vũ Quốc Chung, Phó Hiệu trưởng ĐHSP Hà nội, Thông tin Khoa học sư phạm, thuộc Viện nghiên cứu sư phạm, ĐHSP Hà nội số 10/2003]. Các tỉnh phía Bắc, giáo viên tiểu học trình độ trên chuẩn chiếm tỷ lệ khá cao.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giáo viên tiểu học được đào tạo trên chuẩn với tốc độ nhanh chóng. Năm 1998, mới chỉ có 8% giáo viên có trình độ trên chuẩn, đến năm 2003 đã có 37% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng, đại học (trên chuẩn).[Nguyễn Việt Bắc, Phó Hiệu trưởng CĐSP TP. Hồ Chí Minh, Hội thảo khoa học lần 2 tại trường CĐSP Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 12-2003].

Căn cứ vào các số liệu này, với tỷ lệ chưa tới 6% giáo viên trình độ trên chuẩn trong toàn tỉnh là quá khiêm tốn, cần tăng nhanh tỷ trọng trong những năm tới.


Tham khảo trình độ đào tạo giáo viên tiểu học ở một số nước trên thế giới hiện nay để thấy được muốn hội nhập xu thế phát triển giáo dục tiểu học nói riêng, cần phải nâng dần trình độ giáo viên tiểu học.

+ Các nước Tây âu, Bắc Mĩ: Trình độ Đại học và Cao học (từ 3 đến 6 năm)

+ Các nước Đông Âu: Đa số là Trình độ cử nhân giáo dục 3 năm.

+ Khu vực Châu Á: Đa số trình độ cao đẳng, đại học như Malaysia (cao đẳng sư phạm 2,5 năm) ; New Zealand (đại học 3 năm và 2 năm tập sự tại trường công lập) ; Thái Lan (cử nhân giáo dục 4 năm); Singapore (cử nhân 4 năm và 1-2 năm sư phạm); Hàn Quốc từ năm 1961 giáo viên tiểu học đã có trình độ CĐSP (2 năm) và ĐHSP (4 năm); Nhật Bản vào năm 1992 đã có 99% giáo viên đạt trình độ đại học và cao học (trong đó có 20% cao học), chỉ còn 1% trình độ trung học và từ năm 1994 đã quy định phân hạng giáo viên theo yêu cầu phải bổ túc từ 10 đến 18 tín chỉ về chuyên môn, từ 27 đến 41 tín chỉ nghiệp vụ sư phạm tại các trường đại học.

+ Một số nước giáo viên tiểu học có trình độ 12+3 như Australia, Síp, Ailen, Luxămbua, Ghine

Xu thế chung của nhiều nước là nâng việc đào tạo giáo viên tiểu học lên trình độ đại học.

3.2. Năng lực giảng dạy

Đại bộ phận giáo viên đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy bậc học tiểu học, nhất là các giáo viên có trình độ chuẩn và được đào tạo chính quy, thể hiện ở kết quả đánh giá xếp loại giáo viên giỏi, giáo viên dạy giỏi qua các k1 hội giảng hàng năm của Sở Giáo dục- Đào tạo, đặc biệt là ở giáo viên có độ tuổi từ 31 đến 45 tuổi.

Tuy nhiên còn nhiều bất cập về trình độ, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Các bất cập được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau ở các mặt cơ bản sau đây.

Trước hết, trong nhiều năm , ở nhiều địa phương, nhất là các huyện nông thôn, hải đảo do thiếu giáo viên chuyên về các môn năng khiếu như Nhạc, Mĩ thuật, nên không dạy đủ các môn ở tiểu học. Thậm chí, một số trường vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, thiếu phòng học, biên chế lớp học đông học sinh nên giáo viên chỉ có thể dạy được


một số môn cơ bản như Toán, Tiếng Việt, Đạo đức. Từ năm 1996, giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng để triển khai thực hiện SGK của 9 môn học (Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên-Xã hội, Lao động-Kĩ thuật, Hát-Nhạc, Mĩ thuật, Sức khoẻ và Thể dục) và từ năm 1998 chương trình tiểu học chính thức là 9 môn bắt buộc và hai môn tự chọn là Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên-Xã hội, Công nghệ, Ẩm Nhạc, Mĩ thuật, Sức khoẻ và Thể dục (tự chọn Anh văn và Tin học). Thế nhưhg nhiều giáo viên không đáp ứng dược khả năng giảng dạy ở một số môn như Toán, Công nghệ, Mĩ Thuật, Ẩm nhạc, kể cả môn Thể dục.

