đẹp của dân tộc với sự phát triển của thời đại, của nhân loại. Đó là tinh thần cần cù lao động, sáng tạo, tình yêu quê hương đất nước gắn liền với CNXH, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc tế cao cả.
Từ những quan niệm khác nhau ở trên, có thể hiểu khái niệm đạo đức như sau: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Thông qua các giá trị đạo đức, con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội.
1.1.1.2. Khái niệm giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức cho học sinh là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong mọi cấp học. Giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm trong nhà trường nhằm hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và hình thành cho học sinh thói quen, hành vi đạo đức trong đời sống xã hội. trong giáo dục đạo đức, nhà trường giữ vai trò chủ đạo định hướng.
Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ: “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đổi với cả nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục”. [14, tr.128].
Ngày nay, giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa. Nâng cao chất lượng giáo dục phầm chất chính trị, đạo đức, pháp luật, giúp học sinh có tinh thần yêu nước, thấm nhuần lý tưởng xã hội chủ nghĩa, luôn say mê học tập, có ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực xã hội, có ý thức tổ chức kỷ luật, kính thầy, yêu bạn, có nếp sống lành mạnh, chấp hành cá qui định của pháp luật.
1.1.2. Khái niệm học sinh cá biệt
1.1.2.1. Khái niệm học sinh cá biệt
Trong ngôn ngữ thường ngày, những học sinh có biểu hiện học kém, thường xuyên bỏ học, trốn tiết, hay nghịch ngợm, đánh nhau, gây mất trật tự trong lớp, hỗn láo với thầy cô, nghiện hút cờ bạc, trộm cắp, trấn lột… thường được gọi là học sinh chậm tiến, học sinh chưa ngoan. Theo quan điểm giáo dục đúng đắn đối với loại
học sinh có khiếm khuyết về đạo đức nhân cách, nên thống nhất dùng khái niệm: Học sinh cá biệt.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội - 1
- Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội - 2
- Khái Niệm Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Cá Biệt Ở Trường Thpt
- Khái Quát Về Trường Thpt Tô Hiệu, Huyện Thường Tín, Thành Phố Hà Nội
- Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Về Công Tác Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Cá Biệt
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
1.1.2.2. Đặc điểm của học sinh cá biệt
Những HSCB thường có các hành vi không phù hợp với các nội qui, qui định của nhà trường như: vô kỷ luật, không tích cực học tập, thiếu trung thực, đánh nhau, trốn học, có khiếm khuyết về đạo đức, nhân cách trong quá trình giáo dục: Học sinh cá biệt thường có 3 biểu hiện chính
Cá biệt do vi phạm có hệ thống nội qui của trường, lớp: mất trật tự trong giờ học, ham chơi, bỏ tiết, lười học, bỏ học, đi học muộn, nghịch ngợm.
Cá biệt do vi phạm chuẩn mực đạo đức: có những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức bị thầy cô, các bạn, dư luận lên án như vô lễ với thầy cô, bố mẹ, nói dối, thô tục, ăn mặc phản cảm.
Cá biệt do vi phạm pháp luật như đánh bạc, trộm cắp.
1.1.2.3. Những biểu hiện của học sinh cá biệt
Học sinh cá biệt có hai nhóm chính: Học sinh cá biệt về học tập và học sinh cá biệt về đạo đức, lối sống.
Nhóm học sinh cá biệt về học tập: Có ba loại:
Một là những em có trí tuệ và khả năng nhân thức bình thường nhưng rất lười biếng trong học tập, hay quay cóp bài của bạn dẫn đến kết quả học tập bị sa sút, yếu kém, từ đó dẫn đến chán học.
Hai là những em thiểu năng về trí tuệ: Chậm hiểu bài khi cùng học với các bạn cùng lớp.
Ba là những em thuộc diện khuyết tật (thị giác; thính giác, vị giác hoặc tay chân...) dẫn đến gặp khó khăn khi tiếp thu kiến thức trong học tập so với các bạn bình thường khác.
Học sinh cá biệt về đạo đức, lối sống: Thường có biểu hiện như:
Thường trốn học, lừa dối bố mẹ, thầy cô đi chơi điện tử, giả mạo chữ ký bố mẹ trong các đơn xin nghỉ học.
Dọa nạt bạn bè, ít tham gia các hoạt động của tập thể lớp, trường;
Hay đua đòi, tiêu tiền hoang phí, sử dụng tiền đóng học bố mẹ cho để đi ăn
quà, chơi điện tử, cá độ bóng đá..., thích ăn chơi hơn học tập; thường nghĩ ra các trò tinh nghịch trêu chọc bàn bè, vô lễ với thầy cô, khiêu khích thầy cô, bạn bè nhằm thỏa mãn những nhu cầu tinh nghịch.
Có cách nói năng, ăn mặc, đi đứng, hành động không bình thường để gây sự chú ý. Có biểu hiện phân tán tư tưởng trong học tập, yêu đương sớm, dễ bỏ học, trốn học để đi chơi cùng bạn xấu.
Có thể nói, những tác hại do các em học sinh cá biệt, những học sinh bỏ học gây ra là không nhỏ và thậm chí là khá nghiêm trọng. Nó làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung, phong trào thi đua của nhà trường, trật tự trị an xã hội, hạnh phúc gia đình và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, cuộc sống của các em sau này.
Vấn đề là phải có định hướng những giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển của xã hội để có hình thức, phương pháp giáo dục đa dạng, biện chứng và thích ứng trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.
1.1.3. Mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín
1.1.3.1. Mục tiêu của giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt
Mục tiêu giáo dục đạo đức trong trường phổ thông là cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về đạo đức nhân văn, văn hóa xã hội, tri thức về cuộc sống, giao tiếp ứng xử, học tập, lao động, hoạt động xã hội. Thông qua các nội dung giáo dục giúp học sinh phát triển nhân cách toàn diện. Cụ thể, mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt bao gồm:
Về kiến thức: Giúp các em nhận thức đầy đủ và đúng đắn về hệ thống chuẩn mực đạo đức phù hợp với xã hội. Nhìn nhận lại bản thân, nhận thức được những sai trái trong hành vi của mình.
Về thái độ tình cảm: Giúp học sinh có thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân; tinh thần trách nhiệm cao; biết yêu thương, tôn trọng con người; đấu tranh với cái ác và bảo vệ lẽ phải. Luôn luôn tự hoàn thiện nhân cách bản thân; tôn
trọng những giá trị đạo đức truyền thống và giá trị nhân cách phù hợp với thời đại, tôn trọng những qui định của trường lớp.
Về kỹ năng: Hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; hình thành kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và các tình huống trong thực tế.
1.1.3.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT nói chung và học sinh cá biệt nói riêng, bao gồm nhiều vấn đề xoay quanh "chân-thiện-mỹ" và truyền thống văn hóa dân tộc, địa phuơng. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt dựa vào các nhóm chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trong quá trình xác định các nội dung giáo dục cần căn cứ vào từng nhóm đối tượng (học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức lối sống) để có những nội dung phù hợp.
Đối với nhóm học sinh cá biệt về học tập cần giáo dục cho các em có thái độ học tập tích cực (Chịu trách nhiệm về việc học tập của bản thân, mong muốn được học, sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập...), động cơ học tập đúng đắn (học vì khát khao chiếm lĩnh tri thức khoa học, học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân, học để chuẩn bị cho một nghề nghiệp trong tương lai, học để cống hiến cho xã hội và đất nước...) và các kỹ năng học tập hiệu quả (Kỹ năng học tập trên lớp, kỹ năng tự học ở nhà, kỹ năng ghi nhớ tốt, kỹ năng đọc sách hiệu quả, kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra...)
Đối với nhóm học sinh cá biệt về đạo đức, lối sống cần tập trung giáo dục cho các em nhận thức về nghĩa vụ công dân, lòng nhân ái, yêu gia đình, quê hương đất nước, trung thực, tinh thần trách nhiệm, văn hóa ứng xử giữa con người với con người... Bên cạnh đó cần giáo dục cho các em về những kỹ năng sống như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan tâm, chăm sóc đến người yếu thế, kỹ năng ứng xử với bạo lực học đường...
Những nội dung giáo dục đạo đức cần bám sát vào nhiệm vụ năm học, nội dung chương trình các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể, các nội
qui, qui định của nhà trường...
1.1.3.3. Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt
Cũng như tất cả các loại hình giáo dục khác, giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt đòi hỏi một hệ thống các hình thức giáo dục thống nhất và đa dạng. Điều đó được quy định trước hết tính đa dạng về mặt tuổi tác, điều kiện sinh sống, học vấn và những đặc điểm xu hướng, tính cách của học sinh cá biệt.
Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh THPT rất phong phú và đa dạng, giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt không những từ các giờ giảng trên lớp mà còn đưa các nội dung, chủ đề giáo dục đạo đức vào mọi hoạt động của cá nhân và tập thể học sinh cá biệt tại trường lóp, ngoài xã hội qua các hoạt động ngoài giờ lên lóp như: sinh hoạt dã ngoại, lao động công ích, thể thao, văn nghệ, tham quan,...
Hiện nay có nhiều hình thức giáo dục học sinh cá biệt, tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội thường dùng 3 hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt sau:
- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học
- Giảo dục đạo đức cho học sinh thông qua các phong trào thi đua, hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng ngoài xã hội.
1.1.3.4. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt
Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh là cách thức tác động của các nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục để hĩnh thành cho đối tượng giáo dục những chuẩn mực đạo đức cần thiết phù họp với đạo đức xã hội hiện đại.
Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT rất phong phú, đa dạng, kết họp giữa các phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện đại, được thể hiện ở các phương pháp sau:
Phương pháp đàm thoại: là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa Ban Giám hiệu, giáo viên và học sinh về các vấn đề đạo đức. Trong quá trình giao tiếp, nhà giáo dục tìm
hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn tới những hành vi lệch chuẩn của học sinh để có thể chia sẻ, đưa ra lời khuyên uốn nắn, định hướng cho các em có thể hiểu và sửa sai.
Phương pháp nêu gương: Dùng những tấm gương của cá nhân, tập thể tiên tiến để giáo dục, kích thích học sinh cá biệt học tập và làm theo tấm gương mẫu mực đó. Phương pháp nêu gương có vai trò quan trọng đối với việc phát triển nhận thức về các giá trị đạo đức, hình thành tình cảm đạo đức cho học sinh.
Phương pháp đóng vai: Người giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh nhập vai vào nhân vật trong những tình huống đạo đức trong thực tiễn học tập tại trường, các tình huống sinh hoạt tại gia đình và tham gia các hoạt động ngoài xã hội... để học sinh bộc lộ nhận thức, thái độ, rèn luyện các kỹ năng, hành vi giao tiếp ứng xử đúng đắn.
Phương pháp rèn luyện
Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế
Phương pháp thúc đẩy
Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “ cưỡng bách đạo đức bên ngoài ” để điều chỉnh, khuyến khích những “ động cơ kích thích bên trong” của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh.
Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường.
Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vưon lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi theo.
Xử phạt: Là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này. Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm,
cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT
1.2.1. Lý luận về quản lý
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Lịch sử phát triển của loài người từ khi có sự phân công lao động đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù, đó là tổ chức, điều khiển các hoạt động lao động theo những yêu cầu nhất định đó là hoạt động quản lý.
Ngày nay, thuật ngữ “Quản lý” trở nên phổ biến, mọi hoạt động của tổ chức, xã hội đều cần tới quản lý. Quản lý là một hoạt động diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Quản lý trở thành một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề trong xã hội hiện đại - nghề quản lý. Chính vì vậy mà lý luận về quản lý ngày càng phong phú và phát triển.
Theo F.Taylor: “Quản lý là biết rõ ràng, chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiếu được rằng họ đã hoàn thành tốt công việc như thế nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất”[13, tr 11].
Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [13, tr 111].
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch và hệ thống của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý dựa trên những thông tin về tình trạng của đối tượng hình thành một môi trường phát huy một cách hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của cá nhân và tổ chức để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Sự tác động này được mô hình hóa như sau:
Khái niệm quản lý phản ánh một dạng lao động trí tuệ của con người có chức năng đảm bảo và khuyến khích những nỗ lực của những người khác để thực hiện thành công nhất định. Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức.
Quan niệm hiện đại về quản lý thừa nhận đó là toàn bộ các hoạt động huy động, tổ chức, thực thi các nguồn lực vật chất và tinh thần, sử dụng chúng nhằm tác động và gây ảnh hưởng tích cực đến những người khác đẻ đạt được mục tiêu của tổ chức hay cộng đồng.
Trong luận văn này tác giả sử dụng khái niệm: Quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên khách thể và các đối tượng quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
1.2.1.2. Bản chất của quản lý
Hoạt động của quản lý về bản chất là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách thực hiện các chức năng quản lý – Là các hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên các đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu đã xác định.
1.2.1.3. Chức năng của quản lý
Chức năng của quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý. Những chức năng cơ bản của quản lý gồm 4 chức năng cơ bản: Dự báo và lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá.
Lập kế hoạch: là công việc hoạch định, gồm xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và xác định con đường, biện pháp, cách thức và các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó.
Tồ chức: Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và nguồn lực cho các bộ phận, các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả. ứng với những mục tiêu khác nhau đòi hỏi cấu trúc tổ chức của đơn vị cũng khác nhau. Người quản lý cần lựa chọn cấu trúc tổ chức cho phù hợp với những mục tiêu và nguồn lực hiện có. Chức năng của tổ chức bao gồm trong nó việc lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và việc kiểm tra, nó