nội bộ và giữ gìn cương lĩnh của đảng. Vì vậy việc kiểm tra, công tác quản lý hoạt động GDCC-TT cho học sinh THPT sẽ đánh giá tình hình thực tế về việc thực hiện các Chỉ thị, nghị quyết đối với mục tiêu cấp ủy các cấp đề ra; không chỉ đánh giá được thực trạng để đưa ra kết luận về kết quả đạt được mà còn kịp thời chấn chỉnh, định hướng, chỉ đạo để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động này trong thời gian tiếp theo.
Thông qua kiểm tra đánh giá, Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành hủy thành phố Bắc Kạn mới nhận biết được những thông tin cần thiết về tình hình thực tế của việc thực hiện hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT là nâng cao chất lượng và hiệu suất hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh..
b. Nội dung biện pháp
- Các cấp ủy, tổ chức đảng theo dõi, nhận xét đánh giá hoạt động quản lý của tổ chức đảng và đẩng viên trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của đảng các cấp đối với công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh thiếu nhi nói chung, đối với HS THPT nói riêng.
- Hàng năm cấp ủy các cấp xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác GDCC- TT kết hợp với kiểm tra việc đăng ký hoạc tập và làn theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Việc đánh giá cần khách quan, linh hoạt trong c kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường ở nhiều mặt hoạt động giáo dục khác nhau cũng như thể hiện của học sinh ở mỗi hoạt động ấy cũng khác nhau như: đánh giá thông qua kết quả các môn học có tích hợp nội dung GD CC-TT cho học sinh THPT, hoạt động ngoại khóa, các hoạt động truyền thống của Đoàn, Hội; các hội thi tìm hiểu, các diễn đàn đối thoại.... Qua chương trình “Rèn luyện đoàn viên”.
- Phân tích kết quả kiểm tra, so sánh với kết quả cùng kỳ trước đây để kịp thời điều chỉnh công tác chỉ đạo của cấp ủy các cấp trong việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDCC-TT cho HS THPT.
c. Cách thức tiến hành biện pháp
- Quy định về việc báo cáo công tác quản lý hoạt động GDCC-TT cho HS THPT theo quý, năm.
- Tiến hành kiểm tra theo Kế hoạch của cấp ủy các cấp về công tác GDCC- TT cho học sinh cácc trường THPT trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Mức Độ Thực Hiện Và Kết Quả Thực Hiện Con Đường Giáo Dục Chính Trị Tư Tưởng Cho Học Sinh Thpt Thành Phố Bắc Kạn
- Thực Trạng Kiểm Tra Hoạt Động Giáo Dục Chính Trị Tư Tưởng Cho Học Sinh Thpt Thành Phố Bắc Kạn
- Đảm Bảo Sự Lãnh Đạo Của Đảng Trong Quản Lý Giáo Dục Chính Trị- Tư Tưởng Cho Học Sinh Thpt
- Khảo Nghiệm Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn - 15
- Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn - 16
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
- Chỉ đạo Ban tuyên giáo phối hợp với các ngành, đoàn thể hướng dẫn và phối hợp các hội thi với những nội dung phù hợp với mục tiêu GDCC-TT cho học sinh THPT qua đó đánh giá được nhận thức, tư tưởng chính trị và đạo đức của HS THPT.
- Qua kiểm tra thực tiễn đánh giá kết quả thực hiện đổi mới công tác quản lý hoạt động GDCC-TT của các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.
- Trên cơ sở kết quả kiểm tra sẽ tham mưu cho cấp ủy các cấp các nội dung chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tiễn đổi mới quản lý hoạt động GDCC-TT cho HS THPT.
d. Điều kiện thực hiện
- Kiểm tra và giám sát của đảng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giám sát là cơ sở cho kiểm tra và nó đều là hoạt động nội bộ của của đảng do cấp ủy tổ chức đảng thực hiện. Vì vậy khi kiểm tra cần bám sát các nội dung các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác GCC-TT cho học sing THPT, giám sát toàn bộ nội dung quản lý hoạt động GDCC-TT cho HS của các trường THPT trong đoa có cả sự chỉ đạo của cấp ủy nhà trường.
- Việc kiểm tra thực hiện theo kế hoạch cụ thể trong đó bao hàm mục tiêu, nội dung, và tổ chức thực hiện được cấp ủy các cấp ký, ban hành.
- Việc kiểm tra cần có sự phối kết hợp của các ban giúp việc cho cấp ủy cấp trên với cấp ủy cơ sở và CBQL, GV, HS và các tổ chức hội, đoàn thể trong và ngaoì nhà trường.
- Cần có sự điều chỉnh về nội dung, phương thức kiểm tra cho linh hoạt,
phù hợp với yêu cầu và điều kiện thự tế để nâng cao chất lượng kiểm tra từ đó nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDCC-TT cho HS THPT trên địa bàn.
3.2.2. Biện pháp quản lý của Ban giám hiệu trường THPT đối với các hoạt động giáo dục chính trị - tư tưởng cho học sinh
Để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GDCC-TT cho học sinh THPT, BGH các trường cần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDCC- TT cho học sinh bởi đây chính là những nội dung chỉ đạo tác động trực tiếp đến việc thực hiện GDCC-TT cho HS ở mỗi trường; từ mục tiêu, yêu cầu trong kế hoạch GDCC-TT cho HS của nhà trường các nhà quản lý sẽ chú trọng đến việc chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, chuyên môn và các tổ chức trong nhà trường; quan tâm đến công tác phối hợp và đổi mới công tác quản lý để nâng cao chất lượng hoạt động GDCC-TT cho HS trong trường. Trong giải pháp này gồm nhóm các biện pháp sau đây.
3.2.2.1. Kiện toàn và hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác GDCT- TT của nhà trường.
a. Mục tiêu biện pháp
Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực chuyên môn cho đội ngũ những người làm CT- TT trong nhà trường mà trực tiếp là các đảng viên, giáo viên, cán bộ Đoàn, Hội học sinh. Xây dựng đội ngũ giảng viên thực sự là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách cho HS noi theo.
b. Nội dung biện pháp
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác GDCT-TT cho HS có bản lĩnh chính trị vững vàng, bảo đảm số lượng và chất lượng, hoạt động hiệu quả; tăng cường các điều kiện, phương tiện hoạt động theo hướng hiện đại để mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả công tác GDCT-TT cho HS.
c. Cách thức tiến hành biện pháp
- Đảng ủy, Ban Giám hiệu phải là người lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp đối với hoạt động của các đơn vị: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng CTCT &QLHS, các khoa và bộ môn trực thuộc, Đoàn Thanh niên, Hội học sinh.
- Có kế hoạch đào tạo cơ bản và đào tạo lại số cán bộ chưa đạt chuẩn; tăng
cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng tại chức, thực hiện vừa học, vừa làm để vừa trang bị thêm kiến thức, vừa tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý, GDCT-TT cho HS.
- Đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác GDCT- TT cho HA phải thực sự nêu cao tinh thần, trách nhiệm, không ngừng tự học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chức trách được phân công.
- Sau đào tạo, việc bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ phải hợp lý, khoa học, tạo sự ổn định tương đối.
d. Điều kiện thực hiện
- Quan tâm, tạo điều kiện, có chính sách phù hợp cho những cán bộ làm công tác GDCT-TT.
- Bố trí cán bộ làm công tác GDCT-TT phù hợp trên nguyên tắc “tùy việc mà chọn người”.
- Hiệu trưởng các trường THPT cần có một quy trình quản lý khoa học, nhận thức và nắm vững được các nội dung cơ bản của quy trình quản lý hoạt động GDCT-TT cho HS.
- Nhà trường dành kinh phí phù hợp cho hoạt động GDCT-TT cho HS.
3.2.2.2. Chủ động phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể địa phương và gia đình trong công tác quản lý HS trên địa bàn dân cư.
a. Mục tiêu biện pháp
Phát huy vai trò và hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng (cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể địa phương và gia đình) trong công tác quản lý HS nhằm nắm chắc tình hình, tâm tư, nguyện vọng của HS để từ đó thống nhất trong công tác GDCT-TT và góp phần xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh.
b. Nội dung biện pháp
Công tác GDCT-TT cho HS là một quá trình lâu dài, phức tạp, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, có liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp và chịu sự tác động của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường chứ không phải
theo tính thời vụ và phong trào. Vì vậy, rất cần sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn của cấp uỷ đối với chính quyền, Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên, sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể và giáo viên... trong tổ chức các hoạt động cho HS, thông qua đó tiến hành công tác GDCT-TT cho HS theo mục tiêu chung đã đề ra.
c. Cách thức tiến hành biện pháp
- Phối hợp giữa các lực lượng để nắm chắc tình hình tâm tư, nguyện vọng, chiều hướng tư tưởng, kịp thời tuyên truyền, định hướng dư luận, định hướng chính trị cho HS thông qua các hoạt động hay qua việc đưa những thông tin có nội dung lành mạnh trong nhà trường (phong trào rèn luyện nhân cách, phong trào nói lời hay làm việc tốt, phong trào HS sống và làm việc theo pháp luật…) để khắc phục chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, hoài nghi, thiếu lý tưởng vào Đảng và con đường cách mạng của nước ta trong HS.
- Phối hợp tổ chức các hoạt động mang tính chất xã hội như: Phòng chống ma túy và tội phạm, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, phòng chống HIV- AIDS, ngăn ngừa, xử lý kịp thời không để các tệ nạn xâm nhập vào học đường...
- Phối hợp tổ chức các cuộc thi như: “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến”; “Tự hòa - Tôi là người đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh”; “Cổng trường ATGT - xanh - sạch - đẹp” .. do Trung ương Đoàn phát động.
- Tập huấn thường xuyên chủ đề "đạo đức công dân" trong HS hoặc có thể lồng ghép vào một số môn học liên quan đến lĩnh vực này, tạo điều kiện và giúp đỡ HS nhận thức đúng đắn về đạo đức lối sống, sống có hoài bão và lý tưởng.
- Vận động các tổ chức, doanh nghiệp tham gia tài trợ xây dựng hệ thống truyền thông trực quan tại các trường: Tích cực in ấn các pa nô, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền, cổ động trực quan về rèn luyện đạo đức, lối sống, lòng yêu nước, lý tưởng, hoài bão cống hiến cho thanh niên, HS.
d. Điều kiện thực hiện
- Cần có sự thống nhất trong nhận thức và sự phối hợp chặt chẽ giữa các
lực lượng trong và ngoài trường tham gia GDCT- TT cho HS; có sự trao đổi thông tin thường xuyên giữa các lực lượng tham gia GDCT-TT.
- Huy động xã hội hóa các lực lượng tham gia hoạt động GDCT-TT cho
HS.
- Cần có quy chế phối hợp rõ ràng và có sơ, tổng kết việc thực hiện quy chế
phối hợp để các lực lượng tham gia GDCT-TT cùng kịp thời rút kinh nghiệm.
3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDCT-TT cho HS
a. Mục tiêu biện pháp
Động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân có tư cách, phẩm chất, tinh thần tu dưỡng, rèn luyện; giúp HS thấy được các khuyết điểm, tồn tại để từ đó có biện pháp học tập và rèn luyện, tu dưỡng tốt hơn.
Giúp CBQL các cấp cũng như các lực lượng tham gia GDCT-TT cho HS thấy được những hạn chế để kịp thời rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân, biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác GDCT-TT cho HS .
b. Nội dung biện pháp
- Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
- Đánh giá nhận thức và thái độ của HS trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; nội quy, quy chế của trường.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện, kết quả tham gia các phong trào hoạt động của trường, của lớp.
c. Cách thức tiến hành biện pháp
- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt rõ mục tiêu đánh gía xếp loại GDCT- TT cho toàn thể CBQL, giáo viên và HS. Nhà trường căn cứ vào các Thông tư hướng dẫn của ngành dọc và đặc biệt các nội quy, quy định của trường để xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể làm cơ sở cho HS phấn đấu, rèn luyện. Nhà trường cần phối hợp nhiều yếu tố để đánh giá hoạt động GDCT-TT cho HS.
-Tổ chức tổng kết (hàng năm) để biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những HS điển hình, xuất sắc trong việc tu dưỡng, rèn luyện và kiểm diểm, phê bình, uốn nắn đối với những HS có biểu hiện chưa tốt, lệch lạc trong rèn luyện, học tập.
d. Điều kiện thực hiện
- Quy định rõ các tiêu chí, tiêu chuẩn khi kiểm tra, đánh giá.
- Đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình kiểm tra, đánh giá.
- Tiến hành kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định.
- Nhà trường dành kinh phí phù hợp cho hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động GDCT-TT cho HS.
3.2.2.4. Từng bước đổi phương pháp dạy học các môn học tích hợp nội dung GDCC-TT cho học sinh trong các trường THPT
a. Mục tiêu biện pháp:
Tạo cho HS niềm hứng thú, say mê khi học các môn học có tích hợp nội dung GDCC-TT cho HS như môn: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử... và tích cực tham gia các hoạt động do các cấp, các ngành phát động, tổ chức.
b. Nội dung biện pháp:
Tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy, cung cấp thêm những kiến thức thực tiễn cần thiết bám sát thực tiễn xã hội hiện nay; Đồng thời, tăng cường hoạt động thông tin và giáo dục các nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho HS.
c. Cách thức tiến hành
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng biến quá trình dạy học thành quá trình hoạt động và tự học, lấy HS làm trung tâm nhằm trang bị cho sinh viên một phương pháp hệ thống tri thức tốt, phương pháp cập nhật thông tin nhanh và có hiệu quả nhất; kích thích được tính sáng tạo, khả năng độc lập trong quá trình học tập và ứng dụng tri thức đã học vào thực tiễn của mỗi HS; bước đầu giúp HS làm quen và tiến tới sử dụng thành thạo những phương tiện hiện đại phục vụ cho quá trình học tập.
Đối với việc giảng dạy các môn tích hợp nội dung GDCC-TT giáo viên nên áp dụng theo trình tự: giáo viên cung cấp những tri thức cơ bản - HS tiếp nhận trên cơ sở những tri thức cơ bản đó, giảng viên nêu vấn đề bức xúc, nổi cộm trong thực tiễn - HS cùng giáo viên trao đổi, cùng tìm câu trả lời cho vấn đề trong thực tiễn. Như vậy, với phương pháp này, trong mỗi giờ học, giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, người định hướng, người thiết kế còn học sinh tự suy nghĩ, tìm tòi. Đây là con đường ngắn nhất để tri thức trang bị trong nhà trường được ứng dụng vào thực tiễn qua quá trình làm việc của mỗi HS và cũng là con đường ngắn nhất để HS thẩm thấu những tri thức được học.
- Tổ chức hiệu quả “Tuần sinh hoạt công dân”, tổ chức thi đua theo chủ đề, chủ điểm mỗi đợt như: “Thanh niên với ATGT”, “Thanh niên làm theo lời Bác”, “Công dân gương mẫu”, “Thanh niên với môi trường”,...
- Tổ chức cho HS tham gia các cuộc thi, hội thảo, đi thực tế “Hành trình về nguồn”; sinh hoạt chuyên đề “Thanh niên với Đảng - đảng với thanh niên”
.v.v.
d. Điều kiện thực hiện
- Quan tâm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; trình độ chuyên môn; năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên về lý luận chính trị.
- Chương trình giáo dục lý luận chính trị cần phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục, phù hợp vói đối tượng giáo dục, bảo đảm tính khoa học trong kết cấu chương trình; tránh sai sót, hạn chế trong giáo án giảng dạy.
- Quan tâm tạo điều kiện tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS.
- Quan tâm cấp kinh phí phù hợp cho các hoạt động GDCC-TT cho HS thông qua các phương pháp nêu trên
- Phối hợp với các cấp, các ngành để tăng thêm nguồn lực ttổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động trên cho HS các trường THPT đảm bảo các mục tiêu yêu cầu đề ra.
3.3. Mối quan hệ giữa các các biện pháp