Qua thống kê, đến năm học 2000-2001, hết chu k1 bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học, trên 95% được tập huấn bồi dưỡng về chương trình tiểu học 9 môn, nhưng chỉ trừ các trường ở thành phố Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa dạy đủ 9 môn, một số trường dạy học 2 buổi/ngày; còn đại đa số các trường khác giáo viên vẫn không đảm trách được việc giảng dạy đủ 9 môn. Một số môn mà giáo viên không dạy được như môn Ẩm nhạc, Mĩ thuật và ở một số trường hai môn này phải có giáo viên chuyên trách giảng dạy. Toàn tĩnh mới chỉ có 28 giáo viên chuyên trách dạy Nhạc, Hoa trên 137 trường (số liệu năm 2003).

Thứ hai, từ năm học 2002-2003, thực hiện đề án đổi mới chương trình phổ thông, giáo dục tiểu học được đổi mới chương trình, nội dung, sách giáo khoa và phương pháp dạy học thì bất cập về trình độ , khả năng giảng dạy của giáo viên lại tăng lên. Một số lớn giáo viên thực sự đã không đảm trách được việc giảng dạy theo SGK mới, phương pháp dạy học mới, mặc dù gần 100% cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn, bỗi dưỡng thay sách (lớp 1, 2) với thời gian 3-4 ngày/ môn/lớp.

Qua đề tài NCKH năm 2003 tại trường CĐSP BR-VT, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giáo dục thể chất và độ tuổi của giáo viên tiểu học hiện nay có nhiều hạn chế trong việc giảng dạy đặc biệt là theo chương trình thay sách thể dục tiểu học. Thống kê khả năng giảng dạy TDTT của 410 giáo viên/82 trường tiểu học th1 có 3/6 nội dung bài tập , giáo viên thực hiện được chỉ chiếm từ 11% đến 25,6% và 100% trường tiểu học trên địa bàn không có giáo viên chuyên trách dạy thể dục. Trong khi mục tiêu của Ngành giáo dục là đến năm 2005 cả nước có bình quân một giáo viên chuyên trách thể dục trên 600 - 800


học sinh. Theo thống kê của Viện KHGD Thể chất, trong năm học 2000-2001, cả nước đã có 3221 giáo viên chuyên trách (thể dục) trong đó một số tỉnh thành có tỷ lệ cao như Bến tre (232 giáo viên/182 trường), B1nh Dương (213 giáo viên / 182 trường), Phú Yên (350 giáo viên/ 144 trường), Ninh B1nh (152 giáo viên/ 153 trường, sơn La (107 giáo viên/152 trường) và Hà Nội là 169 giáo viên/ 265 trường.

Thứ ba, về phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, chương trình, SGK mới ở bậc tiểu học, đa số giáo viên còn lúng túng trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng thiết bị , đồ dùng dạy học đồng bộ, khả năng tổ chức các hoạt động học tập.

Các bất cập này, đòi hỏi sự cần thiết phải có giải pháp tổng thể, xuất phát từ giải pháp đào tạo giáo viên của trường sư phạm bao gồm đào tạo và đào tạo lại, đào tạo nâng chuẩn, vượt chuẩn để có đội ngũ giáo viên có năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu của bậc học.

III. THỰC TRẠNG VỀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BR-VT NHẰM ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC.‌

1. Giới thiệu về trường CĐSP tỉnh BR-VT.‌


Trường Cao đẳng sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh BR- VT được thành lập tháng 10/2000 trên cơ sở nâng cấp trường Trung học sư phạm Bà Rịa- Vũng Tàu. Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và các trình độ thấp hơn ; bồi dưỡng cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ giáo dục trường trung học cơ sở, tiểu học , mầm non ; nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục . Ngoài ra nhà trường còn đào tạo cử nhân trình độ cao đẳng một số ngành phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực địa phương, liên kết với Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, các trường ĐH, Cao đẳng khác để đào tạo giáo viên các ngành học mà nhà trường chưa tự đào tạo được.

Năm học 2002-2003, nhà trường có 84 cán bộ , giáo viên, công nhân viên và 1440 sinh viên trong đó có 718 sinh viên chính quy tập trung.

Thực trạng đội ngũ:

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 09/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